Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã nam điền, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định

.DOCX
76
530
101

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ----------------&-------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ NAM ĐIỀN HUYỆN NGHĨA HƯNG - TỈNH NAM ĐỊNH Người thực hiện : TRẦN THỊ THÚY DUYÊN Lớp : MTB Khóa : 57 Ngành : MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn : TS. ĐINH HỒNG DUYÊN Hà Nội – 2016 1 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ----------------&---------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ NAM ĐIỀN HUYỆN NGHĨA HƯNG - TỈNH NAM ĐỊNH Người thực hiện : TRẦN THỊ THÚY DUYÊN Lớp : MTB Khóa : 57 Ngành : MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn : TS. ĐINH HỒNG DUYÊN Địa điểm thực tập : XÃ NAM ĐIỀN, NGHĨA HƯNG, NAM ĐỊNH Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Thời gian qua, tôi đã đi thực tế tại xã Nam Điền từ ngày 1/1/2016 đến ngày 1/5/2016, nhằm tìm hiểu hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Điền và viết khóa luận tốt nghiệp dựa vào những thông tin đã thu thập và điều tra. Tôi xin cam đoan khóa luận là của riêng tôi và các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực. Hà Nội, ngày 1 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Duyên Trần Thị Thúy Duyên LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, các cơ quan, các cán bộ và các hộ dân trên địa bàn xã Nam Điền. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi Trường và các thầy cô giáo trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam trong những năm qua đã truyền cho tôi những kiến thức quý giá. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đinh Hồng Duyên, giáo viên khoa Môi Trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các bác, cô chú, anh chị công tác tại Ủy ban nhân dân xã Nam Điền, tổ vệ sinh môi trường xã đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Duyên Trần Thị Thúy Duyên MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v DANH MỤC HÌNH.........................................................................................vi DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................3 1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt..........................................................3 1.1.1. Các khái niệm chung...............................................................................3 1.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc phát sinh, thành phần của CTR sinh hoạt.............4 1.1.3. Tính chất CTR sinh hoạt.........................................................................5 1.1.4. Ảnh hưởng của CTR sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng 8 1.1.5. Cơ sở pháp lý về quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.....................12 1.3. Hiện trạng phát sinh và quản lý CTR sinh hoạt ở thế giới và Việt Nam......12 1.3.1. Hiện trạng phát sinh và quản lý CTR sinh hoạt trên thế giới................12 1.3.2. Hiện trạng phát sinh và quản lý CTR sinh hoạt tại Việt Nam..................16 1.4. Một số phương pháp xử lý CTRSH được áp dụng hiện nay....................20 1.4.1. Xử lý CTR sinh hoạt bằng phương pháp đốt........................................20 1.4.2. Xử lý CTRSH bằng phương pháp ủ phân hữu cơ (compost)................22 1.4.3. Xử lý CTR sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh............22 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................24 2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................24 2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................24 2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................24 2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................24 2.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp........................................................................24 2.4.2. Thu thập tài liệu sơ cấp.........................................................................24 2.4.3.Phương pháp xử lý số liệu......................................................................26 2.4.4. Phương pháp dự báo khối lượng CTRSH phát sinh..............................26 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................27 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Nam Điền.............................27 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................27 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................28 3.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.......................................................29 3.1.4. Vệ sinh môi trường................................................................................31 3.2. Khối lượng, thành phần CTR sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Điền.........32 3.2.1. Nguồn phát sinh....................................................................................32 3.2.2. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại xã Nam Điền.........................34 3.2.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam Điền............................36 3.3. Thực trạng công tác quản lý, xử lý CTR sinh hoạt tại xã Nam Điền.......37 3.3.1. Tình hình quản lý CTR sinh hoạt tại xã Nam Điền...............................37 3.3.2.Cơ sở vật chất, kỹ thuật, mức lương của các nhân viên tổ thu gom tại xã Nam Điền........................................................................................................40 3.3.3. Tình hình thu gom, phân loại................................................................41 3.3.4. Tình hình xử lý CTR sinh hoạt..............................................................46 3.4. Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh giai đoạn 2015 – 2020.................48 3.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Điền........................................................................................................50 3.5.1.Giải pháp về chính sách......................................................................51 3.5.2. Giải pháp đầu tư....................................................................................51 3.5.3. Đề xuất phương án thu gom, vận chuyển, xử lýCTRSH.......................52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................56 PHỤ LỤC.......................................................................................................59 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt.............................................5 Bảng 1.2: Khối lượng riêng và hàm lượng ẩm của các các chất thải có trong chất thải rắn sinh hoạt.............................................................6 Bảng 1.3: Số liệu trung bình về chất trơ và nhiệt năng của các hợp phần trong chất thải rắn sinh hoạt.............................................................7 Bảng 1.4: Thành phần có khả năng phân hủy của một số chất thải..................8 Bảng 1.5: Kết quả phân tích trứng giun và coliform trong các mẫu đất tại bãi rác...............................................................................................9 Bảng 1.6: Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác..............10 Bảng 3.1: Tổng lượng CTRSH phát sinh từ khu dân cư xã Nam Điền...........35 Bảng 3.2: Tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã.....................36 Bảng 3.3: Thành phần CTRSH của xã Nam Điền...........................................37 Bảng 3.4: Khối lượng CTRSH thu gom của xã Nam Điền.............................43 Bảng 3.5: Mức thu phí VSMT tại xã Nam Điền.............................................44 Bảng 3.6: Dự báo số dân xã Nam Điền đến năm 2020...................................49 Bảng 3.7: Dự báo khối lượng CTRSH tại xã Nam Điền từ năm 2015-2020 ........................................................................................................50 DANH MỤC HÌN Hình 1.1: Các nguồn phát sinh CTR sinh hoạt tại Việt Nam............................4 Hình 3.1: Nguồn phát sinh CTRSH tại xã Nam Điền.....................................33 Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống quản lý CTRSH tại xã Nam Điền..........................39 Hình 3.3: Hoạt động thu gom CTRSH tại xã Nam Điền.................................41 Hình 3.4: Biểu đồ đánh giá của người dân về mức thu phí VSMT.................45 Hình 3.5: Biểu đồ đánh giá của người dân về bãi chôn lấp CTRSH xã..........47 Y DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BCL Bãi chôn lấp BVMT Bảo vệ môi trường CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CHC Chất hữu cơ GGDP Giá trị sản xuất bình quân đầu người HĐND Hội đồng nhân dân ISWM Quản lý tổng hợp chất thải rắn KHXH & NV Khoa học xã hội và nhân văn NTM Nông thôn mới ONMT Ô nhiễm môi trường QLCTR Quản lý chất thải rắn THCS Trung học cơ sở UBND Uỷ ban nhân dân TNHH Trách nhiệm hữu hạn VSMT Vệ sinh môi trường XLCTR Xử lý chất thải rắn ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, vấn đề quản lý và kiểm soát chất thải nói chung là mối quan tâm hàng đầu ở cả đô thị lẫn nông thôn. Trong đó, các vấn đề liên quan đến quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt là trọng điểm. Đặc biệt lượng chất thải rắn sinh hoạt tại nông thôn ngày một gia tăng, đa dạng về thành phần và tính chất độc hại. Ước tính, mỗi ngày tại các vùng nông thôn nước ta phát sinh khoảng 18.200 tấn chất thải rắn sinh hoạt cần phải xử lý, tương đương với 6,6 triệu tấn/năm (Bộ TNMT, 2014). Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tăng lên là do tác động của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển trình độcũng như tính chất tiêu dùng của người dân. Việt Nam đã có một hệ thống khuôn khổ pháp lý về bảo vệ môi trường. Bằng những biện pháp và những chính sách khác nhau, Nhà nước ta đã và đang thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường,ngoài ý nghĩa bảo vệ thành quả của quá trình phát triển kinh tế còn mang chiến lược quan trọng trong sự nghiệp phát triển bền vững đất nước. Mới đây, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện với 19 tiêu chí; trong đó vấn đề môi trường nông thôn được đề cập tại tiêu chí 17 với 5 mục yêu cầu. Điều này một lần nữa khẳng định nhà nước rất coi trọng công tác bảo vệ môi trường nông thôn. Xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng là một xã ven biển hoạt động kinh tế chủ yếu là khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng tỉnh Nam Định xã Nam Điền đã có những thay đổi vượt bậc về mọi mặt. Cùng với sự phát triển kinh tế đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng nhiều, đồng nghĩa với việc gia tăng chất thải rắn sinh hoạt. Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã được đội thu gom tư nhân đảm nhiệm. Mặc dù hoạt động tích cực và rất nỗ lực nhưng đội mới thành lập cơ sở vật chất còn hạn chế, thêm vào đó ý thức của người dân chưa cao khiến việc thu gom gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là thành phần hữu cơ dễ thối rữa vì vậy nếu đổ thải bừa bãi hoặc xử lý không đúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và cảnh quan môi trường. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nam Điền, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đánh giá hiện trạng phát sinh và công tác quản lý CTR sinh hoạt tại xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Đề xuấtcác giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR sinh hoạt tại xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. 3. Yêu cầu nghiên cứu Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để xác định khối lượng, thành phần CTRSH tại xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến thực trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Đề xuất các giải pháp phù hợp, mang tính thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý CTR sinh hoạt tại xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan vềchất thải rắn sinh hoạt 1.1.1. Các khái niệm chung 1.1.1.1. Khái niệm chất thải Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Luật Bảo vệ môi trường 2014). 1.1.1.2. Khái niệm chất thải rắn Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. (Nghị định số38 về Quản lý chất thải và phế liệu, 2015). 1.1.1.3. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt (chất thải sinh hoạt) là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại... Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, thực phẩm thừa, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả,…(Trần Hiếu Nhuệ, 2008). 1.1.1.4. Hoạt động quản lý chất thải Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. (Nghị định số38 về Quản lý chất thải và phế liệu, 2015). Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. (Nghị định số38 về Quản lý chất thải và phế liệu, 2015). 1.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc phát sinh, thành phần của CTR sinh hoạt 1.1.2.1. Đặc điểm của CTR sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt là loại rác thải thường không đồng nhất về thành phần nên khó kiểm soát nguồn phát sinh chúng. Thông thường trong CTRSH chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (thức ăn thừa, rau củ, quả, lá cây,...) chiếm trên 50% , còn lại là các chất vô cơ (nilon, nhựa, cao su, sành sứ, gạch đá,...) và các thành phần khác. 1.1.2.2. Nguồn gốc CTR sinh hoạt CTRSH phát sinh chủ yếu từ các nguồn: từ các khu dân cư;từ các khu trung tâm thương mại; từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng; từ các dịch vụ đô thị, sân bay; từ các khu công nghiệp. Các hoạt động kinh tế- xã hội của con người Các quá Các quá Hoạt động sống Các hoạt Các hoạt động trình sản trình phi và tái sản sinh động quản giao tiếp, đối xuất sản xuất con người lý ngoại CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Hình 1.1: Các nguồn phát sinh CTR sinh hoạt tại Việt Nam (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2008) 1.1.2.3. Thành phần, tính chất của chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần rất phức tạp và luôn biến đổi vì thành phần của nó phụ thuộc rất nhiều vào tập quán, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con người, nhịp độ phát triển kinh tế và trình độ văn minh, theo từng mùa trong năm của từng khu vực. Một trong những đặc điểm nhận thấy rõ nhất ởCTR sinh hoạt Việt Nam có thành phần chất hữu cơ với tỷ lệ cao chiếm tới 55 – 65%, còn ở một số nước đang phát triển với mức sống cao thì tỷ lệ rác thải hữu cơ trong CTR sinh hoạt chiếm tỷ lệ thấp chỉ từ 35 – 40% (Nguyễn Xuân Thành, 2010). Bảng 1.1: Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt Rác thải hữu cơ Giấy Giấy catton, bìa cứng Nhựa Hàng dệt Cao su Da Gỗ Thực phẩm Cành cây, cỏ, lá Rác thải vô cơ Thủy tinh Vỏ hộp Nhôm Các kim loại khác Tro, các chất bẩn Đất cát, gạch ngói vỡ (Nguồn: ISWM) 1.1.3. Tính chất CTR sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm 3 tính chất cơ bản đó là tính chất vật lý, tính chất hóa học và tính chất sinh học. Nghiên cứu tính chất của CTRSH là cơ sở quan trọng để đề ra biện pháp quản lý và xử lý rác thích hợp ở từng khu vực và địa phương. 1.1.3.1. Tính chất vật lý Bao gồm các chỉ tiêu: Trọng lượng riêng, độ ẩm, độ thấm nước, kích cỡ hạt và phân bố. - Khối lượng riêng của rác là khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa, thời gian lưu trữ… Khối lượng riêng của CTRSH tại đô thị lấy từ xe ép rác có giá trị đặc trưng ở khoảng 500 lb/yd3 (297 kg/m3). - Độ ẩm CTRSH thường được biểu diễn theo 2 cách: tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt và phần trăm khối lượng khô. Bảng 1.2: Khối lượng riêng và hàm lượng ẩm của các các chất thải có trong chất thải rắn sinh hoạt Loại chất thải Thực phẩm Giấy Carton Nhựa Vải Rác vườn Thủy tinh Bụi, tro Khối lượng riêng (lb/yd3) Khoảng dao Đặc trưng động 200- 810 490 70- 220 150 70- 135 85 70- 220 110 70- 170 110 100- 380 170 270- 810 330 540- 1685 810 Độ ẩm (% khối lượng) Khoảng dao Đặc trưng động 50- 80 70 4- 10 6 4- 8 5 1- 4 2 6- 15 10 30- 80 60 1- 4 2 6- 12 8 (Nguồn: Tài liệu môi trường: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt- TS Nguyễn Trung Việt, TS Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)(Ghi chú: 1 lb/yd3 = 0.593276 kg/m3) 1.1.3.2. Tính chất hóa học Theo nghiên cứu của Lê Văn Nhương (1998 – 2000) thành phần cơ bản của CTRSH bao gồm các yếu tố: C, H, O, N, S và tro bụi. Dựa vào hai chỉ tiêu quan trọng là chất trơ (không cháy được) và nhiệt trị ta có thể dễ dàng nghiên cứu thành phần hóa học của CTR sinh hoạt từ đó có thể đưa ra các giải pháp xử lý. -Tỷ lệ chất trơ và độ ẩm quyết định tới việc rác có cháy được hay không, có thể xử lý bằng phương pháp đốt hay không. - Nếu rác có thể đốt được thì nhiệt trị sử dụng trong việc đốt rác có phù hợp với công nghệ và điều kiện ở địa phương hay không. Trong bảng 2.3 phản ánh hàm lượng các chất dư trơ có trong CTR sinh hoạt và nhiệt trị của chúng. Bảng 1.3: Số liệu trung bình về chất trơ và nhiệt năng của các hợp phần trong chất thải rắn sinh hoạt Thành phần Chất thải thực phẩm Chất trơ+(%) Dao động Trung bình 2– 8 5,0 Nhiệt trị (Btu/lb) Dao động Trung bình 1500-3000 2000 Giấy 4– 8 6,0 5000-8000 7200 Bìa cứng 3– 6 5,0 6000-7500 7000 Nhựa dẻo 6– 20 10,0 12000-16000 14000 Hàng dệt 2– 4 2,5 6500-8000 750 Cao su 8– 20 10,0 9000-12000 10000 Da 8– 20 10,0 6500-8500 7500 2- 6 4,5 1000-8000 2800 Gỗ 0,6- 2 1,5 7500-8500 8000 Thủy tinh 96- 99* 98,0 50-100 60 Vỏ đồ hộp 96- 99* 98,0 100-500 300 Kim loại không thép 90- 99* 96,0 - - Kim loại khác 94- 99* 98,0 100- 500 300 Bụi, tro, gạch 60- 80 70,0 1000- 5000 3000 Rác thải vườn (Nguồn: George Tchobanoglous, et al, Mc Graw- Hill Inc, 1993) Chú thích: + Sau khi cháy hoàn toàn * Dựa vào kết quả phân tích 1.1.3.3. Tính chất sinh học Trong CTRSH có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, hầu hết các thành phần này có khả năng chuyển hóa sinh học thành khí, chất rắn hữu cơ và chất rắn vô cơ. Bảng 1.4: Thành phần có khả năng phân hủy của một số chất thải Phần CTR bay Thành phần Rác thực hơi tính theo chất khô (%) 7- 15 Hàm lượng lignin/VS (%) 0,4 Phần có khả năng phân hủy SH tính theo VS (%) 0,82 phẩm Giấy in báo Carton Rác vườn 94 94 50- 90 21,9 12,9 4,1 0,22 0,47 0,72 (Nguồn: Tài liệu môi trường: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt- TS Nguyễn Trung Việt, TS Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)(Ghi chú: VS: Tổng hàm lượng CHC dễ bay hơi) 1.1.4. Ảnh hưởng của CTR sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng Hiện nay lượng phát sinh CTR sinh hoạt là rất lớn. Ở các địa phương, việc quản lý và xử lý CTRSH không hợp kỹ thuật vệ sinh là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguy hại đến sự tồn tại, phát triển bền vững của cộng đồng dân cư. 1.1.4.1.Đối với môi trường nước Chất thải rắn sinh hoạt thường chứa thành phần hữu cơ dễ phân hủy là chủ yếu bởi thế trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng tạo mùi hôi thối, nước chuyển màu đen, gây nên hiện tượng phú dưỡng, giảm DO nhanh chóng cản trở sự sống của các loài thủy vật. Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô cơ hòa tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần. Tại các bãi rác nếu không xử lý đúng quy tắc hợp vệ sinh nước có trong rác sẽ tách ra kết hợp với các nguồn nước khác: nước mưa, nước ngầm, nước mặt gây ra sự lây lan ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Đặc biệt là ô nhiễm tầng nước ngầm gây nguy hiểm khi con người sử dụng phục vụ ăn uống, sinh hoạt. Chất thải rắn không được thu gom đã góp phần gây ô nhiễm ở khu vực hạ lưu các con sông và đầm phá trên địa bàn tỉnh Bình Định là nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cấp nước sinh hoạt đô thị. Trong đó, đối với các thuỷ vực sông, nồng độ chỉ tiêu hữu cơ BOD vượt tiêu chuẩn từ 1,4- 3,4 lần; đối với các đầm, hồ ngoài chỉ tiêu hữu cơ vượt từ 2- 4 lần còn có các chỉ tiêu kim loại cũng vượt chuẩn cho phép (Sở TN&MT Bình Định, 2011). 1.1.4.2. Đối với môi trường đất Chất thải sinh hoạt sau khi chôn lấp trong một thời gian gây ranguy cơ tiềm tàng đối với môi trường đất. Sự phân giải chất hữu cơ trong chất thải tạo ra các sản phẩm trung gian hoặc vi khuẩn gây bệnh tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất: giun, động vật không xương sống, ếch, nhái… Bảng 1.5: Kết quả phân tích trứng giunvàcoliform trong các mẫu đất tại bãi rác Địa điểm Số trứng giun trong mẫu Số coliform trong mẫu đất đất (trứng/100g) Giá trị thấp Giá trị cao (khuẩn lạc/10g) Giá trị Giá trị cao nhất Bãi rác Lạng Sơn Bãi rác Nam Sơn 5 8 nhất thấp nhất nhất 15 40 2.000.000 120 300 20.000.000 (Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2011) Đối với các loại CTR khó phân hủy (nhựa, cao su, thủy tinh,…) chôn lấp trong đất sẽ gây nguy cơ thoái hóa và giảm độ phì của đất, đất bị chua dẫn tới giảm năng suất cây trồng. Hàm lượng kim loại nặng Al, Fe, Zn,…theo nước thấm vào đất. Nó có thể tích lũy cao trong đất và là nguyên nhân gây ô nhiễm nặng môi trường đất, gây nguy hiểm cho tất cả sinh vật trong đất kể cả con người. 1.1.4.3. Đối với môi trường không khí Các chất thải rắn sinh hoạt có thể một phần tự bay hơi mang theo mùi gây ONMT không khí. Đối với các bãi chôn lấp, ước tính khoảng 30% các khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên mặt đất mà không cần có sự tương tác nào.Phần còn lại đa phần dễ phân hủy trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp gây ra các khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường không khí, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Khi vận chuyển và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan