Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường tại khu công n...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp hoàng long, phường tào xuyên, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa

.DOC
83
689
98

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TRƯỜNG GIANG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀỀ XUẤẤT MỘT SÔẤ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HOÀNG LONG, PHƯỜNG TÀO XUYỀN, THÀNH PHÔẤ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã sôố: 60.44.03.01 Người hướng dẫẫn khoa học: TS. Nguyêẫn Thêố Bình NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Trường Giang i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thế Bình, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình, chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo Khoa Tài nguyên Môi trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dành nhiều tâm huyết để truyền đạt những kiến thức quý báu về chuyên ngành khoa học môi trường cho chúng tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, chuyên viên Trung tâm Quan trắc bảo vệ môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở TNMT tỉnh Thanh Hóa; BQL Khu công nghiệp Hoàng Long, Cán bộ Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa chủ đầu tư KCN Hoàng Long đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin và tài liệu liên quan để xây dựng luận văn. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Trường Giang ii MỤC LỤC Lời cam đoan....................................................................................................................i Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................vi Danh mục bảng..............................................................................................................vii Danh mục hình.............................................................................................................viii Trích yếu luận văn........................................................................................................... ix Thesis abstract................................................................................................................. xi Phần 1. Mở đầu...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2 1.4. Những đóng góp mới, khoa học và thực tiễn..................................................2 Phần 2. Tổng quan tài liệu..............................................................................................3 2.1. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp....................................................3 2.1.1. Thực trạng phát triển KCN trên thế giới........................................................3 2.1.2 Thực trạng phát triển KCN ở Việt Nam.........................................................5 2.1.3. Thực trạng phát triển khu công nghiệp ở Thanh Hóa...................................6 2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN...........................................9 2.2.1. Hiện trạng môi trường tại các KCN trên thế giới..........................................9 2.2.2. Hiện trạng môi trường tại các KCN tại Việt Nam.......................................10 2.2.3. Hiện trạng môi trường KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa........................16 2.3. Thực trạng quản lý môi trường tại các khu công nghiệp............................18 2.3.1. Thực trạng quản lý tại các KCN trên Thế Giới............................................18 2.3.2. Thực trạng quản lý môi trường tại Việt Nam...............................................21 2.3.3. Hệ thống văn bản quản lý tại các KCN.........................................................22 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................27 3.1. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................27 3.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................................27 3.3. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu.......................................................................27 iii 3.4. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................27 3.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, Kinh tế xã Hội................................................27 3.4.2 Thực trạng hoạt động của KCN.....................................................................27 3.4.3 Hiện trạng môi trường KCN..........................................................................27 3.5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................27 3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..........................................................27 3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.............................................................28 3.5.3 Phương pháp khảo sát, lấy mẫu hiện trường...............................................28 3.5.4. Phương pháp lấy mẫu, chỉ tiêu phân tích, phương pháp phân tích...........31 Phần 4. Kết quả và thảo luận.......................................................................................33 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố thanh hóa....................................33 4.2. Tổng quan đặc điểm khu công nghiệp hoàng long..............................................38 4.2.1 Vị trí của KCN Hoàng Long...........................................................................38 4.2.2 Quy hoạch phân khu chức năng của KCN Hoàng Long.............................40 4.2.3 Hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng.....................................................................40 4.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường kcn hoàng long......................46 4.3.1 Hiện trạng môi trường không khí..................................................................46 4.3.2 Hiện trạng, chất lượng môi trường nước mặt....................................................49 4.3.3 Hiện trạng chất lượng môi trường nước thải...............................................50 4.3.4 Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm............................................53 4.3.5 Hiện trạng môi trường đất.............................................................................54 4.4. Hiện trạng quản lý đối với chất thải rắn tại kcn..........................................55 4.5. Thực trạng công tác quản lý , giám sát môi trường tại kcn hoàng long ...........................................................................................................................55 4.5.1. Hiện trạng bộ máy quản lý môi trường tại KCN Hoàng Long...................57 4.5.2. Công tác quản lý, phối hợp xử lý các nguồn thải phát sinh tại KCN.........57 4.6. Kết quả đánh giá ảnh hưởng..........................................................................58 4.6.1. Tác động đến kinh tế xã hội............................................................................58 4.6.2. Tác động đến tài nguyên và môi trường.......................................................59 4.7. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho KCN hoàng long,.......................60 4.7.1. Xây dựng phương án phòng ngừa sự cố môi trường...................................60 4.7.2. Quy hoạch, xây dựng hệ thống cây xanh .....................................................61 iv 4.7.3. Xây dựng hoặc thu hút các nhà đầu tư.........................................................64 4.7.4. Tăng cường công tác thanh tra,.....................................................................65 Phần 5. Kết luận và kiến nghị......................................................................................67 5.1. Kết luận............................................................................................................67 5.2. Kiến nghị..........................................................................................................68 Tài liệu tham khảo...........................................................................................................69 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Viết Tắt Nghĩa Tiếng Việt BTNMT Bộ tài nguyên và Môi trường BOD5 Hàm lượng oxy hóa sinh học CT- UB Chỉ thị- Ủy ban COD Hàm lượng oxy hóa hóa học CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam DO Hàm lượng oxy hòa tan ĐTM Đánh giá tác động môi trường GHCP Giới hạn cho phép HTMT Hiện trạng môi trường KCN Khu công nghiệp KLN Kim loại nặng LVS Lưu vực sông ÔNMT Ô nhiễm môi trường PTBV Phát triển bền vững QCVN Quy chuẩn Việt Nam QLQH Quản lý quy hoạch TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNN Tài nguyên nước TT Thông tư TCMT Tổng cục môi trường TCCP Tiêu chuẩn cho phép TB Trung bình TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các văn bản về quản lý môi trường các KCN đã ban hành..........................22 Bảng 3.1. Tổng hợp đối tượng lấy mẫu........................................................................28 Bảng 3.2. Các phương pháp và thiết bị phân tích các chỉ tiêu môi trường...................31 Bảng 4.1. Danh sách các doanh nghiệp trong KCN Hoàng Long................................42 Bảng 4.2. Kêt quả phân tích hiện trạng môi trường không khí.....................................47 Bảng 4.3. Hiện trạng môi trường nước mặt..................................................................49 Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng nước thải công nghiệp...................................51 Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm.....................................................53 Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng đất..................................................................54 Bảng 4.7. Hiện trạng chất thải rắn tại các doanh nghiệp trong KCN Hoàng Long ......................................................................................................................56 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN....25 Hình 4.1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất hàng may mặc.....................................................44 Hình 4.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi..................................45 Hình 4.3. Quy trình công nghệ sản xuất phân bón..........................................................45 Hình 4.4. Hiện trạng bộ máy QLMT tại KCN Hoàng Long...........................................57 Hình 4.5. Hoạt đô ông trồng cây xanh tại Công ty TNHH giày HongFu..........................62 Hình 4.6. Hệ thống cây xanh trong KCN........................................................................62 Hình 4.7. Hệ thống cây xanh và đường giao thông nội bộ trong KCN..........................63 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Trường Giang Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Hoàng Long, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60.44.03.01 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu: Mục tiêu - Mục tiêu về lý luận: Góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho viê ôc Đánh giá hiện trạng môi trường ở các khu công nghiệp - Mục tiêu thực tiễn: Đánh giá chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất tại Khu công nghiệp Hoàng Long. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khu công nghiệp Hoàng Long, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp + Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2014, 2015; + Báo cáo tổng kết về kinh tế, xã hội thành phố Thanh Hóa năm 2015; + Số liệu từ trạm khí tượng thủy văn Thanh Hóa. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Khảo sát thực địa tìm hiểu tình hình xả thải ra môi trường liên quan đến môi trường đất, không khí, nước đối chiếu với các báo cáo về địa điểm quan trắc của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Kết quả chính và kết luận: Đối với môi trường nước các kết quả quan trắc cho thấy hầu hết các chỉ tiêu quan trắc nước thải phát sinh từ KCN Hoàng Long luôn đạt dưới ngưỡng cho phép và chưa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Đối với môi trường không khí Thông qua kết quả quan trắc môi trường tại một số nhà máy có nguồn thải chính trong KCN đã cho thấy có dấu hiê ôu ô nhiễm nhẹ bởi bụi (vượt 1,05 lần). Tiếng ồn tại mô ôt số khu vực sản xuất tại các doanh nghiê ôp thứ cấp vượt giới hạn (từ 1,04 đến 1,08 lần) do đă ôc thù sản xuất, biê ôn pháp giảm thiểu được áp dụng là trang bị bảo hô ô lao đô ông cho lao ix đô ông làm viê ôc trực tiếp tại khu vực. Đối với công tác quản lý rác thải công nghiê ôp, rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại: Lượng chất thải rắn, CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp thứ cấp hoạt động trong KCN hàng năm là rất lớn .Các loại chất thải rắn, chất thải sinh hoạt đều được các doanh nghiê ôp thứ cấp đều đã ký hợp đồng với các đơn vị thu gom và xử lý theo quy định. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Nguyen Truong Giang Thesis title: Assessment of current status and proposed solutions for environment protection in Hoang Long Industrial Park, Tao Xuyen Ward, Thanh Hoa City, Thanh Hoa Province. Major: Environmental science Code: 60.44.03.01 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Thesis Objective: Assesing air, soil, water quality in Hoang Long Industrial Parkin order to propose several solutions for environmental protection in the industrial area, Tao Xuyen Ward, Thanh Hoa City, Thanh Hoa Province. Scope of study: Hoang Long Industrial Park, Tao Xuyen Ward, Thanh Hoa City, Thanh Hoa Province. Methods: Review secondary data: + Yearly statistic data 2014 and 2015 at ThanhHoa Statistic office. + Yearly report on socio-economic development in ThanhHoa city 2015. + Meteorology data from ThanhHoameteo-station. Collection of primary data: + Field survey to examine environmental problem, waste water discharge and its influencing on soil, air and water. + To compare the existing data from monitoring data by companies at the industrial zone. Main findings and Conclusions Results reveal that water quality in Hoang Long industrial zone is still in accepted range of Vietnamese environmental Standards.However, air quality was slightly higher than Vietnamese standards (dust level over 1.05 times). Noise levels in several sampled locations at secondary enterprises were over accepted level of Vietnamese Environmental Standard (from 1.04 to 1.08 times) due to specific production. Only few protection measures for workers were applied in the industrial area. The amount of industrial waste including regular waste and hazard waste was still high based on whole year. All solid waste, domestic wastes were contracted with environmental service offices to collect, remove and treatment according to Vietnamese laws. xi PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, các quốc gia đang phát triển tập trung vào xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung. Lợi ích từ việc xây dựng và phát triển khu công nghiệp tập trung là tạo bước chuyển biến vượt bậc trong nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, song hành với những lợi ích đạt được thì vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng gia tăng là vấn đề được đặt ra không chỉ với từng quốc gia mà là câu hỏi của toàn cầu. Thêm vào đó, các khu công nghiệp hiện nay vẫn là những hệ thống mở. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường tự nhiên theo đà phát triển công nghiệp. Thanh Hóa là tỉnh nằm ở cực bắc miền trung của đất nước và là một tỉnh lớn về diện tích và dân số. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 1 khu kinh tế và 7 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.814 ha. Trong đó, KCN Hoàng Long, phường Tào Xuyên là một trong những KCN lớn của tỉnh, do UBND tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư và giao cho Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa quản lý. Mục tiêu của khu công nghiệp là đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hoàng Long với diện tích 37ha đầy đủ phân khu chức năng và tổ chức hệ thống kỹ thuật hạ tầng; Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuê đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong KCN. Tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đồng thời đảm bảo điều kiện bảo vệ cảnh quan môi trường. KCN Hoàng Long đã đi vào hoạt động từ năm 2004, đến nay đã có 14 doanh nghiệp thứ cấp đầu tư nhà máy, xí nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp. Trong quá trình hoạt động của Khu công nghiệp Hoàng Long đã có những tác động nhất định đến môi trường, ảnh hưởng đến các thành phần môi trường trong và xung quanh khu công nghiệp. Hiện nay KCN Hoàng Long chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ và khoa học về hiện trạng môi trường để từ đó đề xuất những biện pháp, giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu sự phát thải của KCN và phát triển KCN theo hướng thân thiện với môi trường. 1 Xuất phát từ các lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp Hoàng Long, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.” 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định các vấn đề môi trường thông qua việc đánh giá hiện trạng môi trường trong và ngoài khu công nghiệp Hoàng Long, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp quản lý về môi trường tại khu công nghiệp Hoàng Long, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa.trong thời gian tới. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU + Không gian: Trong khu công nghiệp Hoàng Long và khu vực lân cận. + Thời gian: Từ tháng 9 năm 2015 đến 6 tháng năm 2016. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Khu công nghiệp Hoàng Long từ khi đi vào hoạt động đến nay chưa có một đề tài nào đánh giá hiện trạng môi trường và đưa ra giải pháp khắc phục cho KCN do đó việc thực hiện đề tài là rất cần thiết. Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại Khu công nghiệp Hoàng Long, tác đô nô g của sự phát triển khu công nghiê ôp này đến chất lượng môi trường trong địa bàn nghiên cứu. Việc phân tích, xử lý số liệu thưc hiện trên cơ sở khoa học, có định tính và định lượng bằng các phương pháp nghiên cứu phù hợp. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 2.1.1. Thực trạng phát triển KCN trên thế giới Khu công nghiệp là một khái niệm chung bao gồm nhiều hình thức từ các hình thức truyền thống như: khu mậu dịch tự do, cảng tự do… xuất hiện từ thế kỷ XIX đến các hình thức mới xuất hiện cuối thế kỷ XX như khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu văn phòng, khu thương mại... Trên thế giới, sự tồn tại của khu công nghiệp đã trải qua nhiều bước phát triển, có thế kể ra bốn thế hệ của khu công nghiệp; gọi chung là Business Park (Nguyễn Cao Lãnh, 2013). Thế hệ đầu tiên của khu công nghiệp, được xây dựng vào những năm 1970, có thể được phân biệt với các thế hệ khác bởi cách sắp xếp văn phòng, kho tàng, kiến trúc khá đơn giản. Các khu vực của các tòa nhà hành chính chiếm 10 - 15% tổng diện tích của công viên, công trình theo mẫu và cho thuê ( Geneva,1993). Mặc dù hoàn hảo trong ý tưởng nhưng nhìn chung, tiêu chuẩn về quy hoạch và kiến trúc là thấp. Với chức năng cơ bản là công nghiệp và tỷ lệ các bộ phận chức năng, đặc biệt là cây xanh chưa hợp lý; KCN thế hệ thứ nhất luôn biệt lập vào ban ngày, vắng vẻ vào ban đêm và khó có thể đạt được một chất lượng môi trường, dịch vụ và hạ tầng cao (Nguyễn Cao Lãnh, 2013). Trong giai đoạn từ năm 1975 và 1985, các khu công nghiệp văn phòng, đã được sử dụng bởi các công ty kinh doanh với khoa học, công nghệ và kinh doanh chiếm không gian lớn hơn nhiều. Đặc điểm khu công nghiệp thế hệ thứ hai này là một kiến trúc phức tạp hơn (Nguyễn Văn Tuấn). Các KCN thế hệ thứ hai có xu hướng lấp đầy các khoảng trống còn lại ở vành đai đô thị, nhằm khôi phục và tiếp thêm sức sống cho các khu vực ngoại ô và nhằm xoá bỏ ấn tượng xấu về kiến trúc và cảnh quan của các khu vực công nghiệp. Ví dụ khu Chiswick (London, Anh), Irvine Spectrum (California, Hoa Kỳ) (Nguyễn Cao Lãnh,2013). Kể từ nửa cuối những năm 1980, thế hệ thứ ba khu công nghiệp được xây dựng. Các Business Park thế hệ thứ ba tuân thủ các nguyên tắc quy hoạch tổng thể và xây dựng cơ sở hạ tầng của một đô thị nhỏ mới. Các công trình phục vụ công cộng được hợp thành một địa điểm nổi bật hay một trung tâm đô thị nhỏ phục vụ các đơn vị phát triển. Các đơn vị phát triển này với mật độ và kích thước 3 lô đất khác nhau tạo ra sự đa dạng cho mọi đối tượng sử dụng trong KCN. Đại diện trong số này là một vài KCN thế hệ thứ ba như khu Stockley (Heathrow, Anh), Meridian (Carolina, Hoa Kỳ(Nguyễn Cao Lãnh,2013). Các tòa nhà hành chính và danh mục đầu tư các dịch vụ đặc trưng cho thế hệ thứ tư của khu công nghiệp đó bắt đầu phát sinh từ giữa những năm 1990 (Geneva, 1993). Kể từ nửa cuối những năm 1990, khu công nghiệp đã là một phần của một mạng lưới quốc tế các khu hợp tác. Tất cả Business Park thế hệ thứ tư đều đạt được một trình độ tổ chức kỹ thuật, xã hội rất cao và có thể trở thành địa điểm nổi bật, có giá trị và quan trọng của toàn vùng. Ví dụ khu Marina Village (California, Hoa Kỳ), Edinburgh (Edinburgh, Scotland) (Nguyễn Cao Lãnh,2013). Nền tảng của các khu công nghiệp được tìm thấy tại Anh, là nơi có hệ thống nhà máy và khu công nghiệp đầu tiên được thành lập. Đây là những thiết lập bởi nhiều đơn vị sản xuất, các nhà máy đầu tiên xuất hiện ngẫu nhiên, tuy nhiên, sự xuất hiện sau đó lại đại diện cho một hành động có tổ chức theo ý tưởng nhất định về quy hoạch đô thị và chính sách khu vực. Khu công nghiệp đầu tiên, Trafford Park, được thành lập bởi một công ty tên là Shipcanal và Docks gần Manchester vào năm 1896 (Geneva, 1993). Các khu công nghiệp được thành lập ở Đức, cũng vậy. Khu công nghiệp đầu tiên được thành lập năm 1963 (Euro-Industriepark Munchen). Số lượng lớn khu công nghiệp và công viên với các công ty công nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện sớm hơn trong nửa cuối của năm 1980 và cơ bản là một sáng kiến của nhà đầu tư tự do. Có 22 khu công nghiệp và đầu tư xuất hiện ở Tây Đức vào năm 1984. Bên cạnh đó, các khu tư nhân được thành lập. Có sự xuất hiện ở khu vực đông dân cư, diện tích khá nhỏ và tập trung vào các lĩnh vực thị trường khác nhau. Khu vực với nhiều loại hình khác nhau có thế kể đến khu Dussseldorf (23 dự án hoàn thành vào năm 1992) và Frankfurt am Mein (19 dự án hoàn thành vào năm 1992), vẫn còn tồn tại và phát triển đến ngày nay (Geneva, 1993). Năm 1995, Liên Hiệp Quốc đã thống kê thế giới có khoảng 12.000 KCN với diện tích nhỏ nhất là 1ha, lớn nhất đến 10.000ha (Nguyễn Mộng, 2010). Theo chương trình môi trường Liên Hợp Quốc có thể phân các khu công nghiệp trên thế giới thành các loại hình sau đây: Khu công nghiệp tập trung; khu chế xuất; khu tự do; khu chế biến công nghiệp; trung tâm công nghệ cao; khu công nghệ sinh học; khu công nghệ sinh thái. 4 Hiện nay, các KCN được phát triển ở hầu hết tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, để phục vụ các hoạt động công nghiệp hơn là nghiên cứu hay theo hướng thương mại. 2.1.2. Thực trạng phát triển KCN ở Việt Nam Tại Việt Nam cũng đã có nhiều loại hình khu công nghiệp đang được xây dựng, bao gồm: Khu công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ sinh học; khu công nghiệp sinh thái; khu kinh tế mở hay khu kinh tế thương mại khác. Tuy nhiên hiện tại vẫn phổ biến loại hình khu công nghiệp truyền thống, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất. Về bản chất, đây là các KCN thuộc thế hệ đầu tiên với tiêu chuẩn và chất lượng thấp. Có thể phân loại khu công nghiệp nằm trong phạm vi, đối tượng điều tiết của Nghị định 36-CP thành ba nhóm chính sau Các khu công nghiệp mang tính truyền thống, được thành lập một cách phổ biến ở Việt Nam. Ban đầu, các KCN hình thành từ những năm 1960 và 1970 theo mô hình công nghiệp của Liên Xô cũ, tập trung ở một số thành phố khu vực phía Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Phú Thọ,... Việc hình thành và phát triển các KCN này chưa có sự định hình, qui hoạch như hiện nay, còn bộc lộ nhiều thiếu sót mà cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn giải quyết được. Về sau thì các KCN được xây dựng theo mô hình mới. Đây là những khu vực được quy hoạch mang tính liên vùng, liên lãnh thổ và có phạm vi ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực địa phương. Trong khu công nghiệp không có dân cư sinh sống, nhưng ngoài khu công nghiệp phải có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn nhân lực làm việc ở khu công nghiệp. Khu chế xuất (KCX): Ngoài những đặc điểm chung giống như các khu công nghiệp truyền thống, các KCX còn có một số đặc điểm riêng, đó là: Được quy hoạch phân tách khỏi phần nội địa bằng tường rào kiên cố, việc ra vào khu phải thông qua sự kiểm soát của hải quan và các cơ quan chức năng. Quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp trong KCX và nội địa được điều chỉnh bằng hợp đồng ngoại thương, theo các thủ tục xuất, nhập khẩu; các doanh nghiệp trong khu chế xuất chỉ được bán tối đa 20% giá trị sản phẩm của mình vào thị trường nội địa và được hưởng những ưu đãi đặc biệt. Ngày 25/1/1991 KCX Tân Thuận được thành lập, đây được xem như là khu công nghiệp tập trung đầu tiên ở Việt Nam (Lê Thế Giới, 2010). 5 Các khu công nghệ cao (KCNC). Tại Việt Nam hiện có khu công nghệ cao Hòa Lạc, KCNC Sài Gòn. Trong khu công nghệ cao có thể có doanh nghiệp chế xuất. Công nghệ sử dụng trong khu công nghệ cao mang tính tiên phong đi trước thời đại, phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều trường hợp được coi là mạo hiểm và có khả năng được bù đắp cao. Trong khu công nghệ cao, còn tiến hành các dịch vụ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. 2.1.3. Thực trạng phát triển khu công nghiệp ở Thanh Hóa Quy hoạch phát triển đến năm 2020, ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa hình thành 10 khu công nghiệp tập trung, hiện đã có 1 khu kinh tế, và 5 khu công nghiệp được thành lập đó là: + Khu kinh tế Nghi Sơn Khu kinh tế (KTT ) Nghi Sơn có tổng diện tích 18.612 ha, nằm cách Thành phố Thanh Hóa 40 km về phía nam, giáp với tỉnh Nghệ An và biển Đông; có lợi thế đặc biệt về giao thông như: đường bộ, đường thủy, đường sắt. Hệ thống hạ tầng trong khu kinh tế (điện, nước, giao thông, và các dịch vụ khác ...) từng bước đang được đầu tư xây dựng. Trong đó, cảng nước sâu với quy hoạch 10 cầu cảng, công suất trên 10 triệu tấn/ năm, cho tàu 10 vạn tấn (hiện nay đã hoàn thành 2 bến cho tàu 3 vạn tấn), là đầu mối giao lưu kinh tế với cả nước, khu vực và quốc tế. Đường bộ và đường sắt nối liền các vùng kinh tế khu vực và các vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Đây là vùng kinh tế động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ và Bắc Trung Bộ. Trong KTT Nghi Sơn có Khu phi thuế quan và khu thuế quan. Khu thuế quan có các khu chức năng: khu đô thị trung tâm, các khu công nghiệp, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu du lịch - dịch vụ và khu dân cư. Khu phi thuế quan bao gồm các loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu: sản xuất gia công, tái chế, lắp ráp; thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ và xúc tiến thương mại. Các dự án đầu tư vào KTT Nghi Sơn, ngoài việc được hưởng các chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và chính sách áp dụng cho các khu kinh tế ở Việt Nam theo Luật đầu tư và các quy định hiện hành, còn được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% 6 áp dụng trong 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu 5 năm đối với vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất. Đối với một số dự án đặc biệt sẽ được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian dự án. Hiện nay, Nhà máy Xi măng Nghi Sơn liên doanh với Nhật Bản công suất 2,15 triệu tấn/năm và đang triển khai mở rộng nâng công suất lên gấp đôi. Dự án nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy công suất 100.000 tấn/năm đang triển khai xây dựng. Nhà máy nhiệt điện công suất 3.000 MW đã có quyết định phê duyệt dự án. Tại đây trong thời gian tới tập trung phát triển các ngành công nghiệp: lọc - hóa dầu, thép và cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm thủy sản ... (Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp Tỉnh Thanh Hóa, tháng 6 năm 2016). + Khu công nghiệp Lễ Môn: Đây là khu công nghiệp tập trung lớn của tỉnh nằm cách Thành phố Thanh Hóa 5 km về phía đông, cạnh quốc lộ 47 nối liền Thành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn, diện tích quy hoạch 87 ha. Khu công nghiệp Lễ Môn đã được đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, đảm bảo cung cấp: điện, nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác. Đến nay đã có trên 30 doanh nghiệp đăng ký thuê đất để đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư trên 700 tỉ đồng, trong đó 14 doanh nghiệp đã xây dựng xong với số vốn đầu tư gần 500 tỉ đồng, đang đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả như: Công ty xuất nhập khẩu thủy sản, Công ty TNHH Tân Thành, Công ty sữa MILAS… Tại khu công nghiệp Lễ Môn khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ cao, chế tạo và gia công từ nguồn nguyên liệu trong tỉnh, sử dụng nhiều lao động và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giày da; chế biến nông, lâm, thủy sản; lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông (Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp Tỉnh Thanh Hóa, tháng 6 năm 2016). + Khu công nghiệp Hoàng Long: Đây là khu công nghiệp tập trung lớn của tỉnh nằm cách Thành phố Thanh Hóa 5 km về phía Tây, cạnh quốc lộ 1A, diện tích quy hoạch 37,0 ha. Khu công nghiệp Hoàng Long đã được đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, đảm bảo cung cấp: điện, nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác. Đến nay đã có trên 15 doanh nghiệp đăng ký thuê đất để đầu tư xây dựng với tổng số 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan