Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Đánh giá khả năng sản xuất của 2 dòng gà tn1, tn2 tại trung tâm nghiên cứu gia c...

Tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của 2 dòng gà tn1, tn2 tại trung tâm nghiên cứu gia cầm thụy phương

.PDF
73
1
70

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA NÔNG – LÂM – NGƢ NGUYỄN THỊ LAN ANH ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA 2 DÒNG GÀ TN1, TN2 TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIA CẦM THỤY PHƢƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Thú y Phú Thọ, 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA NÔNG – LÂM – NGƢ NGUYỄN THỊ LAN ANH ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA 2 DÒNG GÀ TN1, TN2 TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIA CẦM THỤY PHƢƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Thú y N n d n: 1 T S. P ạm T ùy L n 2. T S.Hoàn T ị Hồn N un Phú Thọ, 2018 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm Ngƣ trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, những ngƣời đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt quá trình học tập và làm việc tại trƣờng. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Hoàng Thị Hồng Nhung và ThS. Phạm Thùy Linh - trƣởng phòng Khoa học và hợp tác quốc tế, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Xin gửi lời cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phƣơng và ThS. Nguyễn Trọng Thiện cùng toàn thể các anh chị cán bộ công nhân viên Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên đã đầu tƣ thời gian, công sức giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện tốt nghiệp tại trạm. Cuối cùng tôi dành tình cảm và lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. P ú T ọ, n ày t án năm 2018 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Lan Anh ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN……………………………………………….……………....i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv DANH MỤC BẢNG………………………………………………………….v DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ............................................................. vi CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 3 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3 2.1.1. Cơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình ................................................. 3 2.1.2. Bản chất di truyền của tính trạng sản xuất .......................................... 4 2.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản ..................................................... 7 2.1.4. Cơ sở khoa học của ƣu thế lai ............................................................... 15 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .............................................. 20 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 20 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.......................................................... 22 CHƢƠNG 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 27 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 27 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 27 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 27 3.4.1. Sơ đồ chọn tạo dòng trống TN1 và dòng mái TN2 ............................... 27 3.4.2. Thiết kế thí nghiệm ............................................................................... 28 iii 3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu................. 31 3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 34 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 35 4.1. Đặc điểm ngoại hình của gà thí nghiệm................................................... 35 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ......................................................... 37 4.3. Sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm ................................................. 41 4.4. Lƣợng thức ăn thu nhận qua các tuần tuổi của gà thí nghiệm ................. 45 4.5. Khả năng sinh sản ................................................................................... 48 4.5.1. Tuổi thành thục sinh dục ..................................................................... 48 4.5.2. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng của gà thí nghiệm............................................................................................................. 51 4.5.3. Một số chỉ tiêu về ấp nở ........................................................................ 54 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................... 56 5.1. Kết luận ................................................................................................... 56 5.2. Đề nghị .................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 58 I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ............................................................................ 58 II. TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI .................................................................. 62 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 64 iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs. Cộng sự LTĂTN Lƣợng thức ăn thu nhận L1 Loại 1 NST Năng suất trứng SS Sơ sinh TĂ Thức ăn TL Tỷ lệ TLĐ Tỷ lệ đẻ TLNS Tỷ lệ nuôi sống TT Tuần tuổi TTTĂ Tiêu tốn thức ăn v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Số lƣợng gà vào thí nghiệm qua các giai đoạn ................................... 28 Bảng 3.2. Chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng của gà thí nghiệm............................... 29 Bảng 3.3. Giá trị dinh dƣỡng trong khẩu phần ăn của gà thí nghiệm ................. 30 Bảng 3.4: Lịch dùng vaccine cho đàn gà thí nghiệm ....................................... 30 Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm giai đoạn 1 - 8 tuần tuổi (%) ....... 37 Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm giai đoạn 9 - 24 tuần tuổi (%) ....... 39 Bảng 4.3. Sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi (g)...... 41 Bảng 4.4. Sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi (g) 43 Bảng 4.5. Lƣợng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm giai đoạn 1 - 8 tuần tuổi ...... 45 Bảng 4.6. Lƣợng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm giai đoạn 9 - 24 tuần tuổi . 47 Bảng 4.7. Tỷ lệ đẻ, khối lƣợng cơ thể và khối lƣợng trứng của gà thí nghiệm .... 49 Bảng 4.8. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng của gà thí nghiệm ........................................................................................................... 52 Bảng 4.9. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của gà thí nghiệm................................ 54 vi DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 4.1. Gà 01 ngày tuổi ................................................................................... 35 Hình 4.2. Gà giai đoạn 8 tuần ............................................................................. 36 Hình 4.3. Gà giai đoạn 24 tuần tuổi .................................................................... 36 Hình 4.4. Đồ thị khối lƣợng cơ thể gà con giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi .................. 42 Hình 4.5. Biểu đồ khối lƣợng gà thí nghiệm ở các giai đoạn đẻ ....................... 50 Hình 4.6. Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm ........................................................ 53 1 Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về thịt, trứng, sữa của ngƣời dân ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó thì ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng đều có những bƣớc tiến vƣợt bậc. Chăn nuôi gia cầm với những lợi thế nhƣ tốc độ sinh sản, sinh trƣởng nhanh, khả năng chuyển hóa thức ăn, cơ giới hóa và tự động hóa cao… đã giúp cho chăn nuôi gia cầm cung cấp cho thị trƣờng ngày càng nhiều sản phẩm với giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm chăn nuôi khác. Theo số liệu thống kê năm 2015 tổng đàn gia cầm cả nƣớc hiện có 342,2 triệu con, trong đó số lƣợng đàn gà đạt 259,3 triệu con, sản lƣợng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 873,99 triệu tấn, sản lƣợng trứng gia cầm đạt 8,68 triệu quả. Đến năm 2016 đàn gia cầm cả nƣớc hiện có 364,5 triệu con, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó số lƣợng gà đạt 277,2 triệu con, tăng 6,9%, sản lƣợng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 929,78 triệu tấn tăng 5,5% - 6%, sản lƣợng trứng gia cầm đạt 9,26 triệu quả tăng 6% - 6,3% (Tổng cục thống kê (2017) [40]). Nhƣ vậy nhu cầu thị trƣờng về phát triển chăn nuôi gia cầm là rất lớn. Để giải quyết nhu cầu sản xuất về giống gà lông màu nhập nội, giai đoạn 2013 - 2016, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phƣơng chọn tạo thành công các dòng gà lông màu năng suất, chất lƣợng cao phục vụ chăn nuôi công nghiệp từ nguồn nguyên liệu gà Hubbard Redbro nhập nội của hãng Hubbard Isa Cộng hòa Pháp. Dòng trống TN1 đƣợc chọn tạo từ tổ hợp lai Redbro AB, gà có màu lông nâu cánh gián đậm thuần nhất, mào cờ, chân và mỏ màu vàng; năng suất trứng đạt 150,86 quả/mái/64 tuần tuổi; khối lƣợng cơ thể lúc 8 tuần tuổi đạt 2616,47 gam đối với gà trống và 2207,02 gam đối với gà mái. Dòng mái TN2 đƣợc chọn tạo từ tổ hợp lai Redbro CD, gà có màu lông nâu cánh gián nhạt, mào cờ, chân và mỏ màu vàng; năng suất trứng đạt 178,05 quả/mái/64 tuần tuổi (Phùng Đức Tiến và cs. (2010) [32]). 2 Các dòng gà đƣợc tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời chăn nuôi trong thời gian qua, tuy nhiên năng suất của 02 dòng gà cần tiếp tục đƣợc đánh giá để có kế hoạch chọn lọc và nhân giống để ổn định về các chỉ tiêu năng suất là hết sức cần thiết. Vì vậy nhằm xác định năng suất của các dòng gà mới chọn tạo tại Trung tâm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sản xuất của 2 dòng gà TN1, TN2 tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương”. 1.2. Mục đích của đề tài - Quan sát đặc điểm ngoại hình. - Tính toán đƣợc các chỉ tiêu về tỷ lệ nuôi sống, năng suất sinh sản của gà TN1 và TN2 từ sơ sinh đến 38 tuần tuổi. 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu là tài liệu khoa học có giá trị giúp cho công tác nghiên cứu và giảng dạy sau này. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn bởi xuất phát từ các dòng gà lông màu hiện có trong nƣớc, tạo ra tổ hợp lai một cách chủ động, cung cấp cho ngành chăn nuôi gà các con giống tốt, góp phần thúc đẩy sản xuất, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu con giống ngoại. 3 Chƣơng 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Cơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm là những đặc trƣng cho giống, thể hiện khuynh hƣớng sản xuất và giá trị kinh tế của chúng. Màu sắc lôn , da Đây là một đặc điểm quan trọng để phân biệt giống, dòng. Màu lông có liên quan tới một số chỉ tiêu chất lƣợng của giống, nhƣ tính kháng bệnh, khả năng sản xuất. Màu sắc da lông là một chỉ tiêu chọn lọc: thông thƣờng màu sắc đồng nhất là giống thuần, nếu loang là không thuần. Tính trạng màu sắc da lông do một số ít gen kiểm soát và ít chịu ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh. Tình trạng này ở gia cầm còn có gen liên kết với giới tính về màu sắc lông. Ở gia cầm màu sắc lông rất đa dạng. Màu lông phụ thuộc vào sự biểu hiện dƣới dạng hạt hay phân bố đều của sắc tố melanin và dạng dịch của sắc tố lipocrôm. Sắc tố melanin quy định từ màu càfê vàng đến màu đen; còn lipôcrôm quy định màu vàng, đỏ, xanh hoặc xanh sẫm. Ở gia cầm màu sắc lông khác nhau có thể chia làm 2 nhóm lớn là lông màu và lông trắng. Mỏ và c ân Những gà có mỏ dài và mảnh không có khả năng sản xuất cao. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, ở gà mái màu sắc này có thể bị nhạt đi vào cuối thời kỳ đẻ trứng. Mỏ gà cần chắc chắn và ngắn. Chân của gia cầm đƣợc bao phủ bằng lớp vảy sừng và có sự khác nhau về màu sắc. Chân vàng là do sự có mặt của lipôcrôm đồng thời thiếu vắng melanin. Màu đen của chân là do sự xuất hiện của melanin. Khi màu đen có mặt ở thể trội và màu vàng có mặt ở thể lặn thì chân sẽ xuất hiện màu lục (xanh lá cây). Khi đồng thời cả 2 màu đều không xuất hiện thì chân có màu trắng. Về cƣờng độ (độ đậm nhạt) của màu vàng tuỳ thuộc vào hàm lƣợng xantôphin trong khẩu phần. 4 2.1.2. Bản chất di truyền của tính trạng sản xuất 2.1.2.1. Tính trạng sinh sản Tính trạng ở vật nuôi là đặc trƣng của một cá thể mà ta có thể quan sát, hay xác định đƣợc. Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm, đƣợc nuôi trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số lƣợng và ảnh hƣng của những tác động môi trƣờng lên các tính trạng đó. Hầu hết các tính trạng về năng suất của gia súc, gia cầm nhƣ sinh trƣởng, sinh sản, mọc lông, tăng trƣởng thịt, đẻ trứng đều là các tính trạng số lƣợng. Cơ sở di truyền của các tính trạng số lƣợng cũng là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể qui định. Theo Nguyễn Ân và cs. (1983) [1], các tính trạng sản xuất là các tính trạng số lƣợng, thƣờng là các tính trạng đo lƣờng nhƣ khối lƣợng cơ thể, kích thƣớc các chiều đo, sản lƣợng trứng, khối lƣợng trứng, .... Các tính trạng số lƣợng thƣờng bị chi phối bởi nhiều gen. Các gen này hoạt động theo ba phƣơng thức: - Cộng gộp (A) hiệu ứng tích luỹ của từng gen. - Trội (D) hiệu ứng tƣơng tác giữa các gen cùng một locus. - Át gen (I) hiệu ứng do tƣơng tác, của các gen không cùng một locus. Hiệu ứng cộng gộp A là các giá trị giống thông thƣờng (general breeding value) có thể tính toán đƣợc, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần. Hiệu ứng trội D và át gen I là những hiệu ứng không cộng tính và là giá trị giống đặc biệt (special breeding value) có ý nghĩa đặc biệt trong các tổ hợp lai. Ở các tính trạng số lƣợng giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen (kiểu di truyền) và sai lệch môi trƣờng qui định, nhƣng giá trị kiểu gen của tính trạng số lƣợng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gen) cấu tạo thành. Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhƣng tập hợp lại sẽ ảnh hƣởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, tính trạng sinh sản là một ví dụ (Nguyễn Văn Thiện (1995) [25]). Khác với tính trạng chất lƣợng, tính trạng số lƣợng thƣờng có hệ số di truyền thấp, bị chi phối bởi nhiều gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Do vậy loại tính trạng này chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều gen và điều kiện môi 5 trƣờng. Tuy các điều kiện bên ngoài không thể làm thay đổi cấu trúc di truyền, nhƣng nó tác động làm phát huy hoặc kìm hãm việc biểu hiện các hoạt động của các gen. Các tính trạng số lƣợng đƣợc qui định bởi kiểu gen và chịu ảnh hƣởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, mối tƣơng quan đó đƣợc biểu thị nhƣ sau: P=G+E Trong đó P là giá trị kiểu hình (phenotypic value), G là giá trị kiểu gen (genotypic value), E là sai lệch môi trƣờng (environmental deviation). Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo ba phƣơng thức: cộng gộp, trội và át gen. Từ đó cũng có thể hiểu: G=A+D+I Trong đó G là giá trị kiểu gen (genotypic value), A là giá trị cộng gộp (additive value), D là giá trị sai lệch trội (dominance deviation value), I là giá trị sai lệch tƣơng tác (Interaction deviation value). Ngoài ra các tính trạng số lƣợng còn chịu ảnh hƣởng nhiều của môi trƣờng. hay điều kiện ngoại cảnh (E) và đƣợc chia làm 2 loại chính: - Sai lệch môi trƣờng chung Eg (General environment) là sai lệch do các yếu tố môi trƣờng tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi hoặc tác động lên toàn thân con vật hoặc cả đời con vật. Loại yếu tố này có tính chất thƣờng xuyên nhƣ: thức ăn, khí hậu, ... - Sai lệch môi trƣờng riêng Es (Special Environment) là sai lệch do các yếu tố môi trƣờng tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc ở một giai đoạn nhất định trong cuộc đời con vật. Loại này có tính chất không thƣờng xuyên. Nếu bỏ qua mối tƣơng tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G) và môi trƣờng (E) của một cá thể biểu thị cụ thể: P = A + D + I + Eg + Es Qua phân tích cho thấy các giống gia cầm, cũng nhƣ các giống sinh vật khác, con cái đều nhận đƣợc ở bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lƣợng nào đó. Tính trạng đó đƣợc xem nhƣ nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền, 6 nhƣng khả năng đó phát huy đƣợc hay không còn phụ thuộc vào môi trƣờng sống nhƣ: chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng, quản lý, .... Do đó, để nâng cao năng suất và chất lƣợng vật nuôi cần phải tạo ra môi trƣờng thích hợp cho kiểu gen có biểu hiện đƣợc đầy đủ các đặc điểm di truyền của nó. Ngƣời ta có thể xác định các tính trạng số lƣợng qua mức độ tập trung (g), mức độ biến dị (Cv%), hệ số di truyền của các tính trạng (h2), hệ số lặp lại của các tính trạng (R), hệ số tƣơng quan (r) giữa các tính trạng, .... 2.1.2.2. Sức sống và khả năn k án bệnh của gia cầm Sức sống và khả năng kháng bệnh ở đàn gia cầm là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, phản ánh khả năng thích nghi trong môi trƣờng của đàn giống. Nó phản ánh thể chất của con vật, đặc trƣng cho từng giống loài và đƣợc xác định bởi khả năng chống chịu ảnh hƣởng của dịch bệnh và những tác động bất lợi của môi trƣờng sống. Công tác thú y và phòng bệnh tốt có liên hệ mật thiết tới tốc độ sinh trƣởng và giúp cho chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Sức sống của gia cầm con phụ thuộc vào sức sống của đàn bố mẹ. Gia cầm mái đẻ tốt thì sƣc sống của gia cầm con cao hơn so với gia cầm đẻ kém. Đối với cơ thể sinh vật những biểu hiện sinh lý trong phản ứng stress là tác động tƣơng quan giữa gen và môi sinh, trong đó tất nhiên chịu ảnh hƣởng vai trò của các qui luật di truyền đa gen, trội, lặn, giới tính, .... Vì stress miễn kháng là phản ứng của cơ thể sinh vật đối với bất cứ tác động nào của môi sinh để tự vệ và bảo tồn, cho nên mọi biện pháp để hạn chế ảnh hƣởng của stress và ngăn chặn hậu quả đều nhằm mục tiêu bảo vệ sự sống của con vật và chất lƣợng sản phẩm của nó. Khả năng thích nghi, khi điều kiện sống bị thay đổi nhƣ: thức ăn, thời tiết, khí hậu, qui trình chăn nuôi, môi trƣờng vi sinh vật xung quanh,... của gia súc, gia cầm nói chung, gà lông màu nói riêng có khả năng thích ứng rộng rãi hơn đối với môi trƣờng sống (Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên (1998) [21]). Marcro và cs. (1982) [49] cho biết sức sống đƣợc thể hiện ở thể chất và đƣợc xác định trƣớc hết bởi khả năng có tính chất di truyền ở động vật có thể 7 chống lại những ảnh hƣởng bất lợi của môi trƣờng cũng nhƣ ảnh hƣởng khác của dịch bệnh. Nhƣ vậy, sức sống và khả năng kháng bệnh của đàn gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: di truyền và ngoại cảnh, trong đó ngoại cảnh giữ vai trò quan trọng. Vì vậy trong chăn nuôi để nâng cao tỷ lệ nuôi sống, sức kháng bệnh cũng nhƣ giảm tổn thất do bệnh tật cần tiến hành các biện pháp thú y và chăm sóc nuôi dƣỡng thích hợp với từng đối tƣợng và độ tuổi của vật nuôi. 2.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản Khả năng sinh sản của gia cầm đƣợc thể hiện thông qua các tính trạng số lƣợng nhƣ tuổi thành thục sinh dục, năng suất trứng, tỷ lệ đẻ và chất lƣợng trứng. 2.1.3.1. Tuổi thành thục sinh dục Sự thành thục về tính là thời điểm các cơ quan sinh dục đã phát triển và hoàn chỉnh, độ thành thục sinh dục của con mái đƣợc xác định qua tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, tuổi đẻ này đƣợc tính toán dựa trên số liệu của từng gia cầm, do vậy mà nó phản ánh đƣợc mức độ biến dị của tính trạng. Đối với quần thể không theo dõi đƣợc cá thể thì tuổi thành thục về tính đƣợc tính khi toàn bộ đàn có tỷ lệ đẻ đạt 5%. Tuổi thành thục sinh dục có liên quan chặt chẽ đến sức đẻ trứng của gia cầm. Tuổi thành thục sớm cũng là một tính trạng mong muốn trong chọn giống gia cầm, tuy nhiên tuổi thành thục lại có tƣơng quan với khối lƣợng cơ thể. Khi chọn lọc tăng khối lƣợng cơ thể thì tuổi thành thục cũng tăng theo và ngƣợc lại khi chọn lọc giảm khối lƣợng cơ thể thì tuổi thành thục cũng giảm theo. 2.1.3.2. Năn suất trứng Năng suất trứng là số trứng một gia cầm mái sinh ra trong một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm đẻ trứng, đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất, phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng là một tính trạng số lƣợng nên nó phụ thuộc nhiều vào giống, đặc điểm của cá thể, hƣớng sản xuất, mùa vụ và dinh dƣỡng. + Cơ sở giải phẫu của năng suất trứng 8 Các nhà phôi thai học cho rằng trứng gà là một tế bào sinh sản khổng lồ. Cấu tạo của trứng bao gồm: lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng tạo lòng đỏ, còn ống dẫn trứng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, lòng trắng loãng, màng vỏ, vỏ mỏng và lớp keo mỡ bao ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lƣu lại trong ống dẫn trứng từ 20 - 24 giờ. Các tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả nhƣ Card L.E and Nesheim M.C (1970) [43] đều xác định ở giai đoạn phôi thai, hai phía phải và trái của gà mái đều có buồng trứng phát triển nhƣng sau khi nở thì buồng trứng bên phải tiêu biến chỉ còn lại buồng trứng bên trái. Frege A (1978) [8] xác định số lƣợng trứng lúc gà bắt đầu đẻ từ 900 3600 nhƣng chỉ có một số lƣợng hạn chế trứng chín và rụng. Trong thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng đƣợc bao bọc bởi một tầng tế bào, không có liên kết với biểu bì phát triển, tầng tế bào này phát triển trở thành nhiều tầng và sự tạo thành tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo gọi là follicun trông giống nhƣ một cái túi. Trong thời kì đẻ trứng, nhiều follicun chín dần làm thay đổi hình dạng buồng trứng trông giống nhƣ “chùm nho”. Sau thời kì đẻ trứng, buồng trứng trở lại hình dạng ban đầu, các follicun trứng vỡ ra, quả trứng chín chuyển ra ngoài cùng với dịch của follicun và rơi vào phễu ống dẫn trứng. Sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục. Các tài liệu nghiên cứu đều cho rằng, hầu hết vật chất lòng đỏ trứng gà đƣợc tạo thành trƣớc khi đẻ trứng 9 - 10 ngày. Trong 1 - 3 ngày đầu, tốc độ sinh trƣởng của lòng đỏ chậm, khi đƣờng kính đạt 6 mm bắt đầu vào thời kì sinh trƣởng cực nhanh và có thể tăng 4 mm trong 24 giờ cho tới khi đạt 40 mm. Tốc độ sinh trƣởng của lòng đỏ không tƣơng quan đến cƣờng độ đẻ trứng. Quá trình hình thành trứng và rụng trứng là một quá trình sinh lý phức tạp do sự điều khiển của hormone. Thời gian từ lúc đẻ trứng đến khi rụng quả trứng tiếp theo kéo dài từ 15 - 75 phút. + Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ Hutt F. B. (1978) [12] đề nghị tính năng suất trứng của gia cầm từ khi bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên, còn theo Brandsch H. và Biichel H. (1978) [4] 9 cho rằng năng suất trứng đƣợc tính đến 500 ngày tuổi. Theo các tác giả trên năng suất trứng cũng đƣợc tính theo năm sinh học (365 ngày) kể từ khi đẻ quả trứng đầu tiên. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, năng suất trứng đƣợc tính theo tuần tuổi, thông thƣờng các thời điểm quan trọng nhất đối với gà là năng suất trứng 38, 68 hoặc 72 tuần tuổi. Một số hãng gia cầm nổi tiếng trên thế giới nhƣ: Shaver (Canada), Lohmann (Đức), Sasso (Pháp)... năng suất trứng đƣợc tính 70 - 80 tuần tuổi. Năng suất trứng là tính trạng có mối tƣơng quan nghịch chặt chẽ với tốc độ sinh trƣởng sớm, do vậy trong chăn nuôi gà sinh sản, cần chú ý cho gà ăn hạn chế trong giai đoạn gà dò, gà hậu bị để đảm bảo năng suất trứng trong giai đoạn sinh sản. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào số lƣợng và chất lƣợng thức ăn, phụ thuộc vào mức năng lƣợng, hàm lƣợng protein và các thành phần khác trong khẩu phần thức ăn. Năng suất trứng có hệ số di truyền không cao, nhƣng lại dao động lớn. Nguyễn Văn Thiện (1995) [25] cho biết, hệ số di truyền năng suất trứng của gà là 0,12 - 0,3. Về tỷ lệ đẻ gà có tỷ lệ đẻ thấp trong mấy tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và đạt tỷ lệ cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần và đạt tỷ lệ đẻ thấp ở cuối thời kỳ sinh sản. Sản lƣợng trứng/năm của một quần thể gà mái cao sản, đƣợc thể hiện theo quy luật cƣờng độ đẻ trứng cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần đến hết năm đẻ. Để tiến hành chọn giống về sức đẻ trứng Hutt F.B (1978) [12] đã áp dụng ổ đẻ có cửa sập tự động để kiểm tra số lƣợng trứng của từng gà mái. Các tác giả cho rằng sản lƣợng trứng 3 tháng đẻ đầu và sản lƣợng trứng cả năm có tƣơng quan di truyền chặt chẽ (0,7 - 0,9). Năng suất trứng của gà Lƣơng Phƣợng Hoa/48 tuần đẻ đạt trung bình 158,63 quả/mái (Vũ Ngọc Sơn và cs. (1999) [22]). Phùng Đức Tiến và cs. (2004)[29] nghiên cứu trên gà Ai Cập, công bố năng suất trứng từ 22 - 61 tuần đạt 175,36 quả/mái. 2.1.3.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn Theo Chambers và cs. (1984) [45], hiệu quả sử dụng thức ăn đƣợc định nghĩa là mức độ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Từ mức độ tiêu 10 tốn thức ăn ngƣời ta tính đƣợc chi phí thức ăn. Đây là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi gia cầm, theo ƣớc tính chi phí thức ăn thƣờng chiếm 70 - 75% giá thành của sản phẩm vật nuôi, cho nên việc giảm chi phí thức ăn thƣờng đƣợc quan tâm hàng đầu đối với các nhà di truyền chọn giống. Đối với gà nuôi sinh sản thì hiệu quả sử dụng thức ăn đƣợc tính là tổng lƣợng thức ăn tiêu thụ giai đoạn hậu bị và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giai đoạn sinh sản, còn đối với gà nuôi thƣơng phẩm thịt thì hiệu quả sử dụng thức ăn đƣợc tính là tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng. Chambers J. R. (1990) [44] đã xác định đƣợc hệ số tƣơng quan giữa khối lƣợng cơ thể và tăng khối lƣợng cơ thể với tiêu tốn thức ăn thƣờng rất cao (0,5 - 0,9). Còn tƣơng quan giữa sinh trƣởng và chuyển hóa thức ăn là âm từ - 0,2 đến - 0,8. Hiệu quả sử dụng thức ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Đoàn Xuân Trúc và cs. (1993) [35] cho biết tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng dòng giống gia cầm. Lê Hồng Mận và cs. (1993) [18] cho biết nuôi gà broiler đến 9 tuần tuổi tiêu tốn 2,39 - 2,41kg thức ăn cho một kg tăng trọng. Đoàn Xuân Trúc và cs. (1993)[35], nghiên cứu trên 4 công thức lai AV35, AV53, V135, V153 cho biết tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng ở 56 ngày tuổi của các công thức lai tƣơng ứng là 2,34kg; 2,23kg; 2,26kg; 2,32kg. Hiệu quả sử dụng thức ăn không những phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng dòng giống gia cầm mà nó còn phụ thuộc vào chế độ dinh dƣỡng. Nguyễn Thị Mai (2009) [17] cho biết, các mức năng lƣợng khác nhau trong thức ăn cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn. Tác giả cho biết cùng hàm lƣợng protein, khi tăng mức năng lƣợng trong 1 kg thức ăn từ 2.900 đến 3.200 kcal đã làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Nói cách khác đã làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng cơ thể gà broiler ở 7 tuần tuổi từ 2,41 xuống 2,15kg. 11 2.1.3.4. Những yếu tố ản ởn đến khả năng sinh sản của gia cầm Sức đẻ trứng của gia cầm chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố ảnh hƣởng đến sức đẻ trứng ở mức độ nhất định. Một số yếu tố chính ảnh hƣởng đến sức đẻ trứng của gia cầm nhƣ các yếu tố di truyền cá thể, giống dòng gia cầm, tuổi, chế độ dinh dƣỡng, điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Thị Mai và cs. (2009) [17]). + Các yếu tố d truyền cá t ể Có 5 yếu tố di truyền ảnh hƣởng đến sức đẻ trứng của gia cầm: tuổi thành thục sinh dục, cƣờng độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học và tính ấp bóng. Tuổi thành thục sinh dục có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Theo Brandsch H. và Biichel H. (1978) [4] tuổi thành thục sinh dục sớm là một tính trạng mong muốn đối với gà nhƣng lại phải liên quan với khối lƣợng cơ thể, nếu không trứng đẻ ra sẽ nhỏ. Tuổi thành thục sinh dục và kích thƣớc cơ thể có tƣơng quan nghịch. Chọn lọc theo hƣớng tăng khối lƣợng quả trứng sẽ dẫn đến tăng khối lƣợng cơ thể và tuổi đẻ quả trứng đầu tiên. Cƣờng độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Chu kỳ đẻ trứng là số lƣợng trứng đẻ ra mà không bị ngắt đoạn, còn gọi là trật đẻ, có thể đƣợc lấy làm tiêu chuẩn cho cƣờng độ đẻ trứng. Thời gian đẻ kéo dài của trật đẻ liên quan đến chặt chẽ với số lƣợng ánh sáng, do đó có thể tác động lên đặc điểm này bằng sự chiếu sáng nhân tạo. Cƣờng độ đẻ trứng tƣơng quan rất chặt với sức đẻ trứng của cả năm. Card L. E. và Nesheim M. C. (1970) [43] cho rằng, cƣờng độ đẻ trứng thƣờng đƣợc xác định theo khoảng thời gian 30 60 ngày và 100 ngày. Các tác giả này còn cho biết, đối với các giống gà chuyên trứng cao sản thƣờng có cƣờng độ đẻ trứng lớn nhất vào tháng thứ hai và ba sau đó giảm dần đến hết năm đẻ. Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994) [11], cho biết có sự tƣơng quan rất chặt chẽ giữa cƣờng độ đẻ trứng của 3 - 4 tháng đầu tiên với sức đẻ trứng cả năm. Vì vậy, ngƣời ta thƣờng dùng cƣờng độ đẻ trứng ở 3 - 4 tháng tuổi đầu tiên để dự đoán sức đẻ trứng của gia cầm 12 mà ghép đôi và chọn lọc giống. Cƣờng độ đẻ trứng còn liên quan mật thiết với thời gian hình thành trứng và chu kỳ đẻ trứng. Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học liên quan đến thời vụ nở của gia cầm con. Tùy thuộc vào thời gian nở mà sự bắt đầu và kết thúc của chu kỳ đẻ trứng sinh học có thẻ xảy ra trong thời gian khác nhau trong năm. Thƣờng ở gà, chu kỳ này kéo dài một năm. Chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tƣơng quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng. Giữa tuổi thành thục và thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tƣơng quan nghịch rõ rệt. Tính ấp bóng hay bản năng đòi ấp trứng của gia cầm là phản xạ không điều kiện có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Trong tự nhiên, tính ấp bóng giúp gia cầm duy trì nòi giống. Bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố di truyền do đó rất khác giữa các giống và các dòng. Các dòng, giống nhẹ cân có tần số thể hiện bản năng đòi ấp thấp hơn các dòng nặng cân và trung bình. Gà Leghorn và gà Goldline hầu nhƣ không còn bản năng đòi ấp. Bản năng đòi ấp là một đặc điểm di truyền của gia cầm, nó là một phản xạ nhằm hoàn thiện quá trình sinh sản. Song với thành công trong lĩnh vực ấp trứng nhân tạo, để nâng cao năng suất trứng của gia cầm cần rút ngắn và làm mất hoàn toàn bản năng ấp trứng. Bởi vì bản năng ấp trứng là một yếu tố ảnh hƣởng đến sức bền đẻ trứng và sức đẻ trứng. Các yếu tố di truyền cá thể phụ thuộc vào các gen khác nhau và ảnh hƣởng ở mức độ khác nhau đến sức đẻ trứng. Muốn nâng cao sức đẻ trứng qua một số ít thế hệ phải bắt đầu chọn lọc trên cả 5 yếu tố nói trên. + G ốn , dòn a cầm Giống, dòng gia cầm có ảnh hƣởng rất lớn đến sức sản xuất trứng của gia cầm. Các giống khác nhau có khả năng đẻ trứng là khác nhau: giống gà Kabir năng suất trứng trung bình là 195 quả/mái/năm, gà Brown Nick năng suất trứng trung bình là 300 quả/mái/năm. Các giống gà đƣợc chọn lọc theo hƣớng chuyên trứng thƣờng có năng suất trứng cao hơn các giống gà kiêm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng