Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá kết quả phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và cuốn mũi dưới trong điều trị...

Tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và cuốn mũi dưới trong điều trị nghẹt mũi do vẹo vách ngăn và quá phát cuốn mũi dưới từ 2019 đến 2020 tại khoa tai mũi họng bệnh viện đại học y dược tp.hcm

.PDF
123
1
84

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BÙI KHANG HUY ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH VÁCH NGĂN VÀ CUỐN MŨI DƯỚI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHẸT MŨI DO VẸO VÁCH NGĂN VÀ QUÁ PHÁT CUỐN MŨI DƯỚI TỪ 2019 ĐẾN 2020 TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM Chuyên ngành: Tai mũi họng Mã số: NT 62 72 53 01 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS.BS PHẠM KIÊN HỮU Thành phố Hồ Chí Minh - 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Người thực hiện đề tài BÙI KHANG HUY . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................. i MỤC LỤC ....................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ .................................................. vii ANH – VIỆT.................................................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................ viii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................... xii ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................. 4 1.1 PHÔI THAI HỌC, GIẢI PHẪU HỌC VÀ SINH LÝ VÁCH NGĂN – CUỐN MŨI DƯỚI ......................................................................................................... 4 1.1.1 Phôi thai học vách ngăn mũi ............................................................. 4 1.1.2 Giải phẫu cấu trúc vách ngăn mũi..................................................... 7 1.1.3 Hệ thống mạch máu và thần kinh vùng mũi và vách ngăn ............... 8 1.1.4 Giải phẫu cuốn dưới ........................................................................ 10 1.2 SINH LÝ BỆNH HỌC TRIỆU CHỨNG NGHẸT MŨI ............................ 12 1.2.1 Hiện tượng viêm của niêm mạc mũi ............................................... 12 1.2.2 Các thay đổi cấu trúc trong mũi ...................................................... 14 1.3 ĐỊNH NGHĨA NGHẸT MŨI ........................................................................ 15 1.4 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NGHẸT MŨI ............................................... 15 Bảng 1.1: Các nguyên nhân gây nghẹt mũi. ............................................... 15 1.4.1 Các bất thường về giải phẫu học ..................................................... 15 1.4.2 Các bất thường do viêm .................................................................. 18 1.5 CHẨN ĐOÁN ................................................................................................. 18 1.5.1 Bệnh sử ........................................................................................... 18 1.5.2 Khám lâm sàng ............................................................................... 20 . . i 1.6 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG ..................................................................... 21 1.6.1 Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ ................................ 21 1.6.2 Bảng câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân có triệu chứng mũi xoang ................................................................................ 23 1.7 ĐIỀU TRỊ NGHẸT MŨI............................................................................... 26 1.7.1 Các phương thức phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn ........................ 26 1.7.2 Các phương thức phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi dưới ................. 28 1.8 2 Những tiến bộ trong điều trị nghẹt mũi ....................................................... 30 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 33 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 33 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu ...................................................................... 33 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 33 2.1.3 Cỡ mẫu ............................................................................................ 33 2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 34 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 34 2.3.1 Qui trình tiến hành nghiên cứu ....................................................... 34 2.3.2 Thu thập số liệu ............................................................................... 38 2.3.3 Các biến số ...................................................................................... 38 2.3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................... 39 2.4 3 Vấn đề Y đức trong nghiên cứu ....................................................................... 40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................ 41 3.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................... 41 3.1.1. Đặc điểm về giới của mẫu nghiên cứu ............................................. 41 3.1.2. Đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu ............................................. 41 3.1.1 Các tình trạng bệnh lý đi kèm ......................................................... 42 3.2 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG NGHẸT MŨI LÊN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH VÁCH NGĂN VÀ CHỈNH HỈNH CUỐN MŨI DƯỚI ......................................................... 43 3.2.1 Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng dựa vào thang điểm NOSE ............. 43 3.2.2 Điểm NOSE trước phẫu thuật ......................................................... 44 3.2.3 Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng dựa vào thang điểm SNOT-22........ 46 . . 3.2.4 Điểm SNOT-22 trước phẫu thuật.................................................... 48 3.3 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG NGHẸT MŨI LÊN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH VÁCH NGĂN VÀ CHỈNH HỈNH CUỐN MŨI DƯỚI ......................................................... 52 3.3.1 Điểm NOSE trước và sau phẫu thuật .............................................. 52 3.3.2 Sự thay đổi triệu chứng dựa trên thang điểm NOSE trước và sau phẫu thuật ................................................................................................... 56 3.3.3 Điểm SNOT-22 trước và sau phẫu thuật ........................................ 61 3.3.4 Mối tương quan giữa sự thay đổi triệu chứng ghi nhận bằng thang điểm NOSE và thang điểm SNOT-22 trước và sau phẫu thuật .................. 66 3.4 TÌNH TRẠNG HẬU PHẪU ......................................................................... 70 3.4.1 Biến chứng trong và sau phẫu thuật ................................................ 70 3.4.2 Tình trạng đau trong và sau phẫu thuật ........................................... 70 3.4.3 Tình trạng tạo vẩy mũi .................................................................... 71 4 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................... 72 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU...................................... 72 4.1.1 Giới ................................................................................................. 72 4.1.2 Tuổi ................................................................................................. 72 4.1.3 Các tình trạng bệnh lý đi kèm ......................................................... 73 4.2 ĐIỂM TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG ĐO BẰNG THANG ĐIỂM NOSE .. 74 4.2.1 Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng dựa vào thang điểm NOSE ............. 74 4.2.2 Tổng điểm triệu chứng cơ năng dựa trên thang điểm NOSE trước phẫu thuật ................................................................................................... 76 4.2.3 So sánh sự thay đổi các triệu chứng cơ năng dựa vào thang điểm NOSE trước và sau phẫu thuật ................................................................... 77 4.2.4 So sánh sự ảnh hưởng của các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu và tình trạng bệnh lý đi kèm lên sự cải thiện triệu chứng cơ năng dựa trên thang điểm NOSE ....................................................................................... 79 4.3 ĐIỂM TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG ĐO BẰNG THANG ĐIỂM SNOT-22 82 4.3.1 Điểm triệu chứng cơ năng dựa trên thang điểm SNOT-22 trước phẫu thuật ................................................................................................... 82 . . 4.3.2 So sánh sự thay đổi các triệu chứng cơ năng dựa vào thang điểm SNOT-22 trước và sau phẫu thuật .............................................................. 84 4.3.3 So sánh sự ảnh hưởng của các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu và tình trạng bệnh lý đi kèm lên sự cải thiện triệu chứng cơ năng dựa trên thang điểm SNOT-22.................................................................................. 87 4.3.4 Mối tương quan giữa sự thay đổi triệu chứng ghi nhận bằng thang điểm NOSE và thang điểm SNOT-22 trước và sau phẫu thuật .................. 89 4.4 BÀN LUẬN VỀ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ......................................................................................................... 91 4.4.1 Tính hiệu quả .................................................................................. 91 4.4.2 Tính an toàn .................................................................................... 91 4.5 NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC............. 92 4.5.1 Vấn đề chọn mẫu ............................................................................ 93 4.5.2 Vấn đề đánh giá triệu chứng nghẹt mũi .......................................... 94 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO . i. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH Bảng câu hỏi CLCS Chất lượng cuộc sống CLCSLQĐSK Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ VMDƯ Viêm mũi dị ứng AR Đo khí áp mũi qua thăm dò bằng sóng âm BN Bệnh nhân OSA Hội chứng ngưng thở khi ngủ NOSE Nasal Obstruction Symptom Evaluation SNOT-22 Sino-Nasal Outcome Test 22 . . i DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT Tiếng Anh Tiếng Việt Stomodeum Hố nguyên thuỷ Frontonasal prominence Nụ mũi trán Maxillary prominance Nụ hàm trên Madibular prominances Nụ hàm dưới Nasolacrimal groove Rãnh lệ mũi Internal carotid artery Động mạch cảnh trong Visual analog scale Thang điểm đánh giá quan sát Quality of life Chất lượng cuộc sống Nasal Obstruction Symptom Thang điểm đánh giá triệu chứng Evaluation nghẹt mũi Sino-Nasal Outcome Test Bảng câu hỏi đánh giá hậu quả mũi xoang Peak nasal inspiratory flow Lưu lượng khí đỉnh hít vào Computational fluid dynamics Động lực học chất lưu điện toán Mucosal cooling Sự làm mát niêm mạc . . ii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Phôi thai học vùng mặt. .................................................................... 6 Hình 1.2: Hình ảnh cắt đứng dọc cấu trúc vách ngăn mũi. .............................. 8 Hình 1.3: Hệ thống mạch máu cung cấp cho cuốn mũi và vách mũi xoang. . 12 Hình 1.4: Hình ảnh vẹo vách ngăn. ................................................................ 16 . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các nguyên nhân gây nghẹt mũi. ................................................... 15 Bảng 1.2: Các phương pháp phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi dưới. .............. 28 Bảng 3.1: Bảng tỷ lệ giới tính của mẫu nghiên cứu. ...................................... 41 Bảng 3.2: Bảng đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu. ................................. 41 Bảng 3.3: Bảng đặc điểm các tình trạng bệnh lý đi kèm. ............................... 42 Bảng 3.4: Bảng điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các triệu chứng cơ năng trong bảng câu hỏi NOSE trước mổ. .............................................................. 44 Bảng 3.5: Bảng điểm trung bình dựa trên thang điểm NOSE trước mổ và sự liên quan giữa các tình trạng bệnh lý đi kèm. ................................................. 45 Bảng 3.6: Bảng thống kê tỷ lệ các triệu chứng được ghi nhận dựa vào thang điểm SNOT-22 trước mổ. ............................................................................... 46 Bảng 3.7: Điểm triệu chứng cơ năng được ghi nhận bằng bảng câu hỏi SNOT22 trước phẫu thuật. ........................................................................................ 48 Bảng 3.8: Bảng điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các triệu chứng cơ năng được ghi nhận bằng bảng câu hỏi SNOT-22 trước mổ. .................................. 50 Bảng 3.9: Bảng điểm trung bình dựa trên thang điểm SNOT-22 trước mổ và sự liên quan giữa các tình trạng bệnh lý đi kèm. ............................................ 51 Bảng 3.10: Điểm trung bình các triệu chứng dựa trên thang điểm NOSE trước và sau phẫu thuật 1 tuần, 3 tuần...................................................................... 56 Bảng 3.11: Kiểm định sự thay đổi các triệu chứng dựa trên thang điểm NOSE trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1 tuần. ..................................................... 58 Bảng 3.12: Kiểm định sự thay đổi các triệu chứng dựa trên thang điểm NOSE trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 3 tuần. ..................................................... 59 . . Bảng 3.13: Kiểm định Mann-Whitney U-test về sự ảnh hưởng của các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu lên sự thay đổi của điểm các triệu chứng dựa trên thang điểm NOSE. ................................................................................... 60 Bảng 3.14: Bảng sự thay đổi triệu chứng cơ năng trước phẫu thuật và sau phẫu thuật dựa trên thang điểm SNOT-22. ..................................................... 61 Bảng 3.15: Điểm trung bình SNOT-22 trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1 tuần, 3 tuần. .................................................................................................... 63 Bảng 3.16: Kiểm định sự thay đổi các triệu chứng dựa trên thang điểm SNOT-22 trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 3 tuần. .................................... 64 Bảng 3.17: Kiểm định Mann-Whitney U test về sự ảnh hưởng của các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu lên sự thay đổi của điểm các triệu chứng dựa trên thang điểm SNOT-22. ............................................................................. 65 Bảng 3.18: Bảng so sánh điểm NOSE và SNOT-22 trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 1 tuần và 3 tuần. ..................................................................................... 66 Bảng 3.19: Bảng thống kê tình trạng đau sau phẫu thuật. .............................. 70 Bảng 3.20: Bảng thống kê tình trạng tạo vẩy mũi sau phẫu thuật. ................. 71 Bảng 4.1: Bảng so sánh tỷ lệ giới tính trong dân số nghiên cứu. ................... 72 Bảng 4.2: Bảng so sánh tuổi trong dân số nghiên cứu.................................... 72 Bảng 4.3: Bảng so sánh tỷ lệ các tình trạng bệnh lý đi kèm. .......................... 73 Bảng 4.4: Bảng so sánh tỷ lệ các triệu chứng cơ năng dựa vào thang điểm NOSE. ............................................................................................................. 74 Bảng 4.5: Bảng điểm so sánh điểm trung bình các triệu chứng cơ năng và tổng điểm NOSE trước phẫu thuật. ................................................................ 76 Bảng 4.6: Bảng so sánh điểm NOSE trung bình thước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1 tuần, 3 tuần. ........................................................................................ 77 . i. Bảng 4.7: Bảng so sánh sự ảnh hưởng của các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu và tình trạng bệnh lý đi kèm lên sự cải thiện triệu chứng cơ năng dựa trên thang điểm NOSE. ............................................................................ 79 Bảng 4.8: Bảng so sánh điểm trung bình các triệu chứng cơ năng được đánh giá qua thang điểm SNOT-22 trước phẫu thuật. ............................................. 82 Bảng 4.9: Bảng so sánh điểm SNOT-22 thước phẫu thuật và sau phẫu thuật. ........................................................................................................................ 84 Bảng 4.10: Bảng so sánh sự ảnh hưởng của các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu và tình trạng bệnh lý đi kèm lên sự cải thiện triệu chứng cơ năng dựa trên thang điểm SNOT-22. ...................................................................... 87 Bảng 4.11: Bảng thống kê sự tương quan giữa thang điểm NOSE và SNOT22. ................................................................................................................... 89 . . i DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân bố giới tính theo từng nhóm tuổi. ........................ 42 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng dựa vào thang điểm NOSE. ....... 43 Biểu đồ 3.3: Điểm triệu chứng cơ năng trong bảng câu hỏi NOSE trước phẫu thuật. ............................................................................................................... 44 Biểu đồ 3.4: Sự thay đổi triệu chứng cảm giác đầy mũi trước và sau phẫu thuật. ............................................................................................................... 52 Biểu đồ 3.5: Sự thay đổi triệu chứng cảm giác nghẹt mũi trước và sau phẫu thuật. ............................................................................................................... 53 Biểu đồ 3.6: Sự thay đổi triệu chứng gặp khó khăn khi thở qua mũi trước và sau phẫu thuật. ................................................................................................ 54 Biểu đồ 3.7: Sự thay đổi triệu chứng khó ngủ trước và sau phẫu thuật.......... 55 Biểu đồ 3.8: Sự thay đổi triệu chứng không thể lấy đủ không khí bằng mũi khi gắng sức trước và sau phẫu thuật.................................................................... 56 Biểu đồ 3.9: Sự tương quan giữa sự thay đổi điểm NOSE và SNOT-22 sau phẫu thuật 1 tuần............................................................................................. 67 Biểu đồ 3.10: Sự tương quan giữa sự thay đổi điểm NOSE và SNOT-22 sau phẫu thuật 3 tuần............................................................................................. 67 Biểu đồ 3.11: Biểu đồ sự tương quan giữa điểm NOSE trước mổ và sự thay đổi điểm NOSE sau mổ. ................................................................................. 69 Biểu đồ 3.12: Biểu đồ sự tương quan giữa điểm SNOT-22 trước mổ và sự thay đổi điểm SNOT-22 sau mổ. .................................................................... 69 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Nghẹt mũi là một triệu chứng cơ năng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống, tâm lý, ngày công lao động và là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân đến khám Tai mũi họng. Nghẹt mũi do nguyên nhân cơ học có thể kể đến các tác nhân như vẹo vách ngăn, polyp mũi, u hốc mũi, dị vật mũi và quá phát cuốn mũi dưới ở một hay cả hai bên mũi. Trong số các tác nhân đó, vẹo vách ngăn và quá phát cuốn mũi dưới là nguyên nhân chính và hơn một nửa dân số mắc phải vấn đề này. Cuốn mũi dưới là một cấu trúc đóng vai trò quan trọng trong khoang mũi, góp phần vào chức năng thanh lọc, làm ấm, tăng độ ẩm và cùng với vách ngăn mũi góp phần vào trở kháng mũi để điều hòa luồng khí thở vào phổi. Điều trị đầu tay đối với nghẹt mũi do vẹo vách ngăn và quá phát cuốn mũi dưới cho đến nay vẫn là can thiệp ngoại khoa, cụ thể là phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và cuốn mũi dưới bằng các phương pháp khác nhau. Có thể nói, nghẹt mũi là một triệu chứng mang tính chất chủ quan và khó đánh giá dựa trên khám lâm sàng. Có hai phương thức đánh giá triệu chứng này trước phẫu thuật cũng như đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật mũi chức năng bao gồm: các đánh giá chủ quan và các đánh giá khách quan. Trong khi cảm giác nghẹt mũi được đánh giá một cách chủ quan qua các bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống thì đánh giá khách quan có thể được thực hiện thông qua các kĩ thuật đo khí áp mũi hoặc các công cụ hình ảnh học khác . Bảng câu hỏi NOSE (Nasal Obstruction Symptom Evaluation Scale) và SNOT-22 ( Sino-nasal Outcome Test 22) là bộ các câu hỏi ngắn, có tính xác thực và tin cậy để đánh giá một cách chủ quan chức năng mũi. Thang điểm này là công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến bệnh được dùng để . . đánh giá nghẹt mũi và đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu. Bên cạnh đó, hiện nay, một trong những công cụ thường dùng trên thế giới để đánh giá một cách khách quan tình trạng đường thở là đo trở kháng mũi, vốn là một biện pháp đo lường không xâm lấn. Dù bất kể nguyên nhân hoặc các phương pháp điều trị nào được sử dụng, đánh giá cụ thể và thấu đáo về triệu chứng nghẹt mũi vẫn còn là một vấn đề cần được bàn luận bởi luôn có sự tranh cãi về mối liên quan giữa các công cụ đánh giá nghẹt mũi chủ quan và đánh giá nghẹt mũi khách quan sử dụng đo trở kháng mũi. Chính vì các kết quả đối lập của các nghiên cứu về sự liên quan trên, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng công cụ đánh giá khách quan có thể cần thiết tuy nhiên là không đủ để khảo sát hiệu quả điều trị nghẹt mũi, vốn là một triệu chứng cơ năng. Từ tình hình trên, bằng việc sử dụng bảng đánh giá chất lượng cuộc sống NOSE và SNOT-22, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sau: “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH VÁCH NGĂN VÀ CUỐN MŨI DƯỚI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHẸT MŨI DO VẸO VÁCH NGĂN VÀ QUÁ PHÁT CUỐN MŨI DƯỚI TỪ 2019 ĐẾN 2020 TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM”. . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Đánh giá kết quả phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và cuốn mũi dưới trong điều trị nghẹt mũi do vẹo vách ngăn và quá phát cuốn mũi dưới từ 2019 đến 2020 tại Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT 1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của triệu chứng nghẹt mũi lên đời sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và chỉnh hình cuốn mũi dưới thông qua bảng câu hỏi NOSE và SNOT–22. 2. Đánh giá sự tương quan giữa bảng câu hỏi NOSE và SNOT-22 trong đánh giá triệu chứng nghẹt mũi trước và sau phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và chỉnh hình cuốn mũi dưới. 3. Đánh giá tính an toàn của phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn và cuốn mũi dưới trong điều trị nghẹt mũi do vẹo vách ngăn và quá phát cuốn mũi dưới. . . 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 PHÔI THAI HỌC, GIẢI PHẪU HỌC VÀ SINH LÝ VÁCH NGĂN – CUỐN MŨI DƯỚI 1.1.1 Phôi thai học vách ngăn mũi Các cấu trúc vùng mặt và mũi được cấu tạo từ ba nguồn phôi thai: ngoại bì, nụ thần kinh và trung bì. Ngoại bì góp phần hình thành nên các cấu trúc che phủ vùng mặt và mũi thông qua các tương tác của ngoại bì và các lớp trung mô, hình thành nên một khuôn mẫu để phát triển các cấu trúc giải phẫu liên quan [2][3]. Các tế bào nụ thần kinh góp phần vào việc phát triển hầu hết các trung mô vùng mặt [2][3]. Phần trung bì góp phần vào việc hình thành tiền thân của các đại bào cơ, từ đó chúng biệt hoá thành các cơ vận động chủ động vùng sọ mặt sau này [3]. Tại thời điểm 4 tuần thai kì, có 5 cấu trúc tiền thân đã được xác định xung quanh hố nguyên thuỷ (stomodeum), một hố nằm phía dưới phần não đang phát triển và là tín hiệu đầu tiên của vùng mặt sau này. 5 cấu trúc này bao gồm: nụ mũi trán (frontonasal prominence), các nụ hàm trên phải và trái (right and left maxillary prominances), và các nụ hàm dưới phải và trái (right and left madibular prominances). Các nụ hàm trên và nụ hàm dưới lần lượt nằm phía trước ngoài và sau ngoài ở hai bên. Vào thời điểm cuối tuần thứ 4 của thai kì, lớp ngoại bì hai bên ở nụ mũi trán dày lên hai bên ở phía trước và ngoài hố nguyên thuỷ [3]. Hai khối hình “ovan” (oval placodes) này sẽ hình thành nên mũi và hai hốc mũi. Trong tuần thứ 5 của thai kì, trung mô ở vùng ngoại vi của các “placode” mũi này sẽ biệt hoá để tạo thành các ụ hình móng ngựa (horseshoe elevations). Các chi ngoài và trong được lần lượt đặt tên là rãnh mũi ngoài và rãnh mũi trong (nasolateral and nasomedial processes). Các trung mô quanh các . . “placode” mũi này sẽ tiếp tục biệt hoá và dày lên, kết quả là tạo thành hố của các “placode” này. Các cấu trúc này sẽ hình thành nên các nụ mũi và đây chính là tiền thân của cửa mũi trước và hai hốc mũi [3]. Kể từ tuần thứ 5 của thai kì, các nụ mũi tiếp tục lõm sâu vào về hướng khoang miệng. Đến khoảng 6,5 tuần của thai kì, chỉ còn một màng mũi-họng (oronasal membrane) phân cách khoang miệng và hai hốc mũi. [2] Màng mũihọng này sau này sẽ tiêu biến đi, dẫn đến sự thông thương giữa phía sau hai hốc mũi và phần khẩu cái nguyên thuỷ. Vùng chuyển tiếp này được gọi là cửa mũi sau nguyên thuỷ. Khi hai cánh khẩu cái hợp lại với nhau và khẩu cái thứ phát được hình thành, hốc mũi được kéo dài ra, dẫn đến hình thành một giao lộ giữa hốc mũi và họng [2][3]. Bắt đầu từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kì, hai rãnh hàm trên phát triển vào phía trong về phía lẫn nhau và hướng đến cặp rãnh mũi trong [2]. Ở thời điểm cuối tuần thứ 6 của thai kì, hai rãnh mũi trong bắt đầu hợp lại với hai rãnh hàm trên để hình thành cánh mũi và giới hạn ngoài của cửa mũi trước hai bên. Dọc theo giao lộ giữa các rãnh mũi ngoài và rãnh hàm trên là hai rãnh lệ mũi (nasolacrimal grooves). Ngoại bì ở các rãnh trên dày lên để hình thành thừng biểu mô (epithelial cords), sau này sẽ tách ra và hình thành ống để tạo thành hai ống lệ mũi (nasolacrimal ducts) và hai túi lệ (lacrimal sacs). Ở gần cuối thai kì, hai ống lệ mũi sẽ kéo dài từ hai khoé mắt trong đến hai khe mũi dưới ở vách mũi xoang hai bên [3]. Các nụ mũi trong sẽ tiếp tục phát triển rộng ra nhưng vẫn không hợp lại với nhau cho đến tuần thứ 7 hoặc tuần thứ 8 của thai kì, khi chúng kết hợp với các thành phần nông của các nụ hàm trên. Hai đường tiếp hợp giữa các nụ này được gọi là các “vây mũi” (nasal fins). Khi trung mô xâm nhập vào khớp nối này, một cấu trúc liên tục được hình thành và hoàn thiện hầu hết môi trên và hàm trên hai bên. Các nụ mũi trong sau đó sẽ kết hợp lại với nhau, hình thành . . nên đoạn liên hàm trên (intermaxillary segment) và từ đó tách rời nụ mũi trán ở phía sau. Đoạn liên hàm trên là tiền thân của vài cấu trúc giải phẫu, bao gồm khẩu cái nguyên thuỷ, đầu và thân mũi, và một phần của vách ngăn mũi [2]. Vách ngăn mũi phát triển ở phía sau từ nụ mũi trán cho đến ngang mức hai cánh khẩu cái, theo sau sự tiếp hợp của hai cấu trúc này hình thành nên khẩu cái thứ phát. Ở phía trước, vách ngăn mũi tiếp giáp với khẩu cái nguyên thuỷ bắt nguồn từ các rãnh mũi trong. Vị trí khởi đầu của sự tiếp hợp của khẩu cái bắt đầu ở phía sau màng khẩu cái trước và kéo dài ở cả phía trước và phía sau. Điểm tiếp hợp giữa khẩu cái nguyên phát và thứ phát chính là mang khẩu cái trước (incisive foramen) [4]. Ở cuối của sự phát triển, vách ngăn mũi phân chia hốc mũi thành hai buồng riêng biệt. Các thành phần của vách ngăn mũi bao gồm: sụn tứ giác, mảnh đứng của xương sàng, xương lá mía, mào xương hàm trên, mào xương khẩu cái và vách ngăn màng. Hình 1.1: Phôi thai học vùng mặt. Nguồn: Netter's Atlas of Human Embryology, 1st edition. . . 1.1.2 Giải phẫu cấu trúc vách ngăn mũi Vách ngăn mũi là một cấu trúc nâng đỡ đường giữa quan trọng của hốc mũi. Bên cạnh việc là một cơ chế hỗ trợ then chốt của mũi và một thành tố quan trọng trong việc định hình mũi, khoảng không gian giữa vách ngăn mũi và hai vách mũi xoang có tác dụng điều hoà luồng khí qua mũi và cơ chế hít vào. Vách ngăn mũi được hình thành tự sự kết hợp giữa hai phần xương và sụn. Các cấu trúc này được bao bọc bởi niêm mạc gắn chặt vào. Các cấu trúc bao gồm sụn tứ giác, mảnh đứng của xương sàng, xương lá mía, mào xương hàm trên và mào xương hàm dưới hình thành nên vách ngăn mũi. Các mặt phẳng liên hợp giữa các cấu trúc trên tồn tại và có thể được xác định thông qua phẫu thuật. Mảnh đứng của xương sàn là phần trên của vách ngăn mũi và tiếp giáp với mảnh sàng. Chính vì thế, thương tổn đến vùng này trong phẫu thuật có thể dẫn đến nứt sàn sọ và dò dịch não tuỷ. Phần dưới của mảnh đứng xương sàng tiếp khớp với xương lá mía ở phía sau và sụn tứ giác ở phía trước. Xương lá mía, một xương đơn độc, hình thành nên phần sau của vách ngăn mũi và nó tiếp hợp với phần mỏm của xương bướm ở phía sau. Mào của xương hàm trên (ở phía trước) và xương khẩu cái (ở phía sau) hình thành nên phần dưới của vách ngăn mũi. Bất thường mặt phẳng tiếp hợp giữa mào xương hàm trên và sụn tứ giác là một căn nguyên thường gặp của các trường hợp mào vách ngăn. Vẹo vách ngăn mũi hiện diện ở 90% dân số dựa trên việc khám mũi trước, tuy nhiên chỉ có một phần nhỏ dân số trên sẽ có biểu hiện lâm sàng là nghẹt mũi nghiêm trọng. Hình thái cấu trúc vẹo vách ngăn mũi rất thay đổi dựa trên chủng tộc. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất