Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Đánh giá khả năng sinh sản của gà bố mẹ giống lohmann nuôi tại công ty japfa com...

Tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản của gà bố mẹ giống lohmann nuôi tại công ty japfa comfeed việt nam

.PDF
67
1
91

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ ---------- NGUYỄN THANH TÂM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ BỐ MẸ GIỐNG LOHMANN NUÔI TẠI CÔNG TY JAPFA COMFEED VIỆT NAM PHÚ THỌ - 2012 MỤC LỤC PHẦN 1 ......................................................................................................... 4 MỞ ĐẦU....................................................................................................... 4 1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 4 1.2. Mục đích của đề tài................................................................................ 5 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................. 5 1.3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................. 5 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 5 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 6 2.1. Sinh lý sinh sản gia cầm ........................................................................ 6 2.1.1. Cơ quan sinh dục cái........................................................................... 6 2.1.2. Cơ quan sinh dục đực........................................................................ 10 2.2. Một số đặc điểm về khả năng sinh sản của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng .................................................................................................. 12 2.2.1. Tuổi thành thục về tính ..................................................................... 12 2.2.2. Khả năng thụ tinh và tỷ lệ ấp nở ....................................................... 12 2.2.2.1 Khả năng thụ tinh ............................................................................. 12 2.2.2.2 Tỷ lệ ấp nở........................................................................................ 13 2.2.3. Khả năng sản xuất trứng và các yếu tố ảnh hưởng .......................... 13 2.2.3.1 Khả năng sản xuất trứng .................................................................. 13 2.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng....................................................................... 15 2.3. Cơ sở sinh học của ấp trứng................................................................ 16 1 2.3.1. Sự phát triển của phôi trong thời gian ấp ......................................... 16 2.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố trong máy ấp tới sự phát triển của phôi . 18 (Nguồn: Parent Stock Performance Objectives (2007)[26])............................... 25 2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước........................................ 25 2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................... 25 2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................... 27 PHẦN 3 ....................................................................................................... 29 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 29 3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 29 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 29 3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................... 29 3.3.1. Nội dung nghiên cứu......................................................................... 29 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 29 3.3.2.1 Bố trí thí nghiệm............................................................................... 29 Thí nghiệm tiến hành trên đàn gà bố mẹ Lohmann meat, từ tuần tuổi 25 đến 40, được lặp lại 3 lần, kết quả thí nghiệm là trung bình của 3 lần nuôi nhắc lại. ..................................................................................................................... 29 3.3.2.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu.................................................... 34 3.3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 36 PHẦN 4 ....................................................................................................... 37 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 37 4.1. Khối lượng cơ thể của đàn gà bố mẹ Lohmann meat thí nghiệm ..... 37 2 4.2. Tuổi thành thục sinh dục của đàn gà bố mẹ Lohmann meat thí nghiệm ..................................................................................................................... 38 4.3. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tỷ lệ trứng giống qua các tuần tuổi của đàn gà bố mẹ Lohmann meat thí nghiệm.................................................. 40 4.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai đoạn sinh sản của đàn gà bố mẹ Lohmann meat thí nghiệm......................................................................... 44 4.5. Khối lượng trứng qua các tuần tuổi của gà bố mẹ Lohmann meat thí nghiệm ..................................................................................................................... 46 4.6. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gà bố mẹ Lohmann meat thí nghiệm ..................................................................................................................... 48 PHẦN V ...................................................................................................... 56 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 56 5.1. Kết luận................................................................................................ 56 5.2. Đề nghị ................................................................................................. 57 3 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay đã và đang phát triển mạnh, ngày càng có vị trí quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người. Ngành chăn nuôi gia cầm đứng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta, chăn nuôi gà chiếm 72-73% trong tổng đàn gia cầm hàng năm. Trong tổng sản lượng tiêu thụ thịt hàng năm, thịt gà được sử dụng tới 20% -30%, ở các nước phát triển là 30% hoặc cao hơn. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập, tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ mới và chuyển dịch cơ cấu theo hướng mở rộng quy mô, gia tăng số lượng đàn gia cầm, chăn nuôi gà đang có tốc độ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đàn gia cầm nước ta đến năm 2000 là 196 triệu con, trong đó có 147 triệu gà, trên 70% là gà vườn giống nội và một số giống ngoại nhập nội, gà công nghiệp khoảng 25-30% tổng đàn (Lê Hồng Mận, 2002)[12]. Tổng đàn gia cầm nước ta năm 2008 là 253,51 triệu con, sản lượng trứng là 4,94 tỷ quả. Tính đến ngày 01 tháng 04 năm 2010, tổng đàn gia cầm nước ta là 277,437 triệu con, tăng 8,11% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó gà là 200,832 triệu con, tăng 8,4%; số lượng thịt gia cầm hơi giết bán là 330738,2 tấn, tăng 16,95%. Tuy nhiên, trên tổng đàn gia cầm vẫn chủ yếu là những giống địa phương nuôi trong nông hộ. Những giống địa phương tuy có chất lượng thịt thơm ngon đáp ứng đựợc thị hiếu của người tiêu dùng nhưng năng suất không cao; hiệu quả kinh tế chưa cao. Ngược lại, đa số những giống gia cầm nuôi theo phương thức công nghiệp đạt năng suất cao nhưng chất lượng thịt không đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong cả nước. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là việc lựa chọn giống nào phù hợp với điều kiện Việt Nam, cho ra 4 sản phẩm là con giống thương phẩm có chất lượng tốt, thành tích sản suất cao. Đi theo hướng này, trong những năm gần đây, nước ta đã đưa nhiều giống gà chuyên thịt mới vào nuôi như USA-300MPK, AA, Cobb, BE, Rohode Island, Lohmann meat… với mục đích nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo sản phẩm hàng hóa với chất lượng tốt, giá thành hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng của người tiêu dùng. Đặc biệt trong số những giống trên có giống gà Lohmann meat nguồn gốc từ Đức được nhập nội năm 1995 đang được nuôi với quy mô lớn tại Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam. Nhằm đánh giá khả năng sinh sản và sớm khẳng định kết quả chăn nuôi đáp ứng nhu cầu con giống của giống gà này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh sản của gà bố mẹ giống Lohmann nuôi tại công ty Japfa Comfeed Việt Nam”. 1.2. Mục đích của đề tài Xác định được khả năng sinh sản của đàn gà bố mẹ giống Lohmann meat trong điều kiện chăn nuôi của công ty Japfa Comfeed Việt Nam. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện thêm quy trình chăm sóc và sản xuất gà giống, là cơ sở khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Giúp cho người chăn nuôi có sự lựa chọn giống gà nuôi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Sinh lý sinh sản gia cầm Sinh sản là một quá trình phức tạp ở các loài động vật, nó phụ thuộc vào chức năng chính xác của các quá trình sinh hóa học với sự tham gia của nhiều cơ quan trong cơ thể. Hiệu quả sinh sản là một chỉ tiêu quan trọng nhất trong chăn nuôi động vật. Lợi nhuận thu được trong chăn nuôi chính là số lượng các cá thể con trên một mẹ giống. Sự phát triển hay hủy diệt của loài phụ thuộc vào khả năng tự bảo tồn và tăng số lượng của bản thân loài đó. Thành công lớn nhất trong việc tự bảo tồn và phát triển nòi giống của gia cầm là khả năng đẻ trứng và ấp trứng của chúng. 2.1.1. Cơ quan sinh dục cái  Buồng trứng Buồng trứng là nơi hình thành lòng đỏ. Trong thời kì đầu ấp trứng, cả 2 buồng trứng phải và trái cùng hình thành và phát triển. Từ ngày ấp thứ 5 – 7, buồng trứng trái đã phát triển lớn hơn buồng trứng phải. Ở gia cầm trưởng thành chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng trái phát triển và hoạt động chức năng, còn buồng trứng phải và ống dẫn trứng phải không phát triển. Gia cầm khi chưa đẻ, buồng trứng có hình bầu dục bốn góc. Buồng trứng nằm ở thắt lưng của xoang bụng, phía trước thận trái. Buồng trứng của gà có khoảng 586 – 3605 tế bào trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Khối lượng buồng trứng thay đổi theo trạng thái chức năng (tuổi): gà con 1 ngày tuổi là 0,03g ; 3 tháng tuổi 0,31g ; 5 tháng tuổi 6,55g ; sau khi đẻ quả trứng đầu tiên 38g.  Ống dẫn trứng: ống dẫn trứng gà đẻ dài 10-20cm, đường kính 0,30,8mm. Trong khi đẻ trứng với cường độ cao có thể dài 40-60cm, đường kính 1,0cm.Theo đặc điểm hình thái và chức năng sinh lí, ống dẫn trứng chia thành 6 5 phần: loa kèn, phần tiết lòng trắng, phần eo, tử cung, âm đạo. Loa kèn là phần đầu tiên của ống dẫn trứng, có hình ô van với đường kính 8 – 9cm nằm ở trong xoang bụng, gần buồng trứng. Thành của loa kèn tương đối dày và hình thành miệng loa như môi. Miệng loa được nối với thành bụng bởi các dây chằng cơ, nhờ đó mà loa kèn có thể chuyển động về phía trước hoặc sau để hứng trứng. Sau đoạn phình to của loa kèn đến đoạn co hẹp hơn dài 2 – 4cm gọi là cổ loa kèn. Phần tiết lòng trắng có thành khá dày và dài khoảng 30 – 35cm, có khoảng 15 – 25 nếp gấp dọc, cao 4,5mm, dày 2,5mm. Ở phần này có rất nhiều tuyến để tiết ra lòng trắng. Ở phần cuối hơi hẹp lại, phân cách với phần eo và không có tuyến. Phần eo có đường kính nhỏ và dài 8cm, không có tuyến, có các cơ vòng dày. Giữa phần eo và tử cung không có ranh giới rõ ràng. Tử cung có hình bao túi, dài 8 – 9cm. Thành tử cung có nhiều cơ bao dọc và cơ vòng dày. Màng nhầy tử cung tạo thành các nếp gấp, vì thế khi trứng đến tử cung có thể rộng ra. Giữa tử cung và âm đạo có một vòng cơ thắt. Âm đạo hơi co hẹp lại, cơ vòng của nó rất phát triển. Phía trong âm đạo có các nếp gấp như những gờ thấp, nhỏ bởi màng nhầy. Phần âm đạo tham gia hoàn chỉnh hình thành trứng và thông vào lỗ huyệt.  Sự hình thành trứng trong ống dẫn trứng Tế bào trứng tách khỏi buồng trứng có dạng hình cầu màu vàng, chuyển vào túi lòng đỏ hoặc trực tiếp vào loa kèn. Nhờ sự co bóp của cơ bụng hoặc cơ thắt lưng, loa kèn bao lấy tế bào trứng (lòng đỏ). Lòng đỏ dừng lại ở loa kèn khoảng 20 phút. Khi lòng đỏ đi dần xuống phần dưới của loa kèn thì trên bề mặt có gắn dây chằng lòng đỏ nhưng chưa hoàn chỉnh. Dây chằng lòng đỏ được hoàn chỉnh dần, đến tận tử cung mới kết thúc. 7 Sau đó lòng đỏ chuyển tiếp tới phần tiết lòng trắng. Thời gian ở đây chừng 2,5 – 3 giờ. Tốc độ chuyển khoảng 2 – 2,3mm/phút. Do chuyển động của lòng đỏ theo chiều quay xoắn trong ống dẫn trứng nên dây chằng lòng đỏ có dạng xoắn rất lạ. Đồng thời hình thành mạng lưới như khoang mạng nhện bằng các sợi dây rất mảnh, nhỏ, dịch lòng trắng được chứa đầy giữa các khung dây đó. Như vậy phía ngoài lòng đỏ được bao phủ bởi một lớp lòng trắng đặc (gọi là lớp lòng trắng đặc) có tác dụng cố định hình dạng của lòng đỏ. Phần tiết lòng trắng của ống dẫn trứng tham gia bắt đầu hình thành lớp lòng trắng loãng. Lớp này đến phần eo thì hoàn chỉnh cơ bản. Lớp ngoài lòng trắng loãng cũng bắt đầu hình thành từ phần tiết lòng trắng của ống dẫn trứng, nhưng đến phần eo mới đầy đủ. Trứng chuyển từ phần tiết lòng trắng xuống phần eo với tốc độ quay chuyển chậm hơn (1,4mm/phút). Ở phần eo tiết ra dịch dạng keo có tác dụng tạo thành những sợi keo rất nhỏ gắn chặt các phần với nhau. Trứng di chuyển qua phần tiết lòng trắng chỉ có 40% – 60% lòng trắng được hình thành. Trong quá trình vận chuyển quay các sợi keo xoắn lại dần tạo thành dây chằng lòng đỏ. Ở phần eo tiết ra lòng trắng dạng hạt kiểu keratin. Các hạt này thấm nước, phồng lên, loãng ra và tham gia trên bề mặt của lòng trắng để tạo thành màng trong dưới vỏ cứng gồm các sợi rất nhỏ. Sau đó trứng dừng lại ở phần eo, tích tụ các chất tiết để tạo thành màng ngoài dưới vỏ cứng. Khi trứng lại bắt đầu chuyển động thì các tuyến hòa loãng dịch tiết và tạo thành màng ngoài dưới vỏ cứng. Màng ngoài dưới vỏ cứng khác màng trong dưới vỏ cứng là nó gồm các sợi lòng trắng to hơn. Trong khi hình thành màng dưới vỏ cứng thì ở phần eo này cũng xảy ra đồng thời quá trình tích lũy lớp ngoài lòng trắng loãng. Lớp ngoài lòng trắng loãng bắt đầu tích lũy từ phần tiết lòng trắng của ống dẫn trứng. Trứng qua phần eo mất chừng 70 phút. Ở phần tử cung, các tuyến tiết ra dịch tiết chứa nhiều nước và chất khoáng. 8 Nhờ độ thẩm thấu cao của màng dưới vỏ cứng nên nước và muối khoáng ngấm vào trong trứng làm cho lòng trứng loãng ra, các màng dãn căng ra. Phía ngoài màng dưới vỏ cứng bắt đầu tích lũy cứng. Mới đầu chỉ là sự lắng đọng của những hạt rất nhỏ trên bề mặt của màng dưới vỏ cứng, sau đó tăng lên trong quá trình hấp thu muối canxi. Muối canxi lắng đọng được hòa lẫn với một số ít lòng trắng tạo nên những núm gai rất vững. Những núm gai vỏ này gắn chặt với nhau nhưng giữa chũng có khoảng trống là các lỗ – đó là các lỗ khí của vỏ trứng, có tác dụng trong quá trình trao đổi khí. Trên bề mặt lớp vỏ cứng có chứa protein dạng keo tiết ra từ tuyến phần đầu tử cung. Giữa các sợi keo hình thành cũng chứa muối canxi. Như vậy lớp thứ 2 của vỏ cứng được hình thành, lớp này chiếm 2/3 bề dày của vỏ cứng. Nhờ sợi khung của lớp thứ 2 nên các khe lỗ khí vẫn được thông ra. Mật độ lỗ khí phân bố không đều, ở đầu to nhiều hơn đầu nhỏ. Trứng qua tử cung mất 19 – 20 giờ. Ở phần này, mỗi vỏ trứng hình thành phải mất 5g cacbonat canxi (CaCO3). Các mô tử cung không chứa canxi dự trữ, vì vậy toàn bộ canxi huy động từ máu nên trong máu gà đẻ, lượng canxi nhiều hơn gà không đẻ tới 2 – 3 lần.Trong quá trình hình thành vỏ cứng, sự tích máu ở tử cung tăng lên. Canxi trong máu ở dạng ion dễ hòa tan (bicacbonat canxi). Có nhiều men ảnh hưởng tới sự tích tụ muối canxi ở vỏ cứng. Sau khi hình thành vỏ cứng, các sắc tố có dạng vân vòng ngấm vào vỏ tạo thành màu xác định theo giống, loài. Màu vỏ trứng rất khác nhau, nói chung vỏ trứng gia cầm có màu trắng hồng, nâu phớt (nhạt), xám... Chủ yếu các sắc tố được cung cấp từ máu tới tuyến tử cung và hòa lẫn với dịch tiết của tuyến. Ở tử cung còn tiến hành tạo thành một lớp màng ngoài vỏ cứng là do các tế bào ở biểu mô tử cung tiết ra. Thành phần hóa học của nó gần giống với màng dưới vỏ cứng. Màng ngoài vỏ cứng của gà không màu, rất mỏng và sáng ánh. Trứng qua âm đạo rất nhanh và ra ngoài. 9 Quá trình hình thành trứng trong toàn bộ các phần của ống dẫn trứng mất 23,5 – 24 giờ.  Đẻ trứng: quá trình đẻ trứng được thực hiện nhờ sự co bóp cơ tử cung và âm đạo. Âm đạo là phần cuối cùng của ống dẫn trứng, có chiều dài bằng chiều dài của trứng. Thành âm đạo có nhiều lớp cơ lớn. Cơ âm đạo co bóp đẩy trứng từ tử cung ra âm đạo và lỗ huyệt rồi ra ngoài. Phần lớn trứng đẻ đầu nhỏ ra trước. Các giống gia cầm của ta thường đẻ theo lứa cứ 7 – 20 trứng lại ấp. Các giống gà tốt, đặc biệt các giống gà chuyên trứng đẻ liên tục tới 300 trứng/ năm. Sản lượng trứng phụ thuộc vào loài, tuổi, giống, trạng thái sinh lý, mức độ ăn, nuôi dưỡng… Gà mái đẻ 300 trứng/năm thì sử dụng của cơ thể : 1,4kg protein, 1,2kg mỡ, 1,2kg chất khoáng, 10 – 11kg nước. 2.1.2. Cơ quan sinh dục đực  Tinh hoàn Có 2 tinh hoàn, tinh hoàn trái phát triển hơn tinh hoàn phải, tinh hoàn có hình ô van và nằm trong xoang bụng, phía trên thùy trước của thận, bên cạnh túi khí bụng. Trọng lượng tinh hoàn phụ thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý. Lúc còn non, tinh hoàn có màu hồng nhạt, lúc hoạt tính sinh dục cao tinh hoàn có màu trắng. Tinh hoàn được phủ bằng màng mỏng mỡ, ở trung mô không có vách ngăn mô liên kết. Trong tinh hoàn có nhiều ống cong nhỏ nối với nhau bằng mô liên kết ở các đám rối khác nhau. Mỗi tinh hoàn đều có phần phụ tinh hoàn (gọi là mào tinh). Phần phụ tinh hoàn và tinh hoàn nằm trong một bao chung . Phần phụ tinh hoàn có màu vàng và thấy rất rõ khi hoạt tính sinh dục mạnh. Nó cũng chứa nhiều ống nhỏ, các ống nhỏ này được nối với các ống nhỏ của tinh hoàn bằng ống dẫn nằm trên bề mặt ngoài của tinh hoàn. 10 Ống dẫn tinh có dạng xoắn cong, bắt đầu từ phần phụ tinh hoàn tới lỗ huyệt thì mở rộng hơn. Ống dẫn tinh hoàn nằm dọc cùng ống dẫn nước tiểu và đối xứng qua trục sống.Ở gà, gà tây và gà phi không có cơ quan giao cấu (dương vật).  Sự tạo thành tinh trùng Quá trình hình thành tinh trùng diễn ra như ở gia súc. Tế bào sơ cấp tức là tinh nguyên bào bằng con đường phân chia hình thành tinh bào thứ nhất và phát triển. Sau đó thành tiền tinh trùng và cuối cùng hình thành tinh trùng. Kích thước tinh trùng phụ thuộc vào tuổi, hoạt tính sinh dục, mùa vụ trong năm, thức ăn, nuôi dưỡng… Quá trình hình thành tinh trùng mạnh nhất ở gà vào tháng 2 đến tháng 6. Trong thời gian hoạt tính sinh dục mạnh, trọng lượng tinh hoàn ở một số loài gia cầm tăng lên gấp 20 lần so với trạng thái tĩnh. Gà trống có thể giao phối từ 14 – 30 lần trong một ngày. Lượng tinh dịch tiết ra trong mỗi lần giao phối của gà là 0,4 – 1,6ml, của ngỗng là 0,1 – 0,2ml. Tinh dịch màu trắng lờ hoặc xám, không mùi. Trong một ml tinh dịch của gà trống Loghorn chứa 1,4 – 2,33 triệu tinh trùng, còn của gà trống Newhamshire 1,36 – 2,7. Tinh trùng trong ống dẫn trứng có khả năng thụ tinh tới 20 – 30 ngày. Suốt 2 giờ đầu sau khi giao phối tinh trùng hoàn toàn ở âm đạo. Sau 5 giờ tinh trùng tới tử cung. Qua một ngày tinh trùng tới phần eo, qua 4 – 5 ngày tinh trùng tới phần tiết lòng trắng của ống dẫn trứng nhưng số lượng rất ít. Qua 30 ngày thì số lượng giảm xuống nhiều, qua 75 ngày thì trên toàn bộ các phần của ống dẫn trứng chỉ còn 1 – 5 tinh trùng. Qua 180 ngày sau khi giao phối thì không còn tinh trùng nữa. 11 2.2. Một số đặc điểm về khả năng sinh sản của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng 2.2.1. Tuổi thành thục về tính Tuổi thành thục về tính của gia cầm được tính từ khi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Tuổi thành thục về tính được xác định qua các biểu hiện như bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái bắt đầu có hiện tượng rụng trứng và con đực có hiện tượng sinh tinh. Ở gia cầm, tuổi thành thục về tính được tính từ khi gia cầm mái đẻ quả trứng đầu tiên đối với từng cá thể hoặc trên đàn quần thể là lúc tỷ lệ đẻ đạt 5%. Nói chung tuổi thành thục sinh dục của gà trong khoảng 150 – 190 ngày. Tuổi thành thục về tính chịu ảnh hướng của giống và môi trường. Các giống gia cầm khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau. Có giống gia cầm thành thục về tính rất muộn: đến tận 200 ngày hoặc có khi lâu hơn nữa, do vậy chu kỳ đẻ trứng cũng ngắn hơn. Trong chăn nuôi người ta rất chú trọng đến chương trình chiếu sáng. Các nhà chăn nuôi thường áp dụng chương trình chiếu sáng giảm dần trong giai đoạn nuôi hậu bị. Trước thời gian đẻ vài ngày, người ta thường tăng thời gian chiếu sáng để kích thích phát dục và sau đó chiếu sáng theo quy trình chăn nuôi gia cầm đẻ để ánh sáng tăng dần tới 15 – 16 giờ chiếu sáng/ngày. 2.2.2. Khả năng thụ tinh và tỷ lệ ấp nở 2.2.2.1 Khả năng thụ tinh Sự thụ tinh là một quá trình, trong đó tinh trùng và trứng hợp nhất lại thành một hợp tử. Cơ chế thụ tinh được thực hiện ngay tại loa kèn. Tế bào trứng có khả năng thụ tinh 15 đến 20 phút sau khi rụng. Nếu trong thời gian đó trứng không được gặp tinh trùng thì nó sẽ mất khả năng thụ tinh. Sự thụ tinh chính là một tính trạng dùng để đánh giá sức sinh sản của đời 12 bố, mẹ. Tuy nhiên, ở gia cầm nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao nhất thường vào những năm đẻ đầu tiên. Tỷ lệ thụ tinh cũng phụ thuộc vào tỷ lệ trống/ mái. Tỷ lệ thụ tinh còn phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng, sức khỏe của đàn giống. Giao phối cận huyết cũng làm giảm tỷ lệ thụ tinh; mật độ nuôi quá đông cũng có ảnh hưởng đến hoạt động giao phối của con đực. Đặc biệt phương thức chăn nuôi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thụ tinh: nuôi chăn thả có tỷ lệ thụ tinh cao.Tỷ lệ phôi là một tính trạng quyết định số gia cầm giống nở ra trên một gia cầm mái. 2.2.2.2 Tỷ lệ ấp nở Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số con con nở ra so với tổng số trứng vào ấp. Tỷ lệ nở cao có ý nghĩa kinh tế lớn. Nếu kết quả ấp nở kém thì tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn nuôi dưỡng sau này cao, chất lượng con giống không được đảm bảo. Tỷ lệ ấp nở chịu tác động của nhiều yếu tố: di truyền và môi trường. 2.2.3. Khả năng sản xuất trứng và các yếu tố ảnh hưởng 2.2.3.1 Khả năng sản xuất trứng  Sản lượng trứng Sản lượng trứng là số lượng trứng của gia cầm mái đẻ ra trong một chu kỳ đẻ hoặc trong một thời gian nhất định có thể tính theo tháng hoặc năm. Sản lượng trứng của gà là kết quả tác động của rất nhiều gen lên một số lượng lớn các quá trình sinh hóa học. Khi điều kiện môi trường thích hợp (nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng), rất nhiều gen tham gia điều khiển tất cả các quá trình liên quan đến sản xuất trứng hoạt động, cho phép gia cầm phát huy được đầy đủ tiềm năng di truyền của chúng. Sản lượng trứng được tính theo năm sinh học 365 ngày kể từ ngày 13 đẻ quả trứng đầu tiên. Nhiều hãng gia cầm khác ở Mỹ và Đức thì tính sản lượng trứng trong vòng 500 ngày đẻ. Hiện nay các hãng gia cầm lớn trên thế giới chỉ tính sản lượng trứng gà bố mẹ hướng thịt đến 9 tháng đẻ (270 ngày đẻ) và gà hướng trứng thương phẩm đến 18 tháng đẻ (540 ngày đẻ). Như vậy, đánh giá sản lượng trứng theo tỷ lệ phần trăm hoặc số lượng trứng gà đẻ trong một thời gian nhất định là phương pháp thông dụng.  Khối lượng trứng Khối lượng trứng của gia cầm thuộc nhóm tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của nhiều gen, đặc biệt là gen liên kết với giới tính. Khối lượng trứng của gia cầm tăng nhanh trong giai đoạn đẻ đầu sau đó chậm lại và ổn định khi tuổi gia cầm càng cao  Chất lượng trứng - Hình thái của trứng: trứng gia cầm thường có hình oval, hoặc hình e-lip một đầu lớn và một đầu nhỏ. Hình dạng trứng thường mang đặc điểm của từng cá thể. Chỉ số hình thái của trứng có ý nghĩa kinh tế trong vận chuyển, đóng gói. Trứng càng dài càng dễ vỡ. Chỉ số hình thái có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc đóng gói, vận chuyển mà còn liên quan đến tỷ lệ ấp nở của trứng gia cầm, những trứng quá dài hoặc quá tròn đều cho tỷ lệ ấp nở kém. - Độ dày vỏ trứng: vỏ trứng có tác dụng làm lớp vỏ bảo vệ bên ngoài và lớp vỏ này được chia làm hai tầng: tầng trên cùng xốp, tầng dưới cứng và có rất nhiều lỗ khí. Lỗ khí có tác dụng giúp cho hoạt động hô hấp của phôi. Chiều rộng của mỗi lỗ khí biến động từ 6 – 42 micro và trung bình là 20 micro. Độ rộng của của các lỗ khí một mặt ảnh hưởng đến độ chịu lực của vỏ trứng (lỗ khí nhỏ thì độ chịu lực lớn và ngược lại), mặt khác chúng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nở (lỗ khí to từ 36 – 42 micro thì sự bốc hơi nước nhanh, làm giảm khả năng hô hấp của phôi). Độ dày vỏ có tương quan dương đối với độ bền vỏ và có ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở. Thường những trứng có vỏ quá dày 14 hoặc quá mỏng đều có tỷ lệ nở kém. Vỏ trứng quá dày hạn chế sự bốc hơi nước, cản trở quá trình phát triển của phôi, gia cầm con khó đạp vỡ vỏ khi nở. Nếu vỏ trứng quá mỏng làm bay hơi nước nhanh, khối lượng trứng giảm nhanh, dễ chết phôi, sát vỏ, nở yếu và tỷ lệ chết cao. Độ dày lý tưởng của vỏ trứng là 0,26 – 0,34 mm. - Chất lượng lòng đỏ: tỷ lệ lòng đỏ chiếm 30 – 33% khối lượng trứng và có đường kính khoảng 30 – 35mm. Để đánh giá chất lượng lòng đỏ người ta dùng chỉ số lòng đỏ. Chỉ số này được xác định bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng đỏ so với đường kính của nó. Cùng với chỉ tiêu về chỉ số lòng đỏ thì màu sắc lòng đỏ cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng gia cầm. Màu sắc của lòng đỏ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thức ăn. Màu vàng của lòng đỏ là do hỗn hợp của lipit là xantophil tạo nên. Hàm lượng xantophil phụ thuộc vào khẩu phần ăn. Các loại xantophil khác nhau tạo nên các màu vàng khác nhau: lutein cho màu vàng chanh, zeaxanthin cho màu vàng đậm. - Đơn vị Haugh: xác định thông qua khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc. Đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt, thực tế những quả trứng chênh lệch nhau 8 đơn vị Haugh thì coi như có chất lượng tương tự. 2.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng - Giống, dòng ảnh hưởng tới sức sản xuất trứng một cách trực tiếp, các giống, dòng khác nhau thì sức sản xuất trứng khác nhau. - Tuổi: sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ 2 giảm 15 – 20% so với năm thứ nhất. - Tuổi thành thục sinh dục. - Nhiệt độ môi trường: nếu nhiệt độ dưới giới hạn thấp thì gia cầm phải huy động năng lượng chống rét, và trên giới hạn cao – thải nhiệt ngẫu nhiên, do đó đều làm ảnh hưởng tới sức đẻ trứng. 15 - Ánh sáng: trong tất cả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sản lượng trứng thì yếu tố thời gian chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới bộ máy sinh dục thông qua cơ chế sau: ánh sáng tác động lên mắt, thông qua dây thần kinh lên não từ đó tác động lên vùng dưới đồi giải phóng LH, đồng thời kích thích sự giải phóng Gonando tropin kích thích sự phát triển của nang trứng và điều tiết quá trình rụng trứng. 2.3. Cơ sở sinh học của ấp trứng 2.3.1. Sự phát triển của phôi trong thời gian ấp Sau khi trứng được đẻ ra, nếu nhiệt độ thấp hơn 270C thì sự phát triển của phôi ngừng ngay lập tức. Tăng nhiệt độ trong khi ấp thì phôi tiếp tục phát triển. Sự hình thành thêm 4 màng phôi để cung cấp oxy, dinh dưỡng, nước và bảo vệ chống sự mất nước, chống sóc được tạo nên ngay từ giai đoạn đầu của ấp. - Màng ối: chống sóc và mất nước - Màng đệm: có chức năng hô hấp và hấp thu canxi từ lòng trắng và một phần từ vỏ trứng. - Túi lòng đỏ: cung cấp dinh dưỡng và định vị phôi. - Màng niệu: túi chứa chất thải (acid uric). Ngày 1: Sự phát triển rất phức tạp của phôi trong 24 giờ đầu tiên đã được hình thành trong ống dẫn trứng của gà mái, bằng mắt thường ta đã có thể nhìn thấy một vòng tròn nhỏ trên màng lòng đỏ (nếu trứng không được thụ tinh, đĩa phôi có màu trắng và hình tròn bị biến dạng méo mó). Sau 25 giờ, hệ thống tuần hoàn mạch máu bắt đầu phát triển. Ngày 2: Mạch máu bắt đầu xuất hiện trên túi lòng đỏ Hình thành màng ối Tim bắt đầu đập 16 Ngày 3: Màng ối bao quanh toàn bộ phôi Mũi, cánh, chân và màng niệu xuất hiện Ngày 4: Mắt hình thành sắc tố Ngày 5: Diều và cơ quan sinh dục hình thành, tính biệt có thể xác định bằng kính hiển vi. Ngày 6: Hình thành lông vũ, mỏ, phần đầu cứng của mỏ (răng cứng), phôi có sự chuyển động. Ngày 7: Bụng phát triển to ra vì các cơ quan phát triển. Ngày 8: Phôi trở nên nặng và chìm xuống phía dưới. Ngày 9: Mỏ mở có thể nhìn thấy, phôi bắt đầu nhìn giống như gà con. Ngày 10: Mỏ trở nên cứng hơn, lông vũ có thể nhìn bằng mắt thường, từ ngày thứ 10, phôi thay đổi căn bản, mỏ há ra để cho dòng các chất dinh dưỡng từ màng ối đi vào ống tiêu hóa. Ngày 11-12: Ngón chân phát triển, lông tơ hình thành. Ngày 13-14: Đầu phôi quay về phía đầu to của quả trứng. Ngày 15: Phần cuối của ruột non được hình thành. Ngày 16: Lòng trắng hầu như đã tiêu biến hết, lòng đỏ là nguồn cung cấp chính, móng và mỏ đã cứng. Ngày 17: Mỏ hướng về phía buồng khí, dịch màng niệu giảm. Ngày 18: Sự phát triển hầu như hoàn chỉnh. Ngày 19: Túi lòng đỏ được lộn dần vào xoang bụng, phôi choán toàn bộ trứng (trừ buồng khí) và nằm dọc theo trứng: đầu dấu dưới cánh phải, chân ép vào bụng, màng ối ép sát phôi do đã hết dịch nước ối. 17 Ngày 20: Túi lòng đỏ được lộn vào xoang bụng hoàn toàn, mổ vỏ trong (mỏ phôi thai trọc thủng lớp màng ngăn với buồng khí). Bắt đầu chuyển sang hô hấp bằng phổi. Màng niệu – đệm dừng hản chức năng và khô (máu được phôi thai hấp thu lại). Gà con mổ vỏ trứng (gạo vỏ hay mổ vỏ ngoài). Ngày 21: Gà nở ra, sau khi vỏ trứng vỡ, lông, lỗ rốn khô (khoảng 6 – 9 giờ). Một số vị trí của phôi trong các ngày ấp Ngày 1 – 4: phôi cong gập, đầu và các phần còn lại của thân sát cận nhau. Ngày 5 – 9: nổi trên màng ối. Ngày 9: nằm gần đầu to của trứng, bằng phẳng trên túi lòng đỏ. Ngày 13 – 14: quay dọc theo trục của trứng. Ngày 15: đầu cong lên Ngày 17: đầu quay về phía phải, chân tỳ vào vỏ cứng. Ngày 19: túi lòng đỏ được hấp thu, gà hướng về phía phải. Ngày 20: mổ vỏ trong, hô hấp bằng phổi thay cho hô hấp từ màng đệm. Sự chết phôi trong quá trình ấp bình thường theo quy luật sau: 0 – 4 ngày: chết phôi giai đoạn đầu 30% 5 – 17 ngày: chết phôi giai đoạn giữa 10% 18 – 21 ngày: chết phôi giai đoạn giữa 60% 2.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố trong máy ấp tới sự phát triển của phôi  Ảnh hưởng của nhiệt độ Bình thường trong máy ấp điện, nhiệt độ dao động khoảng 37 – 380C.Trong nửa đầu của quá trình ấp trứng. Khi nhiệt độ tăng (trong mức giới hạn) thì sức lớn của phôi cũng tăng, phôi phát triển nhanh, khi đó nước từ lòng trắng mang theo các chất dinh dưỡng chuyển vào túi lòng đỏ nhanh hơn 18 (Bùi Hữu Đoàn, 2009)[6]. Lòng đỏ loãng ra nhanh, phía dưới phôi huyết tương hình thành sớm, mạch máu lòng đỏ hình thành sớm, vì vậy dinh dưỡng và hô hấp của phôi được đảm bảo, phôi lớn nhanh và nặng. Màng niệu nang, mạng mạch máu và các cơ khép kín đầu nhọn đúng thời gian. Ngược lại nếu thời gian này, nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ quy định sẽ làm cho phôi phát triển chậm, phôi nhẹ, các màng không thể khép kín đúng thời gian quy định. Nếu phôi bị ảnh hưởng xấu quá nặng nề ở giai đoạn này sẽ không thể bù lại hoàn toàn trong các giai đoạn còn lại. Do đó gia cầm nở ra chậm, chất lượng kém. Ở nửa sau của quá trình ấp trứng (sau khi màng niệu nang khép kín phía trong đầu nhọn) thì sự phát triển của phôi hay ảnh hưởng của nhiệt độ lại phụ thuộc vào sự phát triển của phôi trong nửa thời gian đầu. Nếu phôi đã phát triển tốt, màng niệu nang khép đúng lúc thì tăng nhiệt độ trong thời gian cuối nhất là 5 – 6 ngày cuối cùng sẽ làm giảm khả năng hấp thu lòng đỏ, lòng trắng của phôi, do đó phôi nhỏ. Nhiêt độ tăng làm cho phôi không kịp chuyển hết túi lòng đỏ vào trong khoang bụng mà đã nở, vì vậy gia cầm nở sớm nhưng vẫn hở rốn. Ngược lại nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ kích thích quá trình trao đổi chất, phôi mau lớn, tận dụng được hết lòng trắng, đưa được hết lòng đỏ vào bụng, gia cầm nở ra đúng thời hạn, to khỏe, rốn khép kín (Bùi Hữu Đoàn, 2009)[6]. Nếu nửa đầu quá trình ấp trứng, phôi của gia cầm phát triển chậm do nhiệt độ thấp thì giai đoạn sau tăng nhiệt độ (trong giới hạn cho phép) sẽ có lợi cho sự phát triển của phôi thai. Nếu nhiệt độ thấp sẽ làm giảm quá trình tận dụng lòng trắng lòng đỏ của phôi thai, phôi nhỏ, kéo dài quá trình ấp. Điều rất quan trọng là phải giữ nhiệt độ trong máy ấp luôn ổn định, đồng đều nhiệt ở tất cả các vùng trong máy ấp. Ở các thời gian khác nhau của quá trình ấp mà mức nhiệt độ thấp hơn mức dưới, hoặc cao hơn mức cao có thể ảnh hưởng nhiều hoặc ít đến sự phát triển của phôi. Nhưng nhìn chung có thể nói ấp trứng nhạy 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng