Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện nam trực, tỉnh nam định

.DOCX
88
690
61

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG = = = =  = = = = KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH Người thực hiện Lớp Khóa Chuyên ngành Người hướng dẫn : Đoàn Thị Liên : K56 KHĐA : 56 : Khoa học Môi trường : PGS.TS. Hoàng Thái Đại Hµ Néi - 2016 MỤC LỤ LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii MỤC LỤC...................................................................................................................iii DANH MỤC VIẾT TẮT..............................................................................................v DANH MỤC BẢNG...................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH..................................................................................................viii MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................3 1.1.Giới thiệu chung về chất thải rắn y tế.......................................................................3 1.1.1. Đặc điểm của chất thải rắn y tế............................................................................3 1.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế.................................................................................4 1.1.4. Thành phần của chất thải y tế.............................................................................8 1.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường và sức khỏe con người.....................9 1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe cộng đồng.........................................9 1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường...............................................11 1.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới và Việt Nam............................12 1.3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới..............................................12 1.3.2.Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam..............................................19 Chương 2 . ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................................................30 2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................30 2.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................30 2.3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................30 2.3.1. Tổng quan về bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực...........................................30 2.3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực. 30 2.3.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực....30 2.3.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý chất thải rắny tế tại bệnh viện để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện...................................................30 2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................30 2.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp.................................................................................30 2.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp...................................................................................30 2.4.3. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu...............................................32 2.4.4. Phương pháp so sánh với tiêu chuẩn quy chuẩn.................................................32 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................33 3.1. Tổng quan về bệnh viện đa khoa huyện Nam Trực...............................................33 3.1.1. Vịtrí và lịchsửhìnhthànhcủabệnhviện.................................................................33 3.1.2. Quymô, cơ cấutổchứccủabệnhviện....................................................................33 3.1.3. Côngtáckiểmsoátchấtthảicủabệnhviện...............................................................34 3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực....35 3.2.1. Cácnguồnphátsinhchấtthảirắnytếcủabệnhviện....................................................36 3.2.2. ThànhphầnCTRYTphátsinhtạibệnhviện ĐakhoahuyệnNamTrực.......................37 3.2.3. Khốilượngchấtthảirắnytếphátsinhtạibệnhviện ĐakhoahuyệnNamTrực..............39 3.2.4. Ảnhhưởngcủasứckhỏeytế đếnsứckhỏeconngười................................................44 3.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực.......46 3.3.1. Tổchứcquảnlý chấtthảirắnytếtạibệnhviện ĐakhoahuyệnNamTrực.....................46 3.3.2. Kinhphí chocôngtácquảnlý chấtthảirắnytế.........................................................51 3.4. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực.................................................................................................70 3.4.1. Cơ sởcủacác đềxuất...........................................................................................70 3.4.2. Giảiphápcủangười đượcphỏngvấnnhằmtănghiệuquảquảnlý CTRYTcủabệnhviện. .....................................................................................................................................73 3.4.3. Đềxuấtcácgiảipháp.............................................................................................74 Chương 4. KẾTLUẬNVÀ KIẾNNGHỊ....................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................80 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BV : BVĐK: BVCK: CBYT: CT: CTR: CTRYT: HSCC: KSNK: NVVS: VSV: Bệnh viện Bệnh viện đa khoa Bệnh viện chuyên khoa Cán bộ y tế Chất thải Chất thải rắn Chất thải rắn y tế Hồi sức cấp cứu Kiểm soát nhiễm khuẩn Nhân viên vệ sinh Vi sinh vật DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn đặc thù từhoạt động y tế................7 Bảng 1.2. Thành phần trong chất thải rắn y tế được thống kê Việt Nam....................9 Bảng 1.3. Lượng chất thải y tế phát sinh theo giường bệnh trên thế giới.................12 Bảng 1.4. Khối lượng CTRYT phát sinh trung bình tại các châu lục.......................13 Bảng 1.5. Thành phần CTRYT của một số quốc gia trên thế giới............................15 Bảng 1.6. Lượng phát sinh CTRYT và CTRYT nguy hại tại các khoa và các tuyến bệnh viện khác nhau ở Việt Nam...............................................................................20 Bảng 1.7. Thực trạng thu gom, lưu trữ CTRYT tại một số thành phố......................24 Bảng 1.8. Tình hình xử lý CTRYT của hệ thống cở sở y tế các cấp.........................26 Bảng 3.1. Thành phần CTRYT trong bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực năm 2014....................................................................................................................38 Bảng 3.2. Khối lượng CTRYT của bệnh viện đa khoa huyện Nam Trực qua các năm 2012 đến năm 2014....................................................................................................40 Bảng 3.3. Khối lượng CTRYT phát sinh trung bình trong một ngày theo các khoa phòng tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực.........................................................43 Bảng 3.4. Cán bộ y tế bị thương tích do kim tiêm trong tháng 11/2015...................46 Bảng 3.5. Trình độ nhân lực của cán bộ bệnh viện Đa khoa.....................................49 huyện Nam Trực.........................................................................................................49 Bảng 3.6. Tỷ lệ nhân sự được tập huấn quy chế quản lý chất thải tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực................................................................................................50 Bảng 3.7. Các hoạt động cần chi trả cho công tác quản lý chất thải rắn y tế trong bệnh viện năm 2014...................................................................................................51 Bảng 3.8. Công tác thực hiện quyết định 43/2007 của bệnh viện.............................54 Bảng 3.9. Hiểu biết của cán bộ y tế và nhân viên vệ sinh về nhóm phân loại chất thải tại bệnh viện........................................................................................................56 Bảng 3.10. Ý kiến của CBYT, NVVS về trường hợp chất thải y tế nguy hại để lẫn chất thải thông thường................................................................................................57 Bảng 3.11. Tình hình thực hiện quy chế bệnh viện...................................................58 Bảng 3.12. Ý thức của bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân trong thực hiện quy định của bệnh viện..............................................................................................................58 Bảng 3.13. Đánh giá của bệnh nhân/người nhà bệnh nhân về công tác...................59 vệ sinh, thu gom, phân loại chất thải tại bệnh viện Đa khoahuyện Nam Trực.........59 Bảng 3.14. Điều kiện khu lưu giữ chất thải của bệnh viện so với quy định của quyết định 43/2007/QĐ-BYT...............................................................................................68 Bảng 3.15. Một số biện pháp của người được phỏng vấn nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện......................................................................73 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Khối lượng CTRYT phát sinh trung bình từ một sốquốc gia Châu Âu....14 Hình 1.2. Thành phần CTRYT dựa trên đặc tính lý hóa ở Việt Nam........................21 Hình 3.1. Khuôn viên bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực.....................................34 Hình 3.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế của bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực.............................................................................................................................36 Hình 3.3. Khối lượng CTRYT nguy hại phát sinh trong các tháng tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực, 2014......................................................................................41 Hình 3.4. Khối lượng các loại CTRYT phát sinh trong tuần tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực.........................................................................................................42 Hình 3.5. Ý kiến đánh giá về tác hại lớn nhất của rác thải y tế tới...........................45 sức khỏe con người.....................................................................................................45 Hình 3.6. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực....................................................................................................................47 Hình 3.7. Sơ đồ quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRYT của bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực.........................................................................52 Hình 3.8. Phân loại CTRYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực......................53 Hình 3.9. Thùng đựng chất thải sinh hoạt..................................................................60 Hình 3.10. Thùng đựng chất thải y tế nguy hại (màu vàng), chất thải tái chế..........61 Hình 3.11. Dụng cụ thu gom rác trên xe tiêm............................................................62 Hình 3.12. Các thùng rác được đặt tại hành lang của bệnh viện...............................63 Hình 3.13. Ý kiến đánh giá về công tác vận chuyển chất thải rắn y tế trong bệnh viện.....................................................................................................................65 Hình 3.15. Nhà lưu giữ chất thải của bệnh viện........................................................67 Hình 3.16. Lò đốt CTYT của bệnh viện....................................................................69 Hình 3.17. Thùng đựng rác thải sinh họat tại cửa các phòng bệnh...........................72 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, vấn đề môi trường rất được các quốc gia và cộng đồng trên thế giới quan tâm. Bởi lẽ ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài cho các thế hệ mai sau. Toàn thế giới đều đã nhận thức được rằng: phải bảo vệ môi trường mới có thể giúp xã hội loài người phát triển bền vững. Một trong những công việc quan trọng giúp bảo vệ môi trường đó là giải quyết vấn đề ô nhiễm, bao gồm: giải quyết ô nhiễm do những nguồn nước thải, ô nhiễm các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, sinh học, các chất thải trong y tế … Để xử lý các loại chất thải trên không phải đơn giản. Với mỗi loại chất thải, chúng ta cần có những biện pháp xử lý khác nhau từ khâu thu gom đến khâu tiêu hủy cuối cùng. Trong số các loại chất thải, chất thải y tế được xem là khá nguy hại vì tính chất phức tạp và khả năng lây nhiễm cao, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng. Việc quản lý tốt, xử lý triệt để loại chất thải này là vấn đề chính quyền và lãnh đạo nhiều cơ sở y tế các cấp đặc biệt quan tâm. Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, kinh tế trên đà phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu khám và điều trị bệnh cũng gia tăng, một số bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh tăng mạnh mẽ. Từ năm 1997 các văn bản quản lý chất thải bệnh viện đã được ban hành. Theo tổng cục thống kê, tính đến 01/7/2012 cả nước có 1.065 bệnh viện, nhưng hầu hết các cơ quan này chưa đảm bảo quản lý và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động y tế mà thực tế là tình trạng xử lý kém hiệu quả các chất thải bệnh viện đang là mối lo ngại của nhiều địa phương. Việc tiếp xúc với chất thải y tế có thể gây nênbệnh tật hoặc tổn thương. Các chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, là chất độc hại trong chất thải y tế, các loại hóa chất, dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ và các vật sắc nhọn … Tất cả các nhân viên tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm tàng cao nhất. Những người làm việc trong các sở y tế và những người trong cộng đồng cũng có thể bị phơi nhiễm với chất thải y tế do sự sai sót trong khâu quản lý. Nước ta có một mạng lưới y tế với các bệnh viện được phân bố rộng khắp trong toàn quốc. Các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu và đào tạo các cơ sở y tế đều phát sinh ra chất thải. Các chất thải y tế dưới dạng rắn, lỏng hoặc khí có chứa các chất hữu cơ, mầm bệnh gây ô nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho môi trường bệnh viện và xung quanh bệnh viện, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Bệnh việnĐa khoa huyện Nam Trực là nơi tiếp nhận và điều trị bệnh của huyện. Sau nhiều lần nâng cấp, xây dựng mới, đến nay, bệnh viện có hơn 120 giường bệnh, mỗi ngày tiếp đón hơn 100 lượt người đến khám chữa bệnh. Theo dự báo, chất thải y tế sẽ tăng nhanh trong thờigian tới. Vì vậy, việc phát sinh và thải bỏ chất thải y tế nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây nguy hại đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Hiện nay, công tác quản lý chất thải y tế ở bệnh viện tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập khi thực hiện. Do vậy em quyết định thực hiện đề tài : “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Nam Trực, tỉnh Nam Định” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đánh giá được thực trạng quản lý chất thải tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý và phương pháp xử lý phù hợp. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Giới thiệu chung về chất thải rắn y tế 1.1.1. Đặc điểm của chất thải rắn y tế Theo QCVN 02: 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế: Chất thải rắn y tế (CTRYT) là vật chất ở thể rắn thải ra từ các cơ sở y tế, bao gồm chất thải rắn y tế thông thường, và chất thải rắn y tế nguy hại (Bộ Tài nguyên môi trường, 2008). Theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về quy chế quản lý chất thải y tế: - Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. - Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn. - Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. - Giảm thiểu chất thải y tế là hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại phải chính xác. - Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới. - Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới. -Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế. - Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy. - Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy. - Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường. 1.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế Việc phân loại chất thải rắn y tế của các nước trên thế giới không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, quy trình xử lý của mỗi nước mà CTRYT được phân ra thành các loại khác nhau. 1.1.2.1. Phân loại chất thải y tế theo quy định của tổ chức WHO Theo thống kê của WHO, các quốc gia thuộc liên minh châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Nga quy chế về phân loại CTRYT nhìn chung thống nhất đối với WHO. Theo WHO, CTRYT được phân thành 5 loại như sau: a. Chất thải lâm sàng Chất thải lâm sàng gồm 5 nhóm: i. ii. Nhóm A chất thải nhiễm khuẩn như bông băng gạc… Nhóm B là các vật sắc nhọn bao gồm: bơm, kim tiêm, lưỡi dao cán mổ, iii. mảnh thủy tinh vỡ hay tất cả các vật liệu có thể gây chọc thủng. Nhóm C chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng thí iv. v. nghiệm bao gồm: gang tay, lam kính, ống nghiệm sau khi xét nghiệm. Nhóm D là dược phẩm quá hạn, các loại thuốc gây độc tế bào Nhóm E là các mô, cơ quan người, động vật, các sản phẩm dính máu và dịch cơ thể. b. Chất thải hóa học Gồm các chất thải hóa học nguy hại và chất thải hóa học không nguy hại. c. Chất thải phóng xạ Chất thải phóng xạ dạng rắn gồm các vật liệu sử dụng trong xét nghiệm, chuẩn đoán, điều trị. d.Bình chứa áp suất Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. e. Chất thải sinh hoạt Chất thải phát sinh từ buồng bệnh, hành lang, nhà kho, nhà ăn và các loại rác thực vật(WHO, 2009). 1.1.2.2. Phân loại chất thải y tế ở Việt Nam Ở Việt Nam, phân loại chất thải rắn y tế theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của bộ trưởng bộ y tế về quy chế quản lý chất thải rắn y tế. Theo đó CTRYT được chia thành 5 loại như sau: 1. Chất thải lây nhiễm a. Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thẻ gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. b. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể vàcác chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. c. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như : bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. d. Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người, bào thai và xác động vật thí nghiệm. 2. Chất thải hóa học nguy hại a) Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. b) Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này) c) Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu. d) Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). 3. Chất thải phóng xạ Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 4. Bình chứa áp suất Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. 5. Chất thải thông thường Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: a) Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). b) Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dínhmáu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. c) Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. d) Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. 1.1.3. Nguồn phát sinh Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế chủ yếu là bệnh viện, các cơ sở y tế khác như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại trú, các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh học,... Hầu hết các chất thải rắn y tế đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với các loại chất thải rắn khác. Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) Bảng 1.1. Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn đặc thù từ hoạt động y tế Loại chất thải rắn Chất thải sinh hoạt Nguồn tạo thành Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các loại bao gói Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan Chất thải chứa cá vi trùng gây nội tạng của người sau khi mổ xẻ và của bệnh các dộng vật sau quá trình xét nghiệm, các gạc bông lẫn máu mủ của bệnh nhân.. Các thành pần thải ra sau khi dùng cho Chất thải bị nhiễm bẩn bệnh nhân, các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà... Các loại chất thải độc hại hơn các loại Chất thải đặc biêt trên, các chất phóng xạ, hóa chất dược...từ các khoa khám , chữa bệnh,khoa dược... (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) 1.1.4. Thành phần của chất thải y tế Mỗi ngày các cơ sở y tế thải ra một khối lượng không nhỏ chất thải rắn, thành phần của chúng bao gồm: kim tiêm, bơm tiêm kèm kim tiêm, thiết bị giải phẫu; mô tế bào người hoặc động vật; xương; nội tạng; bào thai hoặc các bộ phận cơ thể; bình, túi hoặc các ống dẫn chứa các chất lỏng từ cơ thể, các vật dụng bị loại bỏ trong quá trình thăm khám và điều trị chuyên khoa(Nguyễn Thị Giang, 2013). Hầu hết các CTR y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù so với các loại CTR khác. Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2011). Chất thải rắn y tế trong bệnh viện được phân làm hai loại gồm: chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn y tế nguy hại. Chất thải rắn sinh hoạt: chiếm khoảng 75 - 80% chất thải rắn y tế trong bệnh viện (gồm chất hữu cơ, giấy gỗ, kim loại, sành sứ gạch vỡ, thủy tinh, Plastic, nylon và các thành phần khác...). Các chất thải này thải ra từ nhà bếp, các khu hành chính, từ hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà và cán bộ nhân viên trong bệnh viện. Loại này ít độc hại nhưng công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý phải được thực hiện tốt(Xuân Tiến, 2014). Chất thải rắn y tế nguy hại: chiếm khoảng 20 - 25% chất thải rắn y tế trong bệnh viện đó là chất thải bệnh lý và chất thải lây nhiễm bao gồm: Mô bệnh phẩm và cơ quan người từ các phòng mổ và tiểu phẫu, các bệnh phẩm nuôi cấy, mô hoặc xác động vật từ phòng thử nghiệm thải ra, các chất thải nhiễm trùng từ phòng cách ly và các khoa truyền nhiễm, các bông băng thấm dịch hoặc máu, kim tiêm, ống tiêm, lọ thuốc, dược phẩm hư hỏng và quá hạn (Xuân Tiến,2014). Chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở y tế ở Việt Nam chủ yếu là do các hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh tại các khoa, phụ thuộc vào số giường bệnh, số bệnh nhân nằm điều trị và còn một lượng lớn chất thải sinh hoạt từ cán bộ công nhân viên trong bệnh viện. Thành phần cụ thể của chất thải rắn y tế được trình bày ở bảng sau: Bảng 1.2. Thành phần trong chất thải rắn y tế được thống kê Việt Nam Thành phần Tỷ lệ Giấy các loại 3% Kim loại, vỏ hộp 0.7% Thủy tinh, ống kiêm, chai lọ thuốc,bơm kim tiêm nhựa 3.2% Bông băng, bột bó gãy xương 8.8% Chai, túi nhựa các loại 10% Bệnh phẩm 0.6% Rác hữu cơ 52.7% Đất đá và các loại vật rắn khác 21% (Nguồn: Kết quả điều tra của dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và WTO, 2009) Theo kết quả khảo sát cho thấy chất thải rắn tại các cơ sở y tế tại Việt Nam chủ yếu là: bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, chai lọ đựng thuốc, ống tiêm, ống nghiệm, hộp đựng dụng cụ, giấy vệ sinh, bơm tiêm, lưỡi dao, dây truyền máu, túi đựng hàng hóa, dao mổ, máu dính ở băng gạc, lá cây, đất đá, thức ăn thừa, chỉ khâu, các vật thải từ phòng xét nghiệm…Về thành phần hóa học bao gồm một số nguyên tố chính sau: C, H, O, N, Cl và một phần tro. 1.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường và sức khỏe con người 1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe cộng đồng Các tác nhân gây bệnh của chất thải y tế có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các con đường: qua các vết trầy xước hoặc bị thương, qua đường hô hấp, qua tiêu hóa; các tác nhân gián tiếp do ô nhiễm môi trường, hoặc do tiếp xúc với các tác nhân trung gian như muỗi, ruồi, chuột… Những cá nhân phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất thải y tế nguy hại đó là: bác sĩ, y tá, hộ lý; bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú; khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân; những người trực tiếp làm công việc xử lý rác thải tại các bãi đổ rác thải hay các lò đốt rác; những người thu gom, bới rác là những người đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi các tác động có hại của chất thải y tế nếu như chất thải y tế không được quản lý đúng cách (Kỳ Phương, 2009). Ảnh hưởng của chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn (như kim tiêm). Các vật sắc nhọn này không chỉ gây nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu vật sắc nhọn đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh. Như vậy những vật sắc nhọn ở đây được coi là loại chất thải rất nguy hiểm bởi nó gây tổn thưởng kép (vừa gây tổn thường, vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV...). Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Các tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết đâm xuyên, qua niêm mạc, qua đường hô hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải(Nguyễn Thị Giang, 2013). Nghiên cứu của Helal và cộng sự (2011) tại Abu-Dhabi cho kết quả 7.4% chấn thương trong nhân viên y tế là do các vật sắc nhọn từ chất thải rắn y tế. Sự tổn thương do vật sắc nhọn trong y tế có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như HIV, HBV, HCV (khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCV nghề nghiệp là do thương tích vì vật sắc nhọn và kim tiêm) (Nguyễn Võ Hinh, 2013). Ảnh hưởng của chất hóa học và dược phẩm Nhiều chất hóa học và dược phẩm được sử dụng trong cơ sở y tế là những nguy cơ đe dọa sức khỏe con người (các độc dược, chất gây độc gen, chất ăn mòn, chất dễ cháy, chất gây phản ứng, gây nổ, gây sốc,...). các loại chất này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải rắn y tế, khi chúng dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ, chúng có thể gây nhiễm độc do tiếp xúc cấp tính và mãn tính gây ra các tổn thương như bỏng. Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của quá trình hấp thụ hóa chất hoặc dược phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp, qua đường tiêu hóa. Việc tiếp xúc chất dễ cháy, dễ ăn mòn,các hóa chất gây phản ứng có thể gây nên những tổn thương tới mắt, da hoặc niêm mạc, đường hô hấp, các tổn thương hay gặp nhất là các vết bỏng (Phan Thị Hải Liên, 2014). Các chất khử trùng là thành phần đặc biệt quan trọng trong nhóm này, chúng thường được sử dụng với số lượng lớn, thường là những chất ăn mòn. Cũng phải lưu ý những loại hóa chất gây phản ứng có thể hình thành nên những hỗn hợp thứ cấp có độc tính cao (Phan Thị Hải Liên, 2014). Như vậy, nếu việc thu gom, phân loại và xử lý các chất thải và nước thải y tế không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và nhất là những người trực tiếp tiếp xúc với chất thải. 1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường Nếu chất thải y tế không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, bao gồm môi trường đất nước, không khí, và trực tiếp hay gián tiếp gây nguy hại cho sức khỏe con người và hệ sinh thái. Nguy cơ đối với môi trường đất: Khi chất thải y tế không được tiêu hủy an toàn các chất tro trong lò đốt chất thải hay bùn thải trong hệ thống xử lý sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Từ đây sẽ kéo theo ô nhiễm môi trường nước và hệ động thực vật. Nguy cơ đối với môi trường không khí: việc thiêu đốt chất thải y tế không đủ nhiệt độ cùng với lượng chất thải đưa vào quá nhiều sẽ tạo ra nhiều khói đen. Nếu đốt chất thải y tế đựng trong các túi nhựa nilon PVC cùng với một số loại dược phẩm có thể tạo ra axit thường là khí HCl và SO 2. Trong quá trình đốt các dẫn xuất halogen như clo, flo, brom, iot… ở nhiệt độ thấp thường tạo ra axit như hydroclohydrit. Điều này dẫn đến nguy cơ tạo ra dioxin. Ngoài ra các kim loại như thủy ngân cũng có thể theo khí thải bay ra phát tán ra ngoài (WHO,2009). Nguy cơ đối với môi trường nước: nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải bệnh viện. Chúng có thể chứa kim loại nặng phần lớn là thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X- quang. Các loại virus, kí sinh trùng, các hóa chất độc hại có trong chất thải y tế nếu không xử lý triệt để sẽ là nguồn gây tác động nghiêm trọng cho môi trường (Antonis Mavropoulos,2012). 1.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới 1.3.1.1. Hiện trạng phát sinh CTRYT trên thế giới Khối lượng phát sinh CTRYT trên thế giới Khối lượng CTRYT phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh; loại quy mô bệnh viện, số lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội ngoại trú. Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực; phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, chữa và chăm sóc bệnh nhân, số lượng người nhà được phép đến thăm bệnh nhân(Nguyễn Huy Nga, 2004). Bảng 1.3. Lượng chất thải y tế phát sinh theo giường bệnh trên thế giới Tuyến bệnh viện Bệnh viện trung ương Bệnh viện tỉnh Bệnh viện huyện Tổng lượng CTYT (kg/ giường bệnh) 4,1-8,7 2,1-4,2 0,5-1,8 CTYT nguy hại (kg/ giường bệnh) 0,4-1,6 0,2-1,1 0,1-0,4 (Nguồn: Hoàng Thị Liên, 2009) Theo như bảng trên ta thấy các khối bệnh viện khác nhau thì lượng CTRYT và lượng CTRYT nguy hại phát sinh cũng khác nhau. Các bệnh viện tuyến trên có đầy đủ cơ sở vật chất hơn, trang thiết bị hiện đại hơn, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao lượng bệnh nhân tới khám và điều trị nhiều nên có lượng phát sinh CTRYT và CTRYT nguy hại cao hơn các bệnh viện tuyến dưới. Cụ thể lượng CTRYT của bệnh viện trung ương gấp 2 lần bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến tỉnh gấp khoảng 4 lần bệnh viện tuyến huyện. Khối lượng CTRYT phát sinh không những khác nhau ở các tuyến bệnh viện mà còn khác nhau ở các châu lục. Bảng 1.4.Khối lượng CTRYT phát sinh trung bình tại các châu lục Đơn vị: kg/giường bệnh/ngày Mức thu nhập Khối lượng CTRYT Bắc Mỹ Mỹ latinh Đông Á Các nước có thu nhập cao Các nước có thu nhập thấp Đông Âu Trung Âu 7-10 3-6 2,5-4 1,8-2 1,4-2 1,3-3 Khối lượng CTRYT nguy hại 0,7-2 0,3-1,2 0,3-0,8 0,2-0,4 0,2-0,4 0,2-0,6 (Nguồn: WHO, 1999) Bảng trên cho ta thấy Bắc Mỹ là khu vực có lượng phát sinh CTRYT và CTRYT nguy hại cao nhất trong các khu vực là 0.7 – 2.0 kg/giường bệnh/ngày CTRYT nguy hại và 7.0- 10kg/giường bệnh/ngày CTRYT. Trong khi đó Đông Âu lại là khu vực phát sinh thấp nhất CTRYT là 1.4-2.0 kg/giường bệnh/ngày, CTRYT nguy hại là 0.2-0.4 kg/giường bệnh/ngày. Ở những nước có nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân cao, nhu cầu bảo vệ sức khỏe cao và sự đầu tư của chính phủ nhiều hơn nên lượng CTRYT phát sinh nhiều hơn. Khối lượng CTRYT phát sinh tại mỗi quốc gia mỗi nền kinh tế là khác nhau. Khối lượng CTRYT phát sinh ở một số bệnh viện tại các quốc gia ở châu Âu được thể hiện trong hình sau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan