Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng nước mặt sông đà, đoạn chảy qua thành phố hòa bình, tỉnh hò...

Tài liệu đánh giá hiện trạng nước mặt sông đà, đoạn chảy qua thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình

.DOC
85
668
119

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ THỊ THU HÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC MẶT SÔNG ĐÀ ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 0 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ THỊ THU HÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC MẶT SÔNG ĐÀ ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHÔỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành : Khoa hoc môi trương Mã sôố : 60.44.03.01 Ngươi hướng dẫẫn khoa hoc: PGS.TS. Ngô Thêố Ân HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả thực hiện Luận văn Lê Thị Thu Hà i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường, Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Ngô Thế Ân đã trực tiếp, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vê môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cùng bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Lê Thị Thu Hà ii MỤC LỤC Lờı cam đoan.....................................................................................................................i Lờı cảm ơn........................................................................................................................ii Mục lục............................................................................................................................iii Danh mục vıết tắt............................................................................................................vi Danh mục bảng..............................................................................................................vii Danh mục hình..............................................................................................................viii Danh mục hình..............................................................................................................viii Trích yếu luận văn............................................................................................................i Thesıs abstract................................................................................................................iv Phần 1 Mở đầu................................................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1 1.2 Mục đích và yêu cầu nghıên cứu.........................................................................1 1.2.1 Mục đích..............................................................................................................1 1.2.2 Yêu Cầu...............................................................................................................2 Phần 2 Tổng quan tàı lıệu..............................................................................................3 2.1 Cơ sở khoa học của đề tàı...................................................................................3 2.1.1 Khái quát chung..................................................................................................3 2.2 Tổng quan về chất lượng nước............................................................................3 2.2.1 Khái niệm về nước..............................................................................................3 2.2.2 Các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước............................................................4 2.2.3 Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước.................................................................11 2.3 Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới và ở Việt Nam.........................14 2.3.1 Hiện Trạng chất lượng nước sông trên thế giới.................................................14 2.3.2 Hiện trạng chất lượng nước sông ở Viê tê Nam...................................................17 2.3.3 Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu, đánh giá chất lượng môi trường nước.......................................................................................................19 2.4 Giới thiệu khái quát về Sông Đà.......................................................................22 2.4.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................22 iii 2.4.2 Các đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................24 Phần 3 Đốı tượng và phương pháp nghıên cứu.........................................................25 3.1 Đốı tượng và phạm vı nghıên cứu.....................................................................25 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................25 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................25 3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................................25 3.3 Nội dung nghiên cứu.........................................................................................25 3.4 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................25 3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp...............................................................25 3.4.2 Phương pháp lấy mẫu........................................................................................26 3.4.3 Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước.............................................27 3.4.4 Phương pháp quan trắc......................................................................................27 3.4.5 Phương pháp so sánh đánh giá..........................................................................28 3.4.6 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................28 3.4.7 Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ số chất lượng nước (WQI)................................................................................................................28 3.4.8 Phương pháp dự báo chất lượng môi trường nước............................................31 Phần 4 Kết quả và thảo luận.......................................................................................34 4.1 Đıều kıện tự nhıên, kınh tế, xã hộı của thành phố Hòa Bình............................34 4.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên Thành phố Hòa Bình................................................34 4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Hòa Bình...............................................38 4.2 Chất lượng nước sông đà đoạn chảy qua thành phố Hòa Bình........................42 4.2.1 Cơ sở đánh giá...................................................................................................42 4.2.2 Chất lượng nước Sông Đà tại các vị trí quan trắc.............................................43 4.3 Đánh giá chỉ số chất lượng môi trường nước mặt (wqi) thành phố Hòa Bình...........................................................................................................55 4.4 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt Sông Đà...........................56 4.4.1 Nguyên nhân trực tiếp.......................................................................................56 4.4.2 Nguyên nhân gián tiếp.......................................................................................63 4.5 Dự báo chất lượng môi trường nước mặt Sông Đà...........................................64 4.5.1 Dự báo ô nhiễm cho từng lĩnh vực hoạt động riêng biệt...................................64 4.5.2 Dự báo ô nhiễm trên toàn khu vực nghiên cứu.................................................66 iv 4.6 Các giải pháp bảo vệ và cải thiện chất lượng nước sông đà đoạn chảy qua thành phố Hòa Bình...................................................................................67 4.6.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường..................................67 4.6.2 Quy hoạch Thành phố Hoà Bình gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường...............................................................71 4.6.3 Xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát môi trường nước cho lưu vực sông...........71 4.6.4 Một số giải pháp khuyến khích.........................................................................72 Phần 5 Kết luận và đề nghị..........................................................................................73 5.1 Kết luận.............................................................................................................73 5.2 Đề nghị..............................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................75 v DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tất Nghĩa tiếng việt CCN : Cụm công nghiệp CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt KCN : Khu công nghiệp LVS : Lưu vực sông NTSH : Nước thải sinh hoạt QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCMT : Tổng cục Môi trường TN&MT : Tài nguyên và Môi trường UBBVMT : Ủy ban Bảo vệ môi trường UBND : Ủy ban Nhân dân WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các thông số thống kê nhiệt độ bình quân trong năm..........................23 Bảng 3.1 Vị trí và tọa độ lấy mẫu............................................................................26 Bảng 3.2 Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước................................27 Bảng 3.3 Thông tin về trang thiết bị và phương pháp phân tích.........................28 Bảng 3.4 Bảng quy định các giá trị qi, BPi............................................................29 Bảng 3.5 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa..................30 Bảng 3.6 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH......................30 Bảng 3.7 Mức đánh giá chất lượng môi trường nước mặt...................................31 Bảng 3.8 Hệ số ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt của con người.......................32 Bảng 3.9 Định mức tải lượng ô nhiễm trong trồng trọt........................................33 Bảng 4.1 Các đơn vị hành chính của Thành phố Hòa Bình.................................35 Bảng 4.2 Các thông số thống kê nhiệt độ bình quân trong năm..........................36 Bảng 4.3 Các hồ chính trên địa bàn TP. Hòa Bình................................................38 Bảng 4.4 Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ phân theo loại lâm sản....................39 Bảng 4.5 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thành phố Hòa Bình tháng 4, tháng 7 năm 2015.......................................................................50 Bảng 4.6 Mức đánh giá chất lượng nước (WQI)...................................................55 Bảng 4.7 Kết quả chất lượng nước tại các vị trí theo WQI..................................56 Bảng 4.8 Lưu lượng nước thải các cở sở trong khu công nghiệp bờ trái Sông Đà...............................................................................................................57 Bảng 4.9 Đặc trưng nước thải của các loại hình công nghiệp..............................57 Bảng 4.10 Thải lượng nước ngành y tế của thành phố Hòa Bình đến năm 2015, 2020..................................................................................................65 Bảng 4.11 Thải lượng nước thải sinh hoạt của Thành phố Hòa Bình đến 2015, 2020.................................................................................................66 Bảng 4.12 Thải lượng các chất ô nhiễm môi trường nước thải sinh hoạt đến 2015 - 2020.................................................................................................66 Bảng 4.13 Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của thành phố Hòa Bình đến 2015 và 2020..............................................................................67 vii viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước............................................................................26 Hình 4.1 Vị trí địa lý thành phố Hòa Bình................................................................34 Hình 4.2 Biểu đồ hàm lượng DO lòng hồ sông Đà...................................................51 Hình 4.3 Biểu đồ hàm lượng chất rắn lơ lửng lòng hồ sông Đà..............................51 Hình 4.4 Biểu đồ hàm lượng Amonia tính theo N lòng hồ sông Đà........................52 Hình 4.5 Biểu đồ hàm lượng Phosphat lòng hồ Sông Đà.........................................52 Hình 4.6 Biểu đồ hàm lượng COD lòng hồ sông Đà................................................53 Hình 4.7 Biểu đồ hàm lượng BOD5 lòng hồ sông Đà...............................................53 Hình 4.8 Biểu đồ hàm lượng Coliform lòng hồ sông Đà..........................................54 Hình 4.9 Bãi rác Dốc Búng.........................................................................................62 Hình 4.10 Dự báo thải lượng các chất gây ô nhiễm môi trường nước của KCN bờ trái Sông Đà đến năm 2015 và 2020...........................................65 Hình:4.11 Biểu đồ Nước thải bờ trái Sông Đà, nước thải y tế, nước thải sinh hoạt của Sông Đà đoạn chảy qua thành phố Hòa bình đến năm 2015, 2020.....................................................................................................66 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Đề tài này được thực hiện với mục tiêu chính là để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Đà, đoạn chảy qua thành phố hòa Bình và xác định những nguyên nhân có khả năng gây ô nhiễm, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý tốt hơn chất lượng nước sông, góp phần đảm bảo an toàn nguồn tài nguyên nước mặt của thành phố Hòa Bình. Các phương pháp chính đã sử dụng bao gồm phương pháp lấy mẫu nước theo TCVN 6663-6:2008; và quan trắc chất lượng nước với các thông số pH, nhiệt độ, độ đục, độ dẫn điện và DO. Các thông số khác như TSS, BOD5, DO và Coliform được phân tích trong phòng thí nghiệm theo phương pháp SMEWW. Chất lượng nước sau đó được đánh giá dựa vào chỉ số chất lượng nước (WQI) và dự báo theo các hệ số ước tính của WHO (1993). Kết quả chất lượng nước mặt Sông Đà đoạn chảy qua Thành phố Hòa Bình được thể hiện thông qua 08 mẫu quan trắc trong mùa mưa và mùa khô. Hầu hết các thông số chưa vượt chuẩn cho phép về chất lượng nước mặt QCVN08:2008. Ở khu vực suối Đúng, là nơi tập trung nguồn thải từ hoạt động công nghiệp của TP, đã có các thông số TSS, BOD5, COD và coliform vượt chuẩn tới hơn 2 lần về mùa khô. Tuy nhiên, do lưu lượng nước sông Đà lớn nên khả năng pha loãng các tác nhân ô nhiễm cũng lớn. Kết quả này chưa nói lên được tính an toàn của công tác quản lý chất lượng nước vì khả năng làm sạch của dòng sông cũng chỉ có giới hạn. Nếu nồng độ các chất ô nhiễm tiếp tục tăng lên thì nguồn nước trong hồ chứa sẽ bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến những đối tượng tiếp nhận xung quan mà còn ảnh hưởng trên phảm vị rộng lớn phía hạ lưu. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước trực tiếp là những nguồn nước thải công nghiệp khu công nghiệp ở hai bên bờ sông Đà (nhà máy vật liệu xây dựng, cơ khí, gia công, điện tử); nhà máy chế biến nông, lâm, thủy hải sản; nước thải sinh hoạt của người dân và bãi rác Dốc Búng theo nước mưa chảy xuống sông qua suối Đúng. Các nguyên nhân gián tiếp gồm có sự hạn chế về nhân lực trong công tác quản lý môi trường của tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ xử lý môi trường. Ngoài ra, yếu tố công nghệ còn lạc hậu trong các cơ sở sản xuất cũng làm phát sinh dòng thải lớn, vượt quá yêu cầu xử lý, nhất i là ở những cơ sở có tiềm năng gây ô nhiễm lớn như các cơ sở luyện kim, sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản kim loại... Thiếu ý thức chấp hành pháp luật BVMT trong các doanh nghiệp chưa cao và không triệt để trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, lồng ghép các yếu tố môi trường vào các quy hoạch cũng là những nhân tố gián tiếp gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt sông Đà. Theo tính toán với cùng một lưu lượng nước bề mặt nhưng thải lượng các chất ô nhiễm nước thải của thành phố vào năm 2020 lại tăng lên 2 đến 3 lần so với hiện nay. Vì vậy, nếu không có giải pháp công nghệ và quản lý thì chất lượng nước mặt sông Đà trên địa bàn thành phố có thể sẽ bị ô nhiễm đến mức báo động và thảm hoạ môi trường sẽ xảy ra. ii THESIS ABSTRACT This study was carried out to assess the surface water quality of Da River in Hoa Binh city and to determine the sources of pollution to the reviver thereby to suggest solutions for ensuring sustainable management of surface water resource in the study area. The main methods used in this study include water sampling based on TCVN 6663-6:2008; Water quality monitoring was based on pH, temperature, turbidity, conductivity and DO. Other parameters such as TSS, BOD5, DO and coliform were analyzed in the laboratory by SMEWW methods. Water quality is then evaluated based on the water quality index (WQI) and prediction coefficients recommended by WHO (1993). Water quality of Da River in Hoa Binh city was indicated by 08 samples taken during the rainy and dry season. The analyzed results show that most parameters are not exceeded standards of QCVN08:2008. At the sampling point in Dung S pring where there have been many waste water sources discharged from industrial activities of the city, the parameters TSS, BOD5, COD and coliforms are exceeded the standard of QCVN08:2008 by more than 2 times in the dry season. However, the large water flow of Da River dilutes pollution agents in the the river that makes the water quality generally still under the standards. In the long run, this result doesn’t indicate the safety of water in Da River because the self-cleaning ability of the river is limited. If the concentration of pollutants continues to increase, the water in the reservoir will be contaminated, causing serious impacts not only to the people living along the river but also affect a large area downstream. The direct causes of water pollution are mainly from industrial areas located on both sides of the river (construction, engineering, machining, electronic factories); agricultural processing plants; waste water from landfill in Bung Doc are also the direct source of pollution. The indirect causes include limitation of human resource in the environmental management of the province, especially in the field of environmental remediation technologies. In addition, the backward of technology with poor facilities of the industrial factories also generates large amount of waste water, iii excess the treatment capacity of the province, especially in the factories such as the metallurgy, cement production, mining etc. Lack of awareness on environmental protection and lack of environmental integration into the planning is also the indirect factors causing pollution of the Da River surface water. According to the estimation, the pressure of pollutants in 2020 would increase 2 - 3 times higher than that of 2015. If there is no proper technological and management solution for the city, the surface water of Da River will be polluted and environmental disaster would happen in the future. iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hòa Bình là tỉnh miền núi, thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, có địa hình hiểm trở và hệ thống giao thông chưa thuận tiện. Đó là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có những cải thiện đáng kể về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cũng như mở rộng các khu, cụm công nghiệp nhưng tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình vẫn khá chậm, nhất là trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay. Mặc dù có địa hình khó khăn nhưng tỉnh cũng được thiên nhiên ưu đãi về các nguồn tài nguyên tự nhiên, thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó các mỏ khoáng sản cũng là điều kiện cho các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như những ứng dụng mới về sinh học trong sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển và giá trị của ngành ngày một tăng. Thành phố Hòa Bình đã và đang trên con đường công nghiệp hoá – hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng. Nguồn nước dồi dào của sông Đà đoạn chảy qua Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, với việc phát triển ồ ạt của các ngành đặt ra một thách thức cho tỉnh về vấn đề chất lượng nguồn nước sông. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng nước mặt thường xuyên và tìm hiểu những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước để có các biện pháp quản lý, xử lý kịp thời là hết sức cần thiết. Trước yêu cầu này, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng nước mă ăt Sông Đà, đoạn chảy qua thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình”. 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục đích Đánh giá Hiện trạng nước mặt sông Đà, đoạn chảy qua thành phố hòa Bình và xác định những nguyên nhân có khả năng gây ô nhiễm để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý tốt hơn chất lượng nước sông, góp phần đảm bảo an toàn nguồn tài nguyên nước mặt của thành phố Hòa Bình. 1 1.2.2. Yêu Cầu - Đánh giá Hiện trạng nước mặt Sông Đà, đoạn chảy qua thành phố Hòa Bình. - Phân tích được những nguyên nhân chính có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà. - Đề xuất được mô êt số giải pháp khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng nguồn nước mang tính đặc thù của khu vực nghiên cứu. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Khái quát chung Sông Đà có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Hòa Bình. Sông cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, cung cấp nước tưới, phục vụ thủy điện, phục vụ giao thông, khai thác cát lòng sông… Khu vực sông Đà có quá trình phát triển kinh tế năng động, với nhiều ngành nghề đa dạng thuộc hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất hiện nay. Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế thì các vấn đề về môi trường cũng đã nảy sinh. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy chất lượng nước sông Đà đã bị suy giảm. Đoạn trung lưu sông Đà chảy qua Thành phố Hòa Bình là khu vực có mức độ phát triển kinh tế tương đối cao. Đoạn sông này phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đã gây áp lực lớn cho chất lương nước mặt Sông Đà. Trong khi đó, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố vẫn và sẽ còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới. Vì vậy, việc đánh giá Hiện trạng chất lượng nước mă êt Sông Đà, đoạn chảy qua thành phố Hòa Bình sẽ phần nào xác định được mức độ ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong nước mặt Sông Đà đoạn chảy qua Thành phố Hòa Bình, từ đó xây dựng các chương trình, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt thành phố Hòa Bình. 2.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 2.2.1. Khái niệm về nước Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống (Lê Văn Khoa và CS, 2011). 3 2.2.2. Các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước 2.2.2.1 Các ion vô cơ hòa tan: Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong nước biển. Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+. Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có các chất vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F... a. Các chất dinh dưỡng (N, P) Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, ở nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển. Amoni, nitrat, photphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước tự nhiên, hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã làm gia tăng nồng độ các ion này trong nước tự nhiên. * Amoni và amoniac (NH4+, NH3): nước mặt thường chỉ chứa một lượng nhỏ (dưới 0,05 mg/L) ion amoni (trong nước có môi trường axít) hoặc amoniac (trong nước có môi trường kiềm). Nồng độ amoni trong nước ngầm thường cao hơn nhiều so với nước mặt. Nồng độ amoni trong nước thải đô thị hoặc nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm thường rất cao, có lúc lên đến 100 mg/L. Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam về nước mặt (TCVN 5942-1995) quy định nồng độ tối đa của amoni (hoặc amoniac) trong nguồn nước dùng vào mục đích sinh hoạt là 0,05 mg/L (tính theo N) hoặc 1,0 mg/L cho các mục đích sử dụng khác. * Nitrat (NO3-): là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật. Trong nước tự nhiên nồng độ nitrat thường nhỏ hơn 5 mg/L. Do các chất thải công nghiệp, nước chảy tràn chứa phân bón từ các khu nông nghiệp, nồng độ của nitrat trong các nguồn nước có thể tăng cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Trẻ em uống nước chứa nhiều nitrat có thể bị mắc hội chứng methemoglobin (hội chứng “trẻ xanh xao”). TCVN 5942-1995 quy định nồng độ tối đa của nitrat trong nguồn nước mặt dùng vào mục đích sinh hoạt là 10 mg/L (tính theo N) hoặc 15mg/L cho các mục đích sử dụng khác. * Photphat (PO43-): cũng như nitrat, photphat là chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của thực vật thủy sinh. Nồng độ photphat trong các nguồn 4 nước không ô nhiễm thường nhỏ hơn 0,01 mg/L. Nước sông bị ô nhiễm do nước thải đô thị, nước thải công nghiệp hoặc nước chảy tràn từ đồng ruộng chứa nhiều loại phân bón, có thể có nồng độ photphat đến 0,5 mg/L. Photphat không thuộc loại hóa chất độc hại đối với con người, nhiều tiêu chuẩn chất lượng nước không quy định nồng độ tối đa cho photphat. Mặc dù không độc hại đối với người, song khi có mặt trong nước ở nồng độ tương đối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng . Theo nhiều tác giả, khi hàm lượng photphat trong nước đạt đến mức 0,01 mg/l (tính theo P) và tỷ lệ P:N:C vượt quá 1:16:100, thì sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Phú dưỡng chỉ tình trạng của một hồ nước đang có sự phát triển mạnh của tảo. Mặc dầu tảo phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước, nhưng sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ gây ra những hậu quả làm suy giảm mạnh chất lượng nước. Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra với các hồ, hoặc các vùng nước ít lưu thông trao đổi. Khi mới hình thành, các hồ đều ở tình trạng nghèo chất dinh dưỡng (oligotrophic) nước hồ thường khá trong. Sau một thời gian, do sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng từ nước chảy tràn, sự phát triển và phân hủy của sinh vật thủy sinh, hồ bắt đầu tích tụ một lượng lớn các chất hữu cơ. Lúc đó bắt đầu xảy ra hiện tượng phú dưỡng với sự phát triển bùng nổ của tảo, nước hồ trở nên có màu xanh, một lượng lớn bùn lắng được tạo thành do xác của tảo chết. Dần dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và cuối cùng là vùng đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bị ngừng trệ. b. 2Sulfat (SO4 ) Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng độ sulfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit và axit sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông. Ở nồng độ cao, sulfat có thể gây hại cho cây trồng. c. Clorua (Cl ) Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Clorua kết hợp với các ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước có nồng độ clorua cao có khả năng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công trình bằng bê tông,... Nhìn chung clorua không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có thể gây ra vị mặn của nước do đó ít 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan