Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá kết quả phẫu thuật robot điều trị u trung thất tại bệnh viện chợ rẫy...

Tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật robot điều trị u trung thất tại bệnh viện chợ rẫy

.PDF
123
1
138

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---oOo--- ĐẶNG ĐÌNH MINH THANH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ROBOT ĐIỀU TRỊ U TRUNG THẤT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Chuyên ngành: Ngoại – Lồng ngực Mã số: CK 62 72 07 05 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ HỮU VĨNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Đặng Đình Minh Thanh . . MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3 1.1. Giải phẫu và phân chia trung thất: ............................................................. 3 1.2. Nguyên nhân và phân loại một số u trung thất: ......................................... 8 1.2.1. Phân loại theo vị trí: ............................................................................ 8 1.2.2. Phân loại U và nang trung thất theo mô học ....................................... 9 1.2.3. Theo mức độ lành-ác......................................................................... 10 1.3. Đặc điểm một số loại u trung thất nguyên phát thường gặp .................... 11 1.3.1. U tuyến ức ......................................................................................... 11 1.3.2. U lymphôm........................................................................................ 13 1.3.3. U tế bào mầm .................................................................................... 14 1.3.4. U thần kinh ........................................................................................ 15 1.3.5. Nang trung thất.................................................................................. 16 1.4. Chẩn đoán u trung thất ............................................................................. 17 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng ........................................................................ 17 1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng ................................................................. 19 1.5. Điều trị ngoại khoa u trung thất ............................................................... 24 1.5.1. Chỉ định ngoại khoa điều trị u trung thất .......................................... 25 1.5.2. Các phẫu thuật điều trị u trung thất................................................... 26 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 40 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 40 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .......................................................................... 40 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................ 40 . . 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 40 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 40 2.2.2. Ước lượng cỡ mẫu............................................................................. 40 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 40 2.2.4. Cách xử lý khi bệnh nhân không tái khám ....................................... 41 2.3. Thu thập và xử lý số liệu .......................................................................... 41 2.3.1. Thu thập số liệu ................................................................................. 41 2.3.2. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................. 41 2.4. Vấn đề y đức ............................................................................................ 42 2.5. Đánh giá kết quả sớm ............................................................................... 42 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 54 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................................... 54 3.1.1. Đặc điểm chung................................................................................. 54 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng ............................................................................ 55 3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng ..................................................................... 57 3.2. Kết quả phẫu thuật robot điều trị u trung thất .......................................... 62 3.2.1. Vị trí u và tư thế bệnh nhân trong mổ ............................................... 62 3.2.2. Số cánh tay robot và dụng cụ sử dụng .............................................. 63 3.2.3. Thời gian lắp đặt máy (Docking time) và thời gian mổ ................... 64 3.2.4. Tai biến chảy máu ............................................................................. 64 3.2.5. Chuyển mổ mở .................................................................................. 64 3.2.6. Thời gian lưu ống dẫn lưu màng phổi và thời gian nằm viện ........... 64 3.2.7. Biến chứng sau mổ ............................................................................ 65 3.2.8. Thời gian dùng giảm đau dạng tiêm sau mổ ..................................... 66 3.2.9. Kết quả sớm sau mổ .......................................................................... 67 Chƣơng 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 68 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................................... 68 . . 4.1.1. Đặc điểm chung................................................................................. 68 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng ............................................................................ 69 4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng ..................................................................... 70 4.2. Kết quả phẫu thuật robot điều trị u trung thất .......................................... 73 4.2.1. Vị trí u và tư thế bệnh nhân trong mổ ............................................... 73 4.2.2. Số cánh tay robot và dụng cụ sử dụng .............................................. 86 4.2.3. Thời gian lắp đặt máy và thời gian mổ ............................................. 87 4.2.4. Tai biến chảy máu ............................................................................. 89 4.2.5. Chuyển mổ mở .................................................................................. 90 4.2.6. Thời gian lưu ống dẫn lưu màng phổi và thời gian nằm viện ........... 91 4.2.7. Biến chứng sau mổ ............................................................................ 92 4.2.8. Thời gian dùng giảm đau dạng tiêm sau mổ ..................................... 94 4.2.9. Kết quả sớm sau mổ .......................................................................... 94 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân DLMP Dẫn lưu khoang màng phổi ĐM Động mạch ĐMC Động mạch chủ Đ-TMC Động- tĩnh mạch chủ MP Màng phổi TDMP Tràn dịch màng phổi TKMP Tràn khí màng phổi TMMP Tràn máu màng phổi N Số trường hợp NKQ Nội khí quản KLS Khoang liên sườn TM Tĩnh mạch TMC Tĩnh mạch chủ T Trái P Phải . . DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT VIẾT TẮT ASA TIẾNG ANH American Society of TIẾNG VIỆT Hiệp hội bác sĩ gây mê Hoa Kỳ Anesthesiologist Cadiere Kẹp mô mềm Prograsp Kẹp mô cứng Bipolar Dao điện lưỡng cực Digital Subtraction Chụp mạch máu kỹ thuật số xóa Angiography nền Docking time Thời gian cài đặt robot Endowrist Cổ tay nội soi Food and Drug Cục quản lý thực phẩm và dược Administration Hoa Kỳ Forced Expiratory Thể tích khí thở ra gắng sức Volume in 1 st Second trong 1 giây đầu tiên Fine Needle Aspiration Chọc hút bằng kim nhỏ Harmonic Dao siêu âm Ligasure Dao đốt cắt mô Ligasure HU Hounsfield Unit Đơn vị Hounsfield MRI Magnetic Resonance Chụp cộng hưởng từ DSA FDA FEV1 Imaging MVV Maximum Voluntary Thông khí tự ý tối đa Ventilation NA Non Applicable Không áp dụng Patient-side Cart Xe chở cánh tay robot . . VIẾT TẮT PET TIẾNG ANH Positron Emission TIẾNG VIỆT Chụp cắt lớp phát xạ Tomography Surgeon console Bàn điều khiển của phẫu thuật viên VATS r-VATS VC Console time Thời gian điều khiển robot Stapler Dụng cụ cắt mô tự động Trocar Kênh nội soi Video-Assisted Thoracic Phẫu thuật nội soi lồng ngực có Surgery video hỗ trợ Robotic Video Assisted Phẫu thuật nội soi lồng ngực có Thoracic Surgery robot hỗ trợ Vital Capacity Dung tích sống Wound retractor Vòng vén vết mổ . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại theo mô học ...................................................................... 9 Bảng 1.2. Liên quan vị trí với tính chất lành-ác ............................................. 10 Bảng 3.1. Tuổi của nhóm nghiên cứu ............................................................. 54 Bảng 3.2. Khoảng tuổi .................................................................................... 54 Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng chung .......................................................... 57 Bảng 3.4. Ranh giới u...................................................................................... 60 Bảng 3.5. Một số chỉ số cận lâm sàng khác .................................................... 61 Bảng 3.6. Vị trí u và tư thế bệnh nhân trong mổ............................................. 62 Bảng 3.7. Số cánh tay robot và dụng cụ sử dụng ............................................ 63 Bảng 3.8. Thời gian lắp đặt robot (Docking time) và thời gian mổ................ 64 Bảng 3.9. Thời gian dẫn lưu màng phổi và thời gian nằm viện...................... 64 Bảng 3.10. Kết quả sớm sau mổ ..................................................................... 67 Bảng 4.1. Đối chiếu kích thước u với một số tác giả ...................................... 71 Bảng 4.2. Vị trí bỏ sót mô ở trung thất trong VATS cắt tuyến ức .................. 76 Bảng 4.3. Tổng kết của M.Ismail về phẫu thuật robot cắt u tuyến ức ............ 77 Bảng 4.4. Thời gian mổ ................................................................................... 88 Bảng 4.5. Tỉ lệ phẫu thuật robot cắt u trung thất chuyển mổ mở và lý do ..... 90 Bảng 4.6. Thời gian dẫn lưu màng phổi và thời gian nằm viện...................... 91 Bảng 4.7. Tỉ lệ tai biến sau mổ........................................................................ 92 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ giới ................................................................................... 55 Biểu đồ 3.2. Lý do nhập viện .......................................................................... 55 Biểu đồ 3.3. Triệu chứng thực thể................................................................... 56 Biểu đồ 3.4. Hình ảnh XQuang ngực thẳng .................................................... 57 Biểu đồ 3.5. Vị trí u trên CTScan ................................................................... 58 Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ các loại u ............................................................................ 59 Biểu đồ 3.7. Phân bố kích thước u .................................................................. 59 Biểu đồ 3.8. Giải phẫu bệnh sau mổ ............................................................... 61 Biểu đồ 3.9. Biến chứng sau mổ ..................................................................... 65 Biểu đồ 3.10. Số ngày dùng giảm đau dạng tiêm sau mổ ............................... 66 . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Trung thất nhìn phía trước ................................................................ 3 Hình 1.2. Trung thất chia thành 2 phần............................................................. 4 Hình 1.3. Trung thất chia thành 4 phần............................................................. 5 Hình 1.4. Trung thất chia thành 3 phần............................................................. 6 Hình 1.5. Trung thất nhìn từ bên phải ............................................................... 7 Hình 1.6. Trung thất nhìn từ bên trái ................................................................ 7 Hình 1.7. Vị trí camera và dụng cụ phẫu thuật nội soi thông thường............. 30 Hình 1.8. Bàn điều khiển của phẫu thuật viên ................................................ 35 Hình 1.9. Xe chở cánh tay robot ..................................................................... 36 Hình 1.10. Cấu tạo kiểu cổ tay của dụng cụ phẫu thuật nội soi robot ............ 37 Hình 2.1. Vị trí đặt các trocar theo dọc KLS 8 ............................................... 43 Hình 2.2. Vị trí Trocar mổ robot cắt phổi trái và phải .................................... 44 Hình 2.3. Vị trí trocar mổ robot qua ngực phải, tư thế nghiêng 90 độ ........... 44 Hình 2.4. Khoảng cách tối thiểu giữa các cánh tay robot ............................... 45 Hình 2.5. Vị trí trocar mổ robot qua đường ngực trái, tư thế nghiêng 90 độ . 45 Hình 2.6. Vị trí camera và 2 cánh tay robot trong đường mổ ngực trái, nghiêng 45 độ. ................................................................................. 46 Hình 2.7. Vị trí đầu tiên khi cắt tuyến ức qua ngực trái. ................................ 46 Hình 2.8. Cắt mô ở sau, ngoài TK hoành trái và ở cửa sổ phế-chủ. ............... 47 Hình 2.9. Bóc tách tù tạo khoang sau xương ức ............................................. 47 Hình 2.10. Sử dụng cổng Glove-port trong mổ đường dưới mũi ức .............. 48 Hình 2.11. Nguyên lý cấu tạo của cổng Glove port. ....................................... 48 Hình 2.12. Vị trí 2 cánh tay thao tác ở dưới bở sườn trong mổ robot cắt tuyến ức đường dưới mũi ức ..................................................................... 49 Hình 2.13. ...................................................................................................... 50 . . Hình 2.14. Vị trí thực tế của trocar mổ robot đường dưới mũi ức.................. 50 Hình 2.25. Vùng tâm chuyển động của trocar nằm giữa thành ngực. ............ 51 Hình 4.1. Tương quan vị trí dụng cụ trên cùng với chỗ TM vú trong đổ vể TM vô danh ..................................................................................... 80 Hình 4.2. Phẫu trường trung thất trước qua camera dưới mũi ức ................... 82 Hình 4.3. Vùng dưới phải của trung thất trước (camera dưới mũi ức). .......... 83 Hình 4.4. Vùng dưới trái của trung thất trước (camera dưới mũi ức). ........... 83 Hình 4.5. Thần kinh hoành trái (camera dưới mũi ức) ................................... 84 Hình 4.6. Cửa sổ phế chủ (camera dưới mũi ức) ........................................... 84 Hình 4.7. TK hoành phải (camera dưới mũi ức) ............................................. 85 Hình 4.8. Khe Đ-TMC sau cắt trọn mô (camera dưới mũi ức)....................... 85 Hình 4.9. TM vô danh (camera dưới mũi ức). ................................................ 86 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật robot trong chuyên ngành phẫu thuật tim mạch lồng ngực lần đầu được thực hiện năm 1998 tại Pháp [53] và Đức [68] trong bắc cầu vành dùng động mạch vú trong. Phẫu thuật robot được FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược Hoa Kỳ) công nhận năm 2000. Báo cáo đầu tiên trên thế giới về phẫu thuật robot cắt u tuyến ức của Nhật Bản năm 2001 [85], Mỹ năm 2003 [21]. Từ đó đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng kỹ thuật này. Với các ưu thế vượt trội so với phẫu thuật nội soi thông thường nhờ độ phóng đại gấp 10 lần, màn hình 3D độ phân giải cao, tầm nhìn lớn, khả năng thao tác linh hoạt hơn nhiều lần so với cổ tay con người đã giúp phẫu thuật dễ dàng hơn ở những vị trí sâu, góc hẹp. Đối chiếu các đặc tính ưu việt của phẫu thuật robot với các bệnh lý trong chuyên ngành phẫu thuật lồng ngực, sự phù hợp nổi trội với trung thất một vùng không gian có nhiều góc khuất và hẹp, gây khó khăn không chỉ cho phẫu thuật nội soi thông thường, mà đôi khi còn khó cả với mổ hở. Với những lợi điểm của phẫu thuật robot, trung thất thực sự là một chỉ định lý tưởng để áp dụng kỹ thuật này. Tại Việt Nam, năm 2014 là năm khởi đầu của ứng dụng phẫu thuật robot tại bệnh viện Nhi TW. Năm 2017, được triển khai tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Cho đến nay, kỹ thuật này đã được triển khai thường quy ở 7 bệnh viện trong cả nước. Trên thế giới, đã có nhiều báo cáo cho thấy hiệu quả của phẫu thuật robot trong điều trị các loại u trung thất. Nhưng tại Việt Nam, hiện mới chỉ có một số báo cáo chung về toàn bộ các bệnh ngoại khoa được phẫu thuật robot, hoặc chỉ báo cáo với số lượng bệnh nhân rất ít về bệnh lý lồng ngực nói . . 2 chung. Với tốc độ phát triển ngày càng trở thành một xu thế chung trong chuyên ngành ngoại khoa, đặt ra cho chúng tôi một câu hỏi: “Phẫu thuật robot điều trị u trung thất nên chỉ định cho đối tƣợng bệnh nhân nào?, sự an toàn và hiệu quả của nó ra sao?” Từ những trăn trở đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đạt những mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân u trung thất được điều trị bằng phẫu thuật robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật robot trong điều trị u trung thất tại Bệnh viện Chợ Rẫy . . 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 . Giải phẫu và phân chia trung thất: Trung thất là một khoang trong lồng ngực nằm ở giữa hai phổi. Hình 1.1. Trung thất nhìn phía trước “Nguồn: Grant’s Atlas of anatomy” Giới hạn: Trung thất là bộ phận quan trọng của lồng ngực, là khoang hình thang có 6 mặt, mặt đáy là cơ hoành, trần là nền cổ, vách trước là mặt sau xương ức, vách sau là mặt trước các đốt xương sống ngực, 2 vách bên là 2 lá thành màng phổi trung thất. Trung thất chứa hầu hết các thành phần quan trọng của lồng ngực trừ 2 lá phổi. Phân khu: Theo quy ước, để dễ mô tả người ta phân chia trung thất thành nhiều khoang. Những u trung thất đặc hiệu có khuynh hướng nằm ở những vị trí nhất định, mỗi vùng của trung thất có đường vào thuận lợi riêng . . 4 khi phẫu thuật. Vì vậy, sự phân chia trung thất thành những khoang khác nhau là rất cần thiết trong điều trị các khối u này. Tuy nhiên, sự phân chia trung thất ra từng vùng, từng tầng, hiện nay trong nước và thế giới chưa có sự thống nhất. Sự phân chia trung thất thành từng khu, vùng chỉ là một quy ước định khu về mặt cấu tạo hình thái hoặc về bệnh lý. Trên thực tế, các vùng của trung thất thông thương với nhau và liên quan chặt chẽ với nhau, các mặt phẳng phân chia chỉ mang tính chất tương đối mà thôi. Để dễ mô tả, người ta phân chia trung thất thành nhiều khu. Có ba cách phân chia khác nhau: [2], [6] * Quan niệm cổ điển: Trung thất được chia thành hai phần là trung thất trước và trung thất sau. Một mặt phẳng đứng đi ngang qua khí quản và hai phế quản chính được quy ước là ranh giới giữa hai trung thất. Hình 1.2. Trung thất chia thành 2 phần “Nguồn: Giải phẫu ngực bụng, Nhà xuất bản y học” [2] * Quan niệm đuợc thông qua ở hội nghị các nhà giải phẫu quốc tế: Trung thất chia thành bốn phần là trung thất trên, trung thất trước, trung thất giữa và trung thất sau. - Trung thất trên nằm trên mặt phẳng đi ngay trên khoang màng ngoài tim, tức ngang mức ở phía sau với khe đốt sống ngực 4, 5 và phía trước với . . 5 khe cán và thân xương ức. Trung thất trên chứa một phần của tuyến ức, khí quản, các mạch máu lớn của tim như: quai động mạch chủ và các nhánh của nó, thân động mạch phổi, tĩnh mạch chủ trên, thực quản, dây thần kinh X và dây thần kinh hoành. - Trung thất trước là một khoang rất hẹp nằm ngay trước màng tim và sau xương ức. Trung thất trước chỉ chứa một phần tuyến ức, ít tổ chức liên kết và một số hạch bạch huyết. - Trung thất giữa là nơi chứa tim và màng ngoài tim. - Trung thất sau nằm sau tim và màng ngoài tim, là một ống dài và hẹp chứa nhiều thành phần quan trọng nối liền ba phần cổ, ngực và bụng như thực quản, động mạch chủ ngực, hệ tĩnh mạch đơn, ống ngực, dây thần kinh X và chuỗi hạch giao cảm. Hình 1.3. Trung thất chia thành 4 phần “Nguồn: Giải phẫu ngực bụng, Nhà xuất bản y học” [2] * Theo quan điểm của ngoại khoa: Cách phân chia trung thất của Shields năm 1972 là cách phân chia đơn giản và thường được sử dụng nhất. Shields phân chia trung thất ra làm 3 khoang là trung thất trước, trung thất giữa và trung thất sau. . . 6 Hình 1.4. Trung thất chia thành 3 phần “Nguồn: Raymond D.P., Daniel T.M (2005), Mediastinal Anatomy and Mediastinoscopy, Sabiston & Spencer, Surgery of the Chest” - Trung thất trước: Được giới hạn về phía trước bởi xương ức và phía sau bởi màng ngoài tim, động mạch chủ và các nhánh của nó (thân động mạch cánh tay đầu, động mạch cảnh chung trái và động mạch dưới đòn trái). Trung thất trước chứa tuyến ức hoặc dấu vết còn lại của nó, nhánh của động mạch và tĩnh mạch vú trong, hạch lymphô và một lượng mỡ thay đổi. - Trung thất giữa (khoang tạng): Chứa tim và các thành phần của nó, phần lên và phần ngang của động mạch chủ, tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới, động và tĩnh mạch thân cánh tay đầu, thần kinh hoành và phần trên của dây thần kinh X, khí quản và phế quản chính với các hạch lymphô bên cạnh và động mạch, tĩnh mạch phổi, thực quản, động mạch chủ ngực. - Trung thất sau (khoang cạnh sống): Là một ống dài và hẹp chứa nhiều thành phần nối liền 3 phần cổ, ngực và bụng như hệ tĩnh mạch đơn, ống ngực, dây thần kinh X. . . 7 Hình 1.5. Trung thất nhìn từ bên phải "Nguồn: Atlas Giải Phẫu Người (2013), Frank H. Netter, Hình 224" Hình 1.6. Trung thất nhìn từ bên trái "Nguồn: Atlas Giải Phẫu Người (2013), Frank H. Netter, Hình 225" . . 8 1.2 . Nguyên nhân và phân loại một số u trung thất: U là khối mô tân tạo, được hình thành do sự tăng sản (hyperplasia) bất thường của các tế bào, thường tồn tại lâu dài (hoặc vĩnh viễn), ít phụ thuộc vào quy luật cân bằng nội môi (quy luật đồng tồn) của cơ thể, có thể tiến triển lành tính (bướu lành) hoặc ác tính (ung thư). Các khối u hình thành trong trung thất được gọi là khối u nguyên phát. Khi nó hình thành do di căn từ cơ quan khác tới trung thất, được gọi là u trung thất thứ phát. U trung thất khác nhau tùy theo tuổi và theo vùng của trung thất. Nếu tính chung thì u thần kinh chiếm nhiều nhất với 23%, u tuyến ức 17%, u lymphô chiếm 11%, u tế bào mầm chiếm 9%, u trung mô và u tuyến nội tiết chiếm 2-3%, riêng u nang chiếm tỉ lệ 10-23%. Nếu tính theo tuổi thì ở độ tuổi 50 u thần kinh và u tuyến ức chiếm tỉ lệ cao nhất 30% – 40%. Nhưng ở trẻ em u thần kinh chiếm tỉ lệ cao nhất . 1.2.1 . Phân loại theo vị trí: - U trung thất trước chiếm tỉ lệ cao nhất (49-59%) bao gồm u tuyến ức, u tế bào mầm, u lymphô, u nang và bướu giáp thòng vào lồng ngực. Ít gặp hơn là u trung mô (u mỡ, u sợi, u mạch bạch huyết hoặc u ác tương ứng). U có nguồn gốc thần kinh ít gặp. - U trung thất giữa chiếm 18 –23% bao gồm u nang (nang màng bao tim, nang phế quản, nang thực quản), u lymphô, các u dạng hạt (lao, bệnh bụi phổi) hoặc là các u ác tính trung mô. - U trung thất sau chiếm tỉ lệ 23 – 27%, đa phần có nguồn gốc thần kinh (3/4), các u nang, bướu giáp thòng trong lồng ngực, u sắc tố, u tuyến ức lạc chỗ [29]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất