Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo công tác di dân, tái định cư trong giai đoạn hiện n...

Tài liệu đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo công tác di dân, tái định cư trong giai đoạn hiện nay

.PDF
131
118
75

Mô tả:

LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo công tác di dân, tái định cư trong giai đoạn hiện nay Mở ĐầU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đã và đang đặt ra những yêu cầu tìm kiếm các nguồn năng lượng phục vụ phát triển đất nước. Cũng như nhiều nước trên thế giới, nước ta đã và đang tìm kiếm các nguồn năng lượng điện theo nhiều cách khác nhau như: từ gió, từ sóng biển, từ việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, từ việc chế biến sản phẩm tự nhiên, nhất là việc xây dựng các nhà máy thủy điện. Bởi điện năng là một lĩnh vực quan trọng quyết định sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Năng lượng điện là một loại năng lượng sạch đóng góp ngày càng to lớn và sự phát triển kinh tế của loài người. Trong những năm qua cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhu cầu về điện năng liên tục tăng và tiếp tục được duy trì với mức độ cao trong nhiều năm và nhiều thế kỷ tới. Theo dự báo của Bộ Công thương, nhu cầu điện sản xuất ở Việt Nam là 294 tỷ kWh vào năm 2020 và 562 tỷ kWh vào năm 2030. Trong khi đó, khả năng cung cấp nhiên liệu từ các nguồn năng lượng sơ cấp của Việt Nam cho sản xuất điện năng chỉ đáp ứng được khoảng 230 tỷ kWh vào năm 2020 và 293 tỷ kWh vào năm 2030. Trước tình hình này, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng phát điện đang là sự lựa chọn tối ưu của Việt Nam, trong đó có việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình thủy điện được coi là một chiến lược quốc gia. Sau nhiều năm nghiên cứu, chủ trương xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La đã được Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ thống nhất xây dựng với phương án ba bậc trên sông Đà. Nhà máy Thủy điện Sơn La là công trình trọng điểm quốc gia đã và đang được đầu tư xây dựng tại tuyến Pá Vinh, xã ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Đây là bậc thứ hai của chủ trương xây dựng thủy điện trên sông Đà (Sau bậc thủy điện Hòa Bình, trước bậc thủy điện Lai Châu). Ngày 2 tháng 12 năm 2005, Đảng và Nhà nước ta chính thức phát lệnh khởi công xây dựng và ngăn Sông Đà để xây dựng Thuỷ điện Sơn La. Xây dựng công trình Thủy điện Sơn La có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng đặc biệt, đóng góp nguồn điện lớn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đề ra “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[17, tr.3]. Xây dựng công trình Thuỷ điện này là vận hội to lớn có tính lịch sử đối với các tỉnh Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng; là thời cơ lớn để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sắp xếp lại lao động dân cư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa Sơn La ra khỏi tình trạng tỉnh đặc biệt khó khăn, tạo lập các yếu tố cơ bản để phát triển nhanh hơn và bền vững trong những năm tiếp theo. Theo thiết kế, Thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam, đồng thời là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam á, xây dựng công trình này phải tiến hành công cuộc di dân, tái định cư có tổ chức lớn nhất ở nước ta cho tới thời điểm hiện nay. Xây dựng công trình Thủy điện Sơn La đặt ra cho tỉnh Sơn La yêu cầu, nhiệm vụ mới, to lớn và có tính lịch sử, vừa là thời cơ lớn nhưng cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức đã, đang và sẽ tác động mạnh đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đang trong tình trạng một tỉnh đặc biệt khó khăn. Cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo cho 88.279 hộ nghèo (chiếm 46,03% theo tiêu chí mới), tỉnh Sơn La phải tổ chức công tác di dân, tái định cư đến năm 2010 cho 12.479 hộ dân, đảm bảo di dân đến nơi ở mới an toàn, đúng tiến độ thi công xây dựng công trình; từng bước ổn định sản xuất, đời sống để người dân đến nơi ở mới có điều kiện sản xuất và đời sống tốt hơn nơi ở cũ. Di dân, tái định cư là nhiệm vụ mới, quan trọng, toàn diện và nhạy cảm, liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh, như: đất đai, phong tục, tập quán, tư tưởng, nhận thức, tâm lý dân tộc, môi sinh, môi trường, chế độ chính sách, đời sống, sản xuất, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội... Vì thế, công tác vận động di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La có vị trí đặc biệt quan trọng. Nhiệm vụ này phải bảo đảm thực hiện thống nhất, đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác di dân, tái định cư. Nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện phải phù hợp với tâm lý và nhận thức của đồng bào, để mỗi người dân hiểu sâu sắc về tầm quan trọng và sự hỗ trợ to lớn của Đảng và Nhà nước, lợi ích của đất nước, của tỉnh Sơn La và của đông đảo nhân dân khi xây dựng nhà máy thủy điện, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao để tổ chức di dân, tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch, đúng quy trình, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng thành công Nhà máy Thủy điện Sơn La. Từ những nhận thức trên đây, để nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt công tác di dân, tái định cư đáp ứng yêu cầu kế hoạch xây dựng thủy điện Sơn La, tác giả lựa chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Sơn La lónh đạo công tác di dân, tái định cư trong giai đoạn hiện nay” để làm luận văn Thạc sĩ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Công trình xây dựng Thủy điện Sơn La được các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan ngôn luận báo chí, xuất bản đặc biệt quan tâm. Từ trước thời điểm công trình chính thức đi vào xây dựng đã có nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, dự án nghiên cứu cấp Nhà nước, các bài viết tuyên truyền rộng rãi trên báo Đảng, tạp chí của Trung ương và nhiều địa phương trên cả nước đề cập đến công tác di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La, ví dụ như: 2.1. Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Sơn La - Nghị quyết số 44/2001-QH10, ngày 29/6/2001 Quốc hội (khóa X) quyết định chủ trương đầu tư xây dựng Dự án nhà máy thủy điện Sơn La. - Thông báo số 84-TB/TW ngày 22/10/2002 của Bộ Chính trị Kết luận về Dự án thủy điện Sơn La. Thông báo đã nêu chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về Dự án di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La. - Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La. Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về xây dựng Thuỷ điện Sơn La, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã có những văn bản, nghị quyết về vấn đề này, cụ thể: - Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 28/6/2003 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo công tác di dân tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La. - Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 17/9/2004 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về lãnh đạo công tác bồi thường di dân tái định cư Thủy điện Sơn La. - Quyết định số 57/2005/QĐ-UB ngày 9/5/2005 của ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành Cơ chế quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện dự án tái định cư Thủy điện Sơn La. 2.2. Sách - “Tỉnh Sơn La 110 năm 1895 – 2005”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, do Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La chỉ đạo biên soạn. Các tác giả đã tập trung giới thiệu những đặc điểm về địa lý, tự nhiên và các dân tộc anh em trên mảnh đất Sơn La và một số hoạt động kinh tế - xã hội khởi sắc trong những năm thực hiện đường lối đổi mới. - “Sơn La thế và lực mới trong thế kỷ XXI” của Thào Xuân Sùng (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Các tác giả đã giới thiệu những đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của Sơn La và các định hướng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như các ngành, lĩnh vực quan trọng của tỉnh Sơn La. - “Sau 4 năm thực hiện tái định cư Thuỷ điện Sơn La”, chuyên đề của Đài Tiếng nói Việt Nam ra ngày 19/11/2007. Chuyên đề đánh giá kết quả công tác đầu tư xây dựng dự án thành phần tại các khu, điểm tái định cư dự án Thuỷ điện Sơn La giai đoạn I (2003-2007). Tỉnh Sơn La đã phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư đáp ứng việc bố trí dân cư di chuyển theo kế hoạch. -“Nhà máy thủy điện Sơn La và công cuộc di dân, tái định cư” của Ban chỉ đạo Dự án bồi thường di dân, tái định cư tỉnh Sơn La. Nhà xuất bản Thương mại, Hà Nội, 12/2006. Cuốn sách đã nêu vị trí, tầm quan trọng và những lợi ích của việc xây dựng công trình Thủy điện Sơn La. Đặc biệt, cuốn sách còn tổng hợp các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ tỉnh Sơn La từ năm 2002 - 2006. Trong đó, chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở về phối hợp thực hiện công tác di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La. 2.3. Các bài báo, báo cáo và tạp chí - “Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra tiến độ xây dựng công trình thủy điện Sơn La và công tác di dân, tái định cư”, của tác giả Hà Bắc, đăng trên báo Sơn La số 4263, ra ngày 5/1/2008. Theo tác giả bài báo, qua công tác kiểm tra của đoàn công tác Chính phủ cho thấy công tác di dân, tái định cư là nhân tố quyết định đến tiến độ thi công Nhà máy thủy điện Sơn La, vì vậy cần có những biện pháp hiệu quả đẩy mạnh công tác di dân, tái định cư. - “Đẩy mạnh di dân tái định cư thủy điện Sơn La”, xã luận đăng trên Báo Sơn La, số 4222, ra ngày 11/9/2008. Bài xã luận đã khẳng định công tác di dân, tái định cư là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn đảng bộ tỉnh Sơn La hiện nay, vì vậy toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La phải nỗ lực hết mình để từ cuộc sống còn nhiều khó khăn đổi mới toàn diện thành cuộc sống tốt đẹp hơn. - “Nỗ lực cao trong công tác di dân, tái định cư Thuỷ điện Sơn La” của Quốc Tuấn, đăng trên báo Sơn La, số ra ngày 5/3/2008. Tác giả đã phản ánh các hoạt động của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân chuẩn bị và tiến hành công tác di dân, tái định cư cũng như không khí khẩn trương của nhân dân các dân tộc Sơn La theo lời kêu gọi, vận động của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước di chuyển đến quê hương mới. - “Di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La còn nhiều việc phải làm” của Mai Hương, đăng trên Báo Lao động, số ra ngày 10/12/2008. Bài viết đã đánh giá tổng quan một số kết quả đạt được trong công tác di dân trong 2 năm 2007 - 2008 của các chính quyền cơ sở thuộc tỉnh Sơn La, trong đó đề cập những khó khăn và nhược điểm trong công tác chỉ đạo. Tác giả bài viết chỉ ra rằng, chính quyền các địa phương cần tăng cường phối hợp, tìm các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giao đất, hướng dẫn người dân phát triển sản xuất, ổn định thu nhập để gắn bó với nơi ở mới. - “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm, kiểm tra tiến độ xây dựng công trình thủy điện Sơn La và công tác di dân tái định cư”, của tác giả Hà Bắc, đăng trên Báo điện tử Sơn La ngày 12/9/2009. Tác giả đã cho chúng ta biết sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với Sơn La về công tác di dân, tái định cư, để công trình hoàn thành đúng tiến độ cần có sự đầu tư động viên kịp thời không chỉ cho công trình mà đồng thời cả công tác di dân, tái định cư. - “Ngày xuân 2009 trên đại công trường” của hai tác giả Ngọc Lan và Thu Cúc, đăng trên báo Lao động ra ngày 23/1/2009. Hai tác giả đã phản ánh không khí lao động khẩn trương của công nhân Công trường nhà máy Thủy điện Sơn La, bằng tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân các hạng mục công trình sẽ đáp ứng yêu cầu tiến độ phát điện tổ máy số 1 vào năm 2010. - “Di dân tái định cư giải pháp nào?” của nhóm phóng viên Quốc phòng - An ninh, đăng trên Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 30/9/2007. Bài viết chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giải ngân chậm trễ dự án tái định cư thủy điện Sơn La là do trách nhiệm và năng lực của cán bộ yếu, công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án tái định cư chậm. Tác giả kiến nghị phải mở rộng dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia giám sát các khâu, các bước trong quy trình đầu tư xây dựng các dự án. - “Công các vận động di dân, tái định cư dự án Thuỷ điện Sơn La tại huyện Yên Châu kết quả bước đầu và bài học, kinh nghiệm”, Báo cáo điển hình về kết quả công tác vận động di dân, tái định cư tại huyện Yên Châu, 1 trong 10 điểm tái định cư của Đảng bộ tỉnh Sơn La. Báo cáo đã phản ánh các bước triển khai thích hợp, sự tham gia của các đoàn thể - chính trị xã hội trong công tác vận động di dân, tái định cư từ năm 2008 đến năm 2009 tại một đảng bộ huyện điển hình... Nhìn chung, các công trình, bài viết nêu trên đã phản ánh bức tranh sinh động về tiến độ thi công công trình Thủy điện Sơn La, tiến độ di dân, tái định cư tại các vùng, các điểm tái định cư, cuộc sống trên quê mới của đồng bào các dân tộc và sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với Sơn La. Các công trình, bài viết trên đã đề cập đến nhiều nội dung phong phú, ở nhiều góc độ phục vụ cho mục đích của mình. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình, bài viết nào đề cập một cách có hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định cư trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La, góp phần thực hiện thành công Dự án xây dựng Thuỷ điện Sơn La và thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bản tỉnh Sơn La. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Một là, khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Sơn La và chủ trương, kế hoạch xây dựng Thuỷ điện Sơn La của Đảng và Nhà nước. - Hai là, nghiên cứu, chỉ ra những nội dung cơ bản của công tác di dân, tái định cư của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay. - Ba là, nghiên cứu, chỉ ra những nội dung phương thức lãnh đạo cơ bản của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định cư. - Bốn là, đánh giá thực trạng quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định cư; chỉ ra nguyên nhân của thực trạng, rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn. - Năm là, đưa ra dự báo những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra đối với công tác di dân, tái định cư của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định cư hiện nay. - Sáu là, đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định cư của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định cư (bao gồm nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác di dân, tái định cư). - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quá trình lãnh đạo công tác di dân, tái định cư của Đảng bộ tỉnh Sơn La, trong đó luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và các huyện uỷ ở các huyện nằm trong chương trình, kế hoạch di dân tái định cư Thủy điện Sơn La, bao gồm cả nhân dân ở điểm đi và nhân dân ở điểm đến từ năm 2005 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận và thực tiễn: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở những nguyên lý của Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng và xây dựng Đảng, trong đó có những tư tưởng, quan điểm về công tác vận động quần chúng. Vận dụng các quan điểm, tư tưởng đó vào thực tiễn lãnh đạo công tác di dân, tái định cư của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp phương pháp lôgic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; tổng kết thực tiễn, khảo sát, thống kê, so sánh, đối chiếu... 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần xây dựng cơ sở lý luận về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định cư trong giai đoạn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng nhằm phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác tuyên truyền, vận động di dân, tái định cư của các cấp uỷ đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Sơn La; đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ đảng ở các địa phương khác trong quá trình lãnh đạo công tác di dân, tái định cư. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập ở các ban xây dựng Đảng của tỉnh ủy, trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các đoàn thể chính trị - xã hội ở các vùng tái định cư Thủy điện Sơn La. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương, 6 tiết. Chương 1 ĐảNG Bộ TỉNH SƠN LA LãNH ĐạO CÔNG TáC DI DÂN, TáI ĐịNH CƯ - NHữNG VấN Đề CƠ BảN Về Lý LUậN Và THựC TIễN 1.1. KHáI QUáT Về TỉNH, ĐảNG Bộ TỉNH SƠN LA Và CHủ TRƯƠNG, Kế HOạCH XÂY DựNG THUỷ ĐIệN SƠN LA 1.1.1. Khái quát về tỉnh và Đảng bộ tỉnh Sơn La 1.1.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Sơn La tác động tới công tác di dân, tái định cư Vị trí địa lý: Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.174 km2, chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu (252 km); phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình (135 km); phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên (85 km); phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, có chung đường biên giới Việt - Lào (250 km). Đặc điểm địa hình: Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700 m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực Sông Đà, Sông Mã, có hai cao nguyên là Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng. Tỉnh Sơn La nằm trên trục Quốc lộ số 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên cách Hà Nội 320 km. Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà xanh của Đồng bằng Bắc Bộ, với diện tích gần một triệu ha đất rừng đã và đang có vai trò to lớn về môi sinh, phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, điều tiết nguồn nước cho công trình Thuỷ điện Hoà Bình và công trình Thuỷ điện Sơn La. Đặc điểm khí hậu: Với vị trí địa lý cùng độ cao địa hình tạo nên những nét chung và riêng của khí hậu Sơn La, bên cạnh đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến của miền khí hậu Bắc Bộ, khí hậu Sơn La còn có những nét đặc thù. Đặc trưng khí hậu mùa hè ở Sơn La là cán cân bức xạ lớn, nắng nhiều, nhiệt độ cao, mưa nhiều và phần lớn là mưa dông. ảnh hưởng của bão dẫn đến mưa lớn nên độ ẩm khá cao. Gió Tây khô nóng thịnh hành suốt mùa hè, gây nhiều tác hại nhưng lại góp phần hạn chế sự tàn phá của gió bão. Mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nóng nhất là tháng 6 và tháng 7. Như vậy, thuộc tính khí hậu Sơn La là sự trùng hợp giữa mùa nóng và mùa mưa, sự phong phú về điều kiện nhiệt ẩm của mùa hè, đôi khi dẫn đến tình trạng nắng hạn gay gắt hoặc lũ lụt. Sự trùng hợp giữa mùa lạnh với mùa khô - đặc trưng bằng sự nghèo về điều kiện nhiệt, điều kiện ẩm, nhiều khi dẫn đến tình trạng rét hại và khô kéo dài. Đặc điểm tài nguyên: Sơn La có tiềm năng rất lớn về tài nguyên nước với 35 suối lớn; 2 sông lớn là sông Đà dài 280 km với 32 phụ lưu và sông Mã dài 90 km với 17 phụ lưu; 7.900 ha mặt nước hồ Hoà Bình và 1.400 ha mặt nước ao hồ. Mật độ sông suối 1,8km/km2 nhưng phân bố không đều, sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao, chia cắt sâu. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Mùa lũ thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm nhưng diễn ra sớm hơn ở các nhánh thượng lưu và muộn hơn ở hạ lưu. Có đến 65 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm tập trung trong mùa lũ này. Việc khai thác thế mạnh tài nguyên nước phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy, Sơn La có lợi thế rất lớn về tiềm năng Thuỷ điện. Đặc điểm hành chính lãnh thổ: Tỉnh Sơn La có 1 thành phố, 10 huyện, 206 xã, phường, thị trấn với 3.174 bản, tiểu khu, tổ dân phố, trong đó có 90 xã với 1.119 bản đặc biệt khó khăn được hưởng chương trình 135 giai đoạn 2 của Chính phủ. Thành phố Sơn La là một thành phố trẻ trực thuộc tỉnh mới được Chính Phủ ra quyết định thành lập trên cơ sở thị xã Sơn La vào tháng 10 năm 2008, thành phố có 6 phường với tổng diện tích: 330 km2, dân số: 74.132 người, mật độ dân số 225 người/km2. Huyện Bắc Yên nằm ở phía Đông của tỉnh, có 1 thị trấn và 13 xã. Huyện Bắc Yên có tổng diện tích tự nhiên 1.091 km2. Dân số: 49.518 người với mật độ dân số 45 người/km2. Huyện Sông Mã nằm ở phía Tây của tỉnh, có 1 thị trấn và 18 xã. Huyện Sông Mã có tổng diện tích tự nhiên 1.659 km2. Dân số: 111.214 người với mật độ dân số 67 người/km2. Huyện Sốp Cộp nằm ở phía Tây của tỉnh, có 1 thị trấn và 8 xã. Huyện Sốp Cộp có tổng diện tích tự nhiên 1.477 km2. Dân số: 34.798 người với mật độ dân số 24 người/km2. Huyện Mai Sơn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, có 1 thị trấn Hát Lót và 20 xã. Huyện Mai Sơn có tổng diện tích tự nhiên 1.410 km2. Dân số: 123.442 người với mật độ dân số 88 người/km2. Huyện Mường La nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, có 1 thị trấn và 16 xã. Huyện Mường La có tổng diện tích tự nhiên 1.408 km2. Dân số: 78.023 người với mật độ dân số 55 người/km2. Huyện Yên Châu nằm ở phía Nam của tỉnh, có 1 thị trấn và 14 xã. Huyện Yên Châu có tổng diện tích tự nhiên 844 km2. Dân số: 63.049 người với mật độ dân số 75 người/km2. Huyện Thuận Châu nằm ở phía Bắc của tỉnh, có 1 thị trấn, 28 xã. Huyện Thuận Châu có tổng diện tích tự nhiên 1.535 km2. Dân số: 133.656 người với mật độ dân số 87 người/km2. Huyện Quỳnh Nhai nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, có 1 thị trấn và 13 xã. Huyện Quỳnh Nhai có tổng diện tích tự nhiên 1.049 km2. Dân số: 63.803 người với mật độ dân số 61 người/km2. Huyện Mộc Châu nằm ở phía Nam của tỉnh, có 2 thị trấn: thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường Mộc Châu và 25 xã. Huyện Mộc Châu có tổng diện tích tự nhiên 2.025 km2. Dân số: 139.805 người với mật độ dân số 69 người/km2. Huyện Phù Yên nằm ở phía Bắc của tỉnh, có 1 thị trấn và 26 xã. Huyện Phù Yên có tổng diện tích tự nhiên 1.227 km2. Dân số: 103.547 người với mật độ dân số 84 người/km2. Đặc điểm kinh tế: Điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho Sơn La tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông - lâm sản, hàng hoá có lợi thế với quy mô lớn mà ít nơi có được như chè đặc sản chất lượng cao trên cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản. Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt Sơn La đã được các nhà khoa học đánh giá là một trong những địa bàn lý tưởng để phát triển bò sữa, bò thịt chất lượng cao. Bên cạnh đó, tiềm năng khí hậu, đất đai còn cho phép tỉnh phát triển các loại giống cây ăn quả ôn đới, nhiệt đới, á nhiệt đới với quy mô trên 30.000 ha. Một trong những đặc điểm nổi bật về kinh tế của tỉnh Sơn La đó là tài nguyên đất dồi dào, đặc điểm này rất thuận lợi cho công tác di dân, tái định cư nội tỉnh. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 1.412.500 ha, trong đó đất đang được sử dụng là 753.520 ha (chiếm 53,3% đất tự nhiên), so với cả nước tỷ lệ này là 97%, vùng Trung du miền núi phía Bắc là 56,14%. Diện tích đất đang sử dụng sẽ có thay đổi khi Thuỷ điện Sơn La hoàn thành vào năm 2015. Theo tính toán, Sơn La có 3 huyện bị ngập, tổng diện tích bị ngập khoảng 13.730 ha, trong đó có 6.321 ha đất nông nghiệp, đất rừng 2.451 ha, đất chưa sử dụng 7.214 ha. Như vậy, đến nay đất chưa sử dụng và sông suối trong toàn tỉnh còn rất lớn: 651.980 ha, chiếm 46,1% diện tích tự nhiên. Sơn La còn có tiềm năng để phát triển du lịch do có nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú, các mỏ suối nước khoáng nóng, vùng hồ sông Đà, các di tích lịch sử cách mạng như bảo tàng nhà tù Sơn La, văn bia Lê Thánh Tông, hang Chi Đảy có thể kết hợp với các tỉnh bạn để phát triển du lịch tổng hợp, nhất là vùng cao nguyên Mộc Châu có khí hậu mát mẻ giống như Đà Lạt. Sơn La là tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 73% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm, có các khu đặc dụng có giá trị đối với nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Hiện nay, diện tích rừng của Sơn La là 480.057 ha, trong đó rừng tự nhiên là 439.592 ha, rừng trồng 41.047 ha. Độ che phủ rừng đạt khoảng 40%, tỷ lệ này còn thấp so với yêu cầu - nhất là đối với một tỉnh có độ dốc lớn, mưa tập trung theo mùa, lại có vị trí là mái nhà phòng hộ cho đồng bằng Bắc Bộ, điều chỉnh nguồn nước cho Thuỷ điện Hoà Bình. Với đặc điểm kinh tế đó, Sơn La có nhiều tiềm năng để phát triển song lại thiếu nhiều nhân lực qua đào tạo để khai thác những tiềm năng, thế mạnh một cách có kế hoạch như việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp lớn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ. Đặc điểm này đòi hỏi cùng với việc tiến hành công tác di dân, tái định cư, phải tiến hành công tác đào tạo nhân lực, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dịch vụ kinh tế phát triển. Đặc điểm văn hóa - xã hội: Sơn La là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc bởi nơi đây là quê hương bản quán của các dân tộc cùng sinh sống gồm Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú, Sinh Mun, Dao, Tày, Hoa, La Ha, Mường, Lào, Kháng. 12 dân tộc anh em trên quê hương Sơn La đều có những di sản văn hóa truyền thống độc đáo của riêng mình. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân các dân tộc Sơn La đã sớm có truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng, tinh thần chống áp bức bóc lột, bảo vệ cuộc sống thanh bình. Từ thời vua Hùng, các dân tộc ở Sơn La đã chung lưng đấu cật xây dựng và bảo vệ đất nước. Các dân tộc Sơn La luôn gắn bó, đoàn kết với nhau và với nhân dân cả nước cùng làm chủ đất nước Việt Nam, 12 dân tộc cố kết một cách bền chặt để kiên quyết đẩy lùi và dập tắt mọi biểu hiện của khuynh hướng chia rẽ, tăng cường sức mạnh của cả cộng đồng và sức mạnh của mỗi dân tộc trong quá trình phát triển. Sức mạnh đó đã đẩy lùi mọi nguy cơ xâm lược qua các giai đoạn lịch sử và tô thắm truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La đã kế thừa truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, góp phần thực hiện thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La đang hăng hái thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đưa kinh tế Sơn La từng bước phát triển, hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước. Các dân tộc Sơn La đang ngày đêm lao động, sản xuất, nghiên cứu, học tập quyết tâm giữ vững độc lập chủ quyền đất nước và xây dựng Sơn La nhanh chóng thoát khỏi danh sách 7 tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nước. Tuy nhiên, về chất lượng giáo dục và an sinh xã hội, Sơn La là một trong những tỉnh kém phát triển so với hầu hết các tỉnh trong cả nước, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp bậc Trung học phổ thông năm học 2008 - 2009 xếp thứ 63/64 tỉnh thành (mới đạt 38,76% chỉ tiêu kế hoạch). Chính sách thu hút cán bộ giỏi chưa đạt hiệu quả cao. Đời sống của nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn, công tác chăm sóc sức khỏe chưa thực sự tốt, ở nhiều xã chưa có bác sĩ, bệnh viện cấp huyện thiếu phương tiện khám chữa bệnh hiện đại, vẫn còn nhiều tập tục hủ tục lạc hậu trong nề nếp lối sống của một bộ phận dân cư như di canh di cư tự do, tái trồng cây thuốc phiện, mê tín dị đoan, học và truyền đạo trái pháp luật, bảo thủ chưa hòa nhập với đời sống văn hóa mới tiến bộ. Chính vì vậy, khi chủ trương của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước về di dân, tái định cư đến với các cộng đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tư tưởng, tình cảm và tâm lý của đồng bào, không ít người đã không muốn chấp nhận rời bỏ quê hương, bản quán đã cư trú từ lâu đời đến nơi ở mới, nhất là việc di dân ngoại huyện. Hầu hết bà con chỉ muốn di vén tại huyện hoặc xã nơi đã và đang cư trú. Phong tục tập tập quán cũng như các mối quan hệ giữa các cộng đồng giữa các bản, giữa các xã trong một huyện rất bền chặt từ lâu đời, nó được ràng buộc bởi các quan hệ dòng họ, hôn nhân, huyết thống, dòng tộc, gia đình, quan hệ kinh tế... Song song đó là các nề nếp, tập quán quan hệ sản xuất gắn bó với thiên nhiên tại nơi ở cũ, đời sống của đồng bào các dân tộc hầu hết đều đã định cư lâu đời, làm ăn sinh sống trên vùng đất ven sông, ven suối có tập quán sản xuất, sinh hoạt văn hoá hàng trăm năm không dễ chấp nhận một cuộc sống tại nơi ở mới. Đặc điểm quốc phòng, an ninh: Sơn La là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc có chung 250 km đường biên giới với hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nước bạn Lào, trong đó có 24 cột mốc quốc giới, hai cửa khẩu quốc gia và 7 trạm kiểm soát tiểu ngạch thuộc địa bàn 19 xã của 5 huyện. Nhìn trên bản đồ, Sơn La là vùng đất phên dậu của Tổ quốc, giữ vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh. Những năm qua, tình hình khu vực biên giới của tỉnh diễn biến khá phức tạp. Các hoạt động di dịch cư tự do, xuất nhập cảnh trái phép, truyền và học đạo trái pháp luật, tranh chấp đất đai, mâu thuẫn dòng họ, tái trồng cây thuốc phiện và buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới ngày càng gia tăng. Do tác động của những luận điệu tuyên truyền, lôi kéo từ phía ngoại biên, một số đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã nội địa và các xã biên giới bị kẻ xấu lợi dụng móc nối, lôi kéo đã vượt biên trái phép sang Lào tham gia vào các hoạt động gây rối, chống phá nước bạn. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, các xã, bản đặc biệt khó khăn. Tình hình tội phạm do người nghiện ma túy gây ra trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng. Khái quát những đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đơn vị hành chính lãnh thổ, đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội và đặc điểm về quốc phòng an ninh, thấy rằng, Sơn La là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển toàn diện về kinh tế nông lâm nghiệp và dịch vụ. Sơn La giàu tài nguyên đất, tài nguyên rừng, với diện tích đất đai rộng rãi rất thuận lợi cho công tác di dân, tái định cư. Người dân Sơn La có truyền thống văn hóa tốt đẹp, đoàn kết, yêu nước, đây là yếu tố quan trọng để xây dựng nền quốc phòng an ninh biên giới miền Tây Bắc vững chắc. Sơn La được Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam tin tưởng giao nhiệm vụ di dân, tái định cư để xây dựng công trình trọng đại Nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam á, đồng thời để ổn định cuộc sống mới tốt đẹp hơn, từng bước khắc phục những khó khăn, thách thức và những điểm yếu của một tỉnh miền núi để vững bước đi lên trở thành một tỉnh phát triển mạnh. 1.1.1.2. Khái quát về Đảng bộ tỉnh Sơn La - Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ tỉnh Năm 1892, Toàn quyền Đông dương ra Nghị định thành lập một Tiểu quân khu trực thuộc Đạo binh quan 4. Thủ phủ của Tiểu quân khu này đặt tại Vạn Bú, nên gọi Tiểu quân khu Vạn Bú. Địa bàn của Tiểu quân khu Vạn Bú gồm: Phủ Vạn Yên với các châu: châu Mộc, Phù Yên và Phủ Sơn La với các châu Sơn La, châu Yên, Mai Sơn, Tuần Giáo, Điện Biên tất cả đều được tách ra từ tỉnh Hưng Hóa. Ngày 10/10/1895, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định bãi bỏ Tiểu quân khu Vạn Bú để chuyển thành tỉnh Vạn Bú, đồng thời nhập toàn bộ Tiểu quân khu phụ Lai Châu vào địa bàn tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ đặt tại Vạn Bú. Năm 1904 toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuyển tỉnh lỵ Vạn Bú từ Vạn Bú về Sơn La và đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La. Ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên vùng Tây Bắc, nhân dân các dân tộc Sơn La đã vùng lên chống lại áp bức, bóc lột. Cuộc đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc, diễn ra dưới mọi hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy hưởng ứng nghĩa quân Lường Xám (1914), nghĩa quân Pa Chay (1918) đánh Tây… Tuy các phong trào cuối cùng đều bị đàn áp, thất bại, song đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân, thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, tạo thành sức mạnh to lớn, cùng đứng lên chống kẻ thù xâm lược. Để tăng cường đàn áp cách mạng, uy hiếp nhân dân, thực dân Pháp đã mở rộng hàng loạt nhà tù, bắt giữ và giết hại hàng vạn chiến sĩ cách mạng và quần chúng yêu nước. Nhà tù Sơn La được chúng đổi tiên thành Ngục Sơn La. Trong những năm 1930 1935, thực dân Pháp liên tiếp đày lên đây 6 đoàn tù với tổng số 436 người; từ cuối năm 1939 đến cuối năm 1942, thực dân Pháp tiếp tục đày 7 đoàn tù chính trị lên, trong đó đa số là tù chính trị, nhiều đồng chí là ủy viên Trung ương, xứ ủy viên, tỉnh ủy viên như: Trịnh Đình Cửu, Trường Chinh, Lê Duẩn, Trần Văn Lan, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Việt Châu, Phạm Quang Lịch... Xuất phát từ yêu cầu phải thống nhất chỉ đạo hoạt động, đấu tranh trong nhà tù, cuối tháng 12/1939, một số đảng viên trong nhà ngục đã bí mật triệu tập hội nghị để thảo luận việc thành lập chi bộ đảng. Chi bộ lâm thời được thành lập gồm 10 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được cử làm Bí thư. Tháng 2/1940, chi bộ lâm thời được chuyển thành chi bộ chính thức, đồng chí Trần Huy Liệu được cử làm Bí thư, đồng chí Tô Hiệu được cử làm chi uỷ viên. Tháng 5/1940, Chi uỷ đã triệu tập Đại hội chi bộ để thảo luận, quyết định các chủ trương công tác. Đồng chí Tô Hiệu được bầu làm Bí thư chi bộ. Ban chi ủy có các đồng chí: Tô Hiệu, Trần Huy Liệu, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Trần Quốc Hoàn, Lê Thanh Nghị. Sự ra đời của chi bộ nhà ngục Sơn La đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc đấu tranh của tù chính trị ở Sơn La; đồng thời, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của phong trào cách mạng ở Sơn La. Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên ở Sơn La, vì thời kỳ này toàn tỉnh chưa có đảng viên và tổ chức cơ sở đảng. Chi bộ nhà ngục Sơn La ra đời đã thực sự trở thành cơ quan tổ chức, xây dựng cơ sở, lãnh chỉ đạo phong trào cách mạng ở địa phương, tạo tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Đảng bộ Sơn La sau này. Chi bộ nhà ngục Sơn La ra đời trong hoàn cảnh ở một tỉnh miền núi, giao thông đi lại khó khăn, cộng với sự kiểm soát gắt gao của kẻ thù nên hoạt động của chi bộ lúc này là bí mật và hoàn toàn tự động, bởi chi bộ vẫn chưa liên lạc được với Trung ương. Đến đầu năm 1942, một đoàn tù mới bị đày lên Sơn La trong đó có đồng chí Trần Đăng Ninh, đồng chí đã truyền đạt tinh thần Nghị quyết Trung ương Tám (5/1941) cho các đảng viên trong nhà tù về tình hình nhiệm vụ mới, nhờ đó đảng viên trong chi bộ nắm được sự chuyển hướng chiến lược của Đảng ta là tập trung đánh Pháp, đuổi Nhật, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền tiến tới xây dựng nền độc lập, tự do cho Tổ quốc. Bên cạnh đó, một số đồng chí mãn hạn tù về xuôi đã thu thập và bí mật gửi tài liệu quan trọng của Đảng cho chi bộ như Nghị quyết trung ương Tám, Điều lệ Việt Minh, tài liệu huấn luyện quân sự. Từ đây, chi bộ nhà ngục đã được Trung ương Đảng công nhận và được sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ Bắc kỳ, tạo ra một bước chuyển mới trong việc xây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức lực lượng ở địa phương, sẵn sàng chờ thời cơ đứng lên giành chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ nhà ngục Sơn La, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Sơn La mở rộng và phát triển, Sơn La đã cùng cả nước giành chính quyền thành công vào ngày 26/8/1945. Tháng 10 năm 1946, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Quyết Hội nghị thành lập chi bộ được tiến hành ở bản Hát Lót, xã Hát Lót, Châu Mai Sơn. Dự Hội nghị có 8 đảng viên. Đồng chí Trần Quyết được bầu làm Bí thư chi bộ. Cả tỉnh lúc này mới có một chi bộ nhưng phải gánh vác nhiệm vụ của một Đảng bộ địa phương, đồng chí Bí thư chi bộ đồng thời là Bí thư Tỉnh ủy, chỉ đạo mọi nhiệm vụ ở địa phương và liên lạc với cấp trên. Sự kiện thành lập chi bộ địa phương đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Sơn La (10/1946) là bước ngoặt căn bản trong lịch sử cách mạng ở Sơn La. Từ đây, nhân dân các dân tộc Sơn La có sự lãnh đạo, dìu dắt trực tiếp của Đảng bộ tỉnh. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc Sơn La cùng với nhân dân cả nước tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, xây dựng bản mường, tiến hành cuộc kháng chiến toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Sơn La đã củng cố xây dựng cơ sở, xây dựng thành công các lực lượng vũ trang và cơ sở chính trị, đẩy mạnh chiến tranh du kích, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với tác chiến của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, tạo ra sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, ngăn chặn có hiệu quả các cuộc tiến công lấn chiếm của địch, bảo vệ và phát triển khu căn cứ kháng chiến. Trong chiến dịch Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân Sơn La đã đóng góp một phần không nhỏ xương máu và vật chất cho chiến dịch toàn thắng. ở khắp nơi, bộ đội địa phương và dân quân du kích đều đi phục vụ chiến đấu và sát cánh tác chiến cùng bộ đội chủ lực, trực tiếp tham gia thu dọn chiến trường, phục vụ cáng thương, tiếp lương, tải đạn cho bộ đội chủ lực truy kích địch. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, Sơn La vững vàng vừa sản xuất, vừa chiến đấu góp phần đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc quê hương, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nội địa và biên giới; đồng thời dốc sức người, sức của chi viện cho cách mạng miền Nam và Lào giành thắng lợi hoàn toàn. Sau khi đất nước thống nhất, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ, Sơn La luôn coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao tinh thần giác ngộ cách mạng và ý thức đoàn kết giữa các dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số. Từng bước làm cho đồng bào các dân tộc miền núi thay đổi nếp sống du canh, du cư, tập tục lạc hậu, thực hiện định canh, định cư, có cuộc sống ổn định, hăng hái lao động sản xuất, hướng tới đời sống ấm no, nếp sống văn hóa mới, miền núi tiến kịp miền xuôi, dân tộc thiểu số bình đẳng với dân tộc đa số, kề vai sát cánh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, được sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, Ngành, đoàn thể ở Trung ương và các tỉnh bạn, tỉnh Sơn La đã vươn lên giành được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị, mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác và giao lưu quốc tế, đặc biệt quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Sơn La với tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Luông Phrabăng và các tỉnh phía Bắc của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày càng phát triển tốt đẹp bền vững, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển trong những năm tiếp theo. - Đặc điểm về tổ chức, đội ngũ cán bộ, đảng viên: Đảng bộ tỉnh Sơn La có 17 đảng bộ trực thuộc, trong đó có 10 đảng bộ huyện, 1 đảng bộ thành phố; 6 đảng ủy khối doanh nghiệp, trường học và chính dân đảng; 803 tổ chức cơ sở đảng; 4.265 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với tổng số 53.441 đảng viên. Trong 803 tổ chức cơ sở đảng, có 206 đảng bộ xã với trên 30.000 đảng viên; 12 đảng phường, thị trấn với 261 chi bộ trực thuộc, 5.012 đảng viên; 125 tổ chức cơ sở đảng khối doanh nghiệp với 131 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, 2.825 đảng viên; 340 tổ chức cơ sở đảng khối cơ quan với 6.484 đảng viên; 64 tổ chức cơ sở đảng đơn vị sự nghiệp với 1.744 đảng viên. Trong tổng số 53.441 đảng viên, đảng viên là người dân tộc Thái chiếm 47,1%; dân tộc Kinh 34,55%; dân tộc Mường 8,23%; dân tộc Mông 4%; dân tộc Dao 1,4% và các dân tộc khác. Đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII (2005 - 2010), toàn Đảng bộ đã kết nạp được 13.121 đảng viên, phát triển được đảng viên ở 318 cơ sở trước đó chưa có đảng viên (175 bản, 117 trường học, 26 trạm y tế). Năm 2006, Sơn La vẫn còn 89 bản chưa có đảng viên, 841 bản chưa có chi bộ. Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ các cấp của tỉnh đã có bước trưởng thành về số lượng và chất lượng. Tỉnh đã có quy hoạch cán bộ từ tỉnh đến huyện, thị và cơ sở. Trên cơ sở tiêu chuẩn đã đề ra, đội ngũ cán bộ từng bước được trẻ hoá ở tất cả các cấp, các ngành. Các cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và huyện, thành uỷ đều qua đào tạo về và chuyên môn, trong đó 100% có trình độ lý luận Mác - Lênin trung, cao cấp, trên 60% có trình độ đại học, cao đẳng và trên đại học. Đa số cán bộ cơ sở đã học xong chương trình lý luận sơ cấp và trung cấp. Các giám đốc doanh nghiệp Nhà nước và nhiều cán bộ công chức có trình độ đại học và cao đẳng. Trong thực tiễn công tác, cán bộ công chức đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng công việc. Đội ngũ cán bộ cơ sở của tỉnh đang từng bước được xây dựng và củng cố theo hướng chuẩn hoá. Những năm qua, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Ban Chấp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan