Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp phát triển mô hình trồng khoai tâ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp phát triển mô hình trồng khoai tây tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

.PDF
66
339
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------- MÔNG THỊ THU HIỀN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI TÂY TẠI XÃ KIM PHƯỢNG, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2012 - 2016 Thái Nguyên - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------- MÔNG THỊ THU HIỀN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI TÂY TẠI XÃ KIM PHƯỢNG, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K44 - KTNN Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2012 - 2016 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đoàn Thị Mai Thái Nguyên - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp phát triển mô hình trồng khoai tây tại xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” được sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các số liệu đã được chỉ rõ nguồn gốc. Em xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu được đưa ra trong khóa luận này là trung thực và chưa được sử dụng trong công trình nghiên cứu nào. Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho viêc hoàn thành khóa luận đã được cảm ơn và các trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Mông Thị Thu Hiền ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã được học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng cũng như kiến thức thực tế của cuộc sống. Đến nay em đã kết thúc thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận với đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp phát triển mô hình trồng khoai tây tại xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. Trang đầu tiên của khóa luận này em xin phép được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Đoàn Thị Mai, giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ nhân viên của UBND và nhân dân xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian em thực tập tại địa phương. Cuối cùng em xin bày tỏ sự biết ơn với gia đình, bạn bè và người thân đã luôn quan tâm, động viên em trong suốt quá trình thực tập. Lời cuối em xin kính chúc các thầy cô giáo trong nhà trường, các bác, các cô chú, anh, chị ở UBND xã Kim Phượng, cùng các bạn đồng nghiệp sức khỏe, thành công trong công việc và những điều tốt đẹp nhất. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Mông Thị Thu Hiền iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm trong 100g ...... 9 Bảng 2.2: Năng suất và sản lượng khoai tây trên thế giới giai đoạn 2010 2013 ....................................................................................... 14 Bảng 2.3: Năng suất và sản lượng khoai tây ở Việt Nam giai đoạn 20102013 ....................................................................................... 15 Bảng 2.4: Diện tích năng suất bình quân và sản lượng sản xuất khoai tây của xã Kim Phượng qua 3 năm 2013 – 2015. ......................... 16 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Kim Phượng qua các năm 2013 2015 ....................................................................................... 22 Bảng 4.2: Nhiệt độ trung bình trong năm 2015 của xã Kim Phượng. ..... 24 Bảng 4.3: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Kim Phượng qua 3 năm 2013 – 2015. .................................................................. 26 Bảng 4.4: Số lượng đàn gia súc gia cầm và diện tích nuôi trồng thủy sản của xã Kim Phượng qua 3 năm 2013 – 2015 .......................... 27 Bảng 4.5: Tình hình lao động của xã Kim Phượng năm 2015 ................ 29 Bảng 4.6: Diện tích khoai tây của các bản của xã Kim Phượng qua các năm 2013 – 2015 ................................................................... 33 Bảng 4.7: Chi phí sản xuất 1 sào khoai tây của các hộ điều tra năm 2015 (n=100) .................................................................................. 36 Bảng 4.8: Hiệu quả sản xuất 1 sào khoai tây phân theo nhóm hộ năm 2015 ....................................................................................... 37 Bảng 4.9: Diện tích trồng khoai tây và các cây trồng khác của các hộ điều tra năm 2015 .......................................................................... 38 Bảng 4.10: Năng suất và sản lượng khoai tây và các cây trồng khác của các hộ điều tra năm 2015 ............................................................. 38 iv Bảng 4.11: Chi phí sản xuất 1 sào bí của các hộ điều tra năm 2015 (n=100) .............................................................................................. 39 Bảng 4.12: Hiệu quả sản xuất 1sào bí phân theo nhóm hộ năm 2015 ....... 40 Bảng 4.13: So sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất khoai tây và bí tính trên 1 sào năm 2015 ......................................................................... 41 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ, cụm từ viết tắt Giải thích 1 BQC Bình quân chung 2 BVTV Bảo vệ thực vật 3 CNNN Công nghiệp ngắn ngày 4 ĐVT Đơn vị tính 5 FAOSTAT Số liệu thống kê của tổ chức nông lương liên hợp quốc tế 6 KHKT Khoa học kỹ thuật 7 LĐ Lao động 8 NS Năng suất 9 NSBQ Năng suất bình quân 10 SL Sản lượng 11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 12 UBND Ủy ban nhân dân vi MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v MỤC LỤC .................................................................................................... vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................... 4 1.4. Bố cục của đề tài .................................................................................... 4 PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 5 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm kinh tế hộ ............................................................................ 5 2.1.2. Khái niệm mô hình ............................................................................... 6 2.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế ................................................................... 6 2.1.4. Giới thiệu chung về cây khoai tây......................................................... 7 2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 13 2.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ........................................... 13 2.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở nước ta ............................................... 14 2.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây của xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên................................................................................................. 16 vii PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 17 3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 17 3.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu.............................. 17 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 17 3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 18 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 21 4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu .......................................................... 21 4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 21 4.1.2. Hiện trạng về kinh tế - xã hội.............................................................. 25 4.1.3. Đánh giá hiện trạng về công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, di tích danh thắng du lịch ........................................................................................ 30 4.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và phát triển cây khoai tây của xã Kim Phượng....................................................................... 31 4.1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của khoai tây ........................ 32 4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây tại xã Kim Phượng .................. 33 4.2.1. Tình hình sản xuất .............................................................................. 33 4.2.2. Tình hình tiêu thụ ............................................................................... 34 4.3. Kết quả sản xuất khoai tây tại xã Kim Phượng năm 2015 ...................... 35 Đánh giá hiệu quả kinh tế cây khoai tây trên địa bàn xã ............................... 35 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................................... 35 Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội từ trồng khoai tây...................................... 42 4.3.2. Nâng cao trình độ dân trí .................................................................... 42 4.3.3 Cải thiện cơ sở hạ tầng ........................................................................ 42 viii 4.3.4. Giải quyết việc làm- lao động ............................................................. 42 4.3.5. Nâng cao ý thức làm giàu và cải thiện đời sống cho người dân........... 43 4.3.6. Đánh giá hiệu quả môi trường ............................................................ 43 4.4. Khả năng áp dụng và phổ biến của mô hình trồng khoai tây .................. 43 4.5. Thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của hộ trong sản xuất khoai tây. .. 43 4.5.1. Thuận lợi ............................................................................................ 43 4.5.2. Khó khăn ............................................................................................ 44 4.5.3. Nguyện vọng của hộ trong sản xuất khoai tây..................................... 44 PHẦN 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI TÂY TẠI XÃ KIM PHƯỢNG, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN..............46 5.1. Quan điểm – Phương hướng – Mục tiêu ................................................ 46 5.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 46 5.1.2. Phương hướng .................................................................................... 46 5.1.3. Mục tiêu ............................................................................................. 47 5.2. Các giải pháp ......................................................................................... 47 5.2.1. Các giải pháp ...................................................................................... 47 5.2.2. Đề xuất, kiến nghị .............................................................................. 50 5.2.3. Kết luận .............................................................................................. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 55 I.Tiếng Việt .................................................................................................. 55 II. Tài liệu từ Internet ................................................................................... 55 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất đầu tiên trong lịch sử phát triển của xã loài người. Sau nhiều cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển thì nông nghiệp vẫn là một ngành sản xuất rất quan trọng. Nông nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống mà chưa có một ngành sản xuất nào có thể thay thế được, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu. Những năm gần đây sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư nên đã thu được nhiều kết quả, trong đó sản xuất vụ đông đóng vai trò không nhỏ góp phần nâng cao tổng sản lượng các loại cây trồng trong năm. Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Để làm được điều đó cần thay đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh, đa dạng sản phẩm. Vì thế việc lựa chọn cây trồng phù hợp có hiệu quả kinh tế cao là vấn đề hết sức cấp thiết. Vụ đông hiện nay, tùy thuộc vào tập quán canh tác và nhu cầu thực tiễn về sản xuất mà mỗi địa phương có những loại cây trồng vụ đông khác nhau. Mỗi loại cây trồng đều có những đặc điểm và yêu cầu riêng đối với ngoại cảnh, nhưng đều nhằm mục đích là tăng sản lượng lương thực, thực phẩm cho xã hội và tăng thu nhập cho người sản xuất. Khoai tây là một trong số những loại cây lương thực quan trọng, được trồng ở 79% số nước trên thế giới, đứng thứ 2 sau ngô về số nước gieo trồng, đứng thứ 4 sau lúa mì, ngô và lúa gạo về sản lượng. Khoai tây được phát triển 2 rộng trong sản xuất là do có sự đóng góp của các nhà khoa học nghiên cứu về khoai tây, của các cơ quan nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã tạo ra những tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng khoai tây. Khoai tây là một cây trồng lý tưởng phù hợp với điều kiện khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ nước ta. Khoai tây vừa là cây lương thực vừa là cây thực phẩm với thời gian sinh trưởng và thu hoạch ngắn, trong khi đó củ khoai tây có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Vì thế trong những năm gần đây khoai tây đã được đưa vào trồng phổ biến tại các vùng trung du và miền núi phía Bắc nhằm tận dụng tối đa đất nông nghiệp vào vụ đông sau khi đã canh tác hai vụ lúa, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho bà con nông dân. Định Hóa là một huyện vùng núi phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, với diện tích đất tự nhiên là 520,75 km2, trong đó đất nông nghiệp xấp xỉ 99,29 km2( chiếm 19% tổng diện tích tự nhiên), có vùng khí hậu, đất đai thích hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày như khoai tây, ngô, khoai lang, bí đỏ…trong đó khoai tây là cây trồng chiếm vị trí quan trọng trong vụ đông. Khoai tây vừa là cây lương thực vừa là cây thực phẩm có giá trị. Trong củ khoai tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích. Đây là loại rau củ ít calo, không có chất béo và cholestrerol, hàm lượng vitamin cao và là nguồn cung cấp kali, vitamin B6 và chất xơ thô tuyệt vời, hàm lượng chất dinh dưỡng cao so với nhiều cây ngũ cốc và thực phẩm khác. Ngoài ra khoai tây còn chiếm giá trị sử dụng khác như làm thức ăn gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, một số giống khoai tây còn là nguyên liệu cho việc chế biến mỹ phẩm, chưng cất axit citric, kỹ nghệ pha chế nhiều loại biệt dược có giá trị. Xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là xã có diện tích trồng khoai tây cao của huyện, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, là vùng có điều kiện về khí hậu và đất đai thích hợp với nhiều loại cây trồng 3 như lúa, ngô, lạc, khoai tây, bí đỏ... trong đó khoai tây là cây trồng phát triền mạnh, có giá trị kinh tế cao tăng thu nhập cho người dân trong vụ đông. Để thấy rõ được hiệu quả của việc canh tác cây khoai tây của xã Kim Phượng? Thực trạng sản xuất khoai tây ở xã ra sao? Hiệu quả đạt được ở mức nào? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây ở địa phương thời gian tới. Xuất phát từ mong muốn và thực tế đó, em đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp phát triển mô hình trồng khoai tây tại xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng khoai tây của các hộ gia đình thuộc xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đưa ra giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và nhằm phát triển nhân rộng các mô hình trồng khoai tây một cách có hiệu quả, giúp bà con nông dân từng bước nâng cao chất lượng và tăng năng suất. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tăng sản lượng hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây tại xã Kim Phượng. Kết quả sản xuất khoai tây tại xã Kim Phượng năm 2015. Khả năng áp dụng và phổ biến của mô hình trồng khoai tây. Thuận lợi, khó khăn, và nguyện vọng của hộ trong sản xuất khoai tây. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, rút ra những bài học cho công tác sau này. 4 Đánh giá về điều kiện tự nhiên xã hội của địa phương nghiên cứu. Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học vào thực tiễn. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây khoai tây. Làm cơ sở cho công tác đánh giá, quy hoạch, lập kế hoạch, nhân rộng và phát triển mô hình trồng khoai tây mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống cho người dân tại địa phương. 1.4. Bố cục của đề tài Phần 1: Mở đầu Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần 5: Giải pháp phát triển mô hình trồng khoai tây tại xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Tài liệu tham khảo. 5 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm kinh tế hộ Bản thân mỗi hộ là một tế bào của xã hội, là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng. Là đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, hộ có mục đích tối đa hóa nguồn thu trên cơ sở sử dụng tối đa các nguồn lực và nâng cao phúc lợi gia đình. Kinh tế hộ là hình thức kinh tế cơ sở của xã hội trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh đều tùy thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận và tạo điều kiện phát triển.[13] Hộ là đơn vị tiêu dùng. Các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu của hộ, nếu còn dư họ sẽ mang ra thị trường trao đổi hoặc buôn bán. Cũng có một số hộ chuyên sản xuất để cung cấp ra thị trường. Hộ nông dân là đơn vị sản xuất nhưng với quy mô nhỏ với các nguồn lực sẵn có như lao động, đất đai, vốn, công cụ…Do sản xuất với quy mô nhỏ nên số lượng sản phẩm làm ra không nhiều và chất lượng sản phẩm làm ra cũng chưa cao. Trong quá trình đổi mới đất nước, các hộ nông dân cũng đã có bước đổi mới khá quan trọng. Họ đã tiến hành sản xuất chuyên canh để cung cấp sản phẩm cho xã hội. Điều đó có nghĩa là họ phải tự hoàn thiện tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế.[13] Các hộ nông dân đã sử dụng những điều kiện có sẵn để sản xuất. Điều đó cũng giải quyết được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Ngoài việc tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình và xã hội, kinh tế hộ còn đóng vai trò trong việc cung cấp nguyên liệu, hàng hóa cho các 6 doanh nghiệp sản xuất. Mô hình kinh tế hộ rất phù hợp với nông hộ ít vốn, chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, tư liệu sản xuất còn hạn chế. 2.1.2. Khái niệm mô hình Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có các cách hiểu riêng. Về mặt lý học thì mô hình là vật cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi mô hình là sự mô phỏng cấu tạo của một vật để trình bày và nhiên cứu. Mô hình còn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu và còn là kiểu mẫu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế. Như vậy mô hình có thể có các quan niệm khác nhau tùy vào góc độ nghiên cứu nhưng khi sử dụng mô hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng nghiên cứu.[17] Mô hình canh tác là hình mẫu trong canh tác, thể hiện sự kết hợp của các nguồn lực trong điều kiện cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và mục đích kinh tế. 2.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất, lượng của các hoạt động kinh tế. Theo định nghĩa của ngành thống kê thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực kinh tế và chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một tất yếu của mọi nên sản xuất xã hội. Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều rộng và sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực sản xuất, tăng đầu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề. Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hóa, tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực,chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.[17] 7 Các quan điểm hiệu quả kinh tế đều thống nhất bản chất của nó là muốn thu được kết quả phải bỏ ra chi phí về tiền vốn, lao động. So sánh kết quả sản xuất với chi phí đầu tư sẽ có được hiệu quả kinh tế. Chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Ta có thể nói hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa lực lượng kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, biểu hiện thuần túy bằng những chỉ tiêu kinh tế như giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận…tính trên lượng chi phí đầu tư. Hiệu quả kinh tế xã hội là mối tương quan so sánh giữa đầu tư chi phí với kết quả thu được trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội. Thực chất của hiệu quả kinh tế là vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực. Nói cách khác bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Việc làm rõ bản chất của hiệu quả kinh tế để phân định rõ sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả. Kết quả phản ánh mặt định lượng mục tiêu đạt được bằng hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, không đề cập đến cách thức, chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đó, bản thân kết quả không thể hiện được chất lượng. Hiệu quả thể hiện một cách toàn diện về cả mặt định lượng và định tính. Về định lượng hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa chi phí và kết quả. Về mặt định tính hiệu quả không chỉ thể hiện qua các con số cụ thể mà còn thể hiện nguyên nhân mang tính định tính để đạt được con số đó, phản ánh được sự nhất trí và khả năng đóng góp của các mục tiêu trên vào mục tiêu chung. 2.1.4. Giới thiệu chung về cây khoai tây 2.1.4.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển Khoai tây thuộc họ cà có nguồn gốc xuất xứ ở dãy núi Andes. Năm 1536 Tây Ban Nha là nước đầu tiên ở châu Âu trồng khoai tây. Từ năm 1570 đến 1580, khoai tây được phát triển ra nhiều vùng ở Tây Ban Nha. Khoai tây được 8 truyền vào Ấn Độ năm 1615, vào Trung Quốc năm 1700, vào Bangladesh giữa thế kỷ XVII. Người Hà Lan đưa khoai tây và Indonexia giữa thế kỷ XVIII và Nhật Bản năm 1766. Những nhà truyền giáo đem khoai tây vào châu Phi cuối thế kỷ XIX. Năm 1971, trung tâm khoai tây quốc tế (CIP) được thành lập, nhiệm vụ là nghiên cứu, phát triển khoai tây trên thế giới, đặc biệt ở vùng nhiệt đới. Đến cuối thế kỷ XX, nhiều nước vùng Châu Á – Thái Bình Dương đã phát triển khoai tây đáng kể, trong đó Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng khoai tây.[2] Ở Việt Nam, khoai tây được đưa vào năm 1890 do những nhà truyền giáo người Pháp đem đến. Những năm 1970, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển giống lúa ngắn ngày năng suất cao từ đó đưa ra hệ thống canh tác mới 3 vụ: Lúa xuân – Lúa mùa – Cây vụ đông. Trong số những cây vụ đông thì khoai tây được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều.[2] 2.1.4.2. Giá trị dinh dưỡng của khoai tây Tài liệu nghiên cứu của Burton năm 1974 công bố: 100g khoai tây đã gọt vỏ, cung cấp khoảng 8% lượng protein tối thiểu yêu cầu hàng ngày (tương đương 10g trứng), 10% Fe, 20 – 25% vitamin C, 10% vitamin B1 và khoảng 3% năng lượng yêu cầu hàng ngày. Tính riêng phần tinh bột thì 100g khoai tây sẽ cung cấp khoảng 335 KJ tương đương 80 Kcalo. Toma năm 1978 đã phân tích các giống khoai tây trồng phổ biến ở Bắc Mỹ thấy rằng lượng năng lượng của 100g khoai tây cung cấp từ 264 đến 444 KJ, tương đương từ 63 đến 106 Kcalo tùy theo giống khoai.[2] Tinh bột chiếm tỉ lệ cao nhất trong hàm lượng chất khô. Ở ruột củ, lượng tinh bột ít hơn phần phía giáp vỏ củ; ở đầu củ, lượng tinh bột ít hơn phần đuôi củ.[2] Schuimmer năm 1954 phân tích thành phần đường trong khoai tây chủ yếu là đường sacarozo, fructozo và glucozo.[2] 9 Khoai tây là lương thực cung cấp nguồn đạm quan trọng. Methionine và cysteine là hai amino axit chủ yếu, một nguồn đạm rất hữu hiệu trong củ khoai tây.[2] Khoai tây được coi là lương thực có giá trị còn do có nhiều vitamin. Vitamin C trong củ khoai tươi khi thu hoạch có hàm lượng từ 20 -50mg/100g khoai. Hàm lượng vitamin C phụ thuộc nhiều vào giống khoai, ít phụ thuộc vào cỡ củ to nhỏ, bón phân và đất trồng. Hàm lượng vitamin B1 khoảng 0,07 – 0,1mg/100g khoai tây, vitamin B2 khoảng 0,05 – 0,07mg/100g khoai tây,vitamin B5 khoảng 0,5 – 1mg/100g khoai tây, vitamin B6 khoảng 0,2mg/100g khoai tây.[2] Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm trong 100g Loại cây Năng lượng (kcal) Nước (g) Đạm (g) Béo (g) Bột (g) Xơ (g) Khoai tây 92 74,5 2 0 21 1 Khoai lang 110 67,7 0,8 0,2 28.5 1.3 Sắn 152 59,5 11 0,2 36.4 1.5 Đậu xanh 328 12,4 23,4 2,4 53.1 4.7 Ngô 196 51,8 4,1 2.3 39.6 1.2 Lúa 344 13,5 7,8 1 76.1 0.4 (Nguồn: Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam) Khoai tây là lương thực có giá trị, nhưng có một số độc tố chủ yếu là glycoalkaloid. Các nhà dinh dưỡng khuyên không nên ăn hoặc làm thức ăn chăn nuôi những củ khoai vỏ có màu xanh hoặc đã mọc mầm, không sử dụng thân lá khoai tây làm thức ăn xanh để chăn nuôi. Khi chế biến thức ăn trong gia đình, gọt vỏ khoai là loại bỏ được 30 – 35% hàm lượng glycoalkaloid trong củ.[2] 10 2.1.4.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất khoai tây. Đặc điểm kinh tế Khoai tây là một trong 5 cây lương thực trên thế giới sau lúa, ngô, mì, mạch. Khoai tây là cây lương thực quan trọng của nhiều nước, là nguồn cung cấp năng lương chính cho bữa ăn hằng ngày của người châu Âu và một số nước khác. Khoai tây là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước. Ở nước ta khoai tây vừa là thực phẩm vừa là cây lương thực. Gọi là cây kiêm dùng. Ở vùng đồng bằng sông Hồng khoai tây là cây vụ đông quan trọng trong công thức luân canh: lúa xuân – lúa mùa – khoai tây( cây vụ đông ). Đặc điểm kỹ thuật Sự phát triển của khoai tây: Đời sống của cây khoai tây có thể chia thành 4 thời kì: ngủ, nảy mầm, hình thành thân củ và thân củ phát triển. Rễ khoai tây phân bố chủ yếu ở tầng đất sâu 30cm. Thân cây khoai tây là loại thân bò, có giống có thân đứng. Thân dài từ 50 – 60cm. Trên thân có thể mọc các nhánh. Lá kép gồm một số đôi là chét, thường là 3 – 4 đôi. Hoa màu trắng, phớt tím, có 5 – 7 cánh hoa lưỡng tính, tự thụ phấn. Cây con sau khi mọc khỏi mặt đất 7 – 10 ngày thì trên các đốt đoạn thân nằm trong đất xuất hiện những nhánh con. Đó là những đoạn thân địa sinh. Các thân địa sinh này phát triển được dồn về tập trung ở đầu mút, ở đây thân phình to dần lên và phát triển thành củ. Trên thân củ có nhiều mắt. Yêu cầu về ngoại cảnh - Yêu cầu về nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định khả năng phân bố, thời vụ gieo trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của khoai tây. Ở thời kì sinh trưởng sinh dưỡng khoai tây có thể thích ứng được với biên độ nhiệt từ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng