Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại trang trại arale devorai, moshav p...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại trang trại arale devorai, moshav paran, arava, israel

.PDF
49
27
91

Mô tả:

i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- ĐOÀN NGỌC ANH Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TRANG TRẠI ARALE DEVORAI MOSHAV PARAN, ARAVA, ISRAEL” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Khoa Lớp Khóa học Giảng viên hướng dẫn : Chính quy : Quản lý tài nguyên : K46 - ĐCMT - N03 : 2014 – 2018 : Th.s. Dương Thị Thanh Hà THÁI NGUYÊN – 2018 1 LỜI CẢM ƠN Chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel là một chương trình có ý nghĩa rất lớn trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với kiến thức khoa học thực tế từ nước ngoài. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lí luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Khoa Quản lý Tài nguyên, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế, Trung tâm AICAT (Arava International Center of Agriculture Training) và ông Arale Devorai… em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Trang trại Arale Devorai, moshav Paran, Arava, Israel” .Trong suốt quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo tại Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Arava (AICAT) Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Quản lý Tài nguyên, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế ITC, Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Arava (AICAT), ông Arale Devorai và các thầy, cô giáo bộ môn và đặc biệt là cô giáo Th.s. Dương Thị Thanh Hà người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song bản khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên ngày tháng năm 2018 Sinh viên Đoàn Ngọc Anh 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Dân số của Israel từ năm 1995 đến năm 2018 ............................................ 6 Bảng 4.1. Các kiểu sử dụng đất của Trang trại Arale Devorai ................................. 26 Bảng 4.2. Diện tích của từng giống ớt chuông tại trang trại ............................... 27 Bảng 4.3. Chi phí sản xuất cho 1 năm trồng ớt chuông của 60ha nhà lưới. ............. 27 Bảng 4.4. Sản lượng ớt chuông thu hoạch theo từng tháng (1dunam = 1000m2) ..29 Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của ba giống ớt tại trang trại Arale Devorai ................. 31 Bảng 4.7. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của trang trại ớt Arale Devorai, Paran, Arava, Israel .............................................................................................................. 33 Bảng 4.8: Hiệu quả môi trường của trang trại ớt chuông Arale Devorai .................. 34 3 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ của Israel ..................................................................................... 3 Hình 2.2: Bản đồ Trung tâm khu vực Arava .......................................................... 7 Hình 4.1: Sinh viên thực tập tại trang trại ............................................................ 24 Biểu đồ 1: So sánh sản lượng hàng tháng của ba giống ớt………………………29 Hình 4.2: Bio Bee thiên địch diệt nhện đỏ trên cây ớt .......................................... 35 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LUT: Loại hình sử dụng đất FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc 5 PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................iv MỤC LỤC…………………………………………………………………………..V PhẦN 1.MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2 1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................ 2 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3 2.1. Tổng quan của đề tài ............................................................................................ 3 2.1.1. Tổng quan về đất nước Israel ............................................................................ 3 2.1.2. Tổng quan về vùng Arava- miền nam Israel ..................................................... 6 2.1.3. Moshav Paran .................................................................................................... 7 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Israel .................................................................. 8 2.3. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất ............................................. 9 2.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 9 2.3.2. Sử dụng đất và các quan điểm sử dụng đất ..................................................... 16 2.3.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững ................................................................... 18 2.3.4. Phân loại đất nông nghiệp ............................................................................... 16 2.4. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất. ................................................................................................................................... 17 2.4.1. Trên thế giới .................................................................................................... 17 2.4.2. Tại Việt Nam ................................................................................................... 18 Phần 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 27 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 27 6 3.2. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………………21 3.2.1 Khái quát về trang trại ...................................................................................... 27 3.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt chuông tại trang trại Arale Devorai. ................................................................................................................................... 27 3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ........................................................................ 27 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ............................................................. 27 3.3.2. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................................... 28 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 30 4.1. Khái quát về trang trại Arale Devorai ................................................................ 30 4.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt chuông tại trang trại Arale Devorai ................................................................................................................................... 31 4.2.1. Tình hình sản xuất ớt chuông .......................................................................... 31 4.2.2. Chế biến và tiêu thụ ớt chuông tại trang trại. .................................................. 28 4.2.3. Năng suất ớt chuông tại trang trại Arale Devorai ........................................... 29 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất, lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) và khả năng áp dụng tại Việt Nam........................................................................................ 36 4.3.1. Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 36 4.3.2. Hiệu quả xã hội .............................................................................................382 4.3.3. Hiệu quả môi trường .....................................................................................393 4.3.4. Tiêu chuẩn lựa chọn kiểu sử dụng đất bền vững ..........................................415 4.3.5. Lựa chọn giống ớt sử dụng có hiệu quả ........................................................426 4.3.6. Khả năng áp dụng tại Việt Nam ....................................................................426 4.4. Thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm ..................................................... 38 4.4.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 38 4.4.2. Khó khăn ......................................................................................................... 38 4.4.3. Kinh nghiệm .................................................................................................... 38 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................460 5.1. Kết luận ............................................................................................................460 5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................460 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................482 7 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, vô cùng quan trọng đối với quá trình sinh trưởng, phát triển của con người và các sinh vật. Đất không chỉ là nền tảng để con người sống và hoạt động trên đó mà nó là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao động không thể thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, với sự gia tăng dân số, sự phát triển và mở rộng mạnh của các khu công nghiệp, các khu đô thị hay các khu du lịch vui chơi, giải trí, đã tạo rất nhiều áp lực lên việc sử dụng đất đai. Cộng với việc nhiều vùng diễn ra tình trạng hạn hán kéo dài hoặc xâm nhiễm mặn khiến cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất lương thực, thực phẩm. Việc chịu các điều kiện tự nhiên bất lợi không những ảnh hưởng lớn đến việc bố trí các loại cây trồng vật nuôi mà còn ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp. Là một đất nước nhỏ với diện tích trên 20.000km2, trong đó 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, sự tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo của con người Israel cũng như việc áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là lời giải đáp cho một nền nông nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới của người Israel. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo: Th.s. Dương Thị Thanh Hà, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Trang trại Arale Devorai, moshav Paran, Arava, Israel”. Từ đó, xác định các loại hình sử dụng đất phù hợp và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững đồng thời cũng làm thay đổi cơ cấu kinh tế, đời sống của nhân dân cả nước. 8 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Trang trại Arale Devorai, moshav Paran, Arava, Israel”. Từ đó, xác định các loại hình sử dụng đất phù hợp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp tại trang trại Arale Devorai. - Đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt chuông tại trang trại. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tại trang trại ớt chuông. - Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Điều tra thu thập điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã một cách đầy đủ, chính xác và khách quan. - Đánh giá đúng, khách quan, toàn diện và trung thực, thực trạng đất nông nghiệp của trang trại Arale Devorai moshav Paran. - Các loại hình sử dụng đất phải đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. - Đề xuất những giải pháp mang tính khả thi cao nhằm phát triển bền vững quỹ đất nông nghiệp của Việt Nam 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài  Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: - Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài.  Ý nghĩa trong thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nhóm đất nông nghiệp từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao. 9 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan của đề tài 2.1.1. Tổng quan về đất nước Israel 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Israel a. Vị trí địa lý Israel một quốc gia nhỏ bé nằm ở phía tây nam châu Á, thủ đô là Jerusalem, là một quốc gia nằm ở rìa phía đông của Biển Địa Trung Hải. Nó có biên giới phía bắc giáp với Liban, phía đông bắc với Syri, phía đông và đông nam với Jordan, phía tây nam với Ai Cập, phía tây với Biển Địa Trung Hải. Tổng diện tích lãnh thổ Israel - là 22.145 km² (8,630 mi² - dặm vuông) trong đó 21.671 km² là diện tích đất. Hình 2.1: Bản đồ của Israel Israel được chia thành bốn vùng: đồng bằng ven biển, đồi núi ở trung tâm, Châu thổ Jordan và Sa mạc Negev.  Đồng bằng ven Địa Trung Hải trải dài từ biên giới Liban tới phía bắc Gaza ở phía nam, chỉ bị ngăn cách tại Mũi Lạc Đà ở Vịnh Haifa. Nó rộng khoảng 40 km tại Gaza và hẹp dần về hướng bắc tới khoảng 5 km tại biên giới Liban. Vùng này màu mỡ và ẩm ướt và nổi tiếng về chanh và nghề trồng nho. Đồng bằng này có nhiều con sông ngắn cắt ngang, và chỉ hai con sông Yarqon và Qishon, là thường xuyên có nước chảy.  Phía đông đồng bằng ven biển là vùng cao nguyên trung tâm. Phía bắc vùng này là những dãy núi và đồi của khu vực Thượng và Hạ Galilee; xa hơn về phía nam là các Đồi Samarian với nhiều thung lũng nhỏ và màu mỡ; và phía nam Jerusalem là những đồi đất cằn cỗi của Judea. Độ cao trung bình của cao nguyên là 10 610 mét (2.000 ft) là lên tới điểm cao nhất tại Núi Meron, ở 1.208 mét (3.963 ft), tại Galilee gần Zefat (Safad).  Phía đông cao nguyên trung tâm là Châu thổ rãnh Jordan, đây là một phần nhỏ của Rãnh nứt Syri-Đông Phi dài 6.500-km (4.040 mi). Tại Israel Châu thổ Rãnh bị thống trị bởi Sông Jordan, Hồ Tiberias (cũng được gọi là Biển hồ Galilee và đối với người Israel là Hồ Kinneret) và Biển Chết. Sông Jordan, con sông lớn nhất Israel (322 km / 200 mi), bắt nguồn từ các con sông Dan, Baniyas, và Hasbani gần Núi Hermon tại Anti-Liban Mountains và chảy về phía nam xuyên qua Lòng chảo Hula khô cạn vào Hồ nước ngọt Tiberias.  Sa mạc Negev rộng khoảng 12.000 km² (4.600 mi²), hơn một nửa tổng diện tích đất liền Israel. Về mặt địa lý, nó kéo dài tới Sa mạc Sinai, tạo thành một tam giác gồ ghề với cạnh đáy ở phía bắc gần Beer-Sheva, Biển Chết, và Đồi Judean phía nam, và nó có đỉnh tại Eilat. Về mặt địa hình, nó chạy song song với các vùng khác trong nước, với những vùng đất thấp ở phía tây, các đồi núi ở miền trung và Nahal HaArava là biên giới phía bắc của nó. b. Khí hậu Israel có khí hậu Địa Trung Hải đặc trưng bởi mùa hè dài, nóng và khô cùng với mùa đông ngắn, lạnh và nhiều mưa, thay đổi theo vĩ độ và độ cao. Mùa hè ở vùng dọc bờ biển Địa Trung Hải rất ẩm nhưng tại Negev thì khô. Khí hậu được xác định bởi vị trí của Israel giữa đặc điểm khô cằn cận nhiệt đới của Ai Cập và ẩm cận nhiệt đới của Levant hay phía đông Địa Trung Hải. Tháng 1 là tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình thay đổi từ 5 °C tới 12 °C (41 °F tới 54 °F), và tháng 8 là tháng nóng nhất ở nhiệt độ 18 °C tới 38 °C (64 °F tới 100 °F). 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Israel a. Điều kiện kinh tế Kinh tế Israel là nền kinh tế thị trường. Các báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của 20162017 xếp Israel là có nền kinh tế thứ hai sáng tạo nhất trên thế giới. Israel cũng được xếp hạng thứ 18 trong số 188 quốc gia trên thế giới về Chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc, xếp hạng này trong danh mục "Phát triển rất cao". Tính đến năm 2014, Israel đứng thứ 19 trong số 124 quốc gia về chỉ số phức tạp kinh tế. 11 Những vấn đề kinh tế nghiêm trọng phát sinh do ngân sách quốc phòng lớn và hoàn cảnh chính trị đã cản trở thương mại giữa Israel và các nước láng giềng. Các ngành kinh tế chủ chốt bao gồm sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm kim loại, thiết bị điện tử và y sinh, sản phẩm nông nghiệp, chế biến thực phẩm, hóa chất, thiết bị vận tải. Israel cũng là một trong những trung tâm hàng đầu thế giới về chế tác kim cương. Israel là một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất hoa quả họ chanh bưởi. Phần lớn diện tích của Israel được canh tác do các tập thể và hợp tác xã. Tài nguyên của Israel nghèo. Du lịch đến các vùng đất Thánh cũng đóng vai trò quan trọng cho nguồn thu ngân sách. Công nghiệp chiếm 17%, nông nghiệp: 2% và dịch vụ: 81% GDP, xuất khẩu đạt 23,5 tỷ USD, nhập khẩu 30,6 tỷ USD; nợ nước ngoài: 18,7 tỷ USD. Nông nghiệp, khoa học - kỹ thuật và quản lý kinh tế rất tiên tiến. Israel là một trong số những nước có thu nhập đầu người cao trên thế giới; sản xuất thực phẩm, kim cương đã chế tác, hàng dệt, thiết bị điện, giao thông, thiết bị quân sự, hàng điện tử công nghệ cao; sản xuất điện năng đạt 35,4 tỷ kWh, tiêu thụ 31,8 tỷ kWh. b. Điều kiện xã hội Theo thống kê dân số thế giới tính đến ngày 08/04/2018, dân số Israel có 8.421.844 người, trong đó 6.291.117 (74,7%) là người Do Thái. 1.751.743 người Ả Rập chiếm 20,8% dân số, trong khi những người Cơ Đốc giáo phi Ả Rập và người không tôn giáo theo đăng ký dân sự chiếm 4,4%. Trong khoảng thập niên đầu của thế kỷ XXI, có lượng lớn công nhân di cư đến từ Romania, Thái Lan, Trung Quốc, châu Phi, và Nam Mỹ định cư tại Israel. Khoảng 90.3% người Israel cư trú tại các khu vực đô thị. Dân số Israel hiện chiếm 0.11% dân số thế giới. Mật độ dân số trung bình của Israel là 391 người/km2. Độ tuổi trung bình của người dân là 30.3 tuổi. 12 Bảng 2.1: Dân số của Israel từ năm 1995 đến năm 2018 Độ tuổi trung bình 30,3 Tỷ suất sinh 8.421.844 Tỷ lệ thay đổi hàng năm 1,58 % 3,02 (Đơn vị: người) Mật Tỷ lệ Xếp độ dân cư hạng dân đô thị dân số số 391 90,3 % 100 2017 8.321.570 1,58 % 30,3 3,02 385 90,3 % 100 2016 8.191.828 1,58 % 30,3 3,02 379 90,4 % 100 2015 8.064.547 1,66 % 30,2 3,04 373 90,5 % 100 2010 7.425.959 2,38 % 30,1 2,93 343 91,8 % 99 2005 6.602.970 1,89 % 28,7 2,91 305 91,5 % 100 2000 6.013.741 2,43 % 28,0 2,93 278 91,2 % 100 1995 5.333.719 3,46 % 27,3 2,93 246 90,8 % 102 Năm Dân số 2018 (Nguồn: Theo thống kê của Liên Hợp Quốc) Israel có hai ngôn ngữ chính thức: tiếng Hebrew và tiếng Ả Rập. Tiếng Hebrew là ngôn ngữ chính và thứ nhất của quốc gia và đa số dân cư dùng tiếng này. Tiếng Ả Rập của thiểu số người Ả rập và một số thành viên cộng đồng Do Thái Mizrahi và Teimani. Tiếng Anh được dạy trong các trường học và đa phần dân cư coi đó là ngôn ngữ thứ hai. Các ngôn ngữ khác ở Israel gồm tiếng Nga, tiếng Yiddish, tiếng Ladino, tiếng România và tiếng Pháp. 2.1.2. Tổng quan về vùng Arava- miền nam Israel Trung tâm Arava là một khu vực ở miền Nam Israel, được biết đến là khu vực ngoại vi và xa xôi nhất trong nước. Đây là một phần của rạn nứt sông Phi-Phi và nằm ở giữa Biển Chết và Biển Đỏ và phần lớn khu vực này nằm dưới mực nước biển, khoảng 130 km từ trung tâm đô thị gần nhất (Eilat ở phía Nam hoặc Beer-Sheva ở phía Bắc). Nó bao gồm bảy cộng đồng, năm cộng đồng nông nghiệp (Moshav) Idan, 13 Hatzeva, Ein-Yahav, Tzofar và Paran, một trung tâm cộng đồng khu vực Sapir và Zuqim một cơ sở du lịch sinh thái mới. Thung lũng Arava rất khô cằn với lượng mưa chỉ 50mm mỗi năm. Arava có đất thấp hơn, trong đó ít có thể phát triển mà không cần tưới và phụ gia đất đặc biệt. Arava có nhiều giờ ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao, khô tương đối giúp duy trì điều kiện không bị sâu bệnh. Nhiệt độ trung bình ở Arava nằm trong khoảng từ 35°C đến 45°C vào mùa hè và vào mùa đông nhiệt độ thấp nhất dưới 0°C. Tất cả các moshav trong Arava trồng ớt, cà chua, dưa hấu, hoa, chà là.v.v. Để xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ với công nghệ nông nghiệp hiện đại. Hình 2.2: Bản đồ Trung tâm khu vực Arava 2.1.3. Moshav Paran Paran là một moshav mới, nhỏ ở miền nam Israel. Nằm ở thung lũng Arava khoảng 100 km về phía bắc của Eilat, nó thuộc thẩm quyền của Hội đồng khu vực Trung Arava. Vào năm 2017, đô thị này có dân số 440 người dân cư tập trung thành một vùng rất nhỏ. 2.1.3.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân - Thủy lợi: Điều kiện thủy lợi moshav Paran rất hạn chế, toàn vùng có một hồ nước ngọt và một rãnh mương phục vụ cho mùa nước lũ duy nhất trong năm vào tháng 10. - Giao thông: Hệ thống giao thông của moshav được nhựa hóa từ trong moshav ra tới các farm nhỏ, hệ thống giao thông thuận lợi không có bất kỳ khó khăn nào trong việc đi lại của người dân. 14 - Điện: Hệ thống điện của moshav hoàn toàn lấy từ hệ thống năng lượng mặt trời. Từng hộ gia đình tự lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời để phục vụ cho mọi hoạt động của gia đình mình. Ngoài ra cũng có sử dụng thêm nguồn điện quốc gia. - Thông tin liên lạc: Là một đất nước phát triển, do vậy hệ thống thông tin liên lạc tại moshav đầy đủ với công nghệ tiên tiến nhất, mới nhất trên thế giới như về điện thoại, máy tính, ti vi.... 2.1.3.2. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội. * Office và nhà văn hóa - Vị trí trung tâm moshav có bưu điện nhỏ diện tích 10m2 phục các vấn đề văn thư, gửi tiền của người dân. - Có một nhà trung tâm văn hóa sinh hoạt chung có diện tích 50m2 - Có một nhà thể thao, phòng tập gym, diện tích 70m2. * Trường học: - Do đặc trưng của vùng với diện tích nhỏ và điều kiện giao thông thuận lợi nên toàn bộ học sinh đi học đều đi học bằng xe buýt của trường đưa đón tận nơi. Toàn bộ học sinh học tập tại moshav Sapir cách moshav Paran 30 km. - Học sinh vào đại học sẽ học ở các thành phố lớn như Jerusalem, Beer Sheva, Tel aviv. * Trạm y tế Có một trạm y tế của moshav nằm tại trung tâm của moshav. 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Israel Israel có nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao, nổi tiếng với công nghệ tưới nhỏ giọt. Hơn nửa diện tích đất đai của quốc gia này là hoang mạc và bán hoang mạc, nửa còn lại là rừng và đồi dốc. Trong đó, chỉ 20% diện tích đất đai (khoảng 4.100 𝑘𝑚2 ) là có thể trồng trọt, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% 15 nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường. Bởi vì sự đa dạng của các loại hình đất đai và khí hậu, Israel có thể trồng nhiều loại cây khác nhau. Lúa mì, các loại cây thuộc chi lúa miến và bắp được trồng ở 215,000 hecta, trong đó 156,000 hecta chỉ trồng vào mùa đông. Trái cây và rau củ bao gồm các loại cam chanh, bơ, kiwi, ổi, xoài, nho. Chúng được trồng ở đồng bằng ven biển Địa Trung Hải. Cà chua, ớt chuông, dưa leo, tiêu và bí được trồng phổ biến ở mọi miền đất nước; dưa gang được trồng trong mùa đông ở các thung lũng. Các vùng cận nhiệt đới của đất nước trồng chuối và chà là, vùng đồi núi phía bắc trồng táo, lê, cherry. Ngoài ra, các vườn nho được trồng khắp đất nước, ngành chế biến rượu của Israel đang cạnh tranh mạnh với thế giới. Một số sản phẩm của nền nông nghiệp Israel:  Chăn nuôi: bò sữa với 10.000 lít sữa/năm  Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản: cá mè trắng Hoa Nam, cá trắm cỏ, cá đối đầu dẹt, cá rô phi, ambloplites rupestris, cá chép, silver perch, cá tráp đầu vàng, cá hương, các hồi…  Trái cây và rau củ: cam, bưởi chùm, quýt và pomelit, cam, bưởi chùm, quýt và pomelit…  Hoa: phổ biến nhất là Chamelaucium hoa hồng, hoa huệ, tu líp. Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo, cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav, hình thành từ những người Do Thái hồi hương từ khắp nơi trên thế giới. 2.3. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Luật đất đai hiện hành đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Như vậy đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người. 16 Đối với ngành phi nông nghiệp đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất. Đối với ngành này, quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất cũng như chất lượng thảm thực vật và tính chất tự nhiên sẵn có trong đất. Đối với các ngành nông lâm nghiệp đất đai có vai trò vô cùng quan trọng. Đất đai không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại mà còn là yếu tố tích cực của các quá trình sản xuất. Điều này thể hiện ở chỗ đất luôn chịu tác động như: cày, bừa, làm đất nhưng cũng đồng thời là công cụ sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi do đó nó là đối tượng lao động nhưng cũng lại là công cụ hay phương tiện lao động. Quá trình sản xuất nông lâm nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với đất và các sản phẩm làm ra được luôn phụ thuộc vào các đặc điểm của đất mà cụ thể là độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. Tuy nhiên độ phì nhiêu của đất không phải là yếu tố vĩnh viễn và cố định mà luôn thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên. Ngoài ra trong quá trình sản xuất dưới tác động của con người thì độ phì nhiêu ngày càng có sự biến động rất lớn. Nếu tác động xấu thì độ phì nhiêu ngày càng cạn kiệt, ngược lại nếu tác động của con người có sáng tạo và khoa học thì độ phì nhiêu của đất ngày càng được nâng cao vì ngoài nhân tố tự nhiên còn có xã hội tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của đất đai. 2.3.2. Sử dụng đất và các quan điểm sử dụng đất 2.3.2.1. Khái niệm sử dụng đất Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất (Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999). Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn 17 cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. 2.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất Phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất v.v…vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, vừa bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc sử dụng đất là: - Yếu tố điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn, không khí v.v.… trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác. + Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay ít, nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt độ về thời gian và không gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa ngày và đêm v.v.… trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước. + Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực nước biển, độ dốc, hướng dốc v.v…thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và 18 độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa. Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần tuân theo các quy luật của tự nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. - Yếu tố về kinh tế - xã hội Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động… yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới việc sử dụng đất được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất. Nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải tạo và hạn chế sử dụng đất theo kiểu bóc lột đất đai. Mặt khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai không những bị sử dụng không hợp lý mà còn bị hủy hoại. Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên, mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai để từ đó tìm ra những nhân tố thuận lợi và khó khăn để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao. 2.3.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững Từ khi biết sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn của mình, đất đai đã trở thành cơ sở cần thiết cho sự sống và cho tương lai phát triển của con người. 19 Khi dân số còn ít để đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm của mình thì con người đã khai thác từ đất khá dễ dàng và không gây ra những ảnh hưởng lớn đến đất đai. Nhưng ngày nay, mật độ dân số ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển thì vấn đề đảm bảo lương thực cho sự gia tăng dân số đã trở thành sức ép ngày càng mạnh mẽ lên đất đai. Diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, con người đã phải mở mang thêm diện tích đất nông nghiệp trên những vùng đất không thích hợp cho sản xuất, hậu quả đã ngây ra quá trình thoái hoá đất diễn ra một cách nghiêm trọng. Tác động của con người đã làm cho độ phì nhiêu của đất ngày càng bị suy giảm và dẫn đến thoái hoá đất, lúc đó khó có thể phục hồi lại độ phì nhiêu của đất nếu muốn phục hồi lại thì cần phải chi phí rất lớn. Đất có những chức năng chính là: Duy trì vòng tuần hoàn sinh hoá học và địa hoá học, phân phối nước, tích trữ và phân phối vật chất, mang tính đệm và phân phối năng lượng. Các chức năng trên của đất là những trợ giúp cần thiết cho các hệ sinh thái. Sử dụng đất đai một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn tại và tương lai phát triển của con người. Vì vậy tìm kiếm những biện pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” (Sustainable land use) đã trở lên thông dụng trên thế giới như hiện nay. Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm truyền thống mà phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa học, từ nông dân hoặc cả hai. Điều trở nên thông thường với những người nông dân, bền vững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới vừa được phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu vào. Đó là những công nghệ về chăn nuôi động vật, những kiến thức về sinh thái để quản lý sâu hại và bệnh dịch. Để tạo nông nghiệp bền vững cần có 3 điều kiện đó là: công nghệ bảo tồn tài nguyên, những tổ chức từ bên ngoài và những tổ chức về các nhóm địa phương. Tác giả cho rằng xu thế phát triển nông nghiệp bền vững được các nước phát triển khởi xướng và hiện nay đã trở thành đối tượng mà nhiều nước nghiên cứu theo hướng kế thừa, chắt lọc cái tinh tuý của nền nông nghiệp chứ không chạy theo cái hiện đại để bác bỏ những cái thuộc về truyền thống. Trong nông nghiệp bền vững việc chọn cây
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan