Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện an lã...

Tài liệu đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện an lão thành phố hải phòng

.DOCX
74
688
69

Mô tả:

MỤC LỤ LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................i MỤC LỤC........................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................v DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ..........................................................................................vii MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................3 1.1. Rác thải sinh hoạt và các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt...............................3 1.1.1. Các khái niệm chung...............................................................................................3 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt..........................................................3 1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt.........................................................................4 1.1.4. Phân loại chất thải rắn.............................................................................................5 1.1.5. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng..........6 1.1.6. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt......................................................8 1.2. Các hoạt động thu gom, lưu trữ, vận chuyển và quản lý rác thải sinh hoạt...........10 1.2.1. Các khái niệm chung............................................................................................10 1.2.2. Nguyên tắc quản lý RTSH....................................................................................11 1.2.3. Hệ thống quản lý RTSH........................................................................................12 1.2.4. Các công cụ quản lý môi trường và RTSH..........................................................13 1.2.5. Yêu cầu của việc quản lý RTSH...........................................................................14 1.3. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và tại Việt Nam.............16 1.3.1. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới....................................16 1.3.2. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam....................................20 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................22 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................22 2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................................22 2.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................22 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..................................................................22 1 2.3.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn.........................................................................22 2.3.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.........................................................23 2.3.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn..........................23 2.3.5. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu..............................................................23 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................24 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện An Lão.............................................24 3.1.1.Điều kiện tự nhiên..................................................................................................24 3.1.2.Các nguồn tài nguyên............................................................................................25 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội....................................................................26 3.1.4. Cơ cấu dân cư- lao động.......................................................................................28 3.2. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện An Lão................................30 3.2.1. Nguồngốc phát sinh rác thảisinhhoạt...................................................................30 3.2.2. Phân loạirác thải sinhhoạt.....................................................................................30 3.2.3. Khối lượngrác thải sinhhoạt.................................................................................31 3.2.4. Thànhphần rác thải sinh hoạt................................................................................32 3.3. Côngtácthugom, vận chuyểnrácthảisinhhoạttại huyện An Lão................................35 3.3.1. Tình hình thu gom, vận chuyển RTSH của huyện An Lão..................................35 3.3.2.Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển rác thải tại xã Mỹ Đức và Chiến Thắng .........................................................................................................................................40 3.3.3. Nhận xét về hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải tại huyện An Lão.............47 3.4. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện An Lão..........................48 3.4.1.Cơ cấu và tổ chức quản lý rác thải tại huyện An Lão...........................................48 3.4.2. Các văn bản pháp lý đang được áp dụng tại huyện An Lão................................49 3.4.3. Công tác tuyên truyềnvệ sinh môi trường tại huyện An Lão...............................51 3.4.4. Tình hình thuphíVSMT........................................................................................51 3.4.5. Địa điểm tập kết rác thải rácthải...........................................................................50 3.5. Đánh giá hiệu quả củacông tác thugom,quản lý RTSH tại huyện An Lão.............51 3.5.1. Ưuđiểm..................................................................................................................51 3.5.2. Nhược điểm...........................................................................................................52 2 3.6. Kế hoạch thực hiện chương trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2020......................................................................................53 3.6.1. Mục tiêu, phương hướng......................................................................................53 3.6.2. Các giải pháp, nhiệm vụ thực hiện.......................................................................54 3.7. Đềxuấtmộtsốgiảiphápquảnlývà xửlýrácthảisinhhoạttạihuyện An Lão....................55 3.7.1. Giảiphápvề chính sách..........................................................................................55 3.7.2. Giải phápđầu tư.....................................................................................................56 3.7.3. Giải pháp quản lý..................................................................................................56 3.7.4. Giảipháp côngnghệ...............................................................................................57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................58 Tài liệu tham khảo..........................................................................................................60 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH :Kinh tế- Xã hội NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn RTHC : Rác thải hữu cơ RTSH : Rác thải sinh hoạt RTVC : Rác thải vô cơ SXSH : Sản xuất sạch hơn UBND : Ủy ban nhân dân VSV : Vi sinh vật DANH MỤC BẢN 4 Bảng 1.1: Thành phần của chất thải rắn...........................................................................5 Bảng 1.2: Ưu, nhược điểm của phương pháp ủ sinh học.................................................8 Bảng 1.3: Ưu, nhược điểm của phương pháp đốt............................................................9 Bảng 1.4: Ưu nhược điểm phương pháp chôn lấp.........................................................10 Bảng 1.5: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước......................................17 Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện An Lão-thành phố Hải Phòng.....................................26 Bảng 3.2: Tổng hợp số hộ, số khẩu và nguồn lao động.................................................28 Bảng 3.3: Tổng hợp diện tích, dân số, điểm dân cư.......................................................29 Bảng 3.4: Lượng rác thải phát sinh trên địa bàn nghiên cứu.........................................31 Bảng 3.5: Thànhphần rác thải sinh hoạt tại các xã thuộc huyện An Lão.......................32 Bảng3.6:ThànhphầnRTSHtạimộtsốcơsởkinhdoanhdịchvụthươngmại..........................34 Bảng 3.7: Khối lượng rác thải và tỷ lệ thu gom rác thải hàng năm..............................36 Bảng 3.8: Tổng kinh phí đầu tư triển khai thực hiện Chương trình từ nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ thực hiện 2011-2014 là: 8272.5 triệu đồng.........................................38 Bảng3.9:Tỷ lệ thugom vàphân loạirác thảitại địabàn nghiên cứu.................................39 Bảng 3.10: Ý kiến đánh giá của người dân xã Mỹ Đức.................................................41 Bảng 3.11: Ý kiến đánh giá của người thu gom RTSH tại xã Mỹ Đức.........................42 Bảng 3.12: Ý kiến đánh giá của người dân xã Chiến Thắng.........................................44 Bảng 3.13: Ý kiến đánh giá của người thu gom RTSH tại xã Chiến Thắng..................45 Bảng 3.14: Mức thu phí môi trường tại huyện An Lão..................................................50 5 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải tại Việt Nam...........................................4 Hình 1.2: Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam..........................12 Hình 3.1: Tỷ lệ thànhphần rác thải sinh hoạt tại một số xã trên địa bàn huyện An Lão..................................................................................................................33 Hình 3.2: Phụ nữ với công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạtnông thôn..............36 Hình 3.3: Công nhân vận chuyển RTSH về bãi rác bằng xe chuyên dụng....................37 Hình 3.4. Hình ảnh phỏng vấn người thu gom rác tại xã Mỹ Đức................................43 Hình 3.5: Một góc của bãi rác Thành Vinh....................................................................46 Hình 3.6: Địa điểm tập kết rác thải của xã Chiến Thắng...............................................50 Hình 3.7: Địa điểm tập kết rác thải của xã Mỹ Đức.......................................................51 Sơ đồ 3.1: Hệ thống thu gom vận chuyển rác thải.........................................................36 Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thành Vinh...........................................45 Sơ đồ 3.3: Tổ chức quản lý rác thải tại huyện An Lão...................................................48 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đã và đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Kinh tế -xã hội (KT-XH) phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người song cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao. Lượng rác thải từ sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất của con người ngày càng nhiều, mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau. Một trong những nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống hiện nay là rác thải sinh hoạt (RTSH). An Lão là một trong nhiều huyện của thành phố Hải Phòng có điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi và đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế- xã hội. Đi đôi với sự phát triển đó là nhu cầu cuộc sống của người dân cũng ngày một tăng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ hoạt động của con người ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, làm mất cảnh quan văn hóa đô thị và nông thôn. Nhờ hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường (BVMT), huyện An Lão trong những năm gần đây đã có các chính sách, biện pháp bảo vệ và giải quyết các vấn đề môi trường như: tuyên truyền giáo dục, thu gom, vận chuyển và áp dụng các công nghệ xử lý rác thải vào sản xuất sạch hơn (SXSH). Từ thực tiễn trên và việc tồn tại những yếu điểm trên địa bàn em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện An Lão thành phố Hải Phòng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện An Lão- thành phố Hải Phòng. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải tại huyện An Lão- thành phố Hải Phòng. 3. Ýnghĩacủađềtài - Ýnghĩa tronghọc tậpvà nghiêncứukhoa học: Giúpbảnthânem cócơhộitiếpcậnvớicáchthức thựchiệnmộtđề tài nghiêncứu khoahọc, giúpemvậndụng kiến thứcđã họcvào thựctếvàrèn luyệnvề kĩnăng tổnghợpvàphântích sốliệu, tiếpthu và học hỏinhữngkinh nghiệm từ thực tế. - Ýnghĩa thực tiễn:  Tăng cườngtráchnhiệmcủaban lãnhđạohuyệntrướcảnhhưởngcủa rácthảisinhhoạt đếnmôitrường;Từđócóhoạtđộng tíchcựctrong việcxử lý rác thải bảo vệ môi trường.  Cảnhbáonguycơtiềmtàngvềônhiễmmôitrườngđất,nước,không khídochấtthảigâyra, ngănngừavàgiảmthiểuảnhhưởngcủachấtthảirắn đến môitrường,bảovệ sức khỏe của ngườidân. 4. Yêu cầu của đề tài - Tìm hiểu thực trạng rác thải sinhhoạtcủa Huyện. - Ảnhhưởng củarác thảisinhhoạttớichất lượngmôi trườngHuyện - Tìm hiểu hoạtđộng:thu gom,vậnchuyển, vàxửlýrácthảisinh hoạttạihuyện An Lão- Hải Phòng. Trêncơsởđótìmranhữnggiảiphápquảnlýrácthảisinhhoạthợplý chohệthốngquảnlýrác thải sinh nângcaohiệuquảtrongcôngtácquảnlýrác hoạthuyệnAn thải sinh Lão.Đềtàinhằmgópphần hoạt,giảmthiểuônhiễm môitrườngdothu gom,vậnchuyểnrác thảichưahợplý,bảovệtốtmôi trườngvàsức khỏe củacộngđồng. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Rác thải sinh hoạt và các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt 1.1.1. Các khái niệm chung Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn: a. Khái niệm về chất thải Chất thải là sản phẩm phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy… Chất thải kim loại, hóa chất và các loại vật liệu khác. b. Khái niệm về chất thải rắn Chất thải rắn (CTR)được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động cuả con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa. b. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt (Rác thải sinh hoạt) Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khhu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Trần Hiếu Nhuệ (2008) cho rằng: “CTRSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa howawcj quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả… 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất chương trình quản lý CTR thích hợp. Các nguồn chủyếu phátsinhCTRbaogồm: - Từcác khudâncư( chấtthải sinhhoạt). Từcác côngsở trườnghọc,côngtrình côngcộng. Từcác dịchvụ đôthị. Từcác hoạt độngcôngnghiệp. Từcác hoạt độngnôngnghiệp. Từcác hoạt độngxâydựngđôthị. Từcáctrạmxửlýnướcthảivàtừcácđườngcốngthoátnướccủathành phố(Vấnđềvề quảnlý chất thảirắnở ViệtNam) Nguồn gốc phát sinh CTR tại Việt Nam được thể hiện qua hình: Nhà dân, khu dân cư Chợ, bến xe, nhà gas Giao thông, xây dựng Cơ quan, trường học Chất thải rắn Hoạt động nông nghiệp Nơi vui chơi, giải trí Bệnh viện, cơ sở y tế Khu CN, nhà máy, xí nghiệp Hình 1.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải tại Việt Nam 1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần rất phức tạp và luôn biến đối vì thành phần của rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập quán, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con người, nhịp độ phát triển kinh tế và trình độ văn minh, theo từng mùa trong năm của từng khu vực. Theo tài liệu của EPA – USA, trình bày kết quả phân tích thành phần của chấtthải rắn sinh hoạt cho thấy khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao thì các sản phẩm như giấy, carton, nhựa...ngày càng tăng cao. Trong khi đó các thành phần như kim loại ngày càng giảm. Bảng 1.1: Thành phần của chất thải rắn Rác thải hữu cơ (RTHC) Rác thải vô cơ (RTVC) Giấy Thủy tinh Giấy catton, bìa cứng Vỏ hộp Nhựa Nhôm Hàng dệt Các kim loại khác Cao su Tro, các chất bẩn Da Đất cát, gạch ngói vỡ Gỗ Thực phẩm Cành cây, cỏ, lá 1.1.4. Phân loại chất thải rắn Các loại CTR thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách: - Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ… - Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo… - Theo bản chất nguồn tạo thành: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp… - Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải sau:  Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả…  Chất thải trực tiếp của người và động vật là phân.  Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khhu vực sinh hoạt của dân cư.  Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan , xí nghiệp, các loại xỉ than.  Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao… - Theo mức độ nguy hại phân ra thành: Chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại. 1.1.5. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng - Đối với môi trường đất: RTSH nằm rải rác khắp nơi không được thu gom sẽlưu trữ lại trong đất, một số loại chất khó phân hủy như túi nilon, vỏ nilon,hydrocacbon...nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất làm thay đổi cơ cấu đất, đất trở lên khô cằn, các vi sinh vật trong đất bị chết. Nước rò rỉ từ bãi rác mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không được kiểm soát xâm nhập khe đất gây hại cho hệ sinh vật trong đất và cản trở sự tuần hoàn vật chất trong đất gây ô nhiễm đất. - Đối với môi trường nước: Theo Chi cục bảo vệ Môi trường (Sở TN-MT thành phố Hồ Chí Minh), hiện mỗi ngày có trên 1000 tấn chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân và các cơ sở sản xuất bị xả xuống các dòng kênh, con sông trên địa bàn thành phố gây ô nhiễm nguồn nước mặt. CTR nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu thông của nước, CTR nhỏ, nhẹ lơ lửng làm đục nguồn nước. CTR có kích thước lớn như giấy vụn, túi nilong nổi lên trên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxi giữa nước và không khí. Chất hữu cơ trong nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân hủy bốc mùi hôi thối. Chất ô nhiễm trong nước rỉ rác ở các bãi chôn lấp ráclà tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao, hồ, sông suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt. - Đối với môi trường không khí: Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển CTR gây ô nhiễm không khí. CTR có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn cúng bị phân hủy hiếu khí và kị khí sinh ra các chất độc hại và có mùi hôi khó chịu như CO 2, CO, H2S, CH4, NH3…ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp. Khí Metan có thể gây cháy nổ nên CTR cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại. - Đối với sức khỏe con người: Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thôngqua ảnh hưởng của chúng tới các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn. Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể con người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh. - Đối với mỹ quan đô thị: RTSH nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơixử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố, thôn xóm. Một nguyên nhân nữa làm mất mỹ quan đường phố là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra vỉa hè, đường đi và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ. 1.1.6. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt a. Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học Ủ sinh hoc là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các chất mùnvới thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. Phương pháp chế biến CTR có nguồn gốc hữu cơ thành phân ủ hữu cơ(compost): Sản xuất phân bón hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được sử dụng hiệu quả. Việc ủ rác sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ có thể phân hủy được, nhất là có thể tiến hành với quy mô hộ gia đình. Bảng 1.2: Ưu, nhược điểm của phương pháp ủ sinh học Ưu điểm Nhược điểm - Giảm thiểu ô nhiễm cho nguồn đất, -Không tiêu diệt được hoàn toàn các vi nước sinh vật (VSV) -Diệt các mầm bệnh nguy hiểm trong -Một số mầm bệnh vẫn tồn tại có thể quá trình phân hủy sinh học gây nguy hiểm cho người sử dụng -Phân sau khi ủ trở thành một chất -Tốn thêm công và diện tích ủ mùn hữu ích cho nông nghiệp như tăng -Việc ủ phân thường ở dạng thủ công và độ phì nhiêu của đất giúp cây trồng lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ quan hấp thụ -Làm ô nhiễm mùi cho khu vực xung quanh b. Phương pháp đốt Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là giảm tới mức thấpnhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao trong bảo vệ môi trường. Công nghệ này thường áp dụng ở các quốc gia phát triển. Bảng 1.3: Ưu, nhược điểm của phương pháp đốt Ưu điểm Nhược điểm - Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm - Vận hành dây chuyền phức tạp đòi của hỏi chất thải đô thị năng lực kỹ thuật và tay nghề cao - Phương pháp này cho phép xử lý - Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao được năng lượng và chi phí xử lý cao. nhiều chất thải đô thị mà không cần - Có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi không khí chônlấp rác. c. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh Chôn lấp là phương pháp phổ biến nhất, kinh tế nhất và phù hợp với những nước có nền kinh tế đang phát triển. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu trong chiến lược quản lý tổng hợp CTR. Bảng 1.4: Ưu nhược điểm phương pháp chôn lấp Ưu điểm Nhược điểm - Phương pháp này phù hợp với - Không thể xây dựng bãi chôn lấp nhữngnơi có nhiều đất. ( BCL) ở những khu vực đông dân cư. - Chi phí đầu tư ban đầu ít hơn so với - Các tiêu chuẩn BCL phải được gắn các phương pháp khác. với hoạt động hàng ngày. - Là phương pháp hoàn chỉnh hay là - Một BCL hợp vệ sinh sẽ phải thực cuối cùng so với phương pháp thiêu hiện và đòi hỏi bảo dưỡng, giám sát đốthay compost . định kỳ. d. Phương pháp nhiệt phân So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, quy trình xửlý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp( khoảng 500C) nên tránh được các nguy cơ phản ứng sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý cao. 1.2. Các hoạt động thu gom, lưu trữ, vận chuyểnvà quản lý rác thải sinh hoạt 1.2.1. Các khái niệm chung Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý CTR: a. Khái niệm về quản lý chất thải rắn Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về CTR đô thị có vai trò kiểm soát các vấn đề có liên quan đến quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật. b. Thu gom chất thải rắn Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. c. Lưu giữ chất thải rắn Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý. d. Vận chuyển chất thải rắn Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. e. Xử lý RTSH Xử lý RTSHlà quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong RTSH: thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong RTSH. f. Chôn lấp RTSH Chôn lấp RTSH hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp RTSH hợp vệ sinh. 1.2.2. Nguyên tắc quản lý RTSH Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP của chính phủ thì hiện nay công tác quản lý RTSH phải theo nguyên tắc sau: - Tổ chức, cá nhân xả thải buộc có hoạt động làm phát sinh rác thải phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. - RTSH phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng. - Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý rác thải khó phân hủy, có khả năng giảm thiểu khối lượng rác thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai. - Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý RTSH. 1.2.3. Hệ thống quản lý RTSH Hình 1.2: Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam Bộ xây dựng Bộ khoa học công nghệ & MT Chiến UBND thành phố lược Sở GTCC đề xuất Sở khoa học công nghệ & MT luật pháp loại bỏ CTSH UBND cấp dưới Công ty môi trường đô thị Quy tắc, quy chế loại bỏ chất thải Thu gom vận chuyển CTR Xử lý chất thải (Nguồn: Kinh tế rác thải và phát triển bền vững 2011) Mỗi một cơ quan, ban ngành sẽ nắm giữ những trách nhiệm riêng trong hệ thống quản lý CTR, trong đó: - Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược bảo vệ môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia. - Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải. - Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố chỉ đạo UBND cả quận, huyện, sở khoa học công nghệ và môi trường và sở giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và pháp luật về bảo vệ môi trường của nhà nước. - Công ty môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý CTR, bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố theo chức trách được sở giao thông công chính thành phố giao. 1.2.4. Các công cụ quản lý môi trường và RTSH Công cụ quản lý môi trường và RTSH là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau: - Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương. - Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. - Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, giám sát môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào. 1.2.5. Yêu cầu của việc quản lý RTSH Thu gom và xử lý rác thải dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng phải đạt được hiệu quả. Để có cơ sở đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động thu gom và xử lý RTSH chúng ta phải có những tiêu chí đánh giá. Tác giả Phan Văn Ninh (2004) cho rằng về cơ bản các tiêu chí đánh giá có thể được xem xét trên các khía cạnh sau: - Tiêu chí kỹ thuật: Được xác định trên cơ sở khối lượng rác thải được thu gom chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm so với khối lượng chất thải phát sinh hằng ngày, tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn, mước độ thu gom chất thải độc hại và khả năng đảm bảo về mặt kỹ thuật của quy trình thu gom rác thải trên địa bàn quản lý. Phải thu gom và vận chuyển hết phế thải là yêu cầu đầu tiên cơ bản của việc xử lý phế thải nhưng hiện nay còn là vấn đề khó khăn cần phải khắc phục. Phải đảm bảo việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ nhất mà lại thu được kết quả cao nhất. Bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình thu gom và xử lý. Đưa được các máy móc công nghệ, kỹ thuật và các trang thiết bị xử lý rác thải tiên tiến vào ứng dụng ở trong nước. - Tiêu chí về môi trường: Phải đảm bảo được yêu cầu hạn chế tối đa lượng chất thải tồn đọng, nghĩa là phải thu gom, vận chuển tối đa nhất lượng rác thải phát sinh đi xử lý kịp thời, có như vậy mới giảm và ngăn chặn tình trạng bốc mùi gây ô nhiễm không khí và nguồn nước, hạn chế tối đa khả năng lây lan truyền bệnh qua nguồn rác thải, đảm bảo cảnh quan đô thị. Đảm bảo tính toán được hiện tượng phát tác rác thải ra môi trường, hiện tượng xử lý gây ô nhiễm lần hai.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan