Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau đến ...

Tài liệu đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau đến số lượng giun đất tại xã yên viên, huyện gia lâm, thành phố hà nội

.DOC
108
653
122

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................vii DANH MỤC BẢNG.....................................................................................viii DANH MỤC HÌNH.........................................................................................x MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1 2. Mục đích và yêu cầu......................................................................................2 2.1. Mục đích.....................................................................................................2 2.2. Yêu cầu.......................................................................................................2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................3 1.1 Khái quát chung về cây rau, tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và Việt Nam............................................................................................3 1.1.1 Khái niệm về cây rau................................................................................3 1.1.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam....................................3 1.1.3 Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới và Việt Nam......................................6 1.2 Tình hình sử dụng phân bón trong canh tác rau trên thế giới và ở Việt Nam.........................................................................................................8 1.2.1 Tình hình sử dụng phân bón trong canh tác rau trên thế giới.................8 1.2.2 Vai trò của phân bón đối với cây rau.......................................................9 1.2.3 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới.............................................10 1.2.4 Tình hình sử dụng phân bón tại Việt Nam.............................................11 1.2.5 Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường sinh thái và sức khỏe con người.....................................................................................................12 1.3 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây rau trên thế giới và ở Việt Nam ...............................................................................................................16 1.3.1 Khái niệm thuốc BVTV...........................................................................16 1.3.2 Phân loại thuốc BVTV............................................................................16 i 1.3.3 Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật với cây rau........................................17 1.3.4 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới..........................................17 1.3.5 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây rau ở Việt Nam........................19 1.3.6 Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường sinh thái và sức khỏe con người.....................................................................................................21 1.4 Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV.................................24 1.4.1 Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học tới sinh vật ...............................................................................................................24 1.4.2 Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học tới hệ thống canh tác rau..........................................................................................26 1.5 Khái quát chung về nông nghiệp bền vững...............................................27 1.5.1 Khái niệm nông nghiệp bền vững...........................................................27 1.5.2 Sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp bền vững...............................27 1.5.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp bền vững trên thế giới và Việt Nam...28 1.5.4 Các mô hình canh tác rau theo hướng an toàn được triển khai ở nước ta ...............................................................................................................31 1.6 Hệ giun đất trong vùng sản xuất rau.........................................................32 1.6.1 Khái niệm giun đất.................................................................................32 1.6.2 Vai trò của giun đất đối với kết cấu đất và sự phát triển cây trồng.......32 1.6.3 Ảnh hưởng của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tới hệ giun đất ở nước ta..................................................................................................33 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................................36 2.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................36 2.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................36 2.2.1 Về không gian:.......................................................................................36 2.2.2 Về thời gian:...........................................................................................36 2.2.3 Về nội dung:...........................................................................................36 2.3 Nội dung nghiên cứu.................................................................................36 ii 2.3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội..................................................................................36 2.3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp và thực trạng sản xuất rau của xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội..............................................36 2.3.3 Thực trạng sử dụng phân bón trong canh tác rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội..................................................................36 2.3.4 Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội..............................................36 2.3.5 Ảnh hưởng của phân bón hóa học và thuốc BVTV đến số lượng giun đất trong canh tác rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. ...............................................................................................................36 2.3.6 Nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường và sức khỏe của con người do sử dụng quá mức phân bón và thuốc BVTV trong canh tác rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.......................36 2.3.7 Đề xuất các giải pháp phù hợp trong sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong canh tác rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. ...............................................................................................................36 2.4 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................37 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...................................................37 2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.....................................................37 2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý phân tích các số liệu nghiên cứu.......41 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................42 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Yên Viên, Gia Lâm, thành phố Hà Nội...................................................................................................42 3.1.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................42 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................43 3.2 Kết quả về tình hình sản xuất nông nghiệp và thực trạng sản xuất rau của xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.................................53 3.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.................................................................................53 iii 3.2.2 Thực trạng sản xuất rau của xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.........................................................................................................53 3.4 Kết quả về thực trạng sử dụng phân bón trong canh tác rau tại xã Yên Viên, Gia Lâm, thành phố Hà Nội........................................................56 3.4 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong canh tác rau tại xã Yên Viên, Gia Lâm, thành phố Hà Nội.........................................................................62 3.5 Nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường đất, nước, nông sản do sử dụng quá mức phân bón, thuốc BVTV trong canh tác rau tại xã Yên Viên, Gia Lâm, thành phố Hà Nội........................................................64 3.6 Ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV tới số lượng giun đất trong canh tác rau tại xã Yên Viên, Gia Lâm, thành phố Hà Nội...........................65 3.6.1 Ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến một số tính chất đất ở 2 mô hình sản xuất rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm,thành phố Hà Nội.........................................................................................................65 3.6.2 Ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun đất trên cả hai mô hình truyền thống và an toàn....................................................66 3.7 Đề xuất giải pháp phù hợp trong sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong canh tác rau tại xã Yên Viên, Gia Lâm, thành phố Hà Nội...................68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................70 1. Kết Luận......................................................................................................70 2. Kiến Nghị....................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................72 PHỤ LỤC.......................................................................................................75 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV NN&PTNT MHTT MHAT VD MH HTX AT TT UBND : : : : : : : : : : Bảo vệ thực vật Nông nghiệp và phát triển nông thôn Mô hình truyền thống Mô hình an toàn Ví dụ Mô hình Hợp tác xã An toàn Truyền thống Ủy Ban Nhân Dân v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010.......3 Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 1980 – 2010 .................................................................................................................5 Bảng 1.3 Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu...................................................10 Bảng 1.4 Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu năm 2010/2011 ...............................................................................................................11 Bảng 1.7 Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012 Các tỉnh...........................29 Bảng 3.1 Tình hình phân bổ đất đai của xã Yên Viên (2011- 2013)..............44 Bảng 3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Yên Viên (2011- 2013). .46 Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Yên Viên (2011-2013)..........48 Bảng 3.4 Diện tích, năng suất, sản lượng rau của xã Yên Viên (2011 – 2013) ...............................................................................................................55 Bảng 3.5 Các loại phân bón sử dụng trong sản xuất rau tại xã Yên Viên.......56 Bảng 3.6 Lượng phân chuồng hoai mục và phụ phẩm nông nghiệp sử dụng trong canh tác rau tại xã Yên Viên........................................................57 Bảng 3.7 Lượng phân đạm sử dụng trong canh tác rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội..................................................................58 Bảng 3.8 Lượng phân lân sử dụng trong canh tác rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội..................................................................59 Bảng 3.9 Lượng phân kali sử dụng trong sản xuất rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội..................................................................60 Bảng 3.10 Lượng phân NPK sử dụng trong sản xuất rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.......................................................61 Bảng 3.11 Lượng thuốc BVTV được sử dụng trong canh tác rau trên mô hình AT tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.......................63 Bảng 3.12 Lượng thuốc BVTV được sử dụng trong canh tác rau trên mô hình TT tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.......................63 vi Bảng 3.13 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của phân bón, thuốc BVTV tới môi trường đất, nước, nông sản và mức độ ảnh hưởng của chúng.....................................................................................................64 Bảng 3.14...Mức độ tiếp cận các thông tin về vấn đề sử dụng phân bón, thuốc BVTV tại xã Yên Viên..........................................................................65 Bảng 3.15 Kết quả phân tích đất trên cả hai MH AT và MH TT tại xã Yên Viên.......................................................................................................65 Bảng 3.16 Số lượng giun đất khảo sát 3 đợt tại xã Yên Viên trên 2 mô hình TT và AT..........................................................................................................67 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Lượng và kim ngạch nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ 1/20154/2016....................................................................................................11 viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp không chỉ sản xuất phục vụ trong nước mà còn đáp ứng cả nhu cầu xuất khẩu, khí hâu nhiệt đới nóng ẩm thuận lợi cho việc phát triển cây trồng sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó thì khí hậu thuận lợi cũng là điều kiện cho sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại cho mùa màng. Với nhu cầu sử dụng mặt hàng nông nghiệp dẫn đến việc sử dụng phân bón để thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển của cây trồng và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ bệnh hại bảo vệ mùa màng cũng như giữ vững an ninh lương thực quốc gia. Ngoài những tác dụng tích cực trên của phân bón và thuốc BVTV thì việc sử dụng không đúng cách hay sai liều lượng lại gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, việc phun thuốc BVTV, thuốc trừ sâu hóa học làm phá vỡ cân bằng sinh thái, tiêu diệt các loài thiên địch có ích trong đó có giun đất,... Theo Minh Liễu (2011) cho biết tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội có 100 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó 50 ha cấy lúa tập trung, 30 ha trồng màu. Do hạn chế về nhiều mặt nên trước kia nông dân trong xã chỉ cấy các giống lúa truyền thống, còn trồng màu theo hình thức nhỏ lẻ tự cung, tự cấp nên thu nhập từ nghề nông vừa thấp, vừa bấp bênh, người dân chưa thật sự mặn mà với đồng ruộng. Thực hiện sự chỉ đạo của huyện về mở rộng mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap, năm 2011, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã đã vận động xã viên đưa trên 20 ha đất màu vào sản xuất các loại rau ngắn ngày, chủ yếu là rau gia vị, rau cải các loại… Từ thực tế này, diện tích trồng rau theo quy trình VietGap hiện nay của xã đã lên trên 30ha, thu hút 700 nông hộ tham gia sản xuất. Theo các hộ dân ở đây, tùy từng loại rau, mỗi ha cho thu nhập từ 400 - 700 triệu. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón cũng như thuốc BVTV của bà con nơi đây vẫn còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như 1 các sinh vật có lợi sống trong đất. Xuất pháp từ thực tiễn trên mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau đến số lượng giun đất tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” 2. Mục đích và yêu cầu 2.1. Mục đích - Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong canh tác rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV tới số lượng giun đất trong canh tác rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp phù hợp trong sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong canh tác rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 2.2. Yêu cầu - Đánh giá được thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong canh tác rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Xem xét được mức độ ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV trong canh tác rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Đề xuất được các giải pháp cụ thể, phù hợp trong sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong canh tác rau tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát chung về cây rau, tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và Việt Nam 1.1.1 Khái niệm về cây rau “Rau là một loại cây có thể ăn được và thường là mọng nước, ngon và bổ được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ phụ gia để nấu hoặc ăn sống” (Lê Thị Khánh, 2009). 1.1.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam 1.1.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu của cuộc sống con người, cung cấp phần lớn khoáng chất và vitamin, góp phần cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Rau là cây trồng có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay nhiều nước trên thế giới trồng rau với diện tích lớn, tại các nước đang phát triển tỷ lệ cây rau/cây lương thực là 2/1, còn ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là ½ (Lê Sĩ Lợi, 2011). Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010 TT 1 2 3 4 5 6 Vùng, châu lục Châu Á Châu Phi Châu Âu Châu Mỹ Châu Đại Dương Vùng Đông Nam Á Diện tích (nghìn ha) 14.110,82 2.747,52 642,37 541,62 32,97 1.812,37 Năng suất Sản lượng (tạ/ha) (nghìn tấn) 145,54 205.368,87 61,39 16.867,03 168,03 10.793,74 121,57 6.584,47 167,16 551,13 130,30 23.615,18 (Nguồn: Lê Sĩ Lợi, 2011) Tình hình sản xuất rau của các châu lục biến động khá lớn. Châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới. Năm 2010 toàn châu lục trồng được 3 14.110.820 ha, chiếm 78,07% diện tích rau của thế giới. Châu phi có diện tích trồng rau lớn thứ 2, đạt 2.747.520 ha, bằng 19,47% diện tích rau của châu Á. Châu Đại dương có diện tích trồng rau thấp nhất, chỉ có 32.970 ha bằng 0,23% diện tích rau của châu Á. Mặc dù châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới nhưng năng suất rau đứng hàng thứ 3 trong các châu lục. Năm 2010 năng suất rau của châu Á đạt 145,54 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình của thế giới là 12,66 tạ/ha. Châu Âu có năng suất rau cao nhất thế giới (168,03 tạ/ha), cao hơn năng suất trung bình của thế giới là 35,15 tạ/ha và cao hơn năng suất rau của châu Á là 22,49 tạ/ha. Châu Phi có năng suất rau thấp nhất thế giới, chỉ đạt 61,39 tạ/ha, bằng 46,2% năng suất rau của thế giới, 42,18% năng suất rau của châu Á. Do có diện tích trồng rau lớn nên sản lượng rau của châu á cao nhất là 205.368.870 tấn, chiếm 85,51% sản lượng rau của thế giới. Châu Phi có sản lượng rau đứng thứ 2 là 16.867.030 tấn, chiếm 7,02% sản lượng rau của thế giới, bằng 8,21% sản lượng rau của châu Á. Châu Đại dương mặc dù có năng suất rau cao thứ 2 thế giới nhưng do diện tích gieo trồng ít nên sản lượng thấp nhất là 551.130 ha, chỉ bằng 0,23% sản lượng rau của thế giới, bằng 0,27% sản lượng rau của châu Á. Vùng Đông Nam Á có diện tích trồng rau khá lớn, năm 2010 toàn vùng trồng được 1.812.370 ha, bằng 12,84% diện tích rau của châu Á, bằng 10,03% diện tích rau của thế giới. Năng suất rau của vùng cũng xấp xỉ năng suất bình quân của thế giới, đạt 130,3 tạ.ha, sản lượng đạt 23.615.180 tấn (chiếm 11,5% sản lượng rau của châu Á, chiếm 9,83% sản lượng rau của thế giới). 4 1.1.2.2.Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 1980 – 2010 TT 1 Năm 1980 Diện tích(ha) 220.000 Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 98,40 2.164.800,0 112,35 2.933.458,5 124,36 5.632.264,4 2 1990 261.100 3 2000 452.900 4 2006 536.914 118,83 6.380.149,1 5 2007 531.257 123,47 6.559.430,2 6 2008 529.851 117,06 6.202.435,8 7 2009 524.937 120,27 6.313.417,3 8 2010 553.500 121,64 6.732.774,0 Nguồn: Lê Sĩ Lợi, 2011 Bảng 1.2 cho thấy những năm gần đây diện tích trồng rau của nước ta tăng rõ rệt. Năm 1980 cả nước trồng được 220.000 ha, năm 1990 là 261.100 ha, tăng 41.100 ha. Năm 2000 diện tích trồng rau tăng kỷ lục, đạt 452.900 ha, tăng 191.800 ha so với năm 1990, tăng 232.900 ha so với năm 1980. Tuy nhiên 5 năm trở lại đây diện tích trồng rau biến động thất thường, năm 2006 cả nước trồng được 536.914 ha, tăng 84.014 ha so với năm 2000, 2 năm sau diện tích rau bị giảm nhẹ đến năm 2010 diện tích trồng rau mới tăng trở lại đạt 553.500 ha. Về năng suất rau của nước ta có xu hướng biến động gần giống năng suất rau của thế giới. Năm 1980 năng suất rau chỉ đạt 98,84 tạ/ha, năm 1990 đạt 112,35 tạ/ha và năm 2000 năng suất rau đạt cao nhất là 124,36 tạ/ha. Giai đoạn 2006 – 2010 năng suất rau biến động thất thường, năm 2008 có năng suất rau thấp nhất là 117,06 tạ/ha, năm 2010 năng suất ra tăng lên được 212,64 tạ/ha nhưng vẫn thấp hơn 1,83 tạ/ha so với năm 2007, thấp hơn 2,72 tạ/ha so với năm 2000. Sản lượng rau của nước ta tăng lên đáng kể qua các giai đoạn. Năm 1980 cả nước thu được 2.164.800,0 tấn, năm 1990 là 2.933.458,5 tấn tăng 5 768.658,5 tấn so với năm 1980 (trung bình tăng 76.865,85 tấn/năm). Năm 2000 sản lượng rau đạt 5.632.264,4, tăng 2.698.805,9 so với năm 1990 (trung bình tăng 269.880,59 tấn/năm), tăng 3467464.4 tấn so với năm 1980. Năm 2010 sản lượng rau cao nhất, đạt 6.732.774 tấn, tăng 1.100.509,6 tấn so với năm 2000 (TB tăng 110.050,96 tấn/năm, thấp hơn giai đoạn 1990 - 2000). 1.1.3 Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới và Việt Nam Tiêu thụ rau nhằm giải quyết đầu ra cho các sản phẩm rau sản xuất ra, bù đắp chi phí và có tích lũy để tác sản xuất mở rộng. Tiêu thụ rau là mục đích và động lực cho sản xuất rau phát triển, đồng thời đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng, đảm bảo lợi ích của người sản xuất và các tác nhân tham gia quá trình tiêu thụ rau. 1.1.3.1 Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới Dân số năm 2015 xấp xỉ 8 tỷ người thì nhu cầu sử dụng rau là vô cùng lớn, mỗi ngày khoảng 2 triệu tấn rau các loại và 800 triệu tấn rau mỗi năm. Báo cáo của Bộ Công Thương, 2013, tiêu dùng hoa quả và rau tươi trên thế giới ngày một gia tăng do hướng tới một lối sống ngày càng khỏe mạnh. Tuy nhiên, thị trường rau quả bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố chất lượng, số lượng, giá cả vì liên quan chặt chẽ đến khẩu vị, hình dạng, dinh dưỡng, đa dạng, và tính thuận tiện. Những yếu tố liên quan đến an toàn thực phẩm và môi trường rất được coi trọng trong toàn bộ quá trình từ nông trại đến siêu thị. Cụ thể, nhu cầu sử dụng và tiêu dùng rau quả tại thị trường Bắc Âu được phân thành 4 loại chính: sản phẩm tốt cho sức khỏe, sản phẩm hữu cơ và thương mại lành mạnh, sản phẩm đặc thù dân tộc, và sản phẩm tiện dụng. Nhập khẩu thường chiếm khoảng 70% nguồn cung rau quả cho thị trường Bắc Âu, trong đó 70% là hoa quả, còn 30% là rau, tốc độ tăng trưởng trong 3 năm qua là 8%/năm. EU luôn là nguồn cung hàng rau quả quan trọng nhất của các nước Bắc Âu, chiếm hơn 80% tổng lượng nhập khẩu. Nhập khẩu từ các nước ngoài EU chiếm 2,7% tổng nhập khẩu. Các nước xuất khẩu chính những mặt hàng 6 này là Marốc, Ixraen, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập. Nhập khẩu trực tiếp từ các nước châu Phi cận Sahara chiếm 1,7%. Nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á, châu Đại Dương chiếm khoảng 1% thị phần với các mặt hàng: táo, xoài, tỏi và rau nhiệt đới. Những nước xuất khẩu hàng đầu là Niu Dilân , Trung Quốc, Thái Lan, Pakixtan, Ấn Độ và Inđônêxia. Trong 4 nước Bắc Âu, nước có tỷ lệ nhập khẩu lớn nhất là Thụy Điển, chiếm 40% tổng dung lượng thị trường, tiếp đến là Đan Mạch chiếm 26%, Na Uy chiếm 19% và sau cùng là Phần Lan với 15% (Bộ Công Thương, 2013) 2.1.3.2 Tình hình tiêu thụ rau ở Việt Nam Tiêu thụ trong nước và xuất khẩu chủ yếu là qua thương lái, công ty tư nhân thu gom; hệ thống hạ tầng thương mại còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc độ tăng trưởng thương mại rau quả ngày càng cao. Báo cáo về tình hình sản xuất, tiêu thụ rau quả của Bộ Công Thương (14/05/2015) cho biết, cả nước hiện có khoảng 845 nghìn ha rau các loại, cho sản lượng hàng năm khoảng 14,5 triệu tấn. Trong đó, Đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long là hai vùng sản xuất rau lớn nhất nước. Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 5 năm qua tăng trưởng ở mức cao, bình quân 26,5% mỗi năm, từ 439 triệu USD trong năm 2009 lên gần 1,1 tỷ USD vào năm 2013. Theo báo cáo này, trong 3 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 368 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2014. Rau quả Việt Nam đã được xuất đi trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. 10 thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonexia, Hà Lan, Thái Lan và Singapore. Trong thời gian qua, mặt hàng rau quả nhận được nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu tuy nhiên, có những tồn tại vẫn chưa được giải quyết. Cụ thể, về sản xuất rau quả đa số là nhỏ lẻ, phân tán, chất lượng không đồng đều. Công tác kiểm soát, phòng trừ sâu hại theo các tiêu chuẩn Global Gap, Viet Gap chưa được áp dụng rộng rãi. Diện tích các vùng sản xuất rau an toàn tập trung được quy hoạch còn rất hạn chế, cả nước 7 đạt khoảng 8 đến 8,5% tổng diện tích trồng rau. 1.2 Tình hình sử dụng phân bón trong canh tác rau trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1 Tình hình sử dụng phân bón trong canh tác rau trên thế giới 1.2.1.1 Khái niệm và phân loại phân bón Khái niệm: "Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng được bón vào đất hay hòa nước phun, xử lý hạt giống, rễ và cây con” (Nguyễn Như Hà, 2006) 1.2.1.2. Phân loại phân bón. Theo Nguyễn Như Hà (2006): tùy theo thể rắn hay lỏng mà có loại phân bón rắn (ở dạng bột, tinh thể hay dạng viên), loại phân bón lỏng hay còn gọi là phân dung dịch (ở dạng hoàn toàn trong suốt hay dạng đục, không hoàn toàn trong suốt, các hạt nhỏ lơ lửng trong nước). Các loại phân dạng lỏng thường dùng để phun lên lá nên còn gọi là phân bón lá tuy đôi khi còn dùng tưới vào đất. Tùy theo loại hợp chất mà chia ra làm phân hữu cơ và phân vô cơ. Phân vô cơ còn goi là phân khoáng hay phân hóa học. Tuy nhiên cách gọi này không hoàn toàn đúng vì có những chất hữu cơ cũng được sản xuất từ công nghệ hóa học như phân ure. Phân hữu cơ ban đầu có nguồn gốc tự nhiên như chất bài tiết của con người và gia súc, gia cầm, tàn dư thực vật, than bùn, các phế thải trong nghề chế biến thủy sản, súc sản. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa học và sinh học, nhiều hoạt chất hữu cơ được sản xuất công nghiệp như ure, các loại phân vi sinh. Một số chất vô cơ được khai thác tự nhiên đem sử dụng phân bón không qua quy trình chế biến công nghiệp như bột photphorit, phân lân, một số loại phân kali. Cho nên loại phân mà các nhà nông nghiệp hữu cơ thường hay sử dụng là loại phân tự nhiên chưa qua quá trình chế biến công nghiệp, không hoàn toàn là chất hữu cơ. Từ đó cần phân biệt phân công nghiệp và phân tự nhiên. 8 Phân vi sinh (phân sinh học): là sản phẩm sống chỉ có chứa các loại men do vi sinh vật tiết ra. Tùy theo loại vi sinh vật mà được gọi là phân vi sinh vật cố định đạm cộng sinh, phân vi sinh cố định đạm tự do, phân vi sinh vật phân giải lân, phân vi sinh vật phân giải kali,.. Phân sinh hóa là các chất vô cơ hoặc hữu cơ chiết suất từ tự nhiên hay sản xuất từ công nghệ hóa học, công nghệ sinh học được sử dụng cung cấp cho cây để xúc tiến các quá trình chuyển hóa vật chất theo hướng có lợi cho năng suất và phẩm chất sản phẩm thu hoạch hay còn gọi là chất điều hòa sinh trưởng (kích thích hoặc hạn chế sinh trưởng và phát dục của cây). 1.2.2 Vai trò của phân bón đối với cây rau Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chất dinh dưỡng phong phú, năng suất cao. Thời vụ thường ngắn, vụ nọ liên tiếp vụ kia, một năm có thể gieo trồng làm nhiều vụ. Đa số cây rau có bộ rễ ăn nông nên khả năng hút chất dinh dưỡng của nó chủ yếu tập trung ở tầng đất mặt. Để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm khi thu hoạch cần thực hiện tốt quy trình chăm sóc, trong đó có khâu bón phân. Vai trò của các chất dinh dưỡng có trong phân bón đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau (Võ Minh Kha, 2003):  Đạm (N): đạm thúc đẩy quá trình quang hợp của cây, kích thích thân lá phát triển, kéo dài thời gian sinh trưởng và tuổi của lá. Đạm là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng rau ăn lá như cải bắp, cải bao, cải xanh, cải ngọt,… Đạm cũng rất cần thiết cho quá trình hình thành thân lá của các loại rau khác. Phân đạm ure thích hợp cho rất nhiều loại rau.  Phốt pho (P): phốt pho (lân) là thành phần quan trọng của protein, axit nucleic. Lân tham gia vào các quá trình tổng hợp hydratcacbon, protein và lipit. Lân giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp, tăng cường khả năng hút đạm. Lân có tác dụng lớn nhất khi cây còn nhỏ, kích thích rễ phát triển, có tác dụng trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng trong 9 cây. Lân có tác dụng thúc đẩy quá trình ra nụ, hoa, thúc đẩy quá trình chín của trái cây và hạt. Lân khó tiêu nên trong sản xuất rau thường dùng để bón lót.  Kali (K): kali tham gia quá trình tổng hợp nhiều chất như protêin, lipit, tinh bột, diệp lục, sắc tố… Nó còn kích thích hoạt động các enzim, tham gia quá trình vận chuyển các chất trong cây, thúc đẩy quá trình quang hợp và tăng khả năng chống chịu với những bất thuận.  Canxi (Ca): canxi có tác dụng đối với sự sinh trưởng của rễ và các bộ phận trên mặt đất. Nó còn làm tăng độ phì của đất và có tác dụng trung hòa các axit trong cây. Giảm tác hại của ion H+ trong đất. Vậy với loại đất chua cần phải bón vôi, nó có lợi cho vi sinh vật háo khí hoạt động. 1.2.3 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới Tiêu thụ phân bón có liên quan chặt đến sản xuất nông nghiệp. Nếu như sản xuất thuận lợi, kinh tế và thị trường phát triển thì nhu cầu phân bón tăng cao. Chính vì vậy, trong một số giai đoạn tình hình kinh tế thế giới bất ổn, sản xuất khủng hoảng sẽ kéo sản xuất và tiêu thụ phân bón giảm xuống. Theo Lê Quốc Phong (2011), mức tiêu thụ phân bón đạt gần 173 triệu vào năm 2007, sau đó giảm mạnh xuống còn 155,3 triệu tấn vào năm 2008/2009 và tăng trở lại từ cuối năm 2009 lên 163,5 triệu tấn, đạt 172,6 triệu tấn năm 2010/2011 và 176,8 triệu tấn năm 2011/2012 (Bảng 1. 3). Bảng 1. 3. Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu Đơn vị: triệu tấấn Năm N P2O5 K2O Tổng 2007/2008 100,8 38,5 29,1 168,4 2008/2009 98,3 33,8 23,1 155,3 2009/2010 102,2 37,6 23,6 163,5 2010/2011 104,3 27,6 172,6 2011/2012 107,5 40,6 41,1 28,2 176,6 Nguồn: Lê Quốc Phong(2011) Trong các nước tiêu thụ phân bón trên thế giới Trung Quốc là nước 10 tiêu thụ phân bón lớn nhất, tiếp đến Ấn Độ, Mỹ, Braxin… 46 nhóm 10 nước này chiếm trên 74% sản lượng tiệu thụ toàn cầu (Bảng 1.4). Bảng 1.4. Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu năm 2010/2011 Đơn vị: triệu tấấn Nước NO3 Nước P2O5 Nước K2 O Nước Tổng cộng Trung Quốc 34,10 Trung Quốc 11,70 Trung Quốc 5,30 Trung 51,10 Ân Độ 16,15 Ân Độ 8,00 Mỹ 4,26 Ân Độ Quốc 27,95 Mỹ Indonesia 11,93 Mỹ 3,99 Braxin 3,80 Mỹ 20,18 3,35 Braxin 3,30 Ân Độ 3,80 Braxin 9,80 Pakistan 2,93 Pakistan 0,80 Indonesia 1,05 Indonesia 4,90 Braxin 2,70 Úc 0,74 Malay sia 1,00 Pakistan 3,76 Pháp 2,12 Cannada 0,65 Pháp 0,48 Pháp 3,05 Canada 1,94 Thổ nhĩ kỳ 0,54 Đức 0,38 Cannada 2,91 Đức 1,70 Nga 0,54 Nga 0,35 Đức 2,33 Indonesia 0,50 Canada 0,32 Nga 2,26 1,38 Nga Tổng cộng 78,30 30,76 20,73 128,24 Nguồn: Lê Quốc Phong (2011) 1.2.4 Tình hình sử dụng phân bón tại Việt Nam Hình 1.1: Lượng và kim ngạch nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ 1/2015-4/2016 11 Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê (2016), nhập khẩu phân bón trong tháng 4/2016 ước đạt 350 nghìn tấn, kim nghạch đạt 100 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu phân bón đạt 1,3 triệu tấn, kim ngạch đạt 376,23 triệu USD, tăng 4,35% về lượng nhưng giảm 4,08% về kim nghạch so với cùng kì năm 2015. Việt Nam nhập khẩu phân bón từ 18 quốc gia trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường chính cung cấp cho nước ta, chiếm 50% tổng lượng phân bón nhập khẩu, đạt 472,5 nghìn tấn với trị giá 132,1 triệu USD. Tính riêng tháng 3/2016 đã nhập 224,4 nghìn tấn từ Trung Quốc trị giá 64,1 triệu USD, tăng 19,68% về lượng và tăng 22,98 về giá trị so với tháng 2/2016 (Tổng Cục Hải Quan, 2016). Lượng phân bón vô cơ được sử dụng trung bình trên 1 ha hiện nay tại Việt Nam vào khoảng 140-145 kg/ha, chỉ tương đương 50% so với Trung Quốc và 34% so với Hàn Quốc. Tuy nhiên so với Thái Lan hay Indonesia tỷ lệ phân bón bình quân/đơn vị diện tích của Việt Nam cao hơn khá nhiều (Cục Trồng Trọt, 2011). Theo báo cáo của Cục Trồng trọt năm 2011 thì đến năm 2015, nhu cầu phân bón của Việt Nam sẽ tăng lên tới 218kg/ha, tăng khoảng 40% so với năm 2011 (Cục Trồng Trọt, 2011). 1.2.5 Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường sinh thái và sức khỏe con người Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Tuy nhiên, không phải tất cả lượng phân bón trên được cho vào đất, được phun trên lá… cây sẽ hấp thụ hết để nuôi cây lớn lên từng ngày. Hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tùy theo giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn kali clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng (Nguyễn Văn Vinh, 2010). 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan