Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn phát sinh trong quá trình khai thác th...

Tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn phát sinh trong quá trình khai thác than lộ thiên khu vực thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh và đề xuất một số giải pháp khắc phục.

.DOC
76
659
106

Mô tả:

HỌC VIÊN NÔNG NGHIÊP VIÊT NAM HOÀNG THỊ THU MAI ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤẤT THẢI RẮẤN PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN KHU VỰC THÀNH PHÔẤ CẨM PHẢ-TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐÊỀ XUẤẤT MỘT SÔẤ GIẢI PHÁP KHẮẤC PHỤC Chuyên ngành: Khoa hoc môi trương Mã sôố: 60.44.03.01 Ngươi hướng dẫẫn khoa hoc: PGS.TS. Nguyêẫn Thanh Lẫm NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Mai i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức công ty cổ phần than Đèo Nai, Công ty cổ phần than Cao Sơn, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh, Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ môi trường Hoàng Anh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Mai ii MỤC LỤC Lời cam đoan.....................................................................................................................i Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii Mục lục............................................................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................vi Danh mục bảng..............................................................................................................vii Danh mục hình.............................................................................................................viii Danh mục hình.............................................................................................................viii Trích yếu luận văn..........................................................................................................ix Thesis abstract.................................................................................................................x Phần 1. Mở đầu................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................4 1.3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................4 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.........................................4 Phần 2. Tổng quan tài liệu..............................................................................................5 2.1. Khái niệm chung về công tác quản lý môi trường..............................................5 2.1.1. Định nghĩa...........................................................................................................5 2.1.2. Cơ sở khoa học và kinh tế của quản lý môi trường.............................................5 2.1.3. Các công cụ của công tác quản lý môi trường hiện nay......................................8 2.1.4. Tổ chức công tác quản lý môi trường ở Việt Nam..............................................9 2.2. Những nghiên cứu về vấn đề công tác quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khai thác than lộ thiên trên thế giới..................................................10 2.3. Tình hình công tác quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khai thác than lộ thiên tại tỉnh Quảng Ninh......................................................................13 2.3.1. Khái quát tình hình............................................................................................13 2.3.2. Hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khai thác than lộ thiện.......................................................................................................16 2.4. Những nghiên cứu về vấn đề công tác quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khai thác than lộ thiên tại Việt Nam.................................................19 iii Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................21 3.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................21 3.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................................21 3.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................21 3.4. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................21 3.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................21 3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp...............................................................21 3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................................22 3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................22 3.5.4. Phương pháp lấy mẫu........................................................................................22 Phần 4. Kết quả và thảo luận........................................................................................26 4.1. Hiện trạng hoạt động khai thác..........................................................................26 4.1.1. Công ty Cổ phần Than Cao Sơn - Vinacomin...................................................26 4.1.2. Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin...................................................27 4.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn của hai công ty...........................................28 4.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn......................................................................28 4.2.2. Quy trình khai thác than lộ thiên làm phát sinh chất thải rắn của hai công ty ...........................................................................................................................31 4.2.3. Quy trình đổ đất đá thải.....................................................................................33 4.3. Công tác quản lý chất thải rắn phát sinh của hai công ty..................................34 4.3.1. Hiện trạng công tác quản lý...............................................................................34 4.3.1.1. Hiện trạng công tác quản lý của công ty than Cao Sơn.....................................34 4.3.2. Các văn bản pháp luật hai công ty áp dụng cho công tác quản lý chất thải rắn phát sinh......................................................................................................38 4.3.4. Phân tích mối liên hệ giữa lượng than khai thác và lượng chất thải rắn phát sinh.............................................................................................................41 4.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khai thác than lộ thiên...................................................................................................................44 4.3.1. Ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí............................................44 4.3.2. Ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất.......................................................48 4.3.3. Ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước....................................................48 4.3.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường..............................................................49 iv 4.3.5. Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sinh sống khu vực lân cận.......................50 4.4. Đề xuất giải pháp cho công tác quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khai thác than lộ thiên...............................................................................52 4.4.1. Giải pháp cho chất thải rắn sinh hoạt................................................................52 4.4.2. Giải pháp cho chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động khai thác than lộ thiên.......................................................................................................53 4.4.3. Giải pháp cho công tác quản lý đất đá thải........................................................53 Phần 5. Kết luận và kiến nghị......................................................................................59 5.1. Kết luận.............................................................................................................59 5.2. Kiến nghị...........................................................................................................60 Tài liệu tham khảo.........................................................................................................61 Phụ lục ...........................................................................................................................63 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVMT Bảo vệ môi trường BTNMT Bộ tài nguyên môi trường BXD Bộ xây dựng BOD5 Hàm lượng oxy sinh hóa CTR Chất thải rắn ĐTM Đánh giá tác động môi trường GDP Tổng sản phẩm nội địa GIS Hệ thông tin địa lý GPS Hệ thống định vị toàn cầu ISO Tiêu chuẩn hóa quốc tế QCVN Quy chuẩn Việt Nam QLCTR Quản lý chất thải rắn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TKV Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam TSS Chất rắn lơ lửng XDCB Xây dựng cơ bản vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.2. Vị trí lấy mẫu..............................................................................................25 Bảng 4.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty than Đèo Nai.........................29 Bảng 4.2. hối lượng đất đá thải tại bãi thải Nam Khe Tam-Đông Khe Sim..............30 Bảng 4.3. Khối lượng đất đá thải tại bãi thải Lộ Trí..................................................30 Bảng 4.4. Diện tích rừng trồng phục hồi của công ty than Đèo Nai...........................37 Bảng 4.5. So sánh công tác quản lý chất thải rắn phát sinh của hai công ty...............39 Bảng 4.6. Sản lượng 9 tháng đầu năm 2015 của công ty Than Cao Sơn....................41 Bảng 4.7. Sản lượng năm 2015 của công ty Than Cao Sơn.......................................41 Bảng 4.8. Sản lượng 9 tháng đầu năm 2015 của công ty Than Đèo Nai....................41 Bảng 4.9. Sản lượng năm 2015 của công ty Than Đèo Nai........................................42 Bảng 4.10. Sản lượng trong năm 2014 và 2015 của công ty than Đèo Nai..................42 Bảng 4.11. Kết quả quan trắc mẫu khí K1,K2 tại bãi thải công ty than Đèo Nai ....................................................................................................................44 Bảng 4.12. Kết quả quan trắc mẫu khí K3,K4 tại bãi thải công ty than Đèo Nai ....................................................................................................................45 Bảng 4. 13. Kết quả quan trắc mẫu khí K1,K2 tại bãi thải công ty than Cao Sơn ....................................................................................................................46 Bảng 4.14. Kết quả quan trắc mẫu khí K3,K4 tại bãi thải công ty than Cao Sơn ....................................................................................................................46 Bảng 4.15. So sánh chất lượng môi trường không khí hai mỏ.....................................47 Bảng 4.16. Chất lượng nước mặt tại khu vực bãi thải của hai công ty than.................49 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam.....................9 Hình 2.2. Khai thác than tại Quảng Ninh......................................................................14 Hình 4.1. Dây truyền công nghệ khai thác....................................................................27 Hình 4.2. Quy trình khai thác than lộ thiên...................................................................31 Hình 4.4. Lượng đất đá thải năm 2014 và 2015 của công ty than Đèo Nai..................43 Hình 4.5. Sản lượng than khai thác năm 2014 và 2015 của công ty than Đèo Nai .......................................................................................................................43 Hình 4.6. Mô hình đổ thải.............................................................................................54 Hình 4.7. Mô hình trồng cỏ vetiver...............................................................................55 Hình 4.8. Kè đá bãi thải.................................................................................................56 Hình 4.9. Sản phẩm gạch bê tông trang trí tự chèn.......................................................57 Hình 4.10. Trồng keo ở bãi thải than..............................................................................58 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Hoàng Thị Thu Mai Tên luận văn: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn phát sinh trong quá trình khai thác than lộ thiên khu vực thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất một số giải pháp khắc phục. Ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60.44.03.01 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu: Đánh giá được hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các công ty khai thác than lộ thiên tại thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh nhằm đưa ra những giải pháp góp phần bảo vệ môi trường và tiến tới phát triển bền vững. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp điều tra khảo sát thực địa, phương pháp lấy mẫu, phương pháp thu thập xử lý số liệu, phương pháp kế thừa số liệu và phương pháp sử dụng bản đồ. Kết quả chính và kết luận: Qua kết quả nghiên cứu ta thấy được Công tác quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khai thác than lộ thiên của hai mỏ Đèo Nai và Cao Sơn đã phần nào giải quyết được vấn đề ô nhiễm gây ra do lượng đất đá thải phát sinh từ hoạt động khai thác than lộ thiên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người dân sinh sống tại các khu vực lân cận vẫn chưa thực sự hài lòng về công tác này. Điều này cho thấy cần phải nâng cao hơn nữa các giải pháp cho công tác quản lý chất thải rắn tại các mỏ than được hiệu quả hơn. ix THESIS ABSTRACT Master student: Hoang Thi Thu Mai Thesis title: Evaluate the current situation of solid waste management and proposed some solutions in the process of exploiting coal open-cast mines in Cam Pha city, Quang Ninh province Major: Environmental Science Code: 60.44.03.01 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives: To evaluate the management status of the solid waste and to propose some solutions to overcome problems in opencast coal mining in Cam Pha city, Quang Ninh province. Methods: Thesis has used the following research methods: survey methods, sampling methods, methods of collection and processing of data, legacy data method… Main results and conclusions: Base on researching results, the management of solid waste generated from mining activities of two open-cast coal mines Deo Nai and Cao Son has partly solved the problems of pollution caused by waste rock activities arising from open-pit coal mining. However, in fact, people who live surrounding the area are still worried about the problem. It is necessarily to further enhance the solution for the management of solid waste in the open- cast coal mine more efficiently. x PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Theo quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, trong vùng Cẩm Phả có khoảng mười sáu mỏ và công trường khai thác than lộ thiên hoạt động. Sản lượng than khai thác từ 14-16 triệu tấn/năm, tương ứng khối lượng đất bóc từ 180-200 triệu m3/năm. Hiện nay, bãi thải lớn nhất vùng Cẩm Phả là bãi thải Đông Cao Sơn với dung tích 295 triệu m 3 đang được ba mỏ lộ thiên lớn là Đèo Nai, Cao Sơn và Cọc Sáu sử dụng. Tính đến 31/12/2012, tổng khối lượng đất đá thải còn lại vùng Cẩm Phả là 3,7 tỷ m 3 bao gồm đất đá thải của các mỏ và công trường lộ thiên, đất đá thải của các cơ sở sàng tuyển. Trong đó, khối lượng đất đá thải của các mỏ Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu, Khe Chàm II và Đông Đá Mài chiếm trên 94% tổng khối lượng đất đá thải toàn vùng. Giai đoạn 2013 - 2020, khối lượng đất đá thải của vùng dự kiến khoảng 1,9 tỷ m 3 (Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, 2014). Với lượng than khai thác ngày càng lớn, sức ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường ngày càng rõ rệt và mạnh mẽ. Đặc biệt là đối với hoạt động khai thác than lộ thiên. Công nghệ khai thác mỏ nước ta hiện nay đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mới cả về quy mô và việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước. Tuy vậy, hoạt động khoáng sản đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và an toàn của người lao động. Quảng Ninh là vùng đất có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi… 90% trữ lượng than của cả nước thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là đặc điểm hình thành vùng công nghiệp khai thác than từ rất sớm. Tuy nhiên, hoạt động khai thác than luôn có những diễn biến phức tạp, gây tác động xấu đến nhiều lĩnh vực. Do tốc độ khai thác than tăng nhanh những các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) lại không đầu tư thiết bị sản xuất tương xứng và hoàn nguyên môi trường sau khai thác. Điều đó đã làm cho môi trường ở Quảng Ninh bị hủy hoại, tán phá nặng nề, người dân sinh sống 1 lân cận các khu vực khai thác phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Thực tế cho thấy, khai thác khoáng sản là ngành tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm bụi, tiếng ồn, nước thải mỏ, chất thải rắn và đất đai bị phá hủy. Trong quá trình khai thác môi trường không khí các khu vực khai thác khoáng sản và lân cận thường xuyên bị ô nhiễm do bụi, khí nổ và tiếng ồn phát sinh ở hầu hết các khâu sản xuất. Do ảnh hưởng của các quá trình khai thác than nên người dân tại các khu vực này phải sống chung với bụi. Việc khai thác than trong nhiều năm qua đã gây ra những biến động lớn về môi trường. Tại các vùng khai thác than xuất hiện nhiều núi đất, đá thải cao trung bình 200m, những moong khai thác sâu khoảng 100m. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8-10m3 đất phủ, thải từ 1-3m3 nước thải mỏ. Khối lượng chất thải rắn và nước thải mỏ gây ô nhiễm nặng đến môi trường khu vực khai thác. (Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, 2014). Việc khai thác than tại Quảng Ninh đã phá hủy hàng trăm km 2 rừng, tạo ra xói mòn, bồi lấp ở các sông suối và làm ô nhiễm Vịnh Hạ Long. Một số mỏ than còn sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, thiếu chương trình khoa học tổng thể để xác định sự cần thiết về tăng trưởng công suất cho phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường. Do đó, môi trường đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những tác động xấu, nước bị ô nhiễm nặng bởi chất thải rắn lơ lửng, vi trung và bụi trong không khí… Để sản lượng nhảy vọt, vượt công suất thiết kế, nhiều đơn vị đã chạy đua lộ thiên hóa dù đã được quy hoạch là khai thác theo công nghệ hầm lò. Trong khi đó, công nghệ khai thác than lộ thiên được đánh giá là gây tác hại rất lớn về ô nhiễm môi trường, hạn chế độ sâu khai thác. Nhiều mỏ lộ thiên khai thác đã âm quá giới hạn cho phép là -300m (so với mặt nước biển), nhưng vẫn tiếp tục khoan thăm dò khai thác, bất chấp những tác hại về cấu tạo địa chất, làm tiền đề cho những thảm họa khác như lở đất, nhiễm mặn và biến đổi hệ sinh thái. Trước thực trạng trên, nhận thức được tầm quan trọng của công tác Bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, các tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị ngành than đã có nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Các hoạt động khai thác được doanh nghiệp đầu tư theo chiều sâu, thay đổi công nghệ, cải tiến thiết bị, đầu tư máy móc công nghệ mới nhằm làm giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác. Đặc biệt, nhằm giải quyết tốt các vấn đề môi trường và nâng cao năng suất lao động, Ngành Than 2 đã tiến hành đổi mới công nghệ khai thác than ở các mỏ lộ thiên theo hướng sử dụng các loại thiết bị có công suất lớn và phù hợp với quy mô, điều kiện của từng mỏ như máy khoan xoay đập thuỷ lực đường kính khoan đến 160 mm, phương pháp xúc chọn lọc với máy xúc thuỷ lực gầu ngược, dung tích gầu đến 15 m 3, sử dụng xe ô tô tự đổ tải trọng cỡ lớn 55 - 60 tấn và 90 - 110 tấn, xe tải khung mềm, máy cày xới; áp dụng rộng rãi hệ thống khai thác lớp đứng để nâng góc bờ công tác lên đến 25-270 với mục đích giảm hệ số bóc trong thời kỳ đầu để giảm chi phí sản xuất; tăng cường công tác đổ bãi thải trong, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sinh thái. Qua đó, ta có thể thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác than, đặc biệt là trong hoạt động khai thác than lộ thiên. Tuy nhiên, để phục vụ tốt công tác bảo vệ môi trường thì cần phải có những thông tin về thực trạng, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá về tình hình hoạt động bảo vệ môi trường đang triển khai của các công ty than trên địa bàn và đưa ra các giải pháp khắc phục những thiếu sót tồn tại. Đây là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu về hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn phát sinh do hoạt động khai thác than lộ thiên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Trước đây cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như: "Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn do khai thác than tại thành phố Cẩm Phả" - tác giả Trần Trung Hoàn, hoặc những đề tài nghiên cứu cùng đối tượng nhưng khác về địa bàn... Những nghiên cứu trên tuy cùng đối tượng nghiên cứu với đề tài này những với những phương pháp và thông tin thu thập khác nhau, thời điểm khác nhau và cách phân tích khác nhau sẽ đưa lại những giá trị khoa học khác nhau. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài này vì vấn đề môi trường trong khai thác than lộ thiên vẫn đang là vấn đề song song với hoạt động khai thác. Nó gây những ảnh hưởng rất nghiêm trọng nếu không được quan tâm đúng mức. Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn than nguyên khai/năm là: Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo, cung cấp đến 40% sản lượng cho TKV. Công ty cổ phần than Đèo Nai và Công ty cổ phần than Cao Sơn là hai công ty khai thác than lộ thiên lớn và có trữ lượng khai thác ổn định trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Vì nguyên nhân đó, đề tài chọn lựa hai công ty làm đại diện cho các công ty khai thác than lộ thiên trên địa bàn thành 3 phố Cẩm Phả để nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khai thác than lộ thiên. Từ đó, đưa ra những giải pháp thích hợp và hiệu quả đối với thực trạng hiện nay. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn của hai công ty khai thác than lộ thiên lớn điển hình trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn của mỏ khai thác than lộ thiên. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi đối tượng nghiên cứu của đề tài là hai công ty khai thác than lộ thiên lớn trên địa bàn thành phố Cẩm Phả: Công ty Cổ Phần than Cao Sơn Vinacomin và Công ty Cổ Phần than Đèo Nai - Vinacomin. Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là khu vực xung quanh khai trường khai thác của hai công ty than nêu trên. Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài là các số liệu về công tác quản lý chất thải rắn của hai công ty than trong hai năm 2014 và 2015. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Về ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần cung cấp thêm những nghiên cứu về hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn của các công ty khai thác than lộ thiên trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, sự so sánh giữa công tác quản lý chất thải rắn giữa các công ty và giữa các năm của cùng một công ty cho thấy sự khác biệt và sự tiến bộ trong công nghệ hoặc trong ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp lớn hiện nay. Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một căn cứ để đưa ra những giải pháp thực tế cho công tác quản lý chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khai thác than lộ thiên hiện nay. Từ đó góp phần bảo vệ môi trường và tiến tới phát triển bền vững. 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2.1.1. Định nghĩa Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường. Tuy nhiên, theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường. Trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất (hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000) và bảo vệ sức khỏe của người lao động, dân cư sinh sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất. Phân tích một số định nghĩa, có thể thấy quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người, với mục đích là giữ hài hòa quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa nhu cầu của con người và chất lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái đất - "phát triển bền vững". Như vậy, "Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia" (Tổng cục môi trường, 2015). Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình… 2.1.2. Cơ sở khoa học và kinh tế của quản lý môi trường 2.1.2.1. Cơ sở triết học Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn "tự nhiên - con người - xã hội", trong đó yếu tố con người giữ vai trò chủ đạo. Sự thống nhất của hệ thống trên được thực hiện trong các chu trình sinh địa hóa của năm thành phần cơ bản: - Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh) có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ dưới tác động của quá trình quang hợp. - Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn tạo ra các chất thải. 5 - Sinh vật phân hủy (vi khuẩn, nấm) có chức năng phân hủy các chất thải chuyển chúng thành các chất vô cơ đơn giản. - Con người và xã hội loài người. - Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người với số lượng ngày một tăng. Tính thống nhất của hệ thống "tự nhiên - con người - xã hội" đòi hỏi việc giải quyết vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý môi trường phải toàn diện và hệ thống. Con người nắm bắt cội nguồn sự thống nhất đó, phải đưa ra các phương sách thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong hệ thống đó. Vì chính con người đã góp phần quan trọng vào việc phá vỡ tất yếu khách quan là sự thống nhất giữa "tự nhiên - con người - xã hội". Sự hình thành những chuyên ngành khoa học như quản lý môi trường sinh thái nhân văn là sự tìm kiếm của con người nhằm nắm bắt và giải quyết các mâu thuận, tính thống nhất của hệ thống "Tự nhiên - Con người - Xã hội" (Tổng cục môi trường, 2015). 2.1.2.2. Cơ sở khoa học và kỹ thuật Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường (Tổng cục môi trường, 2015). Nhờ sự tập trung cao độ của các nhà khoa học thế giới, trong thời gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo. Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi trường (Tổng cục môi trường, 2015). Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Tóm lại, quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường và hệ thống tự nhiên - con người - xã hội đã được phát triển trên nền phát triển của các bộ môn chuyên ngành. 6 2.1.2.3. Cơ sở kinh tế Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua công cụ kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó, loại hàng hóa kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy, chúng ta có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài nguyên và môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt động sản xuất có sinh ra ô nhiễm Q nào đó, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo…(Tổng cục môi trường, 2015). 2.1.2.4. Cơ sở pháp luật Cơ sở pháp luật của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường. Luật Quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỳ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về "môi trường con người" tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển và sau Hội nghị thượng đỉnh Rio có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản được Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết. Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ Luật, trong đó luật Bảo vệ môi trường (bổ sung) được quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 là văn bản quan trọng nhất. Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 7 28/2/2008 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 80/2006/NĐ-CP, Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bộ Luật hình sự, hàng loạt thông tư, quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường được đề cập trong các văn bản khác như Luật khoáng sản, Luật dầu khí, Luật hàng hải, Luật lao động, Luật đất đai, Luật phát triển và bảo vệ rừng, Luật bảo vệ sức khỏe của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông. (Tổng cục môi trường, 2015). Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. 2.1.3. Các công cụ của công tác quản lý môi trường hiện nay Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ. Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách. Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội như các quy định hành chính, quy định xử phạt,… và công cụ kinh tế. Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường. Thuộc thể loại này có các công cụ như GIS, mô hình hóa, đánh giá tác động môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường. Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau: - Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương. - Công cụ kinh tế bao gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan