Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy trật cột sống cố thấp do chấn thương bằng phương...

Tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy trật cột sống cố thấp do chấn thương bằng phương pháp nắn trật và làm cứng lối trước

.PDF
136
1
99

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- TRỊNH ĐÌNH LỢI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY TRẬT CỘT SỐNG CỐ THẤP DO CHẤN THƢƠNG BẰNG PHƢƠNG PHÁP NẮN TRẬT VÀ LÀM CỨNG LỐI TRƢỚC LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- TRỊNH ĐÌNH LỢI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY TRẬT CỘT SỐNG CỐ THẤP DO CHẤN THƢƠNG BẰNG PHƢƠNG PHÁP NẮN TRẬT VÀ LÀM CỨNG LỐI TRƢỚC Chuyên ngành: Ngoại - Thần kinh và Sọ não Mã số: CK 62 72 07 20 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HUỲNH LÊ PHƢƠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Trịnh Đình Lợi . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT..................................... i DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ............................ ii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Giải phẫu cột sống cổ ................................................................................. 4 1.2. Sinh lý bệnh trong chấn thương cột sống cổ ............................................ 12 1.3. Phân loại chấn thương cột sống cổ thấp................................................... 15 1.4. Lâm sàng và hình ảnh học........................................................................ 23 1.5. Điều trị ban đầu ........................................................................................ 28 1.6. Điều trị phẫu thuật .................................................................................... 31 1.7. Biến chứng của phẫu thuật cột sống cổ thấp lối trước ............................. 38 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 39 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 39 2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh .............................................................................. 39 . . 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 39 2.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 40 2.5. Phương pháp phẫu thuật........................................................................... 46 2.6. Y đức trong nghiên cứu............................................................................ 50 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 52 3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................................... 52 3.2. Đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật........................................................ 55 3.3. Đặc điểm hình ảnh học trước phẫu thuật ................................................. 59 3.4. Kết quả điều trị ......................................................................................... 66 3.5. Một số yếu tố liên quan đến sự phục hồi thần kinh theo AIS .................. 72 Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 76 4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................................... 76 4.2. Đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật........................................................ 79 4.3. Đặc điểm hình ảnh học trước phẫu thuật ................................................. 80 4.4. Kết quả điều trị ......................................................................................... 87 4.5. Một số yếu tố liên quan đến sự phục hồi thần kinh theo AIS .................. 95 4.6. Bàn về biến chứng của phẫu thuật cột sống cổ thấp lối trước ................. 97 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 . . i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT . CHT Cộng hưởng từ CLVT Cắt lớp vi tính CSC Cột sống cổ DC Dây chằng DC-ĐĐ Dây chằng – đĩa đệm TVĐĐ Thoát vị đĩa đệm . ii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT AIS ASIA Impairment Scale Phân độ tổn thương thần kinh theo ASIA AMS ASIA Motor Scale Thang điểm vận động theo ASIA ASIA American Spinal Injury Association Hiệp hội tổn thương tủy sống Hoa Kỳ MRI Magnetic Resonance Imaging Cộng hưởng từ SCI Spinal Cord Injury Tổn thương tủy SLIC Subaxial Injury Classification Phân loại chấn thương cột sống cổ thấp VAS Visual Analog Scale Thang điểm đau nhìn . . iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Cách tính điểm theo phân loại SLIC .............................................. 22 Bảng 1.2. Phân loại ASIA ............................................................................... 24 Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi (n=43) ...................................................... 52 Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp (n=43) ................................................... 53 Bảng 3.3. Phân bố nguyên nhân chấn thương (n=43) ..................................... 54 Bảng 3.4. Phân bố kiểu chấn thương (n=43) .................................................. 54 Bảng 3.5. Phân bố tổn thương thần kinh theo ASIA (n=43) .......................... 55 Bảng 3.6. Tỉ lệ rối loạn cảm giác (n=43) ........................................................ 56 Bảng 3.7. Rối loạn cơ vòng (n=43) ................................................................. 56 Bảng 3.8. Liên quan giữa rối loạn cơ vòng với tổn thương tủy theo phân loại ASIA lúc nhập viện (n=29) ................................................................... 57 Bảng 3.9. Rối loạn hô hấp (n=43) ................................................................... 57 Bảng 3.10. Liên quan giữa rối loạn hô hấp với tổn thương tủy theo phân loại ASIA lúc nhập viện (n=29) ................................................................... 58 Bảng 3.11. Vị trí gãy (n=43) ........................................................................... 59 Bảng 3.12. Loại gãy (n=43) ............................................................................ 59 Bảng 3.13. Liên quan giữa vị trí gãy và loại gãy (n=43) ................................ 60 Bảng 3.14. Phân bố theo độ di lệch trước – sau (n=43).................................. 61 Bảng 3.15. Phân bố tổn thương tủy trên CHT (n=43) .................................... 62 Bảng 3.16. Liên quan giữa chiều dài tổn thương tủy với mức độ tổn thương thần kinh theo thang điểm ASIA (n=29) ............................................... 62 Bảng 3.17. Phân bố tổn thương đĩa đệm (n=43) ............................................. 63 Bảng 3.18. Liên quan giữa vị trí gãy với tổn thương đĩa đệm (n=43) ............ 63 Bảng 3.19. Liên quan giữa loại gãy với tổn thương đĩa đệm (n=43).............. 64 Bảng 3.20. Liên quan giữa độ di lệch với tổn thương đĩa đệm (n=43)........... 64 . . iv Bảng 3.21. Liên quan giữa góc Cobb với tổn thương đĩa đệm (n=43) ........... 65 Bảng 3.22. Điểm theo phân loại SLIC (n=43) ................................................ 65 Bảng 3.23. Di lệch trước - sau tại thời điểm trước phẫu thuật, xuất viện và 6 tháng (n=43) .......................................................................................... 66 Bảng 3.24. Góc Cobb tại thời điểm trước phẫu thuật, xuất viện và sau 6 tháng (n=43) .................................................................................................... 67 Bảng 3.25. Kết quả nắn chỉnh sau phẫu thuật (n=43) ..................................... 67 Bảng 3.26. Kết quả độ liền xương (n=43) ...................................................... 68 Bảng 3.27. Sự phục hồi thần kinh theo thang điểm ASIA tại thời điểm 3 tháng, 6 tháng sau phẫu thuật (n=29) .................................................... 69 Bảng 3.28. Chức năng thần kinh theo phân loại ASIA tại thời điểm trước và sau phẫu thuật (n=29) ............................................................................ 69 Bảng 3.29. Điểm đau cổ VAS tại thời điểm trước và sau phẫu thuật (n=43) . 70 Bảng 3.30. Liên quan giữa tuổi với sự phục hồi thần kinh sau 6 tháng (n=29) ............................................................................................................... 72 Bảng 3.31. Liên quan giữa giới tính với sự phục hồi thần kinh sau 6 tháng (n=29) .................................................................................................... 72 Bảng 3.32. Liên quan giữa độ di lệch với sự phục hồi thần kinh sau 6 tháng (n=29) .................................................................................................... 73 Bảng 3.33. Liên quan giữa góc Cobb với sự phục hồi thần kinh sau 6 tháng (n=29) .................................................................................................... 74 Bảng 3.34. Liên quan giữa loại gãy với hồi phục thần kinh sau 6 tháng (n=29) ............................................................................................................... 74 Bảng 3.35. Liên quan giữa chiều dài tổn thương tủy với sự phục hồi thần kinh sau 6 tháng (n=29) ................................................................................. 75 Bảng 4.1. Theo dõi phục hồi chức năng thần kinh theo phân loại ASIA tại tháng thứ 3 sau phẫu thuật (n=29) ......................................................... 91 . . v Bảng 4.2. Theo dõi phục hồi chức năng thần kinh theo phân loại ASIA tại tháng thứ 6 sau phẫu thuật (n=29) ......................................................... 92 . . vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cột sống cổ từ C2-C7 nhìn nghiêng.................................................. 4 Hình 1.2. Cấu tạo khớp gian đốt sống ............................................................... 7 Hình 1.3. Đường dẫn truyền chất trắng........................................................... 10 Hình 1.4. Mạch máu tủy sống ......................................................................... 12 Hình 1.5. Tổn thương lún – phân loại SLIC ................................................... 19 Hình 1.6. Tổn thương căng – phân loại SLIC ................................................. 19 Hình 1.7. Trật và gãy trật – phân loại SLIC.................................................... 20 Hình 1.8. Bán trật cột sống cổ ......................................................................... 26 Hình 1.9. Trật mỏm khớp một bên .................................................................. 26 Hình 1.10. Trật mỏm khớp hai bên ................................................................. 27 Hình 1.11. Gãy trật đốt sống cổ C5-C6 kèm TVĐĐ ...................................... 27 Hình 1.12. Hình minh họa cơ chế thoát vị sau kéo ......................................... 35 Hình 2.1. Thang điểm VAS............................................................................. 40 Hình 2.2. Cách đo góc Cobb ........................................................................... 42 Hình 2.3. Đo di lệch trước - sau ...................................................................... 42 Hình 2.4. Đường vào cột sống cổ trước và các mốc giải phẫu ....................... 47 Hình 2.5. Kỹ thuật nắn trật bằng vít ................................................................ 48 Hình 2.6. Banh liên thân đốt hỗ trợ nắn trật ................................................... 49 Hình 2.7. Dụng cụ nắn trật .............................................................................. 49 Hình 2.8. Thay đĩa đệm, nắn chỉnh và làm cứng lối trước ............................. 50 . . vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới ........................................................................ 53 Biểu đồ 3.2. Độ di lệch trước - sau ................................................................. 60 Biểu đồ 3.3. Góc Cobb trước mổ .................................................................... 61 Biểu đồ 4.1. Độ tuổi trung bình các nghiên cứu ............................................. 76 Biểu đồ 4.2. Phân bố giới tính ở các nghiên cứu ............................................ 77 Biểu đồ 4.3. Nguyên nhân tai nạn giữa các nghiên cứu.................................. 78 Biểu đồ 4.4. Tổn thương thần kinh theo ASIA giữa các nghiên cứu.............. 79 Biểu đồ 4.5. Điểm đau cổ VAS trước phẫu thuật ........................................... 80 Biểu đồ 4.6. Vị trí tầng gãy trật CSC ở các nghiên cứu.................................. 81 Biểu đồ 4.7. Loại gãy ở các nghiên cứu .......................................................... 81 Biểu đồ 4.8. Tỉ lệ TVĐĐ trên bệnh nhân gãy trật CSC thấp ở các nghiên cứu ............................................................................................................... 82 Biểu đồ 4.9. Tỉ lệ TVĐĐ theo loại gãy trật 1 mỏm khớp, 2 mỏm khớp......... 83 Biểu đồ 4.10. Tỉ lệ TVĐĐ theo tầng gãy trật.................................................. 84 Biểu đồ 4.11. Tỉ lệ TVĐĐ theo độ di lệch thân sống ..................................... 85 Biểu đồ 4.12. Chiều dài tủy bị tổn thương trung bình theo mức độ nặng thần kinh theo phân loại ASIA ...................................................................... 86 Biểu đồ 4.13. Sự cải thiện độ di lệch trước và sau phẫu thuật ........................ 88 Biểu đồ 4.14. Sự cải thiện góc Cobb trước và sau phẫu thuật ........................ 89 Biểu đồ 4.15. Góc Cobb trước và sau phẫu thuật ở các nghiên cứu ............... 90 Biểu đồ 4.16. Điểm đau cổ VAS trước và sau phẫu thuật .............................. 94 Biểu đồ 4.17. Điểm VAS trước mổ và lần theo dõi cuối giữa các nghiên cứu ............................................................................................................... 94 . . viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Điều trị gãy bán trật, gãy trật mỏm khớp 1 bên hay 2 bên ............... 37 . . 1 MỞ ĐẦU Chấn thương cột sống cổ (CSC) là một chấn thương thường gặp ở những nước đang phát triển. Đây là loại tổn thương nặng của bệnh lý chấn thương ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ vững của CSC. Chấn thương CSC có tổn thương tủy sẽ gây nên hậu quả nặng nề cho bệnh nhân và là gánh nặng cho xã hội. Tại Bắc Mỹ, gãy trật CSC chiếm 80% trong các trường hợp chấn thương CSC. Hàng năm, có khoảng 5/100.000 người bị chấn thương CSC[10], [26]. Hiện nay, phẫu thuật cột sống có nhiều tiến bộ nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ, kỹ thuật và hiểu biết về giải phẫu học, cơ sinh học cột sống. Càng ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã được công bố. Tuy nhiên, việc phẫu thuật theo phương pháp nào là tốt nhất để điều trị chấn thương CSC thấp cũng còn nhiều ý kiến khác nhau[18]. Đối với chấn thương CSC, điều trị phẫu thuật dù lối trước hay lối sau thì mục tiêu cũng là: giải ép, nắn chỉnh và kết hợp xương. Lối vào trước có những ưu điểm là lấy được đĩa đệm thoát vị, ít nhiễm trùng nhưng cũng có khuyết điểm như không lấy được khối máu tụ và dây chằng vàng phía sau[28], chịu lực căng phía sau yếu khi có tổn thương các dây chằng phía sau [80]. Lối vào sau có nhiều ưu điểm như đường mổ đơn giản vì không có cơ quan nào quan trọng, lấy được khối máu tụ và dây chằng vàng chèn ép phía sau[28], chịu lực căng phía sau tốt[13]. Tuy nhiên, cũng có những khuyết điểm là không lấy được đĩa đệm phía trước trong trường hợp có thoát vị đĩa đệm, tổn thương khối cơ cổ sau. Do đó việc chẩn đoán đúng thương tổn, đề ra phương pháp điều trị đúng đắn là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. . . 2 Tại Việt Nam, chấn thương CSC được cả hai chuyên khoa Ngoại Thần Kinh và Chấn Thương Chỉnh Hình quan tâm nghiên cứu điều trị và đạt được nhiều kết quả khả quan. Vào thập niên 70, Hoàng Tiến Bảo và cộng sự đã sử dụng lối vào phía trước để điều gãy trật CSC C3-C7. Tiếp theo, Võ Văn Thành và Vũ Tam Tỉnh đã phẫu thuật lối trước cho các bệnh nhân bị gãy trật CSC thấp bằng lối vào trước. Lần lượt các tác giả như Hà Kim Trung, Vũ Hùng Liên, Trương Thiết Dũng… cũng đã sử dụng lối vào trước để điều trị chấn thương CSC thấp[6]. Một số tác giả còn nghi ngờ khả năng nắn chỉnh trật mỏm khớp và nguy cơ tổn thương thần kinh thứ phát sau phẫu thuật bằng đường mổ lối trước. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy trật cột sống cố thấp do chấn thƣơng bằng phƣơng pháp nắn trật và làm cứng lối trƣớc” để trả lời các câu hỏi sau: 1. Khả năng nắn chỉnh thành công trên bệnh nhân gãy trật cột sống cổ thấp do chấn thương. 2. Khả năng phục hồi chức năng thần kinh trên bệnh nhân gãy trật cột sống cổ thấp đã được nắn chỉnh và làm cứng lối trước. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phục hồi thần kinh trên bệnh nhân gãy trật cột sống cổ thấp được nắn chỉnh và làm cứng lối trước. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá kết quả nắn chỉnh bằng hình ảnh học trên bệnh nhân gãy trật cột sống cổ thấp được phẫu thuật làm cứng lối trước. 2. Đánh giá kết quả lâm sàng sau phẫu thuật trên bệnh nhân gãy trật cột sống cổ thấp được nắn chỉnh và làm cứng lối trước. 3. Khảo sát sự liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học với sự hồi phục thần kinh. . . 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu cột sống cổ Cột sống là cột xương dài từ mặt dưới xương chẩm đến hết xương cụt. Cột sống bao bọc và bảo vệ tủy sống được chia làm bốn đoạn: cổ, ngực, thắt lưng và cùng. Đoạn cổ có 7 đốt, trong đó lại chia làm 2 đoạn: CSC cao từ C1C2 và CSC thấp từ C3-C7. CSC thấp được tính từ đốt sống cổ 3 (C3) đến đốt sống cổ 7 (C7). Phía trước là thân đốt và đĩa đệm, chịu đựng hầu hết các lực nén ép dọc trục. Phía sau gồm bản sống, mỏm khớp, mỏm gai, các cơ và dây chằng hạn chế sự vận động quá mức của cột sống, chủ yếu chống lực căng. Giải phẫu CSC thấp bao gồm: đốt sống cổ, hệ thống dây chằng – đĩa đệm, các khớp, cơ cạnh sống, các thành phần thần kinh mạch máu. Hình 1.1. Cột sống cổ từ C2-C7 nhìn nghiêng “Nguồn: Netter F.H, 2013”[58] . . 5 1.1.1. Xƣơng, khớp, đĩa đệm 1.1.1.1. Cấu trúc xƣơng Đặc điểm thân đốt sống cổ thấp Đốt sống cổ có dạng hình ovan, với đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau. Độ lớn của thân đốt sống gia tăng từ trên xuống dưới, sự tăng dần độ lớn có liên quan đến khả năng chịu lực của thân đốt. Bờ trên của thân sống có dạng lồi hoặc hơi phẳng ở mặt phẳng đứng dọc và hình lõm chén ở mặt phẳng đứng ngang, cấu tạo này hình thành nên một cấu trúc gọi là mỏm móc ở 2 bên của mặt trên ngoài cùa thân đốt sống cổ, mỏm móc này hướng lên và khớp với một rãnh nhỏ ở bờ dưới ngoài của đốt sống trên, tạo thành một khớp bất động, không có bao hoạt dịch, được đặt tên là khớp Luschka. Mỏm gai Là thành phần sau cùng của xương sống, nó hướng ra sau và xuống dưới. Từ C3 đến C6, mỏm gai thường chẻ đôi ở đỉnh. Mỏm gai là nơi bám của dây chằng trên gai, liên gai, chúng có tác dụng chống gập quá mức rất hữu hiệu nhờ tay đòn dài. Mỏm ngang Tại nơi giao nhau giữa chân cung và bản sống, củ trước của mỏm ngang đi ra ngoài và nối với củ sau thông qua một phiến mỏng ngang đề tạo thành lỗ ngang, là nơi để động mạch đốt sống chui vào. Động mạch đốt sống thường chui vào lỗ ngang của đốt sống C6, tuy nhiên trong một số trường hợp nó cũng có thể chui vào lỗ ngang của C3, C4, C5, C7. Theo Bruneau và cộng sự[22], động mạch đốt sống chui vào lỗ ngang của đốt sống C6 là 93%, ở C3, C4, C5 và C7 lần lượt là: 0,2%, 1%, 5% và 0,8%. . . 6 Bản sống Bản sống là nơi vững chắc để cơ và các dây chằng bám vào, các lực tác động thông qua bản sống, mỏm gai sẽ làm chuyển động cột sống. Chân cung Chân cung của đốt sống cổ thấp đi ra sau và ra ngoài so với thân sống và hợp với bản sống để tạo thành cung đốt sống. Trong các đốt sống cổ thì C7 có chiều cao và độ dày của chân cung lớn nhất. Khối bên Cấu trúc này là nơi gặp nhau giữa chân cung và bản sống của đốt sống cổ thấp. Khối bên gồm 2 mỏm khớp trên và dưới để khớp với các đốt sống trên và dưới kế cận, với diện khớp trên hướng ra sau, xuống dưới trong khi các diện khớp dưới hướng ra trước và lên trên. Các diện khớp này khớp với nhau theo mặt phẳng đứng ngang. Lỗ liên hợp Lỗ liên hợp ở CSC thấp được giới hạn phía trước bởi mỏm móc, phần sau bên của đĩa đệm và một phần dưới của thân đốt sống. Giới hạn phía sau bởi mỏm khớp và diện khớp trên của đốt sống phía dưới. Giới hạn phía trên và dưới là chân cung của 2 đốt sống liền kề. Kích thước của lỗ liên hợp được quy định bởi 2 khuyết sống trên và dưới của 2 chân cung tương ứng. Ống sống Ống sống CSC thấp có dạng hình tam giác, với đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau. Đường kính ống sống cổ giảm dần từ C3 đến C7: 18 mm xuống 15 mm ở C7. 1.1.1.2. Khớp Khớp của CSC thấp thuộc loại khớp lồi, có bao hoạt dịch, bao khớp lỏng lẻo nhưng chắc chắn, mỏm khớp nằm trong mặt phẳng trán, hướng từ . . 7 trên xuống từ trước ra sau và đối diện với trục xoay. Bình thường, mỏm khớp CSC thấp không chịu lực nén ép dọc trục trừ khi ngửa cổ. A B Hình 1.2. Cấu tạo khớp gian đốt sống A: Mỏm khớp nằm trong mặt phẳng trán. B: Mỏm khớp chịu lực khi CSC ngửa. “Nguồn: Panjabi và cộng sự, 1991”[65] 1.1.1.3. Đĩa đệm Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống, đây là một cấu trúc vô mạch bao gồm 1 nhân nhầy ở trung tâm của đĩa đệm, vòng sợi và tấm tận dạng sụn kế cận với bề mặt của những thân đốt sống. Nhiệm vụ của nhân nhầy là hấp thu và triệt tiêu những lực tác động lên cột sống, vòng xơ và tấm tận giúp đảm bảo cho cấu trúc của đĩa đệm. Mặt trên của đĩa đệm lõm hình chén, mặt dưới tương đối lồi. Đĩa đệm thường dày ở phía trước hơn phía sau, và do đó tạo ra độ ưỡn sinh lý của CSC. Đĩa đệm CSC có khả năng chuyển động khá linh hoạt trong mặt phẳng đứng dọc, tuy nhiên trong mặt phẳng ngang, sự chuyển động này bị giới hạn bởi sự hiện diện của mỏm móc, sự hiện diện của mỏm móc cũng hạn chế sự thoát vị của đĩa đệm ở vị trí này. Tấm tận, một thành phần của đĩa đệm gian đốt sống là một tấm sụn hyaline hóa nằm ở vị trí phía dưới lớp sụn xương và có vai trò như một cấu .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất