Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng keo tai tượng tại xã hương lộc, huyện nam đ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng keo tai tượng tại xã hương lộc, huyện nam đông, thừa thiên huế

.PDF
4
162
142

Mô tả:

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU * Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài: - Hệ thống hóa lý luận thực tiễn về hiệu quả kinh tế trồng rừng keo tai tượng. - Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng keo tai tượng ở xã Hương lộc, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua. - Tìm hiểu tình hình thị trường tiêu thụ gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển rừng trồng keo tai tượng ở địa phương trong thời gian đến. * Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu: - Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp: xem xét các văn bản pháp quy, chính sách phát triển, tư liệu nghiên cứu liên quan. - Thu thập và phân tích tài liệu sơ cấp: khảo sát và phỏng vấn thực tế. * Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu: - Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Phương pháp thống kê kinh tế - Phương pháp phân tích định lượng - Phương pháp chuyên khảo * Các kết quả mà nghiên cứu đạt được: - Thấy rõ thực trạng kinh tế lâm nghiệp, mà cụ thể là rừng trồng keo tai tượng trong thời gian qua phát triển tương đối mạnh trên địa bàn xã Hương lộc, huyện Nam Đông. - Kết quả và hiệu quả kinh tế cao của việc trồng rừng keo tai tượng. Một số tác động tích cực về mặt xã hội từ hoạt động này. - Cung cấp khái quát tình hình thị trường tiêu thụ gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ Xưa nay, lâm sản luôn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của đại đa số người dân. Các giá trị về xã hội, môi trường và kinh tế mà lâm sản mang lại vô cùng to lớn. Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2010, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,4 tỷ USD, tăng 31,2 %; sản phẩm mây tre, cói lá, thảm đạt 169 triệu USD, tăng 16,48 % so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2010, gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 3, hàng mây tre, cói lá, thảm đứng vị trí thứ 10. Kết quả này cho thấy lâm sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nông sản Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2009 cả nước có 13.390 nghìn ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 10.339,3 nghìn ha và rừng trồng là 3.050,7 nghìn ha, tỷ lệ che phủ rừng cả nước đạt 39,1 %. Tại Thừa Thiên Huế, tổng diện tích rừng là 293,2 nghìn ha, chiếm 2,32 % so với diện tích rừng cả nước, chiếm 57,89 % so với diện tích toàn tỉnh, trong đó rừng sản xuất là 89,4 nghìn ha chiếm 30,49 %, diện tích rừng trồng mới là 14,3 nghìn ha, chiếm 16 % diện tích . Rừng sản xuất của tỉnh gồm keo, thông nhựa, keo hỗn giao. Cũng như nhiều tỉnh khác, diện tích rừng trồng tại Thừa thiên Huế tăng nhanh trong những năm qua 5,3 nghìn ha (2008), 4,2 nghìn ha (2009) và 4,4 nghìn ha (2010) Điển hình là huyện Nam Đông, một trong những nơi có phong trào rừng trồng phát triển mạnh. Đặc biệt rừng trồng keo tai tượng, loại cây mang lại nhiều kết quả đối với huyện Nam Đông: diện tích rừng tăng nhanh, giá trị rừng mang lại ngày một lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, sử dụng hiệu quả đất đai và cải thiện bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, phần lớn người dân trực tiếp trồng rừng có trình độ nhận thức chưa cao; kỹ thuật trồng, chăm sóc thấp, cơ sở vật chất hạn chế, đội ngũ khuyến lâm còn mỏng đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả và hiệu quả rừng trồng , đặc biệt là keo tai tượng. Xuất xứ từ thực tế đó, tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng keo tai tượng tại xã Hương Lộc, huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa lý luận thực tiễn về hiệu quả kinh tế trồng rừng keo tai tượng. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo tai tượng ở xã Hương lộc, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua. - Tìm hiểu tình hình thị trường tiêu thụ gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển rừng trồng keo tai tượng ở địa phương trong thời gian đến. 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu rừng trồng keo tai tượng ở xã Hương lộc, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất và thị trường rừng trồng keo tai tượng, chi phí, kết quả và hiệu quả của việc trồng rừng keo tai tượng trên địa bàn xã Hương lộc, huyện Nam Đông. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Phương pháp điều tra số liệu - Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp: xem xét các văn bản pháp quy, chích sách phát triển, tư liệu nghiên cứu liên quan - Thu thập và phân tích tài liệu sơ cấp: khảo sát và phỏng vấn thực tế 4.2 Phương pháp thống kê kinh tế - Là công cụ quản lý vĩ mô nhằm giúp đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê 4.3 Phương pháp phân tích định lượng - Phân tích hiệu quả kinh tế trồng rừng thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR 4.4 Phương pháp chuyên khảo 5. HẠN CHẾ CỦA KHÓA LUẬN Đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng keo tai tượng tại xã Hương Lộchuyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” là một vấn đề khá rộng và phức tạp. Với khả năng có hạn của bản thân, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và độ dài thời gian nghiên cứu không cho phép nên bài làm không tránh khỏi những thiếu sót kính mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy (cô) giúp bài làm hoàn thiện hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan