Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu đại lâm, xã tam đa, huyện yên ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu đại lâm, xã tam đa, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

.DOC
105
954
130

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THU HIỀN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀỀ NẤẤU RƯỢU ĐẠI LẤM, XÃ TAM ĐA, HUYỆN YỀN PHONG, TỈNH BẮẤC NINH Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã sôố: 60 44 03 01 Người hướng dẫẫn khoa học: TS Nguyêẫn Thị Hôồng Hạnh NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Nguyễn Thu Hiền i năm 2016 LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của cô đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cám ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học “Khoa học Môi trường” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích và giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin cám ơn về những đóng góp có ý nghĩa rất lớn khi tôi thực hiện đề cương nghiên cứu. Xin cám ơn các anh chị làm việc tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường – Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thu Hiền ii MỤC LỤC Lời cam đoan....................................................................................................................i Lời cám ơn.......................................................................................................................ii Mục lục............................................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt................................................................................................vi Danh mục bảng..............................................................................................................vii Danh mục hình.............................................................................................................viii Trích yếu luận văn..........................................................................................................ix Thesis abstract.................................................................................................................x Phần 1. Mở đầu...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1 1.2. Giả thiết khoa học...............................................................................................2 1.3. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2 1.4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................2 Phần 2. Tổng quan tài liệu..............................................................................................4 2.1. Làng nghề với phát triển kinh tế xã hội...............................................................4 2.1.1. Khái niệm và tiêu chí làng nghề.......................................................................4 2.1.2. Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề.............................................5 2.1.3. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội...................................7 2.2. Tình hình phát triển làng nghề ở việt nam.........................................................11 2.2.1. Vài nét về lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam.......................................11 2.2.2. Một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam hiện nay..........................................13 2.2.3. Khái quát về ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam....................................15 2.3. Tình hình phát triển làng nghề tỉnh bắc ninh....................................................20 2.3.1. Lịch sử phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh...................................20 2.3.2. Những tồn tại trong phát triển làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh..............................21 2.3.3. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề trong tỉnh Bắc Ninh 23 iii Phần 3. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu........................26 3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................26 3.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................26 3.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................26 3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................26 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...............................................................26 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn.......................................................................27 3.4.3. Phương pháp khảo sát và lấy mẫu.....................................................................27 3.4.4. Phương pháp phân tích......................................................................................33 3.4.5. Phương pháp so sánh đối chứng........................................................................34 3.4.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................35 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................................36 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội làng nghề đại lâm, xã tam đa.....................36 4.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................36 4.1.2. Địa hình, địa chất..............................................................................................37 4.1.3. Điều kiện khí hậu..............................................................................................37 4.1.4. Điều kiện về thủy văn........................................................................................38 4.1.5. Điều kiện kinh tế xã hội....................................................................................38 4.2. Thực trạng sản xuất làng nghề rượu đại lâm.....................................................41 4.2.1. Thực trạng chung...............................................................................................41 4.2.2. Phân bố các hộ sản xuất tại làng nghề Đại Lâm................................................48 4.2.3. Thực trạng phát sinh các nguồn chất thải tại làng nghề Đại Lâm.....................49 4.3. Hiện trạng môi trường làng nghề đại lâm.........................................................55 4.3.1. Hiện trạng môi trường không khí xung quanh..................................................56 4.3.2. Hiện trạng môi trường nước..............................................................................60 4.3.5. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trường xã hội..............69 4.4. Hiện trạng công tác quản lý môi trường làng nghề đại lâm..............................72 4.4.1. Chính sách quản lý môi trường của chính quyền địa phương...........................72 4.4.2. Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư.............................................73 4.4.3. Hiện trạng chất thải rắn.....................................Error! Bookmark not defined. 4.5. Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động sản xuất rượu iv và cải thiện chất lượng môi trường làng nghề đại lâm......................................78 4.5.1. Giải pháp về chính sách....................................................................................78 4.5.2. Giải pháp giáo dục môi trường..........................................................................79 4.5.3. Các giải pháp công nghệ...................................................................................79 Phần 5. Kết luận và kiến nghị......................................................................................85 5.1. Kết luận.............................................................................................................85 5.2. Kiến nghị...........................................................................................................86 Tài liệu tham khảo.........................................................................................................87 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BNN BTNMT BVMT CCN CNH- HĐH CTR KTXH NĐ QĐ QCCP QCVN QSDĐ ÔNMT HTX TCCP TT TTCN TDTT XHCN SXSH UBND Nghĩa tiếng Việt Bộ Nông nghiệp Bộ Tài nguyên môi trường Bảo vệ môi trường Cụm công nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa Chất thải rắn Kinh tế xã hội Nghị định Quyết định Quy chuẩn cho phép Quy chuẩn Việt Nam Quyền sử dụng đất Ô nhiễm môi trường Hợp tác xã Tiêu chuẩn cho phép Thông tư Tiểu thủ công nghiệp Thể dục thể thao Xã hội chủ nghĩa Sản xuất sạch hơn Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các dạng chất thải phát sinh tại một số làng nghề địa bàn tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................................23 Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu không khí..........................................................................28 Bảng 3.2. Vị trí lấy mẫu nước thải...........................................................................30 Bảng 3.3. Bảng vị trí lấy mẫu phân tích môi trường nước mặt................................31 Bảng 3.4. Vị trí lấy mẫu nước ngầm làng Đại Lâm.................................................32 Bảng 3.5. Bảng các thông số và phương pháp phân tích chất lượng không khí .................................................................................................................33 Bảng 3.6. Bảng các thông số và phương pháp phân tích chất lượng nước..............34 Bảng 4.1. Cơ cấu phân bố lao động tại xã Tam Đa năm 2014.................................38 Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi của xã năm 2014.....................................................39 Bảng 4.3. Bảng quy mô chăn nuôi lợn của Đại Lâm...............................................42 Bảng 4.4. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu làng nghề Đại Lâm........................42 Bảng 4.5. Giá bán của một số loại rượu ở Đại Lâm.................................................47 Bảng 4.6. Thống kê thu nhập bình quân của làng nghề Đại Lâm............................47 Bảng 4.7. Bảng phân bố các hộ nấu rượu và chăn nuôi theo đơn vị hành chính..............48 Bảng 4.8. Bảng thống kê các hộ có bể bioags làng Đại Lâm...................................48 Bảng 4.9. Bảng tính toán khối lượng phát sinh nước thải sinh hoạt làng Đại Lâm..........50 Bảng 4.10. Sản lượng rượu gạo và sắn bình quân 1 ngày ở Đại Lâm theo điều tra.........51 Bảng 4.11. Nhu cầu phát thải nước ngâm, rửa săn và vo gạo từ quá trình sản xuất rượu làng Đại Lâm...........................................................................51 Bảng 4.12. Tổng lượng nước thải chăn nuôi làng Đại...............................................52 Bảng 4.13. Bảng dự toán khối lượng chất thải rắn phát sinh trong chăn nuôi tại làng Đại Lâm...........................................................................................54 Bảng 4.14. Bảng kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không khí làng Đại Lâm...........................................................................................57 Bảng 4.15. kết quả phân tích nước thải làng nghề Đại Lâm......................................61 Bảng 4.16. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại làng nghề Đại Lâm........................64 Bảng 4.17. Kết quả phân tích nước ngầm..................................................................67 Bảng 4.18. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến sức khỏe người dân..................71 vii viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực..................................13 Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu không khí.................................................................29 Hình 3.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải làng nghề.................................................31 Hình 3.3. Sơ đồ vị trí lẫy mẫu nước mặt làng nghề Đại Lâm..................................32 Hình 3.4. Sơ đồ vị trí lẫy mẫu nước ngầm làng nghề Đại Lâm...............................33 Hình 4.1. Bản đồ xã Tam Đa....................................................................................36 Hình 4.2. Tình hình số hộ sản xuất rượu Đại Lâm từ năm 2011-2015....................41 Hình 4.3. Sơ đồ quy trình sản xuất rượu sắn, gạo làng nghề Đại Lâm....................43 Hình 4.4. Khu vực sản xuất rượu làng Đại Lâm......................................................45 Hình 4.5. Trang thiết bị sản xuất của làng nghề Đại Lâm.......................................46 Hình 4.6. Sơ đồ phát sinh nước thải và thành phần nước thải từ hoạt động nấu rượu truyền thống Đại Lâm.....................................................................50 Hình 4.7. Các nguồn phát sinh ra chất thải rắn từ hoạt động làng nghề nấu rượu truyền thống Đại Lâm.....................................................................53 Hình 4.8. Bã rượu (bỗng rượu)................................................................................53 Hình 4.9. Sơ đồ hệ thống xử lý chất thải, nước thải chăn nuôi làng Đại Lâm .................................................................................................................76 Hình 4.10. Sơ đồ các yếu tố tác động gây ô nhiễm môi trường làng Đại Lâm..........77 Hình 4.11. Sơ đồ xử lý nước thải tập trung làng nghề Đại Lâm................................80 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Làng nghề Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh từ lâu đã nổi tiếng với nghề nấu rượu với 398 hộ tham gia nấu rượu. Ngoài nghề nấu rượu Đại Lâm còn kéo theo nghề phụ là chăn nuôi lợn nhằm tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó cũng Đại Lâm cũng là một trong những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Bắc Ninh. Vấn đề nước thải và chất thải rắn từ hoạt động nấu rượu và chăn nuôi hầu như không được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để mà xả trực tiếp ra ao và sông gây ô nhiễm môi trường phá hủy cảnh quan nông thôn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bằng các phương pháp khảo sát, lấy mẫu phân tích để nghiên cứu thực trạng sản xuất, nguồn phát sinh chất thải và vấn đề quản lý môi trường của làng nghề. Kết quả phân tích mẫu cho thấy môi trường nước thải tại làng nghề Đại Lâm có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng các chất hữu cơ, môi trường nước ngầm có dấu hiệu ô nhiễm sắt, vấn đề quản lý chất thải rắn từ hoạt động sản xuất vẫn còn nhiều bất cập đặc biệt là vấn đề về nguồn sỉ than và chất thải từ hoạt động chăn nuôi. Từ đó tôi có đề xuất ra một số biện pháp quản lý và xử lý chất thải nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề góp phần giúp làng nghề cải thiện được các vấn đề về môi trường tạo nên bộ mặt khang trang hơn làng nghề Đại Lâm. x THESIS ABSTRACT Dai Lam trade village is located on Tam Da commune, Yen Phong district, Bac Ninh province. It is famous for brewing alcohol for a long time Dai Lam also has another sideline. It is breeding pigs in order to raise the income. However Dai Lam is one of the most poluted trade villages in Bac Ninh. Almost waste water and hard waste matter from brewing alcohol and breeding are not processed. They are sometimes processed but not absolute. They are let out the ponds directly. It polutes the environment, destroys the beauty of rural area and affects community health. By studying and analysing the real situation of production, the source of waste matter and the environment management of the trade village I see that the environment of Dai Lam has the signs of poluting with organic substances. The underground water system has the signs of poluting with irons. The waste matter management has some problems about coal residues and waste from breedings Because of these problems, I give some management methods and deal with waste matter. I hope that my ideas can save environment. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng nghề đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay cả nước có tới 2017 làng nghề, riêng đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng nghề. Với việc ban hành Nghị định số 134/2004/NĐ – CP (9/6/2004) về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn của Chính phủ thì tốc độ phát triển mở rộng của các làng nghề truyền thống diễn ra khá mạnh. Hiện nay, ở hầu hết các làng nghề, mức thu nhập tăng lên nhưng chất lượng cuộc sống lại giảm xuống do môi trường xuống cấp và chi phí cho sức khỏe ngày càng tăng đang đe dọa nghiêm trọng tính bền vững của làng nghề. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề có xu thế ngày càng trầm trọng hơn, trong đó có làng nghề Đại Lâm – một điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở tỉnh Bắc Ninh. Làng Đại Lâm, xã Tam Đa nằm phía Đông Bắc của huyện Yên Phong,Tỉnh Bắc Ninh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km và thành phố Bắc Ninh khoảng 5km, đồng thời lại có tuyến giao thông thủy quan trọng trên sông Cầu chạy qua. Với vị trí thuận lợi, Đại Lâm sớm phát triển thương nghiệp buôn bán, trao đổi hàng hóa với các vùng xung quanh. Tam Đa là xã có nhiều ngành nghề phụ phát triển, song tập trung chủ yếu là nghề nấu rượu truyền thống nổi tiếng từ xưa tới nay với sản phẩm rượu Đại Lâm mà ai cũng biết đến. Hiện nay với 398 hộ đang làm nghề nấu rượu kết hợp chăn nuôi lợn. Các chất thải từ sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày của người dân chưa qua xử lý đều được đổ trực tiếp vào các ao hồ hoặc đổ ra sông Cầu. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã còn thiếu, chưa đồng bộ càng làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc điều tra khảo sát, nghiên cứu các nguồn thải, đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể và hữu hiệu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề Đại Lâm. Để góp phần vào 1 việc phát triển làng nghề, bảo vệ môi trường ở địa phương trước tình hình đó tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”. Đề tài thực hiện sẽ cung cấp các thông tin về hiện trạng môi trường khu vực làng nghề và đề xuất ra một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường phục vụ cho sự phát triển của làng nghề. 1.2. GIẢ THIẾT KHOA HỌC Một lượng lớn nước thải, chất thải từ nấu rượu và chăn nuôi vẫn hàng ngày được thải trực ra ao hồ cống rãnh chung mà chưa được qua xử lý đang là vấn đề nhức nhối và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại làng nghề nấu rượu Đại Lâm cũng như tại các làng nghề nấu rượu khác trên cả nước. Theo phản ánh của người dân sống quanh làng nghề vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Trong quá trình thực hiện đề tài, các mẫu không khí và nước tại khu vực nghiên cứu sẽ được phân tích nhằm kiểm chứng cho vấn đề ô nhiễm tại làng nghề nấu rượu. Kết quả phân tích sẽ trả lời cho câu hỏi môi trường đang bị ô nhiễm như thế nào, ảnh hưởng tới người dân ra sao từ đó mới đề xuất ra một số giải pháp quản lý và xử lý nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động nấu rượu và chăn nuôi gây ra. 1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Đại Lâm xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất một số giải pháp cải thiện môi trường làng nghề nấu rượu Đại Lâm xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện tại làng nghề nấu rượu Đại Lâm xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 2/2015 đến tháng 4/2016. 1.5.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Ý nghĩa khoa học Đề tài sẽ đánh giá hiện trạng môi trường sản xuất rượu và chăn nuôi làng nghề Đại Lâm. Đề tài nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiểu biết về công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường cho các hộ sản xuất rượu và chăn nuôi. Đồng thời kết quả nghiên cứu còn phục vụ cho 2 việc học tập và công tác nghiên cứu sau này. -Ý nghĩa thực tiễn Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động nấu rượu chăn nuôi, và đề xuất những giải pháp để cải thiện môi trường cho làng nghề Đại Lâm và nâng cao chất lượng môi trường sống cho cộng đồng dân cư. Cung cấp thông tin cho người dân về hiện trạng môi trường tại địa phương, từ đấy giúp cho người dân nhận biết được các vấn đề môi trường đang xảy ra để người dân ý thức được việc bảo vệ môi trường tại địa phương. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. LÀNG NGHỀ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 2.1.1. Khái niệm và tiêu chí làng nghề  Khái niệm Làng nghề là một bộ phận của kinh tế nông thôn. Sự phát triển của làng nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân làng nghề. Hiện nay đã có những công trình nghiên cứu về nghề và làng nghề của các nhà sử học, kinh tế, văn hóa với những cách tiếp cận khác nhau. Nhìn chung, khái niệm làng nghề được tạo bởi hai chủ thể là làng và nghề. Tuy nhiên, không phải bất cứ quy mô nào của nghề cũng được gọi là làng nghề. Làng được gọi là làng nghề khi các hoạt động của ngành nghề phi nông nghiệp đạt đến một quy mô nào đó và mang tính ổn định. Theo Thông tư số 116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn... hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, có các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng như mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng nghề . - Làng nghề truyền thống là làng nghề có các hoạt động ngành nghề được hình thành từ lâu đời, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay. Tuy nhiên, không phải làng nào có ngành nghề phi nông nghiệp đều được gọi là làng nghề. Làng được gọi là làng nghề khi đã đạt được những tiêu chí nhất định.  Tiêu chí làng nghề Theo thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn đã đưa ra những tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống như sau: - Nghề truyền thống 4 + Là nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. + Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc. + Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. - Làng nghề: Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau: + Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. + Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. + Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Làng nghề truyền thống: là làng đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận. Trước đây, do chưa thống nhất về tiêu chí làng nghề nên có nhiều tài liệu số liệu rất khác nhau về làng nghề cả nước. Theo JICA và Bộ NN&PTNT, năm 2002 cả nước có 2.017 làng nghề; theo tác giả Tăng Thế Cường, Viện Chiến lược và Chính sách Bộ Khoa học và Công nghệ thì có 1.450 làng nghề; theo Bộ Công nghiệp thì có 1.502 làng nghề (2004). Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 cả nước có 1.077 làng nghề (Tổng cục thống kê, 2008) 2.1.2. Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề Các làng nghề ở Việt Nam có đặc điểm phong phú đa dạng về nhiều mặt như bề dày lịch sử, ngành nghề và sản phẩm. Do đó, các làng nghề có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Dựa theo các quy định của nhà nước về quan điểm của các nhà nghiên cứu, làng nghề có thể được phân loại theo những cách chủ yếu sau: Phân loại theo phương thức sản xuất và loại hình sản phẩm: + Làng nghề thủ công: Làm ra các mặt hàng sử dụng thường nhật như dao, kéo, mây tre đan gia dụng, chiếu... Đặc điểm của các làng nghề này là sản xuất thủ công bằng tay và các công cụ đơn giản. Do chi phí thấp nên loại hình này khá phổ biến. 5 + Làng nghề thủ công mỹ nghệ: Làm ra các mặt hàng có giá trị văn hóa và trang trí như đồ mỹ nghệ chạm khảm, chạm khắc tượng gỗ, đá, các đồ mỹ nghệ bằng bạc, dệt thảm... + Làng nghề công nghiệp: Sản xuất các hàng hóa thành phẩm và bán thành phẩm như sản xuất giấy, dệt, may mặc, gốm sứ, tái chế nhựa, kim loại, thuộc da... + Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: Chế biến các loại nông sản như xay xát, sản xuất miến dong, bún, bánh, sản xuất bia, nấu rượu, giết mổ vật nuôi, chế biến hoa quả... + Làng nghề sản xuất và cung ứng nguyên liệu: Sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói, vôi, cát... + Làng nghề buôn bán và dịch vụ: Thực hiện bán buôn, bán lẻ và cung cấp dịch vụ. - Phân loại theo số lượng làng nghề: + Làng một nghề là làng ngoài nghề nông ra chỉ có thêm một nghề phi nông nghiệp xuất hiện, tồn tại và chiếm ưu thế tuyệt đối. + Làng nhiều nghề là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề có tỉ trọng các nghề chiếm ưu thế gần như tương đương nhau. Loại làng nhiều nghề gần đây mới xuất hiện và có xu hướng phát triển mạnh. - Phân loại theo thời gian làm nghề: + Làng nghề truyền thống là những làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời với những sản phẩm danh tiếng được giữ gìn và truyền lại qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay. + Làng nghề mới hình thành là do yêu cầu phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống trên cơ sở vận dụng các tiềm năng sản xuất của địa phương (chủ yếu là giải quyết vấn đề lao động). Các làng nghề mới hình thành này do còn hạn chế về các điều kiện sản xuất nên sản phẩm của làng nghề thường có chất lượng thấp hoặc ở các công đoạn thô. - Phân loại làng nghề theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm: Trong những năm gần đây, sự phát triển “nóng” của các làng nghề đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề trong cả nước. Căn cứ theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm có thể phân ra các nhóm làng nghề sau: 6 + Làng nghề ô nhiễm nặng là làng nghề có ít nhất một thông số môi trường đặc trưng cho loại hình làng nghề được xem xét trong dòng thải cao hơn 5 lần 7 TCCP. + Làng nghề ô nhiễm trung bình là làng nghề có ít nhất một thông số môi trường đặc trưng cho loại hình làng nghề được xem xét trong dòng thải cao hơn từ 2 – 5 lần TCCP. + Làng nghề ô nhiễm nhẹ là làng nghề có các thông số môi trường đặc trưng cho loại hình làng nghề được xem xét trong dòng thải không quá 2 lần TCCP. Phân loại làng nghề theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm nhằm đánh giá đặc trưng và quy mô nguồn thải từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Cách phân loại này đòi hỏi phải có đầy đủ các số liệu về môi trường đất, nước, không khí tại các làng nghề mới đảm bảo độ chính xác. Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi trường làng nghề, cách phân loại theo phương thức sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả, vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau về nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất khác nhau, nguồn và dạng chất thải khác nhau, và vì vậy có những tác động khác nhau đối với môi trường. 2.1.3. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có kinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển. Xét trên góc độ phân công lao động thì các làng nghề đã có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khu vực nông nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. 7 Mặt khác, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn so với sản xuất nông nghiệp; do từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường, năng lực kinh doanh được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi một sự thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại thu nhập cao cho người lao động. Sự phát triển của làng nghề có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH. Sự phát triển lan tỏa của làng nghề đã mở rộng quy mô địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động (Đỗ Quang Dũng, 2006). 2.1.3.2. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác. Hơn nữa, sự phát triển của các làng nghề đã phát triển và hình thành nhiều nghề khác; nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề tại các làng nghề ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phân bổ hợp lí lực lượng lao động nông thôn. Vai trò tạo việc làm của các làng nghề còn thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan tỏa sang các làng khác, vùng khác, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tạo ra động lực cho sự phát triển KT-XH ở vùng đó (Ngô Trà Mai, 2009). Đặc biệt, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Trên phương diện kinh tế, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu USD mỗi năm. Trên phương diện xã hội, xuất khẩu hàng thủ công truyền thống là nhân tố quan trọng để kích thích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động thủ công chuyên nghiệp và nhàn rỗi. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan