Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng nước biển ven bờ khu vực đồ sơn, hải phòng ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng nước biển ven bờ khu vực đồ sơn, hải phòng

.DOC
108
513
94

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRƯƠNG THẾ HOÀNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ KHU VỰC ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Ngành : Khoa học môi trường Mã số : 60.44.03.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Trung Quý HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa qua sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả là việc của cá nhân tôi. Tác giả luận văn Trương Thế Hoàng i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc thầy TS.Phan Trung Quý đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Môi Trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2016 Học viên Trương Thế Hoàng ii MỤC LỤC Lời cảm ơn.........................................................................................................................ii Mục lục .............................................................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................v Danh mục bảng.................................................................................................................vi Danh mục hình.................................................................................................................vii Trích yếu luận văn...........................................................................................................ix Phần 1. Mở đầu.................................................................................................................x 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................2 1.3. Yêu cầu của đề tài................................................................................................2 PhầN 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu....................................................................3 2.1. Nước biển ven bờ và vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ trên thế giới..................3 2.2. Tổng quan về nước biển ven bờ và vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ ở việt nam................................................................................................................5 2.2.1. Nước biển ven bờ và vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ ở Việt Nam..................5 2.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước biển Việt Nam.............................10 2.2.3. Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý môi trường biển......................................16 2.2.4. Hoạt động kiểm soát ô nhiễm biển.....................................................................18 2.3. Nước biển ven bờ và tình trạng ô nhiễm nước biển ven bờ ở hải phòng ............................................................................................................................20 Phần 3. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu.........................24 3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24 3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................24 3.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................24 3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................24 Phần 4. Kết quả nghiên cứu..........................................................................................27 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đồ sơn, hải phòng.........................27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................27 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................................34 4.2. Hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ khu vực đồ sơn, hải phòng................36 4.2.1. Hiện trạng ô nhiễm dầu......................................................................................36 iii 4.2.2. Hiện trạng ô nhiễm các chất hữu cơ...................................................................43 4.2.3. Hiện trạng ô nhiễm nước biển do độ đục cao.....................................................45 4.2.4. Đánh giá chung một số chỉ tiêu khác phản ánh chất lượng nước biển ven bờ khu vực Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.........................................................52 4.3 Các nguồn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước biển ven bờ khu vực nghİên cứu..........................................................................................................56 4.3.1. Nguồn thải từ đất liền.........................................................................................56 4.3.2. Nguồn thải từ biển..............................................................................................60 4.3.3. Nguồn từ các sự cố môi trường..........................................................................62 4.4. Đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường nước bİển ven bờ khu vực đồ sơn, phục vụ phát trİển bền vững..................................................................63 4.4.1. Các giải pháp quản lý nhằm mục đích bảo vệ môi trường nước biển ven bờ khu vực Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.........................................................64 4.4.2. Các giải pháp kĩ thuật nhằm mục đích bảo vệ môi trường nước biển ven bờ khu vực Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.........................................................68 4.4.3. Giải pháp tuyên truyền và giáo dục....................................................................75 Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................77 5.1. Kết luận..............................................................................................................77 5.2. Kiến nghị............................................................................................................78 Tài liệu tham khảo.........................................................................................................79 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVMT : Bảo vệ Môi trường Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ KH&CN : Bộ Khoa học và Công nghệ ĐTM : Đánh giá tác động môi trường KT - XH : Kinh tế - Xã hội KSONB : Kiểm soát ô nhiễm biển ÔNMT : Ô nhiễm môi trường QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TN - MT : Tài nguyên - môi trường v DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Số giờ nắng trung bình các tháng....................................................................30 Bảng 4.2. Chế độ nhiệt không khí (T0C) tại Hòn Dáu.....................................................31 Bảng 4.3. Một số đặc trưng gió tại Hòn Dáu (m/giây)....................................................31 Bảng 4.4. Tần suất xuất hiện gió nhiều năm trạm Hòn Dấu trong mùa đông (%) .......................................................................................................................31 Bảng 4.5. Một số đặc trưng mưa tại Hòn Dấu.................................................................32 Bảng 4.6. Mực nước triều (cm) đặc trưng tại Trạm Hòn Dấu trong nhiều năm (1960-2014)..........................................................................................34 Bảng 4.7. Các vụ tai nạn trong khu vực biển Hải Phòng gây sự cố tràn dầu...................38 Bảng 4.8. Diễn biến đô ô sâu luồng qua các năm từ 2009 đến 2014..................................46 Bảng 4.9. Hàm lượng chất rắn lơ lửng vùng cửa sông Hải Phòng..............................48 Bảng 4.10. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các nguồn thải trong đất liền đối với nước biển ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh..................................................57 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Quá trình đô thị hóa và phát triển ven biển......................................................3 Hình 2.2. Tình hình xử lý nước thải trên thế giới............................................................4 Hình 2.3. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển ven bờ.......................................6 Hình 2.4. Chỉ số COD trong nước biển ven bờ................................................................7 Hình 2.5. Diễn biến hàm lượng NH 4+ trung bình trong nước biển ven bờ tại một số khu vực ven biển giai đoạn 2010 -2014...............................................8 Hình 2.6. Diễn biến hàm lượng dầu trung bình trong nước biển ven bờ tại một số khu vực ven biển giai đoạn 2010 - 2014.....................................................8 Hình 3.1. Sơ đồ thể hiện khu vực lấy mẫu.....................................................................25 Hình 4.1. Sơ đồ Quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng....................................................27 Hình 4.2. Hàm lượng dầu tại các điểm quan trắc biển khu vực biển Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng (2009-2015).................................................................37 Hình 4.3. Hàm lượng dầu tại các điểm lấy mẫu khu vực biển Đồ Sơn, Hải Phòng (2015)..................................................................................................42 Hình 4.4. Biểu đồ hàm lượng dầu tại một số khu vực sông trên địa bàn Hải Phòng.............................................................................................................43 Hình 4.6. Nước biển ven bờ Đồ Sơn, Hải Phòng (2015)...............................................45 Hình 4.7. Vị trí pha dòng phù sa từ sông Hồng vào hệ thống sông Thái Bình..............47 Hình 4.8. Khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng..........................................................49 Hình 4.9. Địa hình vùng biển ven bờ Hải Phòng...........................................................50 Hình 4.10. Hàm lượng TSS tại khu vực biển Đồ Sơn Hải Phòng..................................51 Hình 4.11. Hàm lượng TSS trong nước biển tại một số khu vực quanh bán đảo Đồ Sơn (5/2015)............................................................................................52 Hình 4.12. Độ pH trong nước biển tại một số khu vực quanh bán đảo Đồ Sơn (5/2015)..........................................................................................................53 Hình 4.14. Chỉ số Coliform trong nước biển tại một số khu vực quanh bán đảo Đồ Sơn (5/2015)............................................................................................54 Hình 4.15. Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước biển tại một số khu vực quanh bán đảo Đồ Sơn (5/2015).............................................................55 Hình 4.17. Phao quay dầu tự phồng...............................................................................69 Hình 4.18. Phao quây dầu 24/24....................................................................................70 vii Hình 4.19. Mô hình diễn tả sự phân tán dầu của chất hóa học......................................71 Hình 4.20. Sơ đồ bố trí công trình phòng chống sa bồi luồng Nam Triệu, hạn chế độ đục trong nước biển ven bờ Đồ Sơn...................................................74 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Trương Thế Hoàng Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng nước biển ven bờ khu vực Đồ Sơn, Hải Phòng Ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60.44.03.01 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng nước biển ven bờ khu vực Đồ Sơn. - Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển khu vực nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp - Phương pháp điều tra thống kê - Phương pháp lấy mẫu và khảo sát thực tế - Phương pháp xử lý và đánh giá số liệu 3. Kết quả chính và kết luận Kinh tế phát triển nên đời sống vật chất của người dân trong khu vực Đồ Sơn ngày càng được cải thiện. Các thế mạnh phát triển kinh tế trong vùng: hoạt động du lịch, dịch vụ và đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực về kinh tế, vấn đề về môi trường tự nhiên có nguy cơ bị suy thoái do các hoạt động phát triển kinh tế của người dân địa phương và thành phố Hải Phòng. Nhìn chung, qua khảo sát các mẫu nước biển cho thấy chất lượng nước biển ven bờ khu vực Đồ Sơn có dấu hiệu bị ô nhiễm: bởi các chất hữu cơ, dầu, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm tại vùng biển Đồ Sơn như hiện nay là do các cấp chính quyền địa phương Đồ Sơn còn thiếu giải pháp thích hợp để định hướng phát triển kinh tế một cách đồng bộ giữa các ngành: du lịch, đánh bắt hải sản, dịch vụ với môi trường. Để cải thiện chất lượng môi trường biển, địa phương cần tăng cường công tác bảo vệ môi trường, xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường biển, tăng cường công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân và khách du lịch tuân thủ luật bảo vệ môi trường. ix THESIS ABSTRACT Master candidate: Truong The Hoang Thesis title: Assessing the current state of coastal water areas Doson, HaiPhong city Major: Environmental science Code: 60.44.03.01 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) 1. Research Objectives: - Review the current status of coastal water area Doson. - Identify causes of sea pollution study area. - Propose some solutions to reduce pollution 2. Materials and Methods - Method secondary data collection - The statistical survey method - Methods of sampling and fieldwork - Methods of treatment and evaluation of data 3. Main findings and conclusions Economic development should be the material life of the people in the region Do Son increasingly improved. The strong economic growth in the region: tourism activities, services and fishing. However, besides the positive aspects of economic and environmental issues naturally at risk of recession due to the economic development activities of local people and the city of Hai Phong. Overall, the survey of water samples showed water quality of coastal areas Do Son signs of pollution: by organic substances, oils, suspended solids concentration high. The cause of pollution in the waters Do Son as today is because local authorities Do Son lacks appropriate solution to the economic development orientations synchronously between sectors: tourism, reviews caught seafood, with environmental services. To improve the quality of the marine environment, localities should strengthen environmental protection, construction of sewage treatment plants focus, strictly handle violations pollute the marine environment, strengthen propaganda, reminding residents and visitors comply with environmental protection laws. x PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Vùng nước biển ven bờ có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế: nuôi trồng thủy sản, du lịch, và nhất là sự sinh tồn của các loài sinh vật biển: Là nơi sinh cư tự nhiên, nơi giàu thức ăn, nơi ương nuôi ấu trùng và các bãi sinh sản cũng như môi trường sống lí tưởng không chỉ cho các loài sinh vật ưa sống ở vùng bờ, mà còn cho các loài sống xa bờ… Ngoài ra vùng biển ven bờ còn có tác dụng điều hòa môi trường, bồi tích sông, lưu chuyển dòng dinh dưỡng từ lục địa đưa ra, chất gây ô nhiễm nguồn đất liền, cũng như điều hòa thời tiết, khí hậu. Nước ta cóvùng biển ven bờ dài hơn 3.260 km trải dài từ Bắc tới Nam, do sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, vận tải khai thác cảng biển, du lịch ngày càng tăng nhanh, dẫn đến khu vực biển ven bờ đang đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước, nguồn lợi thủy sản, đe dọa đến sự sinh tồn của các loài sinh vật biển. Hải Phòng là một thành phố nằm ở phía Đông Bắc Bộ, có bờ biển dài trên 125 km, vùng biển ven bờ có nhiều đảo lớn, nhỏ nằm rải rác, lớn nhất là đảo Cát Bà. Vùng biển Đồ Sơn là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học, là nơi lưu giữ nguồn lợi sinh vật biển phong phú và là nơi sinh cư, sinh sản của nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm he, mực nang, mực ống, cá hồng, cá song, cá tráp, cua ghẹ và rất nhiều loài hải đặc sản khác (Nguồn lợi hải sản vùng biển Hải Phòng, hiện trạng khai thác, bảo vệ định hướng phát triển ngành đến năm 2020 – Viện nghiên cứu hải sản). Đây là khu vực hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt cho phát triển kinh tế biển nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên biển hiện có. Bên cạnh đó, trong bối cảnh tác động chung của biến đổi khí hậu toàn cầu, gia tăng các hoạt động phát triển kinh tế: sản xuất công nghiệp, hoạt động du lịch, nhiều cảng biển lớn nhỏ khiến cho vùng biển này có nguy cơ bị ô nhiễm. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ khu vực Đồ Sơn, Hải Phòng là vấn đề thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần bảo vệ môi trường biển ven bờ tại khu vực và phát triển bền vững trong thời gian tới. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng nước biển ven bờ khu vực Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng” 1 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích của đề tài là tổ chức sưu tầm và nghiên cứu một cách có hệ thống các tài liệu số liệu đã có kết hợp lấy mẫu phân tích thực tế nhằm đánh giá hiện trạng nước biển ven bờ khu vực Đồ Sơn, Hải Phòng. Từ đó xác định các nguyên nhân gây ảnh hưởng chính đến chất lượng nước biển tại khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường nước biển trong khu vực. 1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường có ảnh hưởng đến chất lượng nước biển ven bờ khu vực Đồ Sơn, Hải Phòng. - Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu hiện có để đánh giá hiện trạng nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu. - Xác định một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước như sau nhiệt độ, pH, độ mặn, DO, COD, NH4+, TSS, hàm lượng sắt (Fe), hàm lượng kẽm (Zn), hàm lượng asen (As), váng dầu mỡ, coliform. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. NƯỚC BIỂN VEN BỜ VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NƯỚC BIỂN VEN BỜ TRÊN THẾ GIỚI Vùng biển ven bờ luôn là nơi được con người quan tâm do các nguồn tài nguyên của nó. Đây là nơi có tài nguyên biển phong phú, vùng biển ven bờ cũng là nơi dễ dàng cho sự tiếp cận của thị trường quốc tế. Nó tạo ra không gian sống, các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật cho các hoạt động của con người và có chức năng điều hòa đối với môi trường tự nhiên cũng như môi trường nhân tạo. Khu vực xung quanh vùng biển ven bờ là khu vực trọng tâm của nhiều ngành kinh tế quốc gia, là nơi có rất nhiều các hoạt động về kinh tế, xã hội diễn ra và cũng là nơi phải chịu tác động của các hoạt động này nhiều nhất. Rất nhiều vùng biển ven bờ ở nhiều nơi trên thế giới đã bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hình 2.1. Quá trình đô thị hóa và phát triển ven biển (Nguồn: Marine Pollution and Coastal Development, McCulloch et al., 2014) Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ 3 và nhiều chất ô nhiễm khác. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân huỷ và lan truyền trong toàn khối nước biển. Việc phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng sản xuất công nghiệp, đô thị hóa khu vực ven biển làm tăng lượng nước thải vào các đại dương. Tình hình nghiêm trọng nhất trên toàn châu Âu, bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ, Đông của Trung Quốc và Đông Nam Á. Đây cũng là các ngư trường chính. Hoạt động vận tải trên biển là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền đưa vào biển nhiều hàng hoá, phương tiện và hoá chất độc hại. Các khu vực biển gần với đường giao thông trên biển hoặc các cảng là nơi nước biển có nguy cơ dễ bị ô nhiễm. Hình 2.2. Tình hình xử lý nước thải trên thế giới (Nguồn: Marine Pollution and Coastal Development, McCulloch et al., 2014) Khoảng 60% lượng nước thải xả ra vùng ven biển Caspian là không được xử lý hiệu quả, ở ven biển của Mỹ, Trung Quốc con số này là gần 80%, và trong phần lớn Châu Phi và Ấn Độ-Thái Bình Dương tỷ lệ cao như 80-90% (UNEP, 2014). Ước tính cần khoảng 56 tỷ $ hàng năm để xử lý lượng nước thải khổng lồ này. Tuy nhiên, chi phí phục hồi các rạn san hô, thiệt hại trong du lịch, thủy sản 4 và các nguy cơ sức khỏe của con người có thể còn đắt hơn. Nhiều loài sinh vật biển, bao gồm san hô nước lạnh như Lopheliasp, rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và oxy hòa tan, làm cho chúng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và ô nhiễm (Marine Pollution and Coastal Development, McCulloch et al., 2014). Ô nhiễm vùng ven bờ bao gồm một loạt các mối đe dọa từ các nguồn trên đất liền: sự cố tràn dầu, nước thải, bồi lắng, hiện tượng phú dưỡng do xử lý nước thải không triệt để hoặc không xử lý ở nhiều nơi trên thế giới, các loài xâm lấn, các chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs), kim loại nặng từ chất thải mỏ và các nguồn khác, quá trình axit hóa, chất phóng xạ, xả rác ra biển, đánh bắt quá mức và sự tàn phá môi trường sống ven biển (Coastal habitats are threatened, McCook et al., 2012). Nitơ (chủ yếu là nitrat và amoni) trong nước biển được dự báo sẽ tăng ít nhất 14% trên toàn cầu vào năm 2030 (UNEP, 2014). Trong khu vực Đông Nam Á hơn 600.000 tấn nitơ được thải ra hàng năm từ các con sông lớn. Những con số này có thể trở nên trầm trọng hơn nữa khi mật độ dân số ven biển trên thế giới được dự báo sẽ tăng từ 77 người/km2 đến 115 người/km2 vào năm 2025. Tại Đông Nam Á, những con số còn có thể cao hơn nhiều và tình hình sẽ nghiêm trọng hơn. 2.2. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC BIỂN VEN BỜ VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NƯỚC BIỂN VEN BỜ VIỆT NAM 2.2.1. Nước biển ven bờ và vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km 2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2). Tuy nhiên, chất lượng nước biển khu vực ven bờ của việt Nam hiện nay đang có dấu hiệu xuống cấp đáng quan tâm. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010, chất lượng môi trường vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm theo chiều hướng xấu. Môi trường biển và vùng ven biển đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt. Còn chất rắn lơ lửng, Si, NO3-, NH4+ và PO43- cũng ở mức đáng lo ngại. Chất lượng trầm 5 tích đáy biển ven bờ, nơi cư trú của nhiều loài thủy hải sản cũng đang bị ô nhiễm. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng loại andrin và endrin trong các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía Bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Đa dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền Bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm rõ rệt. Các chất thải có nguồn gốc lục địa được đưa vào biển nước ta thường là các chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS trong nước biển chủ yếu do sông tải ra nên thường có giá trị cao ở vùng ven biển đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt ở các vùng cửa sông như Ba Lạt, Định An, Rạch Giá. Khu vực miền Trung có hàm lượng tương đối nhỏ so với các khu vực khác và có xu thế giảm trong giai đoạn 2010 - 2014 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014). Ở hầu hết các điểm đo thuộc vùng biển phía Bắc (từ Cửa Lục đến Cửa Lò) và vùng biển phía Nam (từ Vũng Tàu đến Kiên Giang) của các trạm thuộc hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng thường vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ. Hình 2.3. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển ven bờ (Nguồn: Đánh giá chất lượng nước vùng cửa sông và biển ven bờ, Trần Đức Hạ, 2014) Nhu cầu ôxy hoá học (COD) trong nước vùng ven bờ biến động theo các khu vực khác nhau. Hình 2.5 biểu diễn chỉ số COD trung bình của nước biển ven bờ khu vực miền Trung và Nam Bộ. Hình 2.4. Chỉ số COD trong nước biển ven bờ 6 (Nguồn: Đánh giá chất lượng nước vùng cửa sông và biển ven bờ, Trần Đức Hạ, 2014) Giá trị COD trong nước biển ven bờ có xu hướng tăng cao dọc ven biển miền Nam và biến đổi trung bình năm trong khoảng 11,23- 20,50 mg/l. Ở vùng ven biển phía Bắc, COD tăng cao tại khu vực cửa Ba Lạt, giảm thấp tại khu vực Trà Cổ, Cửa Lò. Trung bình trong các khu vực dao động từ 2,70 đến 3,06 mg/l, toàn vùng 2,90 mg/l trong mùa khô và từ 2,14 đến 4,26 mg/l, toàn vùng 2,87 mg/l trong mùa mưa. Về hàm lượng amoni (N-NH4) ở khu vực ven bờ miền Bắc cao hơn so với miền Trung và miền Nam. Tại nhiều vùng cửa sông như Cửa Lục, Đồ Sơn, Ba Lạt, Rạch Giá, hàm lượng Amoni đã vượt quá QCVN 10-MT:2015/BTNMTđối với nước biển ven bờ cho NTTS, bảo vệ thủy sinh. Hình 2.5. Diễn biến hàm lượng NH4+ trung bình trong nước biển ven bờ tại một số khu vực ven biển giai đoạn 2010 -2014 (Nguồn: Đánh giá chất lượng nước vùng cửa sông và biển ven bờ, Trần Đức Hạ, 2014) Thực tế ô nhiễm dầu dọc theo dải ven biển Việt Nam đã và đang là vấn đề cần lưu tâm vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường vùng biển ven bờ, liên quan trực tiếp đến nuôi trồng thủy sản và du lịch ven biển. 7 Hình 2.6. Diễn biến hàm lượng dầu trung bình trong nước biển ven bờ tại một số khu vực ven biển giai đoạn 2010 - 2014 (Nguồn: Đánh giá chất lượng nước vùng cửa sông và biển ven bờ, Trần Đức Hạ, 2014) Tại khu vực miền Bắc, hàm lượng dầu trong nước biển ven bờ thể hiện rõ ảnh hưởng của hoạt động giao thông thủy đến chất lượng nước. Điểm đo cửa Lục gần luồng cửa Lục, gần bến phà Bãi Cháy có hàm lượng dầu trong nước cao hơn hẳn các điểm đo khác. Khu vực ven biển miền Trung Việt Nam hàm lượng cyanua cao hơn Quy chuẩn cho phép đối với nước biển ven bờ cho NTTS, bảo vệ thủy sinh, bãi tắm và khu vui chơi. Nguyên nhân là liên quan đến tình trạng đánh bắt hải sản dùng cyanua. Giá trị quan trắc hàm lượng cyanua ở khu vực ven biển miền Trung cao hơn miền Bắc (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014). Mới đây nhất, hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Trên bờ biển Quảng Đông, Vũng Chùa có đến hàng trăm cá thể cá mú loại từ 40 – 50 kg trôi dạt vào bờ và chết. Đến ngày 25/4, tỉnh Hà Tĩnh có 10 tấn cá chết, Quảng trị 30 tấn cá chết, đến ngày 29/4 Quảng Bình hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt bờ. Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung. Chỉ riêng tỉnh Quảng Bình có 18 xã chuyên làm nghề biển với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động nghề biển. Tháng 6/2016, nguyên nhân của vụ việc đã được công bố rộng rãi trên truyền thông: nước xả thải chưa được xử lý đúng chuẩn của khu công nghiệp gang thép Formosa Hà Tĩnh chứa các độc tốc nguy hại như Phenol, Cyanua vượt quá mức cho phép nhiều lần. Nước thải theo dòng hải lưu di chuyển hướng Bắc-Nam qua 4 tỉnh. Đây là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt nhất là ở tầng đáy. Sự cố ô nhiễm môi trường dẫn đến hải sản chết hàng loạt ven biển 4 tỉnh miền Trung và nhiều điểm nóng ô nhiễm môi trường cùng lúc bùng phát ở nhiều tỉnh thành trên cả nước là hệ quả của giai đoạn phát triển nóng, thiếu bền vững trong thời gian qua. Nhiều địa phương đã chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác BVMT. Trầm tích biển ven bờ là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật đáy đặc sản nhưng chất lượng cũng thay đổi. Một số vùng ven bờ bị đục hóa, lượng phù sa lơ lửng tăng đã ảnh hưởng đến ngành dịch vụ - du lịch, làm giảm khả năng quang 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan