Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá kết quả điều trị rò động mạch màng cứng xoang hang gián tiếp bằng can t...

Tài liệu Đánh giá kết quả điều trị rò động mạch màng cứng xoang hang gián tiếp bằng can thiệp nội mạch

.PDF
125
1
98

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH HẢI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÒ ĐỘNG MẠCH MÀNG CỨNG XOANG HANG GIÁN TIẾP BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH HẢI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÒ ĐỘNG MẠCH MÀNG CỨNG XOANG HANG GIÁN TIẾP BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI THẦN KINH – SỌ NÃO MÃ SỐ: CK 62 72 07 20 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH ANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đề tài đã được sự chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh thông qua quyết định số 42/HĐĐĐ – ĐHYD. Tác giả Nguyễn Thanh Hải . . MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................... i Danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh - Việt .................................................... ii Danh mục bảng ............................................................................................... iv Danh mục biểu đồ........................................................................................... iv Danh mục hình .............................................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3 1.1. VÀI NÉT VỀ NGHIÊN CỨU TRONG ĐIỀU TRỊ RÒ ĐỘNG MẠCH MÀNG CỨNG XOANG HANG ...................................................................... 3 1.1.1. Nước ngoài .............................................................................................. 3 1.1.2. Trong nước .............................................................................................. 6 1.2. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU HỆ THỐNG XOANG TĨNH MẠCH NÃO, ĐẶC BIỆT MỐI LIÊN QUAN ĐỘNG – TĨNH MẠCH ĐOẠN ĐI TRONG XOANG HANG ............................................................................................................... 7 1.2.1. Phức hợp xương– màng cứng– các tĩnh mạch ........................................ 7 1.2.2. Đám rối tĩnh mạch màng cứng ................................................................ 7 1.2.3. Các tĩnh mạch xuyên xoang .................................................................... 8 1.2.4. Mối liên quan động mạch, tĩnh mạch cảnh trong đoạn đi trong xoang hang ................................................................................................................. 10 1.2.4.1. Liên quan động mạch ......................................................................... 10 1.2.4.2. Liên quan tĩnh mạch ........................................................................... 11 1.2.4.3. Liên quan thần kinh ............................................................................ 12 1.3. PHÂN LOẠI RÒ ĐỘNG TĨNH MẠCH MÀNG CỨNG........................ 13 1.3.1. Phân loại rò động tĩnh mạch màng cứng dựa vào tĩnh mạch dẫn lưu ......................................................................................................................... 13 1.3.1.1. Phân loại của Borden và cộng sự (1995) ........................................... 13 . . 1.3.1.2. Phân loại theo Cognard và cộng sự (1995) cũng dựa vào tĩnh mạch dẫn lưu nhưng chi tiết hơn ..................................................................................... 13 Các kiểu dẫn lưu .............................................................................................. 14 1.3.2. Phân loại rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang theo Barrow ...... 15 1.3.3. Vị trí rò động tĩnh mạch màng cứng và tỉ lệ theo Barrow và cộng sự .. 16 1.4. CHẨN ĐOÁN .......................................................................................... 16 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng ............................................................................ 16 1.4.1.1. Triệu chứng ở mắt .............................................................................. 17 1.4.1.2. Triệu chứng các dây thần kinh sọ ...................................................... 17 1.4.1.3. Ù tai và các âm thổi ở mắt và sau tai ................................................. 17 1.4.1.4. Khiếm khuyết thần kinh cục bộ ......................................................... 18 1.4.1.5. Khiếm khuyết thần kinh toàn bộ ........................................................ 18 1.4.1.6. Xuất huyết nội sọ ............................................................................... 19 1.4.1.7. Những ảnh hưởng về nội tiết.............................................................. 19 1.4.1.8. Các thương tổn phối hợp .................................................................... 20 1.4.2. Cận lâm sàng ......................................................................................... 20 1.4.2.1. Siêu âm mắt trong RĐMMCXH ........................................................ 20 1.4.2.2. Siêu âm Doppler ................................................................................. 21 1.4.2.3. Chụp cắt lớp vi tính-CLVT ................................................................ 21 1.4.2.4. Chụp cộng hưởng từ CHT .................................................................. 22 1.4.2.5. Chụp mạch não kỹ thuật số xóa nền DSA ......................................... 24 1.5. ĐIỀU TRỊ ................................................................................................. 28 1.5.1. Mục tiêu điều trị .................................................................................... 28 1.5.2. Điều trị bảo tồn...................................................................................... 29 1.5.3. Điều trị nội mạch ................................................................................... 30 1.5.4. Biến chứng của can thiệp ...................................................................... 30 1.5.5. Kết quả can thiệp ................................................................................... 31 . . 1.5.6. Phẫu thuật .............................................................................................. 32 1.5.7. Xạ phẫu ................................................................................................. 32 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 33 2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 33 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 33 2.2.1. Dân số mục tiêu ..................................................................................... 33 2.2.2. Dân số chọn mẫu ................................................................................... 33 2.2.3. Cỡ mẫu .................................................................................................. 33 2.2.4. Tiêu chuẩn đưa vào và loại ra ............................................................... 34 2.2.4.1. Tiêu chí chọn vào ............................................................................... 34 2.2.4.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................. 35 2.3. Thực hiện kỹ thuật can thiệp .................................................................... 35 2.4. Các biến chứng ......................................................................................... 41 2.5. Liệt kê và định nghĩa biến số ................................................................... 45 2.6. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 53 2.7. Khía cạnh đạo đức .................................................................................... 54 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 55 3.1. Các đặc điểm chung ................................................................................. 55 3.1.1. Tuổi ....................................................................................................... 55 3.1.2. Giới ........................................................................................................ 56 3.1.3. Lý do nhập viện ..................................................................................... 56 3.1.4. Thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc nhập viện ............................... 57 3.1.5. Liên quan giữa triệu chứng nhập viện và thời gian nhập viện.............. 58 3.2. Các triệu chứng lâm sàng ......................................................................... 58 3.2.1. Triệu chứng đỏ mắt ............................................................................... 58 3.2.2. Triệu chứng lồi mắt ............................................................................... 59 3.2.3. Triệu chứng giảm thị lực ....................................................................... 59 . . 3.2.4. Triệu chứng tăng nhãn áp ...................................................................... 59 3.2.5. Triệu chứng nhìn đôi ............................................................................. 60 3.2.6. Triệu chứng sụp mi ............................................................................... 60 3.2.7. Triệu chứng âm thổi trong đầu .............................................................. 60 3.2.8. Triệu chứng đau đầu.............................................................................. 61 3.2.9. Triệu chứng yếu nữa người ................................................................... 61 3.2.10. Triệu chứng tăng nhãn áp .................................................................... 61 3.3. Các thể lâm sàng và cận lâm sàng............................................................ 62 3.3.1. Các thể lâm sàng ................................................................................... 62 3.3.2. Các thể cận lâm sàng ............................................................................. 62 3.3.2.1. Các đặc điểm hình ảnh trên MRI sọ não ............................................ 62 3.3.2.2. Các đặc điểm hình ảnh trên DSA sọ não ........................................... 63 3.3.2.3. Phân loại rò theo Barrow ................................................................... 63 3.3.2.4. Phân loại tĩnh mạch dẫn lưu theo Cognard ........................................ 64 3.3.2.5. Liên quan giữa giới và vị trí rò xoang hang ....................................... 64 3.3.2.6. Đường thoát tĩnh mạch ....................................................................... 65 3.3.2.7. Liên quan giữa triệu chứng đỏ mắt và tĩnh mạch dẫn lưu tĩnh mạch mắt ......................................................................................................................... 65 3.4. Đánh giá kết quả điều trị .......................................................................... 66 3.4.1. Đường tiếp cận ...................................................................................... 66 3.4.2. Vật liệu bít rò ........................................................................................ 67 3.4.3. Phân bố vật liệu bít rò và loại rò theo Barrow ...................................... 67 3.4.4. Phân bố vật liệu bít rò và phân loại rò theo Cognard............................ 68 3.4.5. Hiệu quả tắc rò sau ngay sau can thiệp ................................................. 68 3.4.6. Biến chứng ngay sau can thiệp.............................................................. 69 3.4.7. Liên quan giữa các thể theo phân loại Barrow với kết quả ngay sau bít rò ......................................................................................................................... 69 . . 3.4.8. Liên quan giữa các thể theo phân loại Cognard với kết quả ngay sau bít rò...................................................................................................................... 70 3.4.9. Triệu chứng lâm sàng khi xuất viện ...................................................... 71 3.4.10. Đánh giá cải thiện triệu chứng lâm sàng trước can thiệp và ngay sau can thiệp ................................................................................................................. 71 3.4.11. Triệu chứng lâm sàng tái khám sau 1 tháng và sau 3 tháng ............... 72 3.4.12. Phân loại Barrow với kết quả sau 3 tháng bít rò ................................. 72 3.4.13. Biến chứng sau can thiệp .................................................................... 73 3.4.14. Biến chứng sau can thiệp 3-6 tháng .................................................... 73 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 74 4.1. Đặc điểm chung........................................................................................ 74 4.2. Biểu hiện ở mắt ........................................................................................ 76 4.3. Bàn luận về hình ảnh học ......................................................................... 81 4.4. Điều trị...................................................................................................... 83 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO . . i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CHT Cộng hưởng từ CHTMM Cộng hưởng từ mạch máu CLVT Chụp cắt lớp vi tính CLVTMM Chụp cắt lớp vi tính mạch máu ĐM Động mạch TM Tĩnh mạch ĐMCN Động mạch cảnh ngoài ĐMCT Động mạch cảnh trong RĐTMMC Rò động tĩnh mạch màng cứng RĐMMCXH Rò động mạch màng cứng xoang hang RĐMMCXHGT Rò động mạch màng cứng xoang hang gián tiếp . . ii DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT Chữ viết tắt tiếng Anh Chữ viết đầy đủ APA Ascending pharyngeal artery: Động mạch hầu lên AVM Arteriovenous malformation: Dị dạng động tĩnh mạch Catheter Ống thông CCF Carotid-Cavernous(sinus)Fistula: Rò động mạch cảnh xoang hang CT Computed Tomography : Chụp vi tính cắt lớp CTA Computed Tomography Angiography : Chụp vi tính cắt lớp mạch máu MSCT Multislice Computed Tomography: Chụp vi tính đa lát cắt Coils Dây xoắn DAVM Dural Arteriovenous Malformation: Dị dạng động tĩnh mạch màng cứng DAVF Dural Arteriovenous Fistulae: Rò động tĩnh mạch màng cứng DAVS Dural Arteriovenous Shunts: Rò động tĩnh mạch màng cứng DSA Digital Subtraction Angiography: Chụp mạch số xóa nền Embolization Gây tắc ICA Internal Carotid Artery: Động mạch cảnh trong ICH Intracerebral hemorrhage: Xuất huyết nội sọ MMA Middle Meningeal Artery: Động mạch màng não giữa . . iii Chữ viết tắt tiếng Anh Chữ viết đầy đủ MRA Magnetic Resonance Angiography: Chụp cộng hưởng từ mạch máu MRI Magnetic Resonance Imaging: Chụp cộng hưởng từ Phase Pha ECA Extranal Carotid Artery: Động mạch cảnh ngoài. Flow Lưu lượng Gadolinium Chất cản từ OA Occipital Artery: Động mạch chẩm OphA Ophthalmic Artery: Động mạch mắt TOF Time of flight: Dựng hình mạch máu theo thời gian Type Loại T1WI T1 weighted image (on MRI): Chụp cộng hưởng từ T1 T2WI T2 weighted image (on MRI): Chụp cộng hưởng từ T2 VA Vertebral Artery: Động mạch đốt sống . . iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại của Borden trong rò động tĩnh mạch màng cứng .......... 13 Bảng 1.2. Phân loại của Cognard trong RĐTMMC........................................ 13 Bảng 1.3 Phân loại Barrow rò động mạch cảnh xoang hang được phân thành 4 type: A, B, C, D ............................................................................................... 15 Bảng 2.1 Thang điểm tri giác GCS ................................................................ 48 Bảng 2.2 Âm thổi trong đầu hoặc sau ổ mắt có 6 mức độ theo nội khoa ........... 49 Bảng 3.1 Phân phối theo nhóm tuổi ............................................................... 55 Bảng 3.2 Phân phối triệu chứng nhập viện .................................................... 56 Bảng 3.3 Phân phối thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc nhập viện ......................................................................................................................... 57 Bảng 3.4 Liên quan giữa triệu chứng lúc nhập viện và thời gian nhập viện . 58 Bảng 3.5 Triệu chứng đỏ mắt khám lâm sàng ............................................... 58 Bảng 3.6 Triệu chứng lồi mắt khám lâm sàng ............................................... 59 Bảng 3.7 Triệu chứng giảm thị lực khám lâm sàng ....................................... 59 Bảng 3.8 Triệu chứng tăng nhãn áp khám lâm sàng ...................................... 59 Bảng 3.9 Triệu chứng nhìn đôi khám lâm sàng ............................................. 60 Bảng 3.10 Triệu chứng sụp mi mắt khám lâm sàng ...................................... 60 Bảng 3.11 Triệu chứng âm thổi trong đầu khám lâm sàng ............................ 60 Bảng 3.12 Triệu chứng đau đầu khám lâm sàng ............................................ 61 Bảng 3.13 Triệu chứng yếu nữa người khám lâm sàng ................................. 61 Bảng 3.14 Triệu chứng tăng nhãn áp khám lâm sàng .................................... 61 Bảng 3.15 Các thể lâm sàng lúc nhập viện .................................................... 62 Bảng 3.16 Các đặc điểm trên MRI sọ não ..................................................... 62 Bảng 3.17 Vị trí rò DSA ................................................................................ 63 Bảng 3.18 Phân loại rò theo Barrow .............................................................. 63 Bảng 3.19 Phân loại tĩnh mạch dẫn lưu theo Cognard .................................. 64 . . v Bảng 3.20 Liên quan giữa giới tính và vị trí rò xoang hang .......................... 64 Bảng 3.21 Tĩnh mạch dẫn lưu ........................................................................ 65 Bảng 3.22 Liên quan giữa đỏ mắt và dẫn lưu tĩnh mạch mắt ........................ 65 Bảng 3.23 Bảng Liên quan giữa xuất huyết não và dẫn lưu tĩnh mạch vỏ não ......................................................................................................................... 66 Bảng 3.24 Đường tiếp cận.............................................................................. 66 Bảng 3.25 Vật liệu bít rò ................................................................................ 67 Bảng 3.26 Vật liệu bít rò theo phân loại Barrow ........................................... 67 Bảng 3.27 Vật liệu bít rò và phân loại rò theo Cognard ................................ 68 Bảng 3.28 Hiệu quả tắc rò sau ngay sau can thiệp......................................... 68 Bảng 3.29 Biến chứng ngay sau can thiệp ..................................................... 69 Bảng 3.30 Liên quan giữa các thể theo phân loại Barrow với kết quả bít rò 69 Bảng 3.31 Liên quan giữa các thể theo phân loại Cognard với kết quả bít rò ......................................................................................................................... 70 Bảng 3.32 Phân phối triệu chứng khi xuất viện ............................................. 71 Bảng 3.33 Phân phối triệu chứng lâm sàng trước và ngay sau can thiệp ...... 71 Bảng 3.34 Phân phối triệu chứng xuất viện tái khám sau 1 tháng và sau 3 tháng ......................................................................................................................... 72 Bảng 3.35 Kết quả các thể theo phân loại Barrow sau 3 tháng bít rò ............ 72 Bảng 3.36 Phân phối biến chứng sau can thiệp ............................................. 73 Bảng 4.1 So sánh các triệu chứng lúc nhập viện giữa các tác giả ................. 79 Bảng 4.2 Vị trí rò mạch cảnh xoang hang với các tác giả ............................. 82 Bảng 4.3 So sánh động mạch cấp RĐMMCXHGT với các tác giả ............... 83 . . vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới ................................................................. 56 Biểu đồ 4.1 So sánh tuổi với các tác giả khác ........................................ 75 Biểu đồ 4.2 Biểu đồ so sánh giới tính giữa các tác giả ........................... 76 Biểu đồ 4.3 So sánh triệu chứng cơ năng về mắt giữa các tác giả.......... 78 Biểu đồ 4.4 So sánh kết quả điều trị giữa các tác giả ............................. 88 . . vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Hệ thống xoang tĩnh mạch màng cứng trên thiết đồ ngang nhìn từ trên xuống ................................................................................................................. 9 Hình 1.2 Hệ thống xoang tĩnh mạch màng cứng trên thiết đồ đứng dọc ........ 10 Hình 1.3 Thiết đồ cắt đứng ngang qua xoang hang ........................................ 12 Hình 1.4 Các kiểu dẫn lưu ............................................................................... 14 Hình 1.5 Phân loại rò động mạch cảnh xoang hang ....................................... 15 Hình 1.6 Sự phân bố của rò động mạch màng cứng ....................................... 16 Hình 1.7 Hình siêu âm mắt có dãn TM mắt .................................................... 20 Hình 1.8 Doppler động mạch cảnh qua hốc mắt có tĩnh mạch mắt dãn, có phổ rò động mạch hóa ............................................................................................ 21 Hình 1.9 Chụp CLVT có cản quang: vùng xoang hang hai bên bắt thuốc, tĩnh mạch mắt hai bên dãn ...................................................................................... 22 Hình 1.10 Khảo sát CHT trên T2W CHTMM ................................................ 24 Hình 1.11 (A – D) RĐMMCXH - xương ......................................................... 26 Hình 1.12 (A-D) RĐMMCXH ........................................................................ 27 Hình 2.1 Vị trí đặt các ống thông vào động mạch đùi và động mạch cảnh ....... 38 Hình 2.2 Can thiệp mạch não .......................................................................... 38 Hình 2.3 Các loại Coils và vi ống thông ......................................................... 40 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Các rò động tĩnh mạch màng cứng là những thông nối bất thường ở màng cứng chiếm 10% đến 15% dị dạng động tĩnh mạch nội sọ [71]. Rò động tĩnh mạch màng cứng có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu tại màng cứng, nhưng thường gặp nhất là chúng phát triển gần các xoang tĩnh mạch màng cứng. Các dẫn lưu tĩnh mạch có thể thông vào trong các xoang tĩnh mạch màng cứng, thông vào các tĩnh mạch màng xương, thông vào tĩnh mạch màng mềm hướng tới các tĩnh mạch vỏ não, tiểu não và quanh tủy sống, hoặc có sự kết hợp giữa các nhánh bên của động mạch màng cứng, ít gặp hơn các nhánh từ xương, trong khi đó màng nuôi cung cấp thì hiếm. Thuật ngữ “dị dạng” trước đây được dùng để chỉ tất cả các loại rò động tĩnh mạch màng cứng ở trẻ em và người lớn, điều này không thích hợp bởi vì từ này ngụ ý nguồn gốc phát triển của các loại rò động tĩnh mạch. Các loại rò động tĩnh mạch màng cứng đã được chứng minh xuất hiện khi còn bào thai và có lẽ biểu hiện trên lâm sàng ở thời kỳ sơ sinh. Sự kết hợp giữa chúng với một dị dạng của xoang màng cứng chứng minh cho thấy nguồn gốc phát triển của rò động tĩnh mạch màng cứng. Mặt khác, có bằng chứng xác thực cho thấy các rò động tĩnh mạch màng cứng ở người lớn là do mắc phải. Các thuật ngữ “ Rò động tĩnh mạch màng cứng” DAVs hay “ lỗ rò động tĩnh mạch màng cứng” -“ DAVf- Dural arteriovenous fistulae” chỉ nên dùng ở người lớn, để chỉ bản chất mắc phải của chúng [17]. Rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang là thông nối bất thường trực tiếp từ động mạch cảnh trong đoạn xoang hang vào trong xoang hang (type A- theo phân loại Barrow) và những thông nối gián tiếp từ các nhánh của động mạch cảnh trong ( type B) hay động mạch cảnh ngoài ( type C) hay vừa động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài vào xoang hang ( type D- theo phân loại Barrow). Rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang đứng hàng thứ hai ( chiếm 11,2%) các rò ĐTMMC. . . 2 Rò động mạch màng cứng xoang hang gián tiếp là bệnh lành tính có diễn tiến chậm nếu để đến giai đoạn muộn có nguy cơ xuất huyết gây tử vong, còn nếu ở giai đoạn sớm có ảnh hưởng đến những chức năng quan trọng của bệnh nhân gây ra ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như nhìn đôi, giảm thị lực…vì vậy cần phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên trong quá trình thực hành lâm sàng để xác lập chẩn đoán và cũng như lên kế hoạch điều trị và chọn lựa giai đoạn của bệnh để điều trị không phải dễ dàng. Can thiệp nội mạch đã trở thành phương thức điều trị đầu tiên trong điều trị rò động tĩnh mạch màng cứng khi ngành X quang can thiệp thần kinh đã phát triển vào những năm 1980. Ban đầu, phương pháp điều trị nội mạch được thực hiện với nhiều tác nhân khác nhau từ phương pháp tiếp cận xuyên động mạch, nhưng những năm lại đây sử dụng coils bằng đường tĩnh mạch vào xoang hang qua xoang tĩnh mạch đá dưới được coi là kỹ thuật an toàn và hiệu quả nhất. Thuyên tắc bằng chất lỏng kém hiệu quả hơn và có nhiều biến chứng hơn và chỉ nên được xem xét cẩn thận trong các trường hợp giảm nhẹ [10]. Trong những năm gần đây Việt nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị can thiệp nội mạch bệnh lý này, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu:  Đánh giá kết quả điều trị rò động mạch màng cứng xoang hang gián tiếp bằng can thiệp nội mạch, với các mục tiêu sau: 1. Khảo sát tỉ lệ biểu hiện lâm sàng các triệu chứng về mắt trong rò động mạch màng cứng xoang hang gián tiếp. 2. Khảo sát tỉ lệ phân phối các thể lâm sàng và các phân loại hình ảnh học của rò động mạch màng cứng xoang hang gián tiếp. 3. Đánh giá kết quả điều trị rò động mạch màng cứng xoang hang gián tiếp bằng can thiệp nội mạch. . . 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. VÀI NÉT VỀ NGHIÊN CỨU TRONG ĐIỀU TRỊ RÒ ĐỘNG MẠCH MÀNG CỨNG XOANG HANG 1.1.1. Nước ngoài Các rò động tĩnh mạch màng cứng được mô tả đầu tiên bởi Tonnis (1936) [84]. Verbiest và Fincher (1951) là những người đầu tiên đưa ra khái niệm lỗ rò màng cứng tự phát [37]. Năm 1953, Seldinger trình bày kỹ thuật chọc mạch và sau này mang tên ông. Kỹ thuật Seldinger dùng catheter đưa dây luồn vào lòng mạch [77]. Thập niên 60 được đánh dấu bởi tầm quan trọng của giải phẫu học trong từng trường hợp cụ thể (Hayes 1963) [47]. Vào cuối thập niên 60 chính Newton tại đại học California ở San Francisco (Newton và Cronqvist (1969); là người thường qui thực hiện việc thám sát tất cả các rối loạn mạch máu nội sọ bao gồm RĐTMMC với việc bơm thuốc vào động mạch cảnh ngoài [68]. Ở Châu Âu, Rene Djindjian đã chụp mạch máu siêu chọn lọc vào giữa thập niên 70 để thiết lập phân loại cấu trúc mạch máu đầu tiên của RĐTMMC [36]. Houser (1972), Aminoff (1973), Obrado và cộng sự (1975), Chaudhary và cộng sự (1982) đã thiết lập nên toàn bộ các dị dạng tĩnh mạch màng cứng tự phát [11], [22], [49]. Năm 1984, Grisoli và cộng sự báo cáo một số lượng lớn các trường hợp cho thấy nguy cơ cao của biến chứng xuất huyết não của các dị dạng động tĩnh mạch màng cứng ở vùng hố sọ trước và lều tiểu não [40]. Năm 1983, Albright và cộng sự đã phác thảo các đặc tính của các dị dạng động tĩnh mạch màng cứng ở trẻ em [9]. Sự mô tả chi tiết về sự tưới máu của màng cứng nội sọ được Lasjaunias và cộng sự đưa vào năm 1986 [61] đã giúp sự hiểu biết thêm về tiềm năng tiếp cận nội mạch tới các lỗ RĐTMMC và nguy cơ xảy ra các biến chứng trong khi can thiệp nội mạch. Năm 1989, Guglielmi sử dụng . . 4 platinium coils, an toàn hiệu quả điều trị túi phình [43]. Sau đó có nhiều phương pháp điều trị RĐTMMC khác nhau được phát triển với sự nhấn mạnh vào các phương pháp can thiệp nội mạch. Sự tích lũy các trường hợp bệnh dẫn đến thêm nhiều sự phân loại mới được đề nghị bởi Borden và cộng sự (1995) [19], Cognard và cộng sự (1995), [30]. Sự phân loại RĐTMMC này có khuynh hướng đánh giá cao khía cạnh huyết động và những thay đổi theo thời gian có thể xảy ra ở những rối loạn này. Davies MA và cộng sự (1997), Satomi và cộng sự (2002), Van Dijk (2002) đã nhận diện ra những phân nhóm hình thái học với những diễn tiến tự nhiên khác nhau và thêm kích thước vào việc phân tích cấu trúc nền mạch máu [35], [73], [87]. Halbach và cộng sự (1989) với 13 trường hợp, thực hiện can thiệp qua đường tĩnh mạch đùi tiếp cận tới xoang đá dưới, tĩnh mạch mắt trên và đám rối chân bướm. Kết quả đạt hình ảnh mạch máu sau can thiệp 90% và cải thiện lâm sàng 77%. Biến chứng 1 trường hợp đột quị sau đặt bóng, 1 trường hợp mất thị lực thoáng qua [47]. Yamashita và cộng sự đạt cải thiện mạch máu là 14 trường hợp trong số 16 trường hợp (88%), thất bại 2 trường hợp do coil sau khi đặt vào vị trí lí tuởng trong xoang hang do huyết khối nhỏ trong xoang hang hoặc vị trí giải phẩu không thích hợp trong tĩnh mạch mắt trên, 12% có triệu chứng thoáng qua, 6% vẫn còn kéo dài [91]. Goldberg và cộng sự (1996) báo cáo loạt trường hợp đường can thiệp vào tĩnh mạch mắt trên lâm sàng cải thiện 100%, không thành công 2 trường hợp có 1 trường hợp xuất huyết trong nhãn cầu nghiêm trọng [39]. Quinones và cộng sự đạt tỉ lệ tắc hoàn toàn 92%, cải thiện lâm sàng 83%, trừ 1 trường hợp không cải thiện xuất huyết trong xoang hang đối bên [70]. . . 5 Roy và Raymond (1997) báo cáo 12 trường hợp rò ĐMMCXHGT có 9 trường hợp trong 12 trường hợp thuyên tắc qua đường tĩnh mạch bít tắc hoàn toàn 89%, tổn thương các dây thần kinh sọ do chèn ép tạm thời 50%, tổn thương liệt dây VI vĩnh viễn là 8% do huyết khối trong xoang hang chèn ép [71]. Cheng và cộng sự có 27 trường hợp can thiệp qua tĩnh mạch mắt trên đạt hình ảnh học là 89% ( 30% đạt hiệu quả ngay sau can thiệp), và cải thiện lâm sàng 96%, có 3 biến chứng liệt dây VI thoáng qua, có 2 trường hợp tiến triển chậm do huyết khối trong xoang hang [27]. Meyers và cộng sự (2002) có 135 trường hợp, 76% thuyên tắc mạch qua tĩnh mạch, tỉ lệ chữa lành trên hình ảnh mạch não và lâm sàng là 90 %, biến chứng 8 trường hợp (60%): 1 trường hợp nhồi máu não, 2 trường hợp giảm thị lực, 1 trường hợp tiểu đường và 1 trường hợp có triệu chứng nhãn cầu và 1 trường hợp tử vong 2,3%, 54% chiếm 1/3 hơn 1 lần can thiệp [65]. Theaudin và cộng sự (2007), báo cáo 27 trường hợp thuyên tắc qua tĩnh mạch, tắc toàn 14/16 trường hợp (88%), 12 trường hợp cải thiện lâm sàng (75%), 1 trường hợp xuất huyết thái dương (6%) khi thực hiện catheter qua xoang đá dưới kéo dài không triệu chứng gần 1 năm theo dõi [83]. Kim và cộng sự (2006) tắc tức thì 75% ( tắc hoàn toàn và gần hoàn toàn), cải thiện lâm sàng 91%, 11 biến chứng (20%): 6 trường hợp liệt dây sọ, 3 trường hợp thủng tĩnh mạch , 2 trường hợp xuất huyết thân não, liệt dây VI thoáng qua thấy có 5 trường hợp (10,7%) liên quan quá tải xoang hang hoặc huyết khối trong xoang hang. Thủng tĩnh mạch khi đưa catheter vào xoang đá dưới ghi nhận 3 trường hợp (5,4%). Kết quả thu nhận được từ nhiều tác giả, tỉ lệ cải thiện về mặt giải phẩu từ 50-100%, cải thiện lâm sàng dao động 63-100% ( chữa khỏi bệnh 80%, cải thiện lâm sàng 90%) [55]. Alexander và cộng sự (2019) báo cáo 267 trường hợp Rò ĐMMCXHGT bít rò thành công 86,5% trong đó bít rò hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch là 86,9% .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất