Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp tiên sơn tỉnh bắc ninh...

Tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp tiên sơn tỉnh bắc ninh

.DOC
149
746
79

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------------------- ĐINH THỊ HUỆ LINH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------------------- ĐINH THỊ HUỆ LINH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN TỈNH BẮC NINH CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ : 60.44.03.01 Người hướng dẫn khoa học TS. TRẦN DANH THÌN HÀ NỘI, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa qua sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả là việc của cá nhân tôi. Tác giả luận văn Đinh Thị Huệ Linh i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc Sĩ: “Đánh giá hiện trạng môi trường Khu công nghiệp Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh”, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Trước tiên, tôi xin trân trọng cám ơn tập thể các thầy cô giáo trong khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hòa thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Danh Thìn - Giảng viên hướng dẫn khoa học đã trực tiếp đóng góp những ý kiến quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cám ơn Trung tâm Quan trắc Phân tích Tài nguyên Môi trường Bắc Ninh, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, Chi cục bảo vệ môi trường Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn. Gia đình và bạn bè giúp đỡ tôi về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tác giả luận văn Đinh Thị Huệ Linh ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục đích nghiên cứu 2 1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu 2 Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1 Quản lý môi trường và các công cụ quản lý môi trường khu công nghiệp 3 1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp 3 1.1.2 Định nghĩa quản lý môi trường 3 1.1.3. Các công cụ quản lý môi trường 4 1.2 Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường khu công nghiệp 6 1.3. Phát triển công nghiệp và các vấn đề môi trường 8 1.3.1 Tình hình phát triển khu công nghiệp trên thế giới và Việt Nam 8 1.3.2. Hiện trạng môi trường các khu công nghiệp 12 1.3.3 Công tác quản lý môi trường các KCN trên thế giới và tại Việt Nam 21 1.4. Tình hình thực thi pháp luật về môi trường tại các KCN ở Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh 29 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 35 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 35 2.2 Nội dung nghiên cứu 35 2.2.1 Khái quát chung về KCN Tiên Sơn 35 2.2.2 Hiện trạng môi trường KCN Tiên Sơn 35 iii 2.2.3 Tình hình quản lý môi trường ở KCN Tiên Sơn 35 2.2.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường 35 2.3 Phương pháp nghiên cứu 35 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 35 2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn cán bộ, công nghân và người dân xung quanh khu công nghiệp theo bảng hỏi. 36 2.3.3 Phương pháp kế thừa 36 2.3.4 phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 39 2.3.5 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu 40 2.3.6 Phương pháp đánh giá 40 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41 3.1. Khái quát khu công nghiệp Tiên Sơn 41 3.1.1. Vị trí địa lý 41 3.1.2. Qui mô khu công nghiệp Tiên Sơn 41 3.1.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng. 42 3.1.4. Tình hình sản xuất của khu công nghiệp Tiên Sơn 45 3.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải 46 3.3. Hiện trạng môi trường KCN Tiên Sơn 52 3.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 52 3.3.2. Hiện trạng môi trường nước 58 3.3.3.Hiện trạng môi trường đất 70 3.4. Thực trạng quản lý môi trường ở KCN Tiên Sơn: 71 3.4.1 Tình hình triển khai các văn bản pháp luật, thanh tra, kiểm tra 71 3.4.2 Quản lý nguồn thải 71 3.4.3. Những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý môi trường KCN 76 3.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu công nghiệp Tiên Sơn 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 89 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ KHCN&MT : Bộ Khoa học công nghệ và môi trường Bộ TN&MT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BQL : Ban quản lý BVMT : Bảo vệ môi trường CCN : Cụm công nghiệp CTNN : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội ĐTM : Đánh giá tác động môi trường KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KKT : Khu kinh tế NXB : Nhà xuất bản QLMT : Quản lý môi trường UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường TCMT :Tổng cục môi trường v DANH MỤC BẢNG STT 2.1 Tên bảng Vị trí các điểm lấy mẫu không khí xung quanh Trang 36 2.2 Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt 37 2.3 Vị trí các điểm lấy mẫu nước thải 37 2.4 Vị trí các điểm lấy mẫu nước ngầm 38 2.5 Vị trí các điểm lấy mẫu đất 38 2.6 Danh sách các thiết bị lấy mẫu, đo đạc, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường 39 3.1 Bảng hiện trạng sử dụng đất KCN Tiên Sơn. 42 3.2 Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm không khí 48 3.3 Đặc điểm CTR công nghiệp tại KCN Tiên Sơn 50 3.4 Bảng chất lượng môi trường không khí KV1 từ năm 2009-2014 52 3.5 Bảng chất lượng môi trường không khí KV2từ năm 2009-2014 52 3.6 Bảng chất lượng môi trường không khí KV3 từ năm 2009-2014 53 3.7 Bảng chất lượng môi trường không khí KV4 từ năm 2009-2014 53 3.8 Bảng chất lượng môi trường không khí KV5 từ năm 2009-2014 54 3.9 Bảng chất lượng môi trường không khí KV6 từ năm 2009-2014 54 3.10 Bảng chất lượng môi trường không khí KV7 từ năm 2009-2014 55 3.11 Hiện trạng môi trường nước thải sau xử lý cục bộ từ năm 2010-1014 59 3.12 Kết quả phân tích nước thải trước và sau khi qua hệ thống xử lý tập trung 63 3.13 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt KCN Tiên Sơn 65 3.14 Chất lượng nước ngầm KCN Tiên Sơn 67 3.15 Kết quả quan trắc đất tháng 6 và 12/2014 71 3.16 Phương án khống chế ô nhiễm môi trường không khí trong sản xuất công nghiệp. 76 3.17 Những bất cập trong công tác quản lý môi trường KCN Tiên Sơn 77 3.18 Kết quả tổng hợp phiếu điều tra 60 hộ dân 81 3.19 Kết quả tổng hợp phiếu điều tra cán bộ công nhân viên 82 vi DANH MỤC HÌNH STT 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 1.10 1.11 1.12 1.13 1.14 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 Tên hình Trang Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN 7 Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam 11 Tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc 12 Hàm lượng cặn lơ lửng (SS) trong nước thải của một số KCN miền Trung qua các năm 13 Hàm lượng BOD5 trong nước thải của một số KCN năm 2008 14 Hàm lượng Coliform trong nước thải một số KCN năm 2008 14 Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số tại sông Đồng Nai đoạn qua Tp. Biên Hoà 15 Hàm lượng NH4+ trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên năm 2008 16 Diễn biến nước sông Nhuệ đoạn qua Hà Đông 16 Nồng độ khí SO2 trong khí thải một số nhà máy tại KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội), KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh) năm 2006 – 2008 17 Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh tại một số KCN miền Bắc và miền Trung từ năm 2006-2008 18 Nồng độ CO trong không khí xung quanh các KCN tỉnh Đồng Nai năm 2008 18 Nồng độ NH3 trong không khí xung quanh KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) năm 2006 - 2008 19 Ước tính khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các KCN. 19 Sơ đồ quy hoạch tổng thể khu công nghiệp Tiên Sơn. 42 Bản đồ tổng hợp cân bằng đất đai KCN Tiên Sơn 43 Diễn biến nồng độ bụi qua các năm 56 Diễn biến nồng độ SO2 qua các năm. 57 Biểu đồ diễn biến nồng độ khí CO qua các năm. 58 Biểu đồ so sánh chỉ số BOD5 theo các năm. 60 Biểu đồ so sánh chỉ số COD theo các năm. 60 Biểu đồ so sánh chỉ số Coliform theo các năm. 61 Biểu đồ so sánh tổng N theo các năm. 61 Biểu đồ so sánh tổng P các năm 62 vii MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đem lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nước nhà. Song hành cùng với sự phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường” (nước thải, chất thải rắn, khí thải...) thay vì giải quyết các “căn bệnh môi trường” (nguyên nhân làm phát sinh chất thải). Tính đến nay, Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Khu công nghiệp Tiên Sơn là khu công nghiệp đầu tiên và lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh, được triển khai xây dựng năm 1999 với diện tích 350ha theo quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 1998 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Sơn- Bắc Ninh, quyết định số 1192/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 1999 của thủ tướng Chính Phủ về việc cho Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng(VIGLACERA) – Bộ xây dựng thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Sơn. Đây là một KCN tập trung nhiều ngành công nghiệp chính của tỉnh, có tầm quan trọng lớn trong việc thay đổi bộ mặt của tỉnh, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của tỉnh. Bên cạnh những lợi ích đạt được của việc xây dựng khu công nghiệp thì nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên. Công tác quản lý môi trường tại Khu công nghiệp đã và đang được tiến hành, tuy nhiên vẫn còn tồn tại 1 những hạn chế và bất cập trong công tác quản lý đặc biệt là vấn đề quản lý, phân loại chất thải rắn, cũng như vấn đề xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt trong khu công nghiệp, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước mặt và nước ngầm. Để giảm những tác động môi trường do hoạt động sản xuất của khu công nghiệp này trong tương lai, việc nghiên cứu hiện trạng quản lý, đề ra các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu các tác động môi trường là việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh”. 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng môi trường khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp. 1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu Khảo sát hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tiên Sơn, phân tích các mặt đạt và chưa đạt trong công tác quản lý môi trường từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu công nghiệp. Các yêu cầu cụ thể như sau: - Tìm hiểu khái quát về hoạt động của khu công nghiệp Tiên Sơn. - Đánh giá thực trạng môi trường khu công nghiệp. - Đánh giá thực trạng quản lý môi trường khu công nghiệp. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu công nghiệp. 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 Quản lý môi trường và các công cụ quản lý môi trường khu công nghiệp 1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp Theo nghị định 29/2008/NĐ-CP của chỉnh phủ quy dịnh về thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với KCN, khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT), KKT cửa khẩu thì KCN được định nghĩa như sau: “khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”. (nguồn khucongnghiep.com.vn) Sự phát triển của các KCN sẽ đưa đến sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và nâng cao mức sống của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình này cũng sẽ gây áp lực mạnh mẽ cho môi trường. 1.1.2 Định nghĩa quản lý môi trường Quản lý môi trường là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện cũng như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi trường và khai thác sử dụng tài nguyên một cách tối ưu. Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường. Trong đó nội dung thứ 2 có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất và bảo vẹ sức khở người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sả xuất. Theo tác giả Trần Thanh Lâm (2006) thì “quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và các khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành”; theo Lưu Đức Hải (2005) “quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội có tác dụng điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với 3 các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”. Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa giáo dục...các biện pháp có thể đan xen, phối hợp tích cực với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra. Việc thực hiện quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn câu, khu vực, quốc gia, vùng, tỉnh, huyện... ( Hồ Thị Lam Trà, 2009). 1.1.3. Các công cụ quản lý môi trường Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp và phương tiện mà các nhà quảy lý sử dụng để thực hiện các nội dung của quản lý môi trường ( Bộ tài nguyên & môi trường, 2009). 1.1.3.1. Đặc điểm Công cụ quản lý là vũ khí hoạt động của nhà nước trong việc thực hiện công tác quản lý môi trường quốc gia và rất đa dạng, không có một công cụ nào có giá trị tuyệt đối trong việc quản lý môi trường. Mỗi công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng tạo ra một tập hợp các biện pháp hỗ trợ nhau. Việc nghiên cứu và hoàn thiện các công cụ quản lý là điều bắt buộc phải làm thường xuyên ở các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và là công tác trọng tâm của nghành môi trường. 1.1.3.2. Phân loai công cụ quản lý môi trường và ưu nhược điểm của các công cụ quản lý. Việc phân loại công cụ quản lý môi trường theo chức năng và theo bản chất.  Dựa theo chức năng, công cụ quản lý môi trường được phân ra thành 3 nhóm công cụ: - Nhóm điều chỉnh vĩ mô: Phạm vị điều chỉnh rộng lớn, bao gồm luật pháp, chính sách. - Nhóm công cụ hành động: Phạm vi điều chỉnh trong lĩnh vực cụ thể, gồm các công cụ hành chính, xử phạt vi phạm môi trường trong kinh tế, sinh hoạt; công cụ kinh tế, có tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế- xã hội của cơ sở sản xuất kinh doanh . 4 - Nhóm phụ trợ: Là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không tác động trực tiếp tới hoạt động. Các công cụ này dùng để quan sát, giám sát các hoạt động gây ô nhiễm, giáo dục con người trong xã hội. Công cụ phụ trợ có thể là các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hóa...  Dựa theo bản chất, công cụ quản lý môi trường được phân loại như sau: - Công cụ luật pháp- chính sách: Bao gồm các quy định pháp luật và chính sách môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như các bộ luật về môi trường, nhà nước. Các định hướng cơ bản của công cụ luật pháp – chính sách là xây dựng văn bản pháp quy về Bảo vệ môi trường; chấn chỉnh, tăng cường công tác xây dựng, ban hành và hướng dẫn tiêu chuẩn môi trường; tạo cơ chế, chính sách trong lĩnh vực môi trường. Công cụ luật pháp mang tính chất cưỡng chế cao và phạm vi điều chỉnh rộng lớn, có vai trò định hướng và điều chỉnh thực hiện đối với các loại công cự khác nhau. Nhược điểm của công cụ luật pháp là cứng nhắc và ít linh hoạt. Công cụ chính sách gồm tổng thể các quan điểm, chuẩn mực, các biện pháp, thủ thuật mà nhà nước sử dụng nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của đất nước. - Công cụ kinh tế: Là những phương tiện, biện pháp có tác dụng làm thay đổi chi phí và lợi ích của các hoạt động kinh tế, thường xuyên tác động đến môi trường nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự hủy hoại môi trường. Công cụ kinh tế sử dụng sức mạnh thị trường để đưa ra các quy định nhằm đặt được mục tiêu môi trường, từ đó có cách ứng xử hiệu quả chi phí bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế quan trọng bao gồm: thuế tài nguyên và thuế môi trường, phí và lệ phí môi trường, nhãn sinh thái và quỹ môi trường. Ưu điểm: công cụ kinh tế môi trường giúp duy trì sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp. Nhược điểm: tuy nhiên, để phát huy hiệu lực công cụ kinh tế cần có những điều kiện sau: Nền kinh tế thị trường thực sự: hàng hóa tự do trao đổi theo chất 5 lượng và giá trị; Chính sách và các quy định pháp luật chặt chẽ để có thể kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra ô nhiễm; hiệu lực cao của các tổ chức quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương; thu nhập bình quân cao đủ để đảm bảo tài chính cho vấn đề quản lý môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là một phần của chính sách môi trường. Do đó, cần luôn được nghiên cứu để hoàn thiện, tránh sự phản ứng của nhà sản xuất và người tiêu thụ. Công cụ kinh tế môi trường có tác động rất mạnh đến sự điều chỉnh chính sách kinh tế và môi trường ở các nước phát triển. Do vậy, cần phải nghiên cứu áp dụng chúng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội ở quy mô lâu dài. - Công cụ kỹ thuật: có tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra ô nhiễm hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và vận hành hoạt động sản xuất. Các công cụ kỹ thuật quản lý gồm các công cụ đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường, kiểm toán môi trường, quy hoạch môi trường, công nghệ xử lý các chất thải, tái chế và sử dụng. Các công cụ này có tác động mạnh tới việc hình thành và hành vi phân bố chất ô nhiễm trong môi trường, có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ một nền kinh tế phát triển nào. - Công cụ phụ trợ: không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất sinh ra chất ô nhiễm hoặc điều chỉnh vĩ mô quá trình sản xuất này, có thể bao gồm: GIS, mô hình hóa môi trường, giáo dục và truyền thông về môi trường (Ngô Thế Ân, 2012). 1.2 Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường khu công nghiệp Theo Luật Bảo vệ môi trường và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ Tài nguyên &Môi trường (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô lớn); Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh); UBND huyện (đối với một số dự án có quy mô nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với dự án có tính đặc thù). Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định của chính phủ, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các KCN còn có: 6 ban quản lý (BQL) các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN. Thông tư 08/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quy định trách nhiệm quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề có liên quan đến bảo vệ và quản lý môi trường của các KCN như sau: CHÍNH PHỦ Bộ TN&MT UBND cấp tỉnh Bộ, ngành khác Ban quản lý các KCN Khu công nghiệp Chủ đầu tư XD&KD kết cấu hạ tầng KCN Khu công nghiệp Các DN CSSX Chủ đầu tư XD&KD kết cấu hạ tầng KCN Các DN CSSX Hình 1.1: Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN (nguồn Bộ TN&MT,2009) - BQL các KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường KCN theo ủy quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); chủ trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KCN; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên & Môi trường thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trong KCN. 7 - Sở Tài nguyên Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường, chủ trì công tác thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và các nội dung của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩm quyền; chủ trì hoặc phối hợp với BQL các KCN tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong KCN; phối hợp giải quyết các tranh chấp, khiểu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường KCN. - Công ty phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng KCN; quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, các công trình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng kỹ thuật, theo dõi, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN (Bộ TN&MT, 2009). 1.3. Phát triển công nghiệp và các vấn đề môi trường 1.3.1 Tình hình phát triển khu công nghiệp trên thế giới và Việt Nam Phát triển kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa, đo thị hóa toàn cầu kết hợp với sự gia tăng dân số đã làm cho lượng chất thải tạo thành ngày càng tăng. Trong đó, lượng chất thải được tạo ra nhiều nhất tại các nước phát triển, đặc biệt là chất thải tại các khu công nghiệp. KCN đã có một quá trình hình thành và phát triển hơn 100 năm nay. KCN hiện nay có nguồn gốc từ dạng cổ điển, sơ khai là “cảng tự do”, bắt đầu được biết đến từ thế kỷ 16 như Leghoan và Genoa ở Italia. Cảng tự do – cảng mà tại đó áp dụng “quy chế ngoại quan”, cảng tự do được thành lập với mục đích ủng hộ tự do thông thương, hàng hóa từ nước ngoài vào và từ cảng đi ra, được vận chuyển một cách tự do mà không phải chịu thuế. Chỉ khi hàng hóa vào nội địa mới phải chịu thuế quan. Các cảng tự do đã đóng vai trò thúc đẩy nền ngoại thương của các nước, hình thành các đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ như New York, Singapore và dần dần khái niệm cảng tự do đã được mở rộng, vận dụng thành loại hình mới là KCN (Nguyễn Bình Giang, 2012). Anh là nước công nghiệp đầu tiên và là KCN đầu tiên được thành lập năm 1896 ở Manchester và sau đó là vùng công nghiệp Chicago (Mỹ), KCN Napoli (Ý) 8 vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước. Đến những năm 50, 60 của thế kỷ XX, các vùng công nghiệp và các KCN phát triển nhanh chóng và rộng khắp các nước công nghiệp như là một hiện tượng lan tỏa, tác động và ảnh hưởng. Vào thời kỳ này, Mỹ có 452 vùng công nghiệp và gần 1000 khu công nghiệp, Pháp có 230 vùng công nghiệp, Canada có 21 vùng công nghiệp. Tiếp theo các nước công nghiệp đi trước, vào năm 60, 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các KCN và KCX hình thành và phát triển nhanh chóng ở các nước công nghiệp hóa thế hệ sau như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan...cũng trong thời kỳ này, các nước XHCN trước đây, Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc đang tiến hành xây dựng các xí nghiệp liên hợp, các cụm công nghiệp lớn, các trung tâm công nghiệp tập trung. Mặc dù có thể dưới những tên gọi khác nhau gắn với tính đặc thù của ngành sản xuất, nhưng chúng đều có những tính chất, đặc trưng chung của khu công nghiệp (Đặng Văn Thắng, 2012). Trong những năm mới phát triển, khu công nghiệp được xem là một mô hình quy hoạch công nghiệp. Khu công nghiệp được sử dụng như một công cụ phát triển kinh tế, và mục đích kinh tế này này ngày càng được chú trọng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Vì vậy, ngay từ rất sớm, một số nước đang phát triển ở Đông Nam Á cũng đã có số lượng KCN tăng lên đáng kể nhằm tạo bước đột phá trong nền kinh tế của họ. Hoạt động của các KCN một mặt mang lại lợi ích kinh tế, mặt khác lại phát sinh tác hại môi trường do hoạt động công nghiệp đã không được quan tâm đúng mức trong một thời gian dài. Tại Thái Lan, KCN đầu tiên được thành lập năm 1972, đó là khu Bangchan rộng khoảng 108 ha ở huyện Min Buri của Bangkok. Cùng năm, Ban quản lý các KCN Thái Lan (IEAT) được thành lập. Hiện nay, IEAT đang quản lý hoặc cùng quản lý 38 khu công nghiệp đang hoạt động phân bố ở Bangkok và 14 tỉnh khác, với 400.000 lao động trong 3300 doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có các KCN do chính quyền địa phương và tư nhân tự phát triển. Tại Maylaisia, số lượng các KCN đang hoạt động tăng lên nhanh chóng từ con số 0 năm 1970 lên 105 năm 2002. Trong khi đó, ở các vùng phát triển, con số 9 các khu công nghiệp đã tăng từ con số 8 năm 1970 lên 188 năm 2002 và hầu như các KCN được đặt tại các trung tâm tăng trưởng quan trọng. Tại Indonesia, tính đến tháng 11/2007, Indonesia có 225 KCN đang hoạt động với tổng diện tích 75457 ha, hầu hết trên đảo Java. Số lượng các KCN ở Indonesia tăng mạnh từ năm 1990 đến khi khủng hoảng 1997 nở ra. Từ năm 2003, khi hiệp định thương mại tự do ASIAN có hiệu lực, các KCN phát triển khá mạnh trở lại. Tuy nhiên tỉ lệ lấp đầy khá thấp, bình quân khoảng 42% vào năm 2006. Vào đầu những năm 1990, các KCN đã được xây dựng tràn lan tại Trung Quốc. Đến cuối năm 1991, Trung Quốc chỉ có 117 KCN. Tuy nhiên, con số này đã lên đến 2700 vào cuối năm 1992 và các khu này được phê duyệt từ các cấp khác nhau, từ cấp chính quyền Trung Ương, cấp tỉnh, thành phố, thị trấn cho đến cấp quận. Và nhiều khu thậm chí mà không có cấp chính quyền nào phê chuẩn. Và trong những năm gần đây, trước chiến lược mới của Trung Quốc nhằm phát triển miền tây nước này, nhiều KCN mới chính thức được chính quyền Trung Ương phê duyệt. Do vậy, số lượng các KCN lại có cơ hội bùng nổ lần nữa. Theo Bộ Tài nguyên và đất đai, trong số 3.837 KCN chỉ có 6% được phê duyệt bởi Quốc vụ viện và 26,6% được phê duyệt bởi chính quyền cấp tỉnh (Nguyễn Bình Giang, 2012). Ở Việt Nam, tuy khu công nghiệp xuất hiện khá muộn nhưng lại phát triển khá nhanh. Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận thành lập tháng 11/1991 là KCN đầu tiên của cả nước. Tiếp theo là KCX Linh Trung 1 thành lập năm 1992. Cả hai khu này đều ở Thành phố Hồ Chí Minh để khai thác lợi thế nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng giao thông. Giai đoạn 1991 – 1994 chỉ có 12 khu chế xuất và khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích tự nhiên 2.360 ha. Sau giai đoạn này, việc thành lập các KCN, KCX được đẩy nhanh, cụ thể trong 5 năm 1996 – 2000 thành lập 53 KCN, KCX với tổng diện tích so với kế hoạch 5 năm 1991 – 1995. Tính tới tháng 3/2011 thì cả nước có 260 KCN đã được thành lập với tổng diện tích hơn 71.000 ha, trong đó có 173 KCN đã đi vào hoạt động, 87 KCN đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Trong đó, 105 KCN đã xây dựng và đi vào vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, chiếm 60% tổng số các KCN đã 10 đi vào hoạt động. Ngoài ra, còn 43 KCN đang xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung và dự kiến đưa vào vận hành trong thời gian tới (Vũ Quốc Huy, 2011). Tháng 12/2011, đã có 118 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 65% tổng số KCN đã vận hành và hơn 30 KCN đang xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung. Và tính đến tháng 9 năm 2012 trong cả nước có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 80.100 ha (Vũ Đại Thắng, 2012). Hình 1.2 Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam Các KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước; được phân bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa kinh tế, tiềm năng các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địa phương từng bước phát triển. Quy mô các KCN, KCX đa dạng và phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương. Quy mô trung bình của các KCN, KCX đến 12/2011 là 268ha. Các vùng có điều kiện tương đối khó khăn, ít có lợi thế phát triển công nghiệp quy mô KCN, KCX trung bình thấp hơn các vùng khác, như vùng trung du miền núi phía Bắc (154,9 ha), Tây Nguyên (157,6 ha), vùng Đông Nam Bộ có quy mô KCN trung bình cao nhất (378,3 ha) (nguồn: Bộ TN&MT,2009) Tỷ lệ lấp đầy của các KCN khá đồng đều giữa các vùng trên cả nước. Tỷ lệ lấp đầy tính chung cho các KCN đã vận hành và đang xây dựng cơ bản của các 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan