Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá giải pháp quản lý chất thải giết mổ gia súc tại làng nghề phúc lâm, xã ...

Tài liệu đánh giá giải pháp quản lý chất thải giết mổ gia súc tại làng nghề phúc lâm, xã hoàng ninh, huyện việt yên, tỉnh bắc giang

.DOC
93
1035
97

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG --------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC TẠI LÀNG NGHỀ PHÚC LÂM XÃ HOÀNG NINH HUYỆN VIỆT YÊN TỈNH BẮC GIANG Người thực hiện : PHẠM THỊ NHÀI Lớp : K57 - MTE Khóa : 57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : ThS. LÝ THỊ THU HÀ Địa điểm thực tập : Xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang Hà Nội – 2016 ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Môi trường với đề tài: “ Đánh giá giải pháp quản lý chất thải giết mổ gia súc tại làng nghề Phúc Lâm xã Hoàng Ninh huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang”. Trước tiên, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến Th.S Lý Thị Thu Hà đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin cám ơn cơ quan cung cấp số liệu : Phòng Tài Nguyên & Môi trường huyện Việt Yên, UBND xã Hoàng Ninh và toàn hộ dân trong xã đã giúp tôi trong thời gian khảo sát, điều tra phỏng vấn ở địa phương. Tôi xin cám ơn sâu sắc tới quý thầy cô trong khoa Môi trường, trường Học Viện Nông Nghiệp Hà Nội đã truyền đạt và bồi dưỡng cho tôi những kiến thức, phương pháp học tập và nghiên cứu chuyên môn. Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình đã luôn ở bên, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình học tại trường. Cùng bạn bè luôn ủng hộ, giúp đỡ để tôi tự tin vượt qua khó khăn trong học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG........................................................................................iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................vi Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................2 1.3. Yêu cầu nghiên cứu....................................................................................2 Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................3 2.1. Tổng quan về làng nghề giết mổ gia súc....................................................3 2.1.1. Giới thiệu về làng nghề giết mổ gia súc.............................................3 2.1.2. Đặc điểm, tính chất chất thải của hoạt động giết mổ.........................6 2.2. Ảnh hưởng của chất thải giết mổ gia súc đến môi trường và con người........13 2.2.1. Ảnh hưởng của chất thải giết mổ gia súc đến chất lượng môi trường. 13 2.2.2. Ảnh hưởng của chất thải giết mổ gia súc đến môi trường xã hội....15 2.2.3. Ảnh hưởng của chất thải giết mổ gia súc đến sức khỏe con người..16 2.3. Hiện trạng các giải pháp quản lý và xử lý chất thải giết mổ gia súc........18 2.3.1. Hiện trạng các giải pháp quản lý chất thải giết mổ gia súc..............18 2.3.2. Hiện trạng xử lý chất thải giết mổ gia súc.......................................24 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................29 3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................29 3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................29 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................29 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................29 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp..............................................29 3.4.2. Phương pháp khảo sát hiện trường...................................................30 ii 3.4.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn.....................................................30 3.4.4. Phương pháp kế thừa........................................................................31 3.4.5. Phương pháp tính lượng nước thải phát sinh...................................31 3.4.6. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm...........31 3.4.7. Phương pháp xử lý số liệu................................................................32 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................33 4.1. Khái quát về ĐKTN, KT-XH xã Hoàng Ninh huyện Việt Yên................33 4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên........................33 4.1.2. Điều kiện KT-XH.............................................................................35 4.2. Tình hình phát sinh chất thải giết mổ gia súc tại làng nghề Phúc Lâm....37 4.2.1. Hiện trạng hoạt động giết mổ gia súc tại Phúc Lâm........................37 4.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải giết mổ gia súc tại làng nghề Phúc Lâm...41 4.3. Hiện trạng giải pháp quản lý và xử lý chất thải giết mổ gia súc tại làng nghề Phúc Lâm................................................................................................47 4.3.1. Hiện trạng giải pháp quản lý chất thải giết mổ gia súc tại làng nghề Phúc Lâm...................................................................................................47 4.3.2. Hiện trạng xử lý chất thải giết mổ chất thải giết mổ gia súc tại làng nghề Phúc Lâm...........................................................................................60 4.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý chất thải giết mổ gia súc tại làng nghề Phúc Lâm........................................................................................63 4.4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLMT tại làng nghề Phúc Lâm...................................................................................................63 4.4.2. Biện pháp quản lý............................................................................65 4.4.3. Biện pháp xử lý chất thải giết mổ gia súc........................................69 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................73 5.1 Kết luận.....................................................................................................73 5.2. Kiến nghị..................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................75 PHỤ LỤC iii DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 2.1 Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam.............4 2.2 Nguồn nước thải từ hoạt động giết mổ gia súc...................................8 2.3 Tải lượng một số chất gây ô nhiễm.....................................................8 2.4 Nước thải giết mổ gia súc chưa qua xử lý...........................................8 2.5 Thành phần nước thải của một số lò mổ công nghiệp ở các tỉnh phía Nam.............................................................................................9 2.6 Thải lượng các chất ô nhiễm môi trường nước của ngành chế biến thực phẩm đến năm 2010, 2015 và 2020..................................10 3.1 Vị trí lấy mẫu và đo lưu lượng nước thải tại làng nghề Phúc Lâm.........33 4.1 Kết quả điều tra về kinh tế của mỗi hộ sản xuất tại Phúc Lâm ...........................................................................................................37 4.2 Diện tích nơi ở và nơi sản xuất của các hộ làm nghề........................38 4.3 Nguồn thải và các nguyên nhân chính..............................................41 4.4 Các phụ phẩm từ hoạt động giết mổ trâu, bò....................................43 4.5 Lượng nước cần sử dụng khi giết mổ trâu, bò..................................44 4.6 Giá trị phân tích các thông số trong nước thải giết mổ gia súc của làng nghề Phúc Lâm...................................................................44 4.7 Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước mặt tại xã Hoàng Ninh...................................................................................................60 iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Phân loại ngành nghề Việt Nam.........................................................3 4.1 Cơ cấu sử dụng đất xã Hoàng Ninh.................................................36 4.2 Nồng độ trung bình của các thông số ô nhiễm trong nước thải GMGS so với QCVN.......................................................................47 v DANH MỤC CÁC HÌNH Số hình 2.1 Tên hình Trang Sơ đồ phát sinh nước thải và thành phần nước thải từ hoạt động giết mổ gia súc.....................................................................................6 2.2 Các nguồn phát sinh ra chất thải rắn từ hoạt động giết mổ................12 2.3 Tác hại của khí thải từ các khu vực giết mổ gia súc gia cầm.............14 2.4 Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh.....................................................................................19 2.5 Các phương pháp sinh học xử lý nước thải.......................................25 4.1 Quy trình giết mổ trâu, bò của các cơ sở giết mổ..............................40 4.2 Cơ cấu quản lý môi trường của UBND xã Hoàng Ninh....................49 4.3 Mô hình hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề giết mổ gia súc Phúc Lâm...........................................................................................63 4.4 Hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc tại làng Phúc Lâm............64 4.5 Sự phối hợp liên ngành để quản lý giết mổ đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường..................................................................................70 4.6 Mô hình quản lý hoạt động giết mổ gia súc trên địa bàn xã Hoàng Ninh........................................................................................71 4.7 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tại hộ gia đình..................................73 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CSGM Cơ sở giết mổ GMGS, GC Giết mổ gia súc, gia cầm MTTQ Mặt trận Tổ Quốc NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ONMT Ô nhiễm môi trường QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân vii Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng nghề có ý nghĩa lớn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Làng nghề ở nước ta đã tồn tại và phát triển từ rất lâu đem lại thu nhập khá ổn định cho người dân.. Theo số liệu công bố mới đây của đại diện lãnh đạo Cục Cảnh sát môi trường (Bộ công an) ngày 26/08/2009, hiện nay trong cả nước có 2790 làng nghề, các làng nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%); còn lại là miền Trung (chiếm khoảng 30%) và miền Nam (chiếm khoảng 10%) (Tổng cục môi trường tổng hợp, 2008). Theo thống kê, có 27% số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp kiêm các ngành nghề và 13% số hộ chuyên về ngành nghề. Lao động làng nghề đã thu hút tới 10 triệu lao động thường xuyên. Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động nghề là nguồn thu nhập đáng kể với các hộ nông dân, ở nhiều làng nghề. Bên cạnh những thuận lợi hoạt động của làng nghề cũng gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực không chỉ ở môi trường xung quanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tham gia sản xuất. Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chính có thể kể đến là cơ sở hạ tầng kém, công nghệ kỹ thuật áp dụng trong quy trình sản xuất còn lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức...nên chất thải phát sinh của những cơ sở này gây ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sức khỏe và môi trường. Trong đó tiêu biểu là làng nghề giết mổ gia súc, tuy nghề này đem lại một nguồn kinh tế đáng kể cho người dân nhưng do sản xuất phân tán trong các cụm dân cư nên các hộ sản xuất này đã tạo ra một lượng lớn nước thải và chất thải rắn chưa xử lý gây mùi hôi thối và làm ô nhiễm trầm trọng môi trường xung quanh, tác động đến điều kiện 1 sống của nhân dân cũng như làm mất cảnh quan khu vực. Phúc Lâm là một làng nghề thuộc xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang từ lâu đã được biết đến nghề giết mổ trâu, bò có quy mô lớn tại miền Bắc, mức độ ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng và đã được xếp vào danh sách 439 cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Xuất phát từ tình hình ô nhiễm ở làng nghề Phúc Lâm, với mong muốn tìm ra giải pháp cho vấn đề ô nhiễm đặc biệt là để tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý chất thải giết mổ gia súc của làng nghề, em đã chọn đề tài: “Đánh giá giải pháp quản lý chất thải giết mổ gia súc tại làng nghề Phúc Lâm xã Hoàng Ninh huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề giết mổ gia súc Phúc Lâm xã Hoàng Ninh huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang Đánh giá giải pháp quản lý chất thải giết mổ gia súc tại làng nghề Phúc Lâm xã Hoàng Ninh huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang Đề xuất giải pháp quản lý chất thải giết mổ gia súc phù hợp cho làng nghề Phúc Lâm xã Hoàng Ninh huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang 1.3. Yêu cầu nghiên cứu Trực tiếp khảo sát thực địa, phỏng vấn Số liệu tham khảo, điều tra và phân tích phải đảm bảo tính cập nhật, trung thực phản ánh đúng môi trường làng nghề Đánh giá giải pháp quản lý chất thải giết mổ gia súc tại làng nghề Phúc Lâm và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp 2 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về làng nghề giết mổ gia súc 2.1.1. Giới thiệu về làng nghề giết mổ gia súc Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra thành 6 ngành chính (Biểu đồ 1.1), mỗi ngành chính có nhiều ngành nhỏ. Mỗi nhóm ngành làng nghề có các đặc điểm khác nhau về hoạt động sản xuất sẽ gây ảnh hưởng khác nhau tới môi trường. Biểu đồ 2.1: Phân loại ngành nghề Việt Nam (Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2008) Trong đó làng nghề giết mổ gia súc nằm trong nhóm làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi giết mổ chiếm 20% trong tổng số làng nghề nước ta. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có 197 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, chiếm 13,58% trong tổng số 1.450 làng nghề trong cả nước. Các làng nghề này chủ yếu tập trung ở miền Bắc (134 làng), 42 làng ở miền Trung và miền Nam có 21 làng (Bộ TN&MT, 2011). Hiện nay, nhóm làng nghề này đang gây ô nhiễm nghiêm trọng. 3 Bảng 2.1: Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam Ươm tơ, dệt nhuộm, đồ da Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Tổng 138 24 11 173 Chế biến nông sản, thực phẩm 134 42 21 197 Tái Thủ Vật chế công liệu Nghề phế mỹ xây khác liệu nghệ dựng 61 24 5 90 404 121 93 618 17 9 5 31 222 77 42 341 Nguồn: Viện Khoa học công nghệ và môi trường đại học Bách Khoa Hà Nội Theo tính toán của các chuyên gia môi trường, thì cứ khi ra lò 1 triệu tấn đường, sẽ kéo theo hệ quả là 30 tấn lá, ngọn mía, 1 triệu tấn bã mía, 0,5 triệu tấn cặn, rỉ đường. Xay xát 100 tấn thóc sẽ phải giải quyết 10 nghìn tấn trấu. Nuôi 1 nghìn lấn lợn, tạo ra 10-22 nghìn tấn phân, 20-30 nghìn mét khối nước tiểu, 50-100 nghìn mét khối nước rửa chuồng trại. Sản xuất 1 nghìn tấn tinh bột sẽ tạo ra 3- 4 nghìn tấn cặn bã. Phần lớn các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là các làng nghề truyền thống nổi tiếng như nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu xanh, bánh gai... với nguyên liệu chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu thường gắn với chăn nuôi hộ gia đình. Trong các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm tuy có thể khác nhau về quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, loại sản phẩm nhưng đều có một số đặc điểm chung sau: - Quy mô sản xuất làng nghề nhỏ (gia đình, thôn, xóm), hình thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình thành làng nghề, thiết bị còn chắp vá và lạc hậu, cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu dân cư. - Lực lượng lao động phần nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, không phân biệt tuổi tác và giới tính, phần lớn 4 có quan hệ họ hàng dòng họ, họ được đào tạo theo kiểu kinh nghiệm “ cha truyền, con nối”. - Phát triển không theo quy hoạch, không ổn định, có tính thời vụ, thăng trầm phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Các làng nghề giết mổ gia súc, gia cầm cũng nằm trong nhóm làng nghề này. Có thể kể đến một số làng nghề giết mổ gia súc tiêu biểu như: làng nghề giết mổ trâu, bò thôn Bái Đô xã Tri Thủy huyện Phú Xuyên, Hà Nội; làng nghề giết mổ trâu, bò Phúc Lâm xã Hoàng Ninh huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang...Hiện trên cả nước có 28.285 điểm GMGS, GC nhỏ lẻ trong đó 12 tỉnh trọng điểm ở phía Bắc (tổng cộng 11.544 cơ sở, điểm giết mổ), mới chỉ có 59 cơ sở giết mổ tập trung (chiếm 0,51%). Tại nhiều địa phương tình trạng giết mổ lưu động, ngay tại hộ chăn nuôi diễn ra phổ biến gây không ít khó khăn cho công tác quản lý GMGS, GC. Tại Hải Dương hiện có hơn 1600 điểm giết mổ nhỏ lẻ, trong đó có hơn 20 điểm giết mổ trâu, bò, hơn 680 điểm giết mổ lợn nhỏ lẻ, gần 530 điểm giết mổ gia cầm, số cơ sở được kiểm soát chỉ chiến khoảng hơn 50%. Việc giết mổ gia súc, gia cầm chủ yếu được thực hiện tại các hộ dân trong các khu dân cư, việc buôn bán được diễn ra chủ yếu tại các chợ phiên, chợ cóc tại các làng xã... Cùng với sự phát triển của cả nước, các điểm giết mổ nhỏ lẻ trong các làng nghề này đang được quy hoạch thành các khu giết mổ tập trung để thuận lợi cho việc quản lý và giám sát. Cả nước mới có 32 tỉnh, thành phố (9 tỉnh phía Bắc và 23 tỉnh phía Nam) đã được phê duyệt Đề án quy hoạch hệ thống giết mổ tập trung, trong đó có 24 tỉnh đã và đang triển khai thực hiện; 20 tỉnh, thành phố đang xây dựng đề án quy hoạch hệ thống giết mổ tập trung; 11 tỉnh phía Bắc chưa xây dựng đề án...(Cục Thú y, 2012) 5 2.1.2. Đặc điểm, tính chất chất thải của hoạt động giết mổ a) Nước thải Các vấn đề môi trường của các lò mổ chủ yếu liên quan đến các chất thải vào nước. Các vấn đề khác do việc thải ra các mùi khó chịu, tiếng ồn, chất thải và các phủ tạng của gia súc. Nước thải của cơ sở giết mổ gia súc thường bị ô nhiễm nặng do các thành phần hữu cơ như máu, mỡ, protein cũng như nito, phospho, các chất tẩy rửa và chất bảo quản. (Cục Thú y – Bộ NN&PTNT, 2012) Mỡ Giết mổ Lông, da Làm lông Phân, nước tiểu Nước thải Nước Rửa thịt Hóa chất sử dụng trong giết mổ Sử dụng khác Máu gia súc gia cầm ………………. Nguồn tiếp nhận Sông, hồ, kênh, rạch…. Hình 2.1: Sơ đồ phát sinh nước thải và thành phần nước thải từ hoạt động giết mổ gia súc Chú thích: Có thể đi Con đường đi Chứa các chất 6 Nước sử dụng cho hoạt động giết mổ chủ yếu là nước giếng khoan, không ít trường hợp lấy từ nước ao, sau đó nước thải từ quá trình giết mổ lại thải ra cống, xuống ao, sông mà không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ở những nơi giết mổ cả trâu, bò và lợn thì lượng nước thải nhiều hơn và tỷ lệ gây ô nhiễm/tấn thịt giết mổ cao hơn ở những nơi chỉ giết mổ lợn. Nồng độ cao các chất gây ô nhiễm trong nước thải thường có nguồn gốc từ khâu làm lòng và xử lý chất thải máu. Trong máu có hàm lượng chất hữu cơ và nito cao. Vì máu chiếm 6% trọng lượng của động vật sống nên phương pháp xử lý và loại bỏ máu có ý nghĩa rất quan trọng đối với lượng chất gây ô nhiễm được tạo ra. ở những lò mổ có khâu xử lý da, thường có nước muối trộn lẫn với máu đổ vào hệ thống nước thải, chúng gây khó khăn cho xử lý nước thải tại địa phương (Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, 2012) Khâu làm lòng là một bộ phận của lò mổ và từ đó đã phát sinh ra một lượng lớn nước thải bị ô nhiễm. Có 3 cách khác nhau để xử lý lòng ruột: nạo ruột ướt, nạo ruột khô hoặc không nạo ruột (Chi cục Thú y Hà Nội, 2012). Những chất chứa bên trong lòng ruột chiếm khoảng 16% trọng lượng sống của trâu, bò và khoảng 6% trọng lượng sống của lợn (Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, 2012) Ngay cả nếu các thứ này được thu hồi lại thì nước thải vẫn bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi vì thịt dùng làm thực phẩm phải được rửa sạch. Các chất gây ô nhiễm trong nước gồm có các chất hữu cơ không tan và các chất tạo nên nhũ tương, các chất này không thể tách được bằng cách lọc hoặc lắng cặn. Nước sôi dội khi cạo lông lợn cũng chứa một lượng chất gây ô nhiễm lớn (Trần Đức Hạ, 2002). Phân và nước tiểu của gia súc được tạo ra trên các phương tiện vận tải và trong chuồng nhốt cũng gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nói chung, nước thải bị ô nhiễm được tạo ra trong suốt quá trình sản xuất liên quan đến khâu vệ sinh và rửa được tóm tắt trong bảng sau: 7 Bảng 2.2: Nguồn nước thải từ hoạt động giết mổ gia súc Hoạt động Vận chuyển đến chuồng nhốt Làm ngất, rạch mổ và hứng máu Làm lông hoặc lột da Cắt bỏ đầu, chân, các bộ phận sinh Nước thải gây ÔNMT Nước thải chứa phân và nước tiểu Nước thải có chứa máu Nước thải có chứa lông Nước thải có chứa máu, lông học và chế biến các bộ phận Rút bỏ nội tạng Xẻ, lọc thịt Nước thải có chứa phân, máu,... Nước thải có chứa xương vụn, máu, Ngâm ủ xương mỡ,... Gây ÔNMT cho thủy vực Tải lượng : Theo Hướng dẫn thiết kế và xây dựng bể khí sinh vật, Thông tin chuyên đề KH-KT số 03/1989 thì lượng nước thải từ dây chuyền giết mổ 400 con lợn và 100 con bò tại lò mổ khoảng gần 35m 3/ngày đêm. Chế biến nông sản thực phẩm là ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn nước thải với mức ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao (Bảng 2.3 và Bảng 2.4). Bảng 2.3: Tải lượng một số chất gây ô nhiễm Loại chất bẩn (g/kg trọng lượng/ngày) COD BOD5 Tổng Nitơ Chất lơ lửng Lò mổ trâu bò Lò mổ lợn 32,3 13,2 1,6 11,8 27,3 13,2 1,6 9,3 (Nguồn : Trần Hiếu Nhuệ, 1998) Bảng 2.4: Nước thải giết mổ gia súc chưa qua xử lý Vị trí khu vực giết mổ Nước thải lò giết mổ pH BOD COD SS Tổng Coliform mg/l mg/l mg/l MPN/100ml 8 gia súc chưa qua xử 7,2 1800 2700 810 25000x103 5,5 – 9 50 80 100 5 x103 lý ( * ) TCVN 5945:2005 (Cột B) (Nguồn: Lâm Minh Triết, 2006) Bảng 2.5: Thành phầần nước thải của một sốố lò mổ cống nghiệp ở các tỉnh phía Nam Lò mổ Lò mổ trâu Lò mổ lợn Lò mổ hỗn hợp Chất ô nhiễm trong Nồng độ nước thải Chất rắn lơ lửng (mg/l) 820 Nito hữu (TN) 154 Natri 35 Canxi 12 Phospho 23 BOD Chất rắn lơ lửng 996 760 Nito hữu (TN) 122 BOD Chất rắn lơ lửng 1045 929 Nito hữu (TN) 324 BOD 2240 (Nguồn: Nguyễn Hoa Lý, 2002) So sánh với TCVN 5945-1995 thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chuồng trại vượt rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép thải loại B. Mức độ ô nhiễm rất lớn nếu không có biện pháp xử lý. Trong quá trình phát triển của cả nước, các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm cũng nâng cao quy mô sản xuất để đáp ứng được yêu cầu của thị trường do đó thải ra lượng nước thải ngày càng lớn. Như tỉnh Bắc Ninh, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của tỉnh hiện nay đã và đang được đầu tư rất đáng kể, nhằm tận dụng và khai thác mọi tiềm năng của ngành nông nghiệp, trong đó có các ngành sản xuất chính như: nước giải khát, bia, mì ăn liền, thực phẩm đông lạnh và đồ hộp xuất khẩu,…Các nhà máy xí nghiệp của 9 ngành chế biến thực phẩm ở Bắc Ninh được đầu tư công nghệ hiện đại nên ảnh hưởng đến môi trường không lớn. Theo kết quả tính toán, thải lượng các chất ô nhiễm môi trường nước trong nước thải của ngành đến năm 2010, 2015 và 2020 được thể hiện trong bảng 3.12 sau đây: Bảng 2.6: Thải lượng các chầốt ố nhiễễm mối trường nước của ngành chễố biễốn th ực ph ẩm đễốn năm 2010, 2015 và 2020 Năm Nước thải (m3/ngđ) SS (T/ngđ) BOD5 (T/ngđ) COD (T/ngđ) 2010 5.735 2,0 0,67 7,7 2015 12.559 4,4 1,47 16,8 2020 26.402 9,2 3,1 35,4 ( Nguồn: Đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010”) b) Khí thải Tại những nơi giết mổ thủ công tự phát, chất thải rắn và nước thải không được xử lý dẫn đến lượng không khí tại các nơi giết mổ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hầu hiết những hoạt động của tất cả nơi giết mổ đều gây mùi khó chịu, vấn đề ô nhiễm không khí tại những nơi giết mổ chủ yếu phát ra từ các nguồn sau: Nguồn gây ÔNMT không khí dễ phát hiện nhất tại lò mổ là mùi phân lợn, trâu, bò từ chuồng trại và từ dây chuyền giết mổ. Với lượng thải lớn, nếu không được thu gom xử lý hàng ngày thì đây là nguồn có khả năng gây ô nhiễm cao, là môi trường dễ sinh ra ruồi, muỗi, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí, nước, đất và sức khỏe con người. Nguồn ô nhiễm không khí thường phát sinh từ: - Từ khu nhốt gia súc, gia cầm mùi hôi đặc trưng từ biểu bì động vật, phân, và nước tiểu thường xuyên khuếch tán vào môi trường không khí. 10 - Từ khu giết mổ mùi hôi bốc lên khi xối nước nóng, chất thải rắn đọng lại trên bệ mổ do làm vệ sinh không tốt. - Từ khu làm lòng mùi hôi chủ yếu từ thức ăn gia súc bị lên men, lây lan các vi khuẩn gây bệnh. - Mùi hôi từ nước thải được thải trực tiếp xuống cống, rãnh không được xử lý. - Từ các chảo trụng, nhiên liệu để đun nước ở những nơi giết mổ khác nhau (củi, trấu, than đá…) dẫn đến nồng đô các chất ô nhiễm khác nhau (Chi cục Thú y Hà Nội, 2012). Các chất gây ÔNMT không khí thường gặp tại lò giết mổ gia súc, gia cầm là SO2, NO3, CO, CO2, NH3, CH4. Các chất này và mùi hôi bốc ra nhanh chóng khuếch tán vào môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường tại nơi sản xuất và xung quanh nơi sản xuất. SO2, NOx, CO và bụi khói sinh ra từ hoạt động của các loại xe có động cơ vận chuyển lợn, trâu, bò, thịt ra vào khu vực giết mổ. Tuy nhiên, khoảng thời gian hoạt động cao điểm nhất của của lò mổ trong ngày chủ yếu từ khuya đến rạng sáng ngày hôm sau, thời gian còn lại trong ngày rất ít hoạt động. Vì vậy, mức độ ô nhiễm từ các phương tiện giao thông có thể xem là không có tác động đáng kể. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan