Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại công ty cổ phần môi trườ...

Tài liệu đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại công ty cổ phần môi trường thuận thành, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

.DOC
94
949
52

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ------------------------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG THUẬN THÀNH HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH Người thực hiện : PHẠM THỊ YẾN Lớp : MTB Khóa : 57 Chuyên Ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn : TS. ĐINH HỒNG DUYÊN Hà Nội – 2016 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG -------------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG THUẬN THÀNH HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH Người thực hiện : PHẠM THỊ YẾN Lớp : MTB Khóa : 57 Ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn : TS. ĐINH HỒNG DUYÊN Địa điểm thực tập : CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG THUẬN THÀNH Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là TS. Đinh Hồng Duyên. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ việc phân tích, nhận xét, đánh giá do chính tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả khóa luận của mình. Hà Nội, ngày .... tháng …. năm 2016 Sinh viên Phạm Thị Yến i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS. Đinh Hồng Duyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện báo cáo. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Môi trường – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam trong những năm qua đã truyền cho tôi những kiến thức quý giá. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp số liệu giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và tập thể lớp MTB – K57 đã khích lệ, cổ vũ tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày …. tháng .… năm 2016 Sinh viên Phạm Thị Yến ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG............................................................................................vi DANH MỤC HÌNH............................................................................................vii DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................viii Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1 1.2. Mục tiêu yêu cầu nghiên cứu của đề tài.........................................................2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2 1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu.....................................................................................2 Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................3 2.1. Tổng quan về chất thải rắn công nghiệp.........................................................3 2.1.1. Các khái niệm chung...................................................................................3 2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp.................................................4 2.1.3. Đặc điểm của chất thải rắn công nghiệp......................................................5 2.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam.....7 2.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên thế giới......................7 2.2.2. Thực trạng phát sinh một số chất thải rắn công nghiệp ở Việt Nam...........9 2.3. Thực trạng công tác quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam......................................................................................................12 2.3.1. Thực trạng công tác quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp trên thế giới. 12 iii 2.3.2. Thực trạng công tác quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp ở Việt Nam. .15 2.4. Bài học kinh nghiệm.....................................................................................18 iv Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................................21 3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................21 3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................21 3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................21 3.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CPMT Thuận Thành.........21 3.3.2. Khối lượng, thành phần CTRCN công ty thu gom...................................21 3.3.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Công ty.............21 3.3.4. Đề xuất giải pháp.......................................................................................21 3.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................21 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.......................................................21 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.........................................................21 3.4.3. Phương pháp phỏng vấn............................................................................22 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................22 3.4.5. Phương pháp đánh giá...............................................................................22 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................23 4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành...................................................................................................................23 4.1.1. Giới thiệu Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành.............................23 4.1.2. Sơ đồ tổ chức hoạt động của Công ty........................................................27 4.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận....................................................27 4.1.4. Nhân sự của Công ty.................................................................................30 4.2. Khối lượng, thành phần CTR Công ty thu gom...........................................32 4.2.1. Khối lượng CTR Công ty thu gom............................................................32 4.2.2. Thành phần CTR Công ty thu gom...........................................................36 4.3. Đánh giá công tác quản lý CTRCN tại Công ty...........................................37 4.3.1. Các văn bản áp dụng.................................................................................37 4.3.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và năng lực xử lý CTRCN của Công ty.............38 v 4.3.3. Thực trạng hoạt động thu gom, vận chuyển CTRCN................................41 4.3.4. Thực trạng hoạt động xử lý CTRCN.........................................................44 4.3.5. Đánh giá công tác quản lý CTR của Công ty............................................56 4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý CTRCN tại Công ty................................................................................................................62 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................64 5.1. Kết luận........................................................................................................64 5.2. Kiến nghị......................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................66 PHỤ LỤC...........................................................................................................69 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Liều lượng và tính độc..........................................................................7 Bảng 2.2: Khối lượng CTRCN phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010.........10 Bảng 2.3: Khối lượng CTNH từ một số ngành...................................................11 Bảng 2.4: Các công nghệ xử lý CTNH điển hình và phổ biến hiện nay tại Việt Nam (tháng 7/2014)...................................................................17 Bảng 4.1: Các lĩnh vực kinh doanh hoạt động của Công ty................................24 Bảng 4.2: Nhân sự của Công ty...........................................................................30 Bảng 4.3: Một số đơn vị mà Công ty CPMT Thuận Thành nhận thu gom và xử lý...................................................................................................31 Bảng 4.4: Khối lượng CTR Công ty thu gom từ năm 2013 – 2015....................32 Bảng 4.5: Khối lượng CTR Công ty thu gom quý I năm 2016...........................33 Bảng 4.6: Khối lượng CTR Công ty thu gom trung bình trong một ngày qua các năm..............................................................................................34 Bảng 4.7: Khối lượng CTRCN mà Công ty thu gom từ một số đơn vị..............35 Bảng 4.8: Thành phần CTR mà Công ty thu gom từ một số đơn vị....................36 Bảng 4.9: Các hệ thống, thiết bị và năng lực xử lý chất thải của Công ty..........38 Bảng 4.10: Một số trang thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển CTR.................40 Bảng 4.11: Bảng báo cáo doanh thu của Công ty năm 2014 và năm 2015.........59 Bảng 4.12: Lịch đào tạo về quản lý và an toàn cho cán bộ, công nhân viên của Công ty........................................................................................60 Bảng 4.13: Ý kiến nhận xét của cán bộ và công nhân về hiệu quả hoạt động của Công ty........................................................................................61 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Lượng CTNH công nghiệp được xử lý hàng năm...............................16 Hình 4.1: Sơ đồ bố trí của Công ty......................................................................25 Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Công ty.................................................27 Hình 4.3: Quá trình thu gom vận chuyển CTRCN..............................................42 Hình 4.4: Xe chuyên dụng dùng để chở CTRCN của Công ty...........................43 Hình 4.5: Quy trình công nghệ xử lý CTNH bằng phương pháp đốt tiêu hủy ...........................................................................................................44 Hình 4.6: Quy trình xử lý và thu hồi chất thải điện và điện tử............................45 Hình 4.7: Quy trình xử lý ắc quy.........................................................................46 Hình 4.8: Công nghệ tẩy rửa kim loại, nhựa dính chất thải nguy hại.................49 Hình 4.9: Quy trình công nghệ chưng cất dung môi...........................................51 Hình 4.10: Quy trình sản xuất gạch không nung từ vật liệu tái chế....................52 Hình 4.11: Quy trình công nghệ thu hồi hồi kim loại từ bùn thải, dung dịch mạ thải...............................................................................................54 Hình 4.12: Hệ thống máy xay nhựa....................................................................55 Hình 4.13: Quy trình công nghệ tái chế, thu hồi nhựa........................................55 Hình 4.14: Ý kiến của cán bộ về các tác động do Công ty gây ra.......................57 Hình 4.15: Ý kiến của công nhân về tác động mà Công ty gây ra......................57 viii DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BTNMT Bộ tài nguyên môi trường BTCT Bê tông cốt thép CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTRSH Chất thải rắn sinh hoặt CPMT Cổ phần môi trường DNCX Doanh nghiệp chế xuất KCN Khu công nghiệp KHCN&MT Khoa học công nghệ và môi trường KTTĐ Kinh tế trọng điểm OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ix Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động bảo vệ môi trường muốn triển khai tốt cần huy động được sự tham gia của mọi người trong xã hội. Ở Việt Nam thì Luật Bảo vệ môi trường đã quy định rất cụ thể về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường; điều này được Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh trong nhiều văn bản khác nhau. Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị họp tháng 11 năm 2004 cũng đã nêu rõ: “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân và mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự tiếp nối truyền thống yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên của ông cha ta”. Theo báo cáo môi trường Quốc gia 2011 về chất thải rắn thì chất thải công nghiệp tại Việt Nam chiếm khoảng từ 13% - 20% tổng lượng chất thải. Kết quả tính dự báo, tổng phát thải CTR từ các khu công nghiệp năm 2015 sẽ vào khoảng 6 - 7,5 triệu tấn/năm, và đạt 9,0 – 13,5 triệu tấn/năm vào năm 2020, cho thấy lượng CTR công nghiệp phát thải ngày càng tăng nhanh qua các năm. Trong một thời gian dài, việc thu gom, vận chuyển chất thải ở nước ta là do cơ quan Nhà nước đảm nhiệm. Quá trình hoạt động của các đơn vị này có một số hạn chế, đặc biệt là từ khi các cơ sở, các khu công nghiệp được mở ra cùng với một lượng lớn chất thải đã tạo áp lực cho con người và môi trường. Vì thế sự tham gia của các Công ty tư nhân vào việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trong các khu công nghiệp đã góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm kinh phí cho Nhà nước và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Với phương châm “Bảo vệ môi trường chúng ta”, sự ra đời của Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành đã góp phần tích cực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước. Là 1 một doanh nghiệp chuyên ngành về xử lý chất thải, hiện nay Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành đang đảm nhận việc thu gom và xử lý chất thải công nghiệp cho các nhà sản xuất công nghiệp hàng đầu thế giới tiêu biểu như: SAMSUNG, CANON, HOYA,... Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý của Công ty tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”. 1.2. Mục tiêu yêu cầu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp của Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp. 1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu - Điều tra đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp của Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. - Số liệu chính xác, trung thực. 2 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về chất thải rắn công nghiệp 2.1.1. Các khái niệm chung Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. (Luật Bảo vệ môi trường, 2014). Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. (Nghị định số 38/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu, 2015). Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. (Nghị định số 38/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu, 2015). Trong đó chất thải rắn công nghiệp được chia thành: + Chất thải rắn thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại. (Nghị định số 38/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu, 2015). + Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. (Luật Bảo vệ môi trường, 2014). Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên trở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. (Nghị định số 38/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu, 2015). Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn 3 lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. (Nghị định số 38/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu, 2015). Cơ sở xử lý chất thải là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải (kể cả hoạt động tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải. (Nghị định số 38/NĐCP về Quản lý chất thải và phế liệu, 2015). 2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp Sự hình thành CTR là quy luật tất yếu của sản xuất. Chất thải rắn có thể sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Nguyên nhân cụ thể của sự gia tăng chất thải rất đa dạng. Trong đó, có những nguyên nhân có thể được khắc phục một cách dễ dàng và nhanh chóng, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân để khắc phục cần có thời gian và chi phí lớn. Sự phân loại CTR có thể theo ngành sản xuất như chất thải ngành hóa chất, luyện kim, nhiên liệu,... hoặc theo nhóm sản xuất cụ thể như CTR của ngành sản xuất axit sunphuaric, soda, axit foctoric,... Tuy nhiên, do tính đa dạng của chất thải và thành phần rất khác nhau, ngay cả với chất thải có cùng tên, nên chưa thể có sự phân loại chính xác và trong trường hợp cụ thể phải tìm phương án xử lý riêng biệt. Mặc dù các phương pháp được ứng dụng là giống nhau trong công nghệ chế biến vật liệu. (Lê huy Bá, 2004). Nguồn gốc của CTRCN là từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất trong cả nước. Nó sinh ra trong quá trình sản xuất, là các phế thải dư thừa. Các ngành sản xuất khác nhau thì sinh ra lượng chất thải khác nhau, thành phần và tính chất của chất thải cũng khác nhau. Nguồn phát sinh chủ yếu của chất thải công nghiệp bao gồm: + Các quá trình sản xuất công nghiệp, bao gồm từ công đoạn chế biến và gia công nguyên – vật liệu cho đến giai đoạn sản xuất và đóng gói hoàn thiện sản phẩm; + Các công ty dệt may; + Các công ty sản xuất bao bì, nhựa vải; 4 + Các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử; + Các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc; + Quá trình cung cấp nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất; + Quá trình chuyển đổi công nghệ. 2.1.3. Đặc điểm của chất thải rắn công nghiệp Chất thải rắn công nghiệp là các sản phẩm dư thừa và được loại bỏ phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp và hoàn thiện sản phẩm. Chúng đa dạng theo thành phần và tính chất hóa lí, được đặc trưng bởi giá trị sử dụng và theo bản chất tự nhiên là tài nguyên thứ cấp, mà việc sử dụng trong sản xuất hàng hóa yêu cầu một số công đoạn bổ sung xác định với mục đích tạo cho chúng các tính chất cần thiết. Chất thải rắn công nghiệp thường được phân chia thành 2 loại: không nguy hại và nguy hại. Chất thải rắn công nghiệp sinh ra trong nhà máy có những đặc điểm thuận lợi trong việc quản lý chất thải là: + Nguồn thải tập trung trong nhà máy; + Cơ sở sản xuất có trách nhiệm, có nhân viên thu gom tại nhà máy; + Có dụng cụ chứa chuyên dùng được nhà máy đầu tư; + Chi phí xử lí, quản lý chất thải nằm trong hoạch toán giá thành sản phẩm; + Đã có luật môi trường, quy chế về quản lý chất thải nguy hại. Dựa vào mức độ ảnh hưởng tới môi trường có thể phân loại CTRCN thành 3 nhóm cụ thể như sau: - Nhóm CTR tác động mạnh đến môi trường (các CTR phát sinh trong hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp điện, điện tử, cơ khí, mạ kẽm, hóa chất,...). Trong đó có chất thải nguy hại chứa các kim loại nặng, hóa chất độc hại gây ảnh hưởng và tác động mạnh đến môi trường. - Nhóm CTR tác động trung bình (bao gồm các CTR phát sinh trong các ngành công nghiệp xây dựng, xi măng, nhựa,...). Các ngành này phần lớn thải ra các chế phẩm trong quá trình sản xuất, trong đó cũng bao gồm những CTNH 5 nhưng có hàm lượng chất độc hại thấp hơn thuộc nhóm 1. Do đó các chất thải này tác động tới môi trường ở mức độ trung bình, chưa tới mức nghiêm trọng. - Nhóm CTR ít tác động đến môi trường (bao gồm các CTR phát sinh trong các ngành công nghiệp dệt may, bao bì, chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc,...). Những chất thải này phần lớn chứa chất hữu cơ có thể tái chế và ít gây độc hại tới môi trường. Tuy nhiên, CTRCN có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn chất thải sinh hoạt đặc biệt là chất thải nguy hại. Do đó chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định. Chất thải nguy hại được phân loại như sau: Dựa vào tính chất: Chất dễ cháy (nhiệt độ cháy < 600C, dễ bốc cháy ở nhiệt độ phòng), dễ nổ, hoá học, chất độc tính sinh học, các chất phóng xạ được dùng trong y tế, quốc phòng. Dựa vào ngưỡng gây độc: - LD50 (Lethal conceratrtion): Nồng độ gây chết 50% động vật thí nghiệm, đơn vị mg/l dung dịch hóa chất. Thường dùng để đánh giá độc tính của chất độc dạng lỏng hòa tan trong nước sông suối hay nồng độ hơi hoặc bụi trong không khí ô nhiễm có thể gây chết 50% động vật thí nghiệm. Là liều lượng gây chết 50% đối với một số động vật thí nghiệm trong 96 giờ (mg/l, mg/m3). 6 Bảng 2.1: Liều lượng và tính độc Liều lượng LC50 (mg/l) <1 1 – 10 10 – 100 100 – 1000 > 1000 Tính độc Rất độc Độc Độc trung bình Ít độc Không độc (Nguồn: Lê Huy Bá, 2008) Có 3 con đường dẫn mà độ tính xâm nhập vào cơ thể con người: ăn uống, hít thở và tiếp xúc qua da. LC, LD càng bé độc tính càng cao: HgCl. Dựa vào độ bền vững: Xác định bằng thời gian bán hủy (thời gian phân hủy hết 50%). - Chất ít bền gây tác hại trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp. - Chất bền gây tác hại trong thời gian dài, phạm vi rộng có thể rất xa nguồn phát sinh chất thải. *Chất thải nguy hại được chia làm 4 nhóm tùy thuộc vào thời gian bán hủy của chất thải đó: - Không bền thời gian bán hủy từ 1 – 12 tuần (một số thuốc trừ sâu cho phép sử dụng) - Bền vững trung bình: từ 1 – 18 tháng - Bền: 2 – 5 năm - Rất bền: trên 5 năm. 2.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên thế giới Trong vài thập kỷ trở lại đây, do sự phát triển khoa học kỹ thuật dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế kéo theo đó là hiện tượng bùng nổ dân số. Theo báo cáo của Liên Hợp quốc thì hiện nay dân số trên thế giới đạt 7,3 tỷ người, ước tính con số này có thể tăng lên tới 9,6 tỷ người năm 2020 và đạt ngưỡng 11,2 tỷ người vào năm 2100. Dân số tăng đồng nghĩa với nhu cầu của 7 con người tăng, tạo sức ép cho trái đất đồng thời cũng kéo theo nguy cơ rất lớn đến môi trường sống trên trái đất. Đặc biệt là vấn đề chất thải rắn công nghiệp đang là mối quan tâm lớn hiện nay gây ô nhiễm môi trường. (Phong Vũ, 2015). Mỗi năm thế giới thải ra khoảng 6 tỷ tấn CTR, mỗi ngày tạo ra khoảng 130 triệu tấn. Trong tổng số chất thải trên thế giới, có 1,2 tỷ tấn chất thải tập trung ở các vùng đô thị từ 1,1 – 1,8 tỷ tấn CTRCN thông thường và 150 triệu tấn CTNH (mức tính toán thực hiện tại 30 nước). Mỹ và Châu Âu là hai “nhà sản xuất” chất thải với hơn 200 triệu tấn chất thải cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn. Theo ước tính, tỉ lệ chất thải tại Mỹ ở mức 700 kg/người/năm, tỷ lệ này ở Hàn Quốc là gần 200 kg và Brazil là 20 kg. Đối với chất thải công nghiệp, Mỹ chiếm khoảng 275 triệu tấn. (Võ Đình Long và Nguyễn Xuân Hoàn, 2014). Theo nguyên tắc thì các nước phát triển có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn công nghiệp cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây ở các nước đang phát triển cho thấy, tỷ lệ phát sinh chất thải lại không theo nguyên tắc này. Các kết quả phân tích tỷ lệ phát sinh CTRCN của các nước thuộc OECD, Hoa Kỳ và Ôxtrâylia được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ phát sinh cao; nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh trung bình và Thuỵ Điển, Nhật Bản được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh thấp. Có nhiều nguyên nhân để giải thích các trường hợp này. Thứ nhất là không thống kê được đầy đủ tổng lượng thải phát sinh do các hoạt động của khu vực tái chế không chính thức và do phương thức tự tiêu huỷ chất thải ở các nước đang phát triển. Khu vực tái chế không chính thức ở các nước đang phát triển đã góp phần đáng kể giảm thiểu tổng lượng chất thải phát sinh và thu hồi tài nguyên thông qua các hoạt động tái chế. Thứ hai là, năng lực thu gom của các nước đang phát triển còn thấp. Ví dụ, năng lực thu gom CTRCN của Ấn Độ là 72,5%; Malaixia: 70%; Thái Lan: 80%; và Philipin: 70% ở đô thị và 40% ở nông thôn. Trường hợp của Nhật Bản là một ví dụ thành công về tăng trưởng kinh tế và duy trì tỷ lệ phát sinh chất thải rắn công nghiệp thấp so với nhiều 8 nước. Năm 2000, Nhật Bản bắt đầu áp dụng khái niệm mới về xây dựng một “Xã hội tuần hoàn vật chất hợp lý” hay còn gọi là 3R (Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái chế). (World Bank, 1999). 2.2.2. Thực trạng phát sinh một số chất thải rắn công nghiệp ở Việt Nam Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 thì CTNH chiếm khoảng 15 - 20% lượng CTRCN. Đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng. CTNH phát sinh từ các KCN của khu vực phía Nam khoảng 82.000 - 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực khác (gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung). Gần một nửa số lượng chất thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tại Tp.Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. Thực tế lượng phát sinh CTNH này có thể lớn hơn, do chưa được quản lý đúng cách và thống kê đầy đủ, nhiều loại CTNH được thu gom cùng rác thải sinh hoạt rồi đổ tập trung tại bãi rác công cộng. Chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh chủ yếu tại các KCN. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN cũng là nguồn phát sinh CTNH không nhỏ. Nhìn chung, các cơ sở sản xuất này cũng nằm tập trung ở những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,... Các cơ sở sản xuất này với quy mô khác nhau, hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất phân bón, sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất các mặt hàng điện tử, may mặc, giày da, chế biến gỗ, cơ khí,...đã tạo ra một lượng CTRCN nói chung và CTNH nói riêng khá lớn. Việc quản lý các nguồn thải này cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với các KCN. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan