Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường tại khu công ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường tại khu công nghiệp thụy vân, thành phố việt trìn, tỉnh phú thọ

.DOC
92
570
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------------------- BÙI THỊ YẾN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP THUỴ VÂN, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------------------- BÙI THỊ YẾN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP THUỴ VÂN, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60 44 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN DANH THÌN HÀ NỘI, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là trung thực, nghiêm túc chưa được công bố và sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Bùi Thị Yến i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Trần Danh Thìn người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn già làng, các hộ gia đình và các cán bộ Ban quản lý khu công nghiệp Phú Thọ, Chi cục môi trường Phú Thọ, Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu. Tôi cũng xin ghi nhận và tỏ lòng biết ơn đến gia đình, nhà trường, các thầy cô giáo đã hướng dẫn, thúc đẩy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn, đánh dấu thành quả giai đoạn 2 năm được học tập tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Bùi Thị Yến ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii MỤC LỤC...................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG...................................................................................................vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH.................................................................................vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU HÓA HỌC...............................viii MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài..............................................................................2 1.2.2 Mục đích.......................................................................................................2 1.2.2 Yêu cầu.........................................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................................3 1.1 Những vấn đề lý luận về công nghiệp hoá.............................................................3 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.............................................................................3 1.1.2 Công nghiệp hóa, đô thị hóa và môi trường.................................................4 1.2 Phát triển công nghiệp và các vấn đề môi trường..................................................5 1.2.1 Tình hình phát triển KCN tại Việt Nam......................................................5 1.2.2 Chất lượng môi trường tại KCN...................................................................7 1.3 Tình hình quản lý môi trường tại các KCN.........................................................13 1.3.4.. Nguồn kinh phí cho công tác quản lý môi trường các KCN...................17 1.3.5. Kết quả thanh tra, kiểm tra BVMT KCN..................................................17 1.3.6. Thực hiện các quy định về quan trắc, báo cáo định kỳ, đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN...................................................19 1.3.7. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật BVMT trong KCN................19 1.4. Tình hình công tác quản lý môi trường trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ...........................................................................................20 iii Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................22 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................22 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................22 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................22 2.2 Nội dung nghiên cứu............................................................................................22 2.2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.............22 2.2.2 Khái quát về KCN Thuỵ Vân.....................................................................22 2.2.3 Hiện trạng môi trường KCN Thuỵ Vân.....................................................22 2.2.4 Tình hình quản lý môi trường ở KCN Thuỵ Vân.......................................22 2.2.5 Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý môi trường ở KCN Thuỵ Vân....................................................................................................22 2.2.6 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho KCN Thuỵ Vân..........................................................................................22 2.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................22 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp........................................................22 2.3.2 Phương pháp chuyên gia............................................................................23 2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................23 2.3.4 Phương pháp thống kê................................................................................23 2.3.5 Phương pháp lấy mẫu, phân tích................................................................23 2.3.6 Phương pháp so sánh..................................................................................26 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................27 3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội địa điểm nghiên cứu..................................27 3.1.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................................27 3.1.2 Điều kiện về khí tượng...............................................................................27 3.1.3 Điều kiện về thuỷ văn.................................................................................31 3.1.4 Văn hóa, xã hội...........................................................................................33 3.2 Khái quát chung về KCN Thuỵ Vân....................................................................34 3.2.1 Hệ thống giao thông...................................................................................35 3.2.2 Hệ thống cấp nước.....................................................................................35 3.2.3 Hệ thống thoát nước mưa...........................................................................36 iv 3.2.4 Hệ thống thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường........................................36 3.2.5. Mạng lưới thoát nước bên ngoài Nhà máy................................................36 3.3 Hiện trạng môi trường KCN Thuỵ Vân...............................................................38 3.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm KCN.....................................................................38 3.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí............................................43 3.3.3 Hiện trạng chất lượng môi trường nước.....................................................46 3.3.4 Hiện trạng môi trường chất thải rắn...........................................................51 3.4 Thực trạng quản lý môi trường KCN Thuỵ Vân..................................................53 3.5 Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý môi trường của KCN Thuỵ Vân .............................................................................................................................57 3.6 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho KCN Thuỵ Vân...................................................................................................59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................63 1 Kết luận....................................................................................................................63 2 Kiến nghị..................................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................65 PHỤ LỤC v DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tọa độ và mô tả vị trí lấy mẫu không khí..............................................23 Bảng 2.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích môi trường không khí......................24 Bảng 2.3. Tọa độ và mô tả vị trí lấy mẫu nước mặt...............................................24 Bảng 2.4. Phương pháp phân tích nước mặt.........................................................25 Bảng 2.5. Tọa độ và mô tả vị trí lấy mẫu nước ngầm............................................25 Bảng 2.6. Phương pháp nước ngầm.......................................................................26 Bảng 3.1. Giá trị trung bình năm của một số thông số khí tượng..........................27 Bảng 3.2. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng từ năm 2009 – 2013..................28 Bảng 3.3. Lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2009 – 2013.........................29 Bảng 3.4. Số giờ nắng trung bình các tháng từ năm 2009 – 2013.........................30 Bảng 3.5. Thống kê số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động theo ngành nghề ................................................................................................................38 Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí............................45 Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt..............................47 Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm..............................................50 Bảng 3.9. Tổng hợp chất thải rắn không nguy hại tại KCN năm 2013.................52 Bảng 3.10. Tổng hợp chất thải nguy hại phát sinh tại KCN năm 2013...................52 Bảng 3.11. Kết quả thực các công trình biện pháp bảo vệ môi trường của dự án trước khi đi vào hoạt động................................................................55 Bảng 3.12. Kết quả thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại..............56 Bảng 3.13. Kết quả thực hiện, giám sát qua trắc môi trường định kỳ.....................56 Bảng 3.14. Kết thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp...............................................................56 Bảng 3.15. Kết quả thực hiện công tác nộp phí nước thải.......................................57 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Trang Biểu đồ 3.1. Diễn biến nồng độ bụi TSP trong không khí khu vực bị ảnh hưởng KCN........................................................................................46 Biểu đồ 3.2. Diễn biến thông số COD trong môi trường nước nội đồng ảnh hưởng KCN........................................................................................49 Biểu đồ 3.3. Diễn biến thông số BOD trong môi trường nước nội đồng ảnh hưởng KCN........................................................................................49 Biểu đồ 3.4. Diễn biến nồng độ NH4+-N trong môi trường nước ngầm ảnh hưởng bởi KCN..................................................................................51 Hình 1.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN........................................................................................15 Hình 3.1. Biểu thị biểu đồ tần suất gió..................................................................30 Hình 3.2. Bản đồ hành chính khu vực dự án KCN Thụy Vân...............................34 Hình 3.3. Sơ đồ mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường tại KCN Thuỵ Vân................................................................................................53 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU HÓA HỌC - BOD5: Nhu cầu ôxy sinh học. - BQL: - BVMT: Ban quản lý. Bảo vệ môi trường. - CN: công nghiệp. - COD: Nhu cầu ôxy hóa học. - CP: cổ phần. - DO: oxy hòa tan. - ĐTM: - GTGH: Đánh giá tác động môi trường. Giá trị giới hạn. - HTXLNTTT: - KCN: Hệ thống xử lý nước thải tập trung. Khu công nghiệp. - KKT: Khu kinh tế. - KPH: - NH4+-N: Không phát hiện. Amoni tính theo Nitơ. - NO2--N: Nitrit tính theo Nitơ. - NO3--N: - NTSH: - PM10: Nitrat tính theo Nitơ. Nước thải sinh hoạt. Bụi hô hấp. - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1giờ). - QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh (trung bình 1giờ). - QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Tiếng ồn khu vực thông thường - Mức ồn tối đa cho phép (từ 6h – 21h). - QCVN: Quy chuẩn Việt Nam. - TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam. - TNMT: Tài nguyên Môi trường. - TSP: Bụi lơ lửng - TSS: Chất rắn lơ lửng. viii MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Được hình thành từ những năm 1990 và đặc biệt phát triển mạnh trong những năm gần đây khu công nghiệp (KCN) có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Các KCN đã và đang là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Cùng với sự phát triển các KCN, các đô thị mới, các cơ sở phụ trợ và dịch vụ đã không ngừng phát triển, góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng tích cực. Phát triển các KCN đã đạt được mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lương, tập trung các nguồn phát thải ô nhiễm và các khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN đã bộc lộ một số khiếm khuyết trong việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường. Trong thời gian tới, cùng với phát triển các KCN sẽ làm gia tăng lượng thải và các chất ô nhiễm môi trường, nếu không tăng cường công tác quản lý môi trường sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước. Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc bộ. Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80km, cách sân bay Nội Bài 60km. Phú Thọ là tỉnh có khu công nghiệp phát triển sớm, ngay sau khi được tái thành lập tỉnh năm 1996, năm 1997 đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ cùng với việc hình thành và xây dựng KCN Thuỵ Vân quy mô 306ha. Bằng sự hồ trợ nguồn với của Trung ương và huy động nguồn vốn của địa phương. Đến nay khu công nghiệp Thuỵ Vân đã cơ bản đầu tư xong cơ sở hạ tầng, đã lấp đầy 2/3 diện tích đất công nghiệp. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của KCN. Chất lượng môi trường nước, không khí và chất thải rắn trong khu vực đã và đang có xu hướng suy giảm và tồn tại nhiều bất cập. Chính vì thế mà việc quan tâm đến chất lượng môi trường ở đây đang rất cần thiết. Cần phải có những đánh giá 1 đúng về chất lượng môi trường để từ đó đưa ra giải pháp quản lý môi trường phù hợp và có hiệu quả. Từ thực tế trên mà tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường tại Khu công nghiệp Thuỵ Vân, thành Phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”. 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.2 Mục đích - Đánh giá thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại KCN Thuỵ Vân - Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường Khu công nghiệp Thuỵ Vân. 1.2.2 Yêu cầu - Nắm được các thông tin, số liệu về hoạt động của KCN Thuỵ Vân - Tìm ra được ưu nhược điểm trong công tác quản lý môi trường KCN Thuỵ Vân - Đề xuất được biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường KCN Thuỵ Vân 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Những vấn đề lý luận về công nghiệp hoá. 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản Khu công nghiệp (KCN): Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, nó có ranh giới đất đai ngăn cách với các khu dân cư xung quanh. Hay có thể hiểu, khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định (Văn phòng Chính phủ, 2008). Khu chế xuất (KCX): là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN đã quy định. Thông thường KCN và KCX được gọi chung là KCN, chỉ trừ trong những trường hợp có quy định cụ thể (Văn phòng Chính phủ, 2008). Cụm công nghiệp: là một dạng KCN nhưng có quy mô nhỏ do chính quyền địa phương phê duyệt, cấp phép và quản lý (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009). Điểm công nghiệp: là một dạng công nghiệp tập trung mới xuất hiện gần đây do sự phát triển bùng phát của các làng nghề. Điểm công nghiệp có quy mô nhỏ từ vài chục ha trở xuống, được chính quyền địa phương phê duyệt và cấp phép (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009). Khu công nghệ cao: là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009). Khu kinh tế: là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định… Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu thu phí thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN), khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế (Văn phòng Chính phủ, 2008). 3 Khu công nghiệp sinh thái (KCNST): là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại (Nguyễn Cao Lãnh, 2004). 1.1.2 Công nghiệp hóa, đô thị hóa và môi trường Công nghiệp hóa được hiểu là quá trình chuyển đổi cơ bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội. Từ quá trình sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2009). Trong khi đó đô thị hóa được hiểu là quá trình tập trung dân cư vào một đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2009). Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản Đô thị hóa, công nghiệp hóa là quá trình hình thành và phát triển của các đô thị, các khu công nghiệp. Trên thực tế quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa không tách rời nhau mà chúng gắn liền với nhau như hình với bóng. Quá trình công nghiệp hóa làm tập trung một lượng lớn người trong một khu vực và tạo ra các điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi cho quá trình đô thị hóa diễn ra. Do đó bên cạnh các khu công nghiệp mới thường hình thành nên các khu đô thị mới (Phạm Ngọc Đăng, 2000). Quá trình công nghiệp hóa sẽ kéo theo quá trình đô thị hóa và đưa đến sự tăng trưởng các ngành kinh tế, phát triển xã hội, nâng cao mức sống của nhân dân. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, làm giảm chất lượng môi trường, làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên 4 1.2 Phát triển công nghiệp và các vấn đề môi trường 1.2.1 Tình hình phát triển KCN tại Việt Nam Sau 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay hệ thống các Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX) và các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu (KKT) đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển của đất nước ta. Từ nền tảng là các KCN, KCX, có thể nói các trung tâm sản xuất công nghiệp, dịch vụ với kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại đã được hình thành và từng bước phát triển. Bên cạnh đó, với thủ tục hành chính đơn giản, môi trường đầu tư thông thoáng, chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, các KCN, KCX, KKT đã trở thành những trọng điểm thu hút dự án đầu tư trong và ngoài nước, góp phần quan trọng vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước. Các KCN, KKT của Việt Nam hiện đang là điểm đến của nhiều Tập đoàn hàng đầu thế giới trong những lĩnh vực khác nhau như Canon, Samsung, LG, Sumitomo, Posco, Kumho, Nokia...với các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được xuất đi toàn cầu, góp phần khẳng định vị thế nước ta trong bản đồ địa kinh tế của khu vực và thế giới. Nhiều doanh nghiệp trong nước như Sonadezi, Becamex, Đại An, Tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam (VID Group), KBC...với khởi điểm là nhà đầu tư phát triển và kinh doanh hạ tầng KCN, KCX nay đã trưởng thành và trở thành những tập đoàn mạnh, đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực và dần vươn tới các thị trường ngoài nước, góp phần khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế (Bộ Tài nguyên và Môi trường,, 2012). Được khởi nguồn từ năm 1991 với việc thành lập KCX Tân Thuận, đến năm 2012, cả nước đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 80.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 52.000 ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên; 178 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên trên 47.300 ha; các KCN còn lại đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Các KCN được phân bố trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ với 93 KCN (chiếm 33% về số lượng và 43% về tổng diện tích), 5 vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 25% về số lượng và 20% tổng diện tích) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012). Lũy kế đến cuối tháng 11/2012 các KCN trong cả nước đã thu hút được 4.323 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 64,8 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt hơn 32,7 tỷ USD, bằng 51% tổng vốn đầu tư đăng ký, hiện nay đã có hơn 3.150 dự án đang sản xuất kinh doanh, 450 dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án còn lại đang tiến hành các thủ tục cần thiết để chuẩn bị đầu tư; đã thu hút được 4.847 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 442.385 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 228.100 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng vốn đăng ký. KCN đóng góp 25% kim ngạch xuất khẩu hàng năm; giải quyết việc làm cho gần 2 triệu lao động trực tiếp (cơ chế, chính sách đối với người lao động như tiền lương, nhà ở, đào tạo, chăm sóc y tế, giáo dục cho người lao động đã có nhiều cải thiện theo hướng tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động; nhiều địa phương quan tâm hơn tới điều kiện sống, nhà ở của người lao động, khi xây dựng KCN đều giành quỹ đất để xây dựng khu nhà ở cho người lao động KCN; một số mô hình doanh nghiệp KCN, chủ đầu tư hạ tầng KCN xây dựng nhà ở cho công nhân với đầy đủ tiện nghi: nhà ăn, phòng đọc sách, xem tivi, siêu thị... tại KCN Long Hậu-Long An, Công ty TNHH Điện tử Samsung VN thuộc KCN Yên Phong-Bắc Ninh, Công ty Formosa thuộc KCN Nhơn Trach - Đồng Nai là những mô hình cần khuyến khích, nhân rộng trong thời gian tới (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012). Trong số các KCN được thành lập đến năm 2012 có 118 KCN đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung, chiếm hơn 65% tổng số KCN đang hoạt động, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011. Hiện có hơn 30 KCN đang xây dựng công trình XLNT tập trung. Như vậy, so với những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đi vào vận hành đã tăng lên đáng kể, gần 35% so với tỷ lệ năm 2006. Nhìn chung, công suất XLNT của các Nhà máy XLNT tập trung trong các KCN đã đáp ứng được tổng nguồn nước thải của các doanh nghiệp; chất lượng các Nhà máy XLNT ngày càng nâng cao; công tác xử lý chất thải tại các KCN, KCX đã từng bước đi vào nền nếp và có 6 những chuyển biến tích cực. Đối với 60 KCN đã thành lập và 105 KCN đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản chưa có hệ thống XLNT tập trung thì việc sớm huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng là cần thiết và cấp bách. Để thực hiện mục tiêu này, hiện nay Việt Nam đã và đang xã hội hóa các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ ODA để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, KCX. Dự kiến kế hoạch 5 năm 2011-2015 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015, thì 100% các KCN đã đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012). 1.2.2 Chất lượng môi trường tại KCN 1.2.2.1. Các nguồn thải và lượng thải phát sinh tại các KCN Theo thời gian, mức độ lấp đầy và hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) ở các KCN được phân biệt thành một số nhóm: Các KCN đã hoàn thành và lấp đầy 90-100%, các KCN này chỉ có chất thải rắn (CTR), nước thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp; Các KCN có hệ thống HTKT đã hoàn thành và đang thu hút đầu tư xây dựng các dự án thứ cấp, thì phát sinh chất thải rắn và nước thải từ quá trình xây dựng là chính; Các KCN vừa xây dựng hạ tầng, vừa thu hút đầu tư vừa sản xuất thì chất thải đa dạng bao gồm cả chất thải xây dựng, sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, có các KCN vừa khai thác vừa chế biến khoáng sản thì chất thải chủ yếu là CTR từ quá trình khai thác. Tùy theo loại hình ngành nghề mà có KCN chủ yếu là nước thải hoặc có KCN chỉ có nhiều CTR (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012). 1.2.2.1.1. Chất thải rắn và chất thải nguy hại Tỷ lệ các loại CTR sinh hoạt, công nghiệp và xây dựng, chất thải khai thác, chế biến khoảng sản (như ở các tỉnh miền núi Yên Bái, Lào Cai),.. từ các KCN rất khác nhau, báo cáo của các địa phương cũng chưa thống kê được đầy đủ. Việc báo cáo cũng như điều tra đánh giá tình hình phát sinh các nguồn thải của các cơ sở sản xuất trong KCN còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Kết quả mới chỉ có các số liệu tương đối về độ tin cậy và chính xác của lượng phát sinh chất thải rắn, chất thải nguy hại trong KCN. Riêng số liệu thống kê của tỉnh Bình Dương là đáng tin cậy, với 26 KCN đang hoạt động, phát sinh 5440 tấn /ngày 7 hay trung bình 210 tấn/ngày/1KCN. Về lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong các KCN, có thể ước tính từ 1,2 triệu lao động làm việc trong đó: với tiêu chuẩn 0,3 kg/người, suy ra tổng lượng CTR sinh hoạt khoảng 36 tấn/ngày (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012). 1.2.2.1.2. Nước thải của các doanh nghiệp trong KCN Tại các KCN, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu do hoạt động sản xuất của các ngành dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, chế biến thủy - hải sản, thuộc da, xi mạ, sản xuất giấy… và doanh nghiệp có phát sinh nước thải sinh hoạt với khối lượng lớn của các doanh nghiệp ngành da giày, may mặc, thực phẩm… Tổng lượng nước thải phát sinh từ khoảng 227 KCN đang hoạt động là 632.553 m3/ngày đêm. 1.2.2.1.3. Khí thải của các doanh nghiệp trong KCN Hiện nay chủ yếu là từ các công đoạn sản xuất có phát sinh mùi đặc trưng như thuộc da, sản xuất thuốc BVTV, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thuỷ hải sản, thuốc lá, …, bụi từ các công đoạn gia công cơ khí, chế biến gỗ, sản xuất VLXD,… khí thải từ các lò hơi, lò nung đốt nhiên liệu dầu FO, than, củi, vỏ hạt điều, … 1.2.2.2. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường - Về chất lượng môi trường nước: Mức độ xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận được xác định bằng tính toán cụ thể trên cơ sở đảm bảo các điều kiện vệ sinh theo quy định của các tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường Việt Nam (QCVN:40:2011/BTNMT). Kết quả quan trắc ở tất cả các địa phương đều thể hiện giá trị giới hạn của một số thông số cơ bản như BOD, COD, TSS, dầu mỡ vượt QCCP, nhất là năm 2010 (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam…) nhưng có xu hướng giảm năm 2011 và 2012, thể hiện sự đầu tư đúng mức hơn cho công tác XLNT. - Về chất lượng không khí: Trừ những KCN có tập trung nhiều ngành nghề liên quan đến vật liệu xây dựng (miền Bắc, miền Trung) hoặc chế biến thủy sản (miền Nam) có phát sinh khói bụi và mùi khó chịu với nồng độ cao hơn QCCP. Kết quả quan trắc còn lại đa số các KCN đều cho thấy chất lượng không khí chưa bị ảnh hưởng, các chỉ tiêu đo đạc đều trong giới hạn cho phép. 8 - Đối với các tỉnh, thành phố phát triển nhiều các KCN như TP Hồ Chí Minh. Bình Dương, Đồng Nai,... Các Ban Quản lý các KCN đều thực hiện các chương trình quan trắc môi trường định kỳ và tự động để kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề bất thường khi xả thải. Bên cạnh đó, các Sở TNMT còn có các Trung tâm Quan trắc môi trường, điển hình là tỉnh Bình Dương đã xây dựng mạng lưới quan trắc tự động online. 1.2.2.3. Đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng BVMT các KCN và thực hiện cam kết xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung ở KCN Tính đến tháng 9 năm 2012, toàn quốc có 348 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ và UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập, trong đó có 227 KCN đang hoạt động và số còn lại đang xây dựng cơ bản. Tình trạng phổ biến hiện nay ở các địa phương, đặc biệt vùng sâu vùng xa là nhiều KCN đã được phê duyệt thành lập từ lâu nhưng chưa đầu tư hạ tầng hoặc cũng có nhiều KCN đã hoạt động lâu năm nhưng vẫn chưa đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Trong số 227 KCN đang hoạt động chỉ có 143 KCN có vận hành HTXLNTTT, 32 KCN đã có cam kết xây dựng và vận hành cuối năm 2012 đầu năm 2013 (theo Công văn số 4903/BTNMT-TCMT ngày 30/11/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có về việc tăng cường phối hợp, đôn đốc xây dựng báo cáo kết quả bảo vệ môi trường các khu công nghiệp tại địa phương), còn lại gần 60 KCN vẫn chưa triển khai dự án hoặc chưa cam kết. Trong số các KCN đã cam kết, vẫn xảy ra tình trạng chậm tiến độ đầu tư hoặc xây dựng. Nhìn chung các HTXLNTTT tại các KCN phía Nam và một số thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) vận hành ổn định hơn. Tuy nhiên có không ít các HTXLNTTT có một số hay nhiều thông số chưa đạt yêu cầu của QCVN, tập trung nhiều ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Theo thống kê từ báo cáo của các địa phương và thực tế đi kiểm tra, toàn quốc chỉ có 227 KCN hoạt động thực sự và có nước thải, trong đó có 175 KCN (hay 70% số KCN hoạt động) đã hoặc đang xây dựng và đưa vào vận hành với tổng công suất thiết kế là 601.160 m3/ngày đêm. Tuy nhiên chỉ có 376.244 m3/ngày đêm qua các HTXLNTTT. Trong khi tổng lượng nước thải phát sinh từ 235 KCN đang hoạt động là 632.553 m 3/ngày đêm. Trong tổng lượng nước thải phát sinh chỉ có 60% qua HTXLNTTT. Số còn lại 9 gồm 2 phần: một phần tự xử lý, được phép không đấu nối với HTXLNTTT; một phần lớn nước thải (từ gần 60 KCN không có HTXLNTTT) không được xử lý và xả thẳng ra môi trường. Đánh giá chung từ kết quả kiểm tra và số liệu thống kê của các địa phương cho thấy: - Các KCN vừa do Thủ tướng Chính phủ thành lập vừa do UBND tỉnh, thành phố phê duyệt nên phát triển có phần nóng vội mà chưa cân nhắc kỹ lưỡng các mặt về nhân tài vật lực và thị trường, thu hút đầu tư. - Nhiều KCN được nâng cấp từ CCN nên hạ tầng kỹ thuật không theo kịp với tốc độ thu hút các doanh nghiệp vào KCN, cụ thể là HTXLNTTT. Trong khi các doanh nghiệp vào trước, tự xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ để đạt yêu cầu theo quy định, khi các chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng vào sau nên không thể thuyết phục được doanh nghiệp đấu nối vào HTXLNTTT của KCN. Ví dụ: Hai KCN tại Hậu giang đang tiến hành xây dựng trạm XLNT tập trung của KCN với công suất 4500 m3/ngày. Tổng số DN tại 02 KCN của Hậu Giang là 27 DN. Hiện tại đã có 14 DN đi vào hoạt động, trong đó có 06 DN phát sinh nước thải sản xuất. Các DN này đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất từ 350 - 5.000m3/ngày, tiêu chuẩn nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT loại A. Có nơi như Hải Phòng, KCN Nam Cầu Kiền đã xây dựng trạm xử lý nước thải nhưng vẫn chưa hoàn thiện, lắp đặt thiết bị xử lý để vận hành mặc dù đã có một số doanh nghiệp thứ cấp hoạt động. KCN Chơn Thành ở Bình Phước, KCN An Hạ TP Hồ Chí Minh, CCN Đông HàQuảng Trị, do không đủ kinh phí hoặc không có nước thải nên xây dựng TXLNT bỏ dở, chưa hoàn thành phần xây dựng và lắp đặt thiết bị. - Sức ép từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại các địa phương mà các KCN được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương, chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN là đơn vị trực thuộc BQL các KCN tỉnh, có trách nhiệm làm chủ đầu tư tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách tỉnh để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN, mà nguồn ngân sách thường không đáp ứng kịp thời yêu cầu đầu tư và phát triển KCN, dẫn đến chậm tiến độ đầu tư, gây những vẫn đề về ô nhiễm môi trường. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan