Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 201...

Tài liệu đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015

.PDF
127
47
64

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi Tr-êng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n ------------------------------------------------- §ç ThÞ TiÕn Thµnh §¶ng bé tØnh hßa b×nh l·nh ®¹o x©y dùng ®êi sèng v¨n hãa tõ n¨m 2006 ®Õn n¨m 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2016 §¹i häc quèc gia hµ néi Tr-êng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n ------------------------------------------------- §ç ThÞ TiÕn Thµnh §¶ng bé tØnh hßa b×nh l·nh ®¹o x©y dùng ®êi sèng v¨n hãa tõ n¨m 2006 ®Õn n¨m 2015 LuËn v¨n Th¹c sÜ chuyªn ngµnh LÞch sö §¶ng M· sè: 60220315 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. Lª ThÞ Minh H¹nh Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Lê Thị Minh Hạnh. Các số liệu, tài liệu tham khảo đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Đỗ Thị Tiến Thành LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của các ban ngành, tập thể, cá nhân. Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Minh Hạnh - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Khoa Lịch sử, Phòng tƣ liệu khoa Lịch sử, Thƣ viện Trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn các quý cơ quan: Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, Thƣ viện Tổng hợp Hòa Bình… đã giúp đỡ tôi trong công tác sƣu tầm, thu thập tài liệu. Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Đỗ Thị Tiến Thành MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 7 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 8 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 9 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 ........................10 1.1. Các yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình .................................................................................................. 10 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ................................................... 10 1.1.2. Thực trạng đời sống văn hóa ở tỉnh Hòa Bình trước năm 2006 .................... 15 1.2. Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2010 ......................................................................................................................... 19 1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình ......................................................... 19 1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình ..................................................................................................................... 23 Tiểu kết chương 1......................................................................................................... 38 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH .........................40 XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 ........................40 2.1. Chủ trƣơng về xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình ....... 40 2.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam ....................................................... 40 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình ......................................................... 42 2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Hòa Bình chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ................................................................................................................................... 43 2.2.1. Hoạt động chỉ đạo tuyên truyền cổ động, thông tin thư viện, đọc sách báo .. 48 2.2.2. Hoạt động chỉ đạo phong trào văn hóa nghệ thuật......................................... 51 2.2.3. Hoạt động chỉ đạo bảo tồn và phát huy di sản văn hóa .................................. 52 2.2.4. Hoạt động chỉ đạo xây dựng gia đình, làng xã, cơ quan, đơn vị văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội ..................................... 54 2.2.5. Hoạt động chỉ đạo thể dục thể thao ................................................................. 60 2.2.6. Hoạt động chỉ đạo xây dựng thiết chế văn hóa ............................................... 61 Tiểu kết chương 2......................................................................................................... 63 Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ................................................64 3.1. Một số nhận xét ................................................................................................... 64 3.1.1. Ưu điểm ............................................................................................................. 64 3.1.2. Một vài hạn chế................................................................................................. 82 3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................................ 86 KẾT LUẬN..........................................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................94 PHỤ LỤC ..........................................................................................................................106 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 1.1 Số lƣợng gia đình đạt gia đình văn hóa 3 năm liên tục 32 2 2.1 Hoạt động phục vụ bạn đọc của hệ thống thƣ viện 50 3 2.2 Hoạt động nghệ thuật quần chúng 51 4 2.3 Hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp 52 5 2.4 Số hộ gia đình đạt danh hiệu giá đình văn hóa 54 6 2.5 Số đám cƣới thực hiện theo nếp sống văn hóa 58 7 2.6 Số đám tang thực hiện theo nếp sống văn hóa 59 8 2.7 Số lễ hội đƣợc tổ chức trong tỉnh 60 9 2.8 Số cán bộ văn hóa tham gia bồi dƣỡng, nâng cao trình độ 62 3 Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh hun đúc nên phẩm chất cốt cách con ngƣời Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Nền tảng đó giúp cho nhân dân ta vƣợt qua bao khó khăn thử thách, đánh thắng mọi kẻ thù, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và nền độc lập. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của văn hóa, của việc xây dựng đời sống văn hóa, Đảng đã đề ra nhiều chủ trƣơng chính sách về văn hóa, coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội đƣợc thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Một trong những văn kiện có tính chiến lƣợc, đánh dấu sự phát triển tƣ duy lý luận của Đảng về văn hóa là Nghị quyết Hội nghị lần 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII (1998). Nghị quyết chỉ rõ: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng ngƣời từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cƣ, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con ngƣời, tạo ra trên đất nƣớc ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh xã hội công bằng văn minh tiến bƣớc vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết đƣa ra 5 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp lớn trong đó các giải pháp: phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, huy động mọi lực lƣợng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống dƣới, từ trong Đảng, cơ quan nhà nƣớc, các đoàn thể tích cực tham gia phong trào… vì mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh xã hội công bằng văn minh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng tiếp tục khẳng định: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. 4 Đại hội X của Đảng (2006) nhấn mạnh: tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lƣợng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế, xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Tiếp nối tinh thần đó, tại Đại hội XI (2011) Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Với đƣờng lối chủ trƣơng phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nƣớc, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã lãnh đạo nhân dân xây dựng đời sống văn hóa, góp phần tạo ra môi trƣờng văn hóa lành mạnh, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Những kết quả đạt đƣợc của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong việc lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, khẳng định sự đúng đắn của đƣờng lối chính sách xây dựng văn hóa của Đảng nói chung và Đảng bộ tỉnh Hòa Bình nói riêng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, trong lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở Hòa Bình còn có những hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa là cần thiết. Trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả công tác lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hòa Bình hiện nay. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 làm luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa đƣợc thực hiện trên phạm vi cả nƣớc. Có thể kể đến một số nhóm công trình tiêu biểu nhƣ: 5 Thứ nhất: Một số tác phẩm viết về đường lối văn hóa của Đảng: Đỗ Đình Hãng (1999), Lí luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb Văn hóa dân tộc; Đỗ Đình Hãng (2006), Tìm hiểu về đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phạm Duy Đức (2010), Đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam từ 1930 đến nay, Nxb Văn hóa thông tin… Ở những công trình này, các tác giả đã trình bày cụ thể những cơ sở hình thành quan điểm của Đảng về văn hóa, chủ trƣơng chính sách phát triển văn hóa ở nƣớc ta từ năm 1930 đến nay. Thứ hai: Những sách báo tạp chí viết về xây dựng đời sống văn hóa: Phạm Quang Nghị, Để văn hóa trở thành một động lực bên trong của sự phát triển, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, (Số 149); Nguyễn Trung Thu (1999), Thực hiện nghị quyết Trung ương 5 về cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Tạp chí tƣ tƣởng văn hóa, (Số 07); Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nước ta, Nxb Văn hóa thông tin; Nguyễn Khoa Điềm (2000), Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, (Số 4); Trung Đông (2002), Để có một phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Viện văn hóa, Hà Nội; Phạm Duy Đức (2010), Phát triển Văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, những vấn đề phương pháp luận, Nxb Văn hóa, Hà Nội … Trong những tác phẩm, bài viết này các tác giả làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, những hạn chế còn tồn tại từ đó đƣa ra một số phƣơng hƣớng giải pháp để đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa hiện nay. Thứ ba: Đối với tỉnh Hòa Bình, nghiên cứu về văn hóa có một số tác phẩm như: Nguyễn Thị Thanh Nga (2007), Văn hóa truyền thống một số tộc người ở Hòa Bình, Nxb Văn hóa dân tộc; Bùi Huy Vọng (2014), Làng Mường ở Hòa Bình, Nxb Văn hóa thông tin; Kỷ yếu hội thảo văn hóa dân tộc Mường tại Hòa Bình (9. 1993)… 6 Dù đã có nhiều tài liệu nói về đời sống văn hóa nhƣng đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015. Tuy nhiên, các công trình trên là nguồn tài liệu quý mà tôi có thể tham khảo để thực hiện luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong lãnh đạo, thực hiện đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng về xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh Hòa Bình từ năm 2006 đến năm 2015. Trên cơ sở đó đánh giá những ƣu điểm và hạn chế, từ đó đúc rút kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong những năm tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình tác động đến quá trình lãnh đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa. - Hệ thống hóa quan điểm, chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015. - Phân tích quá trình Đảng bộ tỉnh Hòa Bình chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015. - Đánh giá các thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hòa Bình từ năm 2006 đến năm 2015. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Chủ trƣơng, quá trình thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về xây dựng đời sống văn hóa và tình hình đời sống văn hóa tỉnh Hòa Bình dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Khái niệm đời sống văn hóa có nội hàm rất phong phú. Trong khôn khổ đề tài Luận văn Thạc sĩ, luận văn quan tâm đến những nội dung chủ yếu sau: Hoạt động truyên truyền cổ động, thông tin thƣ viện, đọc sách báo; Hoạt động 7 văn hóa nghệ thuật quần chúng; Hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa; Hoạt động xây dựng gia đình, làng xã, cơ quan đơn vị văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang và lễ hội; Hoạt động thể dục thể thao; Hoạt động xây dựng thiết chế văn hóa. - Về không gian: Tỉnh Hòa Bình (gồm 10 huyện và 01 thành phố) - Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2015 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tƣ liệu Nguồn tài liệu sử dụng làm luận văn bao gồm: - Các văn kiện của Đảng, Bộ chính trị, Ban bí thƣ về xây dựng văn hóa - Các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - Các báo cáo tổng kết, kết luận của tỉnh Hòa Bình - Các tác phẩm và công trình nghiên cứu về văn hóa của các tác giả, nhà nghiên cứu đã đƣợc công bố, các sách đã xuất bản, các bài đăng trên tạp chí khoa học. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng chủ yếu phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic, ngoài ra kết hợp với phƣơng pháp phân tích, so sánh, điều tra thực tế, đối chứng tài liệu… để làm sáng tỏ nội dung của đề tài. 6. Đóng góp của luận văn Hình thành hệ thống tƣ liệu về chủ trƣơng chính sách về xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình từ năm 2006 đến 2015. Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong việc xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh. Bƣớc đầu rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh, góp phần nâng cao chất lƣợng công tác này ở địa phƣơng. 8 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chƣơng. Chƣơng 1: Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2010. Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2011 đến năm 2015. Chƣơng 3: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2011 đến năm 2015. 9 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 1.1. Các yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội 73 km theo quốc lộ 6, Hòa Bình đƣợc cả thế giới biết đến là cái nôi của văn hóa Hòa Bình, vùng đất sinh sống của ngƣời Việt cổ cách đây hàng vạn năm. Hòa Bình là một tỉnh miền núi có vị trí địa lí quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi. Tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên 4.662,53 km2 phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Thanh Hóa. Từ năm 1896, địa giới của tỉnh Hòa Bình về cơ bản đã đƣợc ổn định. Sau năm 1954, các châu đƣợc chuyển thành đơn vị hành chính cấp huyện. Sau năm 1976, hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây sát nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1991, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa VIII đã quyết định điều chỉnh lại địa giới hành chính tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình Tỉnh Hòa Bình có 11 huyện, thành phố: Huyện Đà Bắc, Cao Phong, Kim Bôi, Mai Châu, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Lƣơng Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy và thành phố Hòa Bình với 210 xã, phƣờng, thị trấn. Hòa Bình là tỉnh có mạng lƣới giao thông đƣờng bộ và đƣờng thủy tƣơng đối phát triển so với các tỉnh trong vùng, trong đó có các tuyến đƣờng quốc gia quan trọng đi qua nhƣ đƣờng Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6, tuyến đƣờng cao tốc Hòa Bình đi Hòa Lạc - Hà Nội... Mạng lƣới giao thông phân bố khá đều khắp, kết nối Hòa Bình với các tỉnh trong khu vực và các địa phƣơng trong tỉnh khá thuận lợi. Địa hình Hòa Bình bị chia cắt phức tạp và có độ dốc lớn. Vùng núi cao hiểm trở nằm ở phía tây bắc tỉnh chiếm 46% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với độ cao trung 10 bình 600 - 700m so với mặt nƣớc biển. Phía đông nam tỉnh là vùng núi thấp chiếm 54% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 100 - 200m so với mực nƣớc biển. Trên dải cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ - Lai Châu đến bờ biển tỉnh Ninh Bình, hoạt động catxtơ hóa đã tạo ra các bồn địa giữa núi có điều kiện cƣ trú thuận lợi, hình thành nên các xứ Mƣờng trù phú, thƣờng đƣợc ngƣời Mƣờng ca tụng “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” (nay thuộc địa phận các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong và Kim Bôi). Tỉnh Hòa Bình có mạng lƣới sông, suối phân bố khắp trên tất cả các huyện, thành phố. Nguồn cung cấp nƣớc lớn nhất của Hòa Bình là sông Đà chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài 151 km. Hồ Hòa Bình với diện tích mặt nƣớc khoảng 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3, ngoài nhiệm vụ cung cấp nƣớc cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình phát điện còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và cung cấp nƣớc cho vùng Đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, Hòa Bình còn có 3 con sông lớn nữa là sông Bôi, sông Bƣởi và sông Bùi, cùng khoảng 1.800 ha ao hồ, đầm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Đây cũng nơi trữ nƣớc, điều tiết nƣớc và nuôi trồng thủy sản tốt. Hòa Bỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 60%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9 và khoảng 75% vào tháng 11, tháng 12, thuận lợi cho cây trồng vật nuôi sinh trƣởng và phát triển. Tuy nhiên khí hậu Hòa Bình có sự bất thƣờng trong thời tiết nhƣ: mƣa, nắng trái quy luật nhƣ thƣờng gặp ở miền bắc Việt Nam. Đây cũng là những hạn chế cho hoạt động sản xuất và đời sống. Rừng Hòa Bình có nhiều loại gỗ, tre, bƣơng, luồng, cây dƣợc liệu quý nhƣ dứa dại, xạ đen, củ bình vôi... Động vật rừng có một số loài thú nhƣ: Gấu, lợn rừng, khỉ, cày, cáo, rùa núi, nai rừng nhƣng số lƣợng không lớn. Ngoài ra các khu vực rừng phòng hộ, phần lớn diện tích rừng trồng thuộc các dự án trồng rừng kinh tế hiện nay đã đến kỳ khai thác và tiếp tục đƣợc trồng mới mở rộng diện tích, hứa hẹn khả năng xây dựng các nhà máy chế biến quy mô lớn. 11 Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Hòa Bình, từ điều kiện về khí hậu, tài nguyên… đã tạo cho tỉnh nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với truyền thống lao động cần cù sáng tạo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, chủ trƣơng chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, những điều kiện về địa lí, tự nhiên sẽ góp phần tạo nên chuyển biến tích cực cho Hòa Bình trên mọi phƣơng diện nhằm thực hiện mục tiêu: Dân giàu, tỉnh mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. 1.1.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội Căn cứ vào yêu cầu khách quan đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và nguyện vọng của nhân dân, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (8 - 1991) quyết định chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Ngày 1/10/1991, tỉnh Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Sau khi chia tỉnh, Hòa Bình là một trong những tỉnh nghèo nhất nƣớc; đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn; cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, cán bộ các ngành ở tỉnh thiếu trầm trọng (chỉ có 200/500 cán bộ cần thiết ban đầu), kinh tế chủ yếu là nông lâm - nghiệp và còn mang nặng tính tự cấp tự túc, công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ quá nhỏ bé, sơ sài, lạc hậu… Sau hơn 20 năm phát triển, tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 đạt 9.1%. Kinh tế Hòa Bình tăng trƣởng ổn định. Tuy nhiên, hiện nay quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, chất lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh còn thấp. Chƣa phát huy tốt lợi thế về mặt địa lý là tỉnh tiếp giáp với thành phố Hà Nội, tổ chức sản xuất chậm đổi mới, hiệu quả chƣa cao. Sự phát triển kinh tế cũng đặt ra nhu cầu lớn về phát triển văn hóa thông tin. Với cơ cấu kinh tế đang chuyển sang phát triển công nghiệp dịch vụ, nhu cầu phát triển văn hóa cũng có sự thay đổi nhƣ: nhu cầu xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa hiện đại, nhu cầu văn hóa cho các khu dân cƣ, các loại hình văn hóa nghệ thuật mới, nhu cầu giao lƣu thông tin, luyện tập thể dục thể thao. Năm 2000 dân số Hòa Bình là 794.900 ngƣời, năm 2012 là 832.534 ngƣời. Theo số liệu điều tra, cộng đồng dân tộc Hòa Bình có khoảng trên 10 dân tộc, trong 12 đó có 6 dân tộc có số dân đông nhất là Mƣờng, Kinh, Thái, Tày, Dao, Hmông. Dân tộc Mƣờng chiếm 63% dân số toàn tỉnh (chiếm 84.3% đến 90.2% dân số các huyện). Dân tộc kinh chiếm 31% dân số toàn tỉnh, còn lại là các dân tộc khác, sinh sống ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Đa phần dân số trong độ tuổi lao động. Quy mô dân số và lực lƣợng lao động của tỉnh sẽ đặt ra nhu cầu lớn về đời sống văn hóa, đặc biệt là loại hình văn hóa công cộng, loại hình văn hóa nghệ thuật mới và thông tin. Hòa Bình tự hào là quê hƣơng của nền văn hóa Hòa Bình - nền văn hóa của cƣ dân nông nghiệp sơ khai cách đây hàng vạn năm, đánh dấu bƣớc ngoặt quan trọng trong tiến trình hình thành, phát triển của loài ngƣời. Từ nền văn hóa Hòa Bình qua nền văn hóa Bắc Sơn đến Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn in đậm dấu ấn tại nhiều di chỉ khảo cổ trên đất Hòa Bình, chứng tỏ cƣ dân trên đất Hòa Bình đã góp phần xây dựng nền văn minh nông nghiệp của đất Việt. Các dân tộc tụ cƣ trên đất Hòa Bình có sắc thái văn hóa riêng, thể hiện qua nhiều phƣơng diện: kho tàng văn học dân gian, dân ca, các lễ hội truyền thống, trang phục… Song nhân dân các dân tộc miền núi đều có đặc trƣng chung là cần cù lao động, nghị lực, thật thà, chân chất, giàu lòng nhân ái và mến khách. Cùng chung sức đồng lòng với nhân dân cả nƣớc trong tiến trình hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, lại sống ở địa bàn có vị trí quan trọng, địa thế hiểm yếu nên nhân dân các dân tộc Hòa Bình có truyền thống yêu nƣớc đấu tranh rất lâu đời. Ngay từ những năm đầu công nguyên, nhiều thủ lĩnh và nhân dân trong vùng đã tham gia cuộc khởi nghĩa của hai bà Trƣng chống quân xâm lƣợc Đông Hán khi hai bà Trƣng lập căn cứ huyện Lƣơng Sơn. Tiếp đó nhân dân Hòa Bình đã có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân Minh vào thế kỷ XV, chống quân Mãn Thanh thế kỷ XVIII. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hòa Bình đã cùng nhân dân cả nƣớc chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Không chỉ có truyền thống yêu nƣớc chống giặc ngoại xâm, nhân dân Hòa Bình còn có truyền thống đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của triều đình phong kiến thối nát. Đất Hòa Bình từng là căn cứ của các cuộc khởi nghĩa nông dân do 13 Phùng Tuân, Phùng Chƣơng lãnh đạo (nửa cuối thế kỷ XV), cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dƣơng Hƣng (nửa đầu thế kỷ XVIII), khởi nghĩa của Lê Duy Lƣơng (nửa cuối thế kỷ XIX). Ngƣời Hòa Bình có đời sống văn hóa tinh thần phong phú với sự đan xen các sắc thái văn hóa của nhiều dân tộc. Hòa Bình đƣợc gọi là tỉnh Mƣờng với đúng nghĩa đen của nó để chỉ nơi tập trung sinh sống đông đảo nhất của ngƣời Mƣờng. Nói đến văn hóa Hòa Bình không thể không nói đến văn hóa của ngƣời Mƣờng. Một trong những giá trị văn hóa đặc sắc nhất của ngƣời Mƣờng Hòa Bình phải kể đến Mo Mƣờng. Mo Mƣờng là áng sử thi không chỉ nói về sinh hoạt cộng đồng của ngƣời Mƣờng trƣớc sự chia lìa vĩnh viễn của một thành viên trong Mƣờng, mà còn bao gồm cả một triết lý sống, lịch sử hình thành và phát triển của bộ tộc Mƣờng, cũng nhƣ những tâm tƣ tình cảm khát vọng cháy bỏng của những con ngƣời đã và đang sinh sống trên vùng đất này. Nói đến văn hóa Hòa Bình không thể không kể đến các dân tộc khác đã sinh sống ở đây. Có thể nói đến các điệu dân ca Thái, đặc biệt là các điệu xòe và sử thi đồ sộ Ẳm ệt, các sinh hoạt lễ nghi phong phú của ngƣời Dao, điệu khèn say đắm lòng ngƣời của ngƣời Hmông… Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đƣợc bảo tồn và phục hồi. Sự phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống cho thấy sự đặc sắc của văn hóa Hòa Bình và sự coi trọng những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Điều này góp phần tạo nên sự phong phú cho đời sống văn hóa, đồng thời là nhân tố tích cực trong xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng môi trƣờng xã hội lành mạnh. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đã tạo nên một số đặc thù tác động vào quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hòa Bình là: Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, là tỉnh có vị trí chiến lƣợc, có nhiều công trình kinh tế quốc phòng quan trọng. Là một tỉnh miền núi, trình độ phát triển kinh tế của Hòa Bình chƣa cao, còn có nhiều hạn chế về tiềm lực đầu tƣ cho phát triển. Về cơ bản, Hòa Bình vẫn là một 14 tỉnh có cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, đang chuyển dịch sang hƣớng công nghiệp và dịch vụ, tốc độ đô thị hóa còn chậm. Kết cấu kinh tế xã hội này đã quy định những điều kiện và đặc điểm của quá trình xây dựng đời sống văn hóa trong tỉnh. Hòa Bình là cái nôi của văn hóa Việt - Mƣờng cổ, là một trong số ít vùng đất có nền văn hóa lâu đời ở Việt Nam, vùng đất chứa đựng nhiều nét văn hóa, những tập quán đặc sắc của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, là cơ sở để bảo tồn xây dựng phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, hệ thống sông, hồ, rừng, các di sản vật thể và phi vật thể phong phú, Hòa Bình có thể xây dựng đƣợc bản sắc, sự khác biệt về mặt văn hóa và du lịch, góp phần xây dựng cốt cách văn hóa của con ngƣời Hòa Bình, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 1.1.2. Thực trạng đời sống văn hóa ở tỉnh Hòa Bình trước năm 2006 Trong xây dựng đời sống văn hóa, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã có những chỉ đạo sát sao nhằm từng bƣớc xóa bỏ những tàn dƣ lạc hậu của chế độ cũ để lại và dần xác lập những yếu tố mới của nền văn hóa XHCN. Thời kì chung tỉnh Hà Sơn Bình, Đại hội đại biểu tỉnh Hà Sơn Bình lần I (1977) đã xác định phƣơng hƣớng nhiệm vụ 2 năm 1977 - 1978 và đến năm 1980 là: “Tăng cƣờng đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc… tiến hành mạnh mẽ và đồng thời ba cuộc cách mạng… Phấn đấu xây dựng Hà Sơn Bình thành tỉnh giàu đẹp và kiên cƣờng cách mạng” [6, tr. 498]. Đại hội nhấn mạnh trong 2 năm 1977 - 1978, phấn đấu đạt các mục tiêu cơ bản, trong đó phải “Cải thiện một bƣớc đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động”. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Sơn Bình lần II (1979) tiếp tục xác định mục tiêu nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đến năm 1980, công tác văn hóa và thông tin cổ động có bƣớc phát triển, từng bƣớc góp phần xây dựng nền văn hóa mới, gia đình văn hóa mới và con ngƣời mới XHCN. Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa mới, cải tạo phong tục tập quán cũ và xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan đƣợc các cấp ủy Đảng chính quyền và đoàn thể quan tâm lãnh 15 đạo. Tuy nhiên, trƣớc tình hình sản xuất và đời sống nhân dân có khó khăn, hiện tƣợng tiêu cực có chiều hƣớng phát triển nhƣ mê tín dị đoan, đánh bạc… Để khắc phục các hiện tƣợng tiêu cực, ngày 06/2/1980 Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 03-CT/TU về “Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống mới” nhằm xây dựng cuộc sống mới, con ngƣời mới XHCN. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã xác định trƣớc mắt thực hiện tốt hai nội dung: Xây dựng nếp sống lao động mới và đƣa cái đẹp vào cuộc sống; thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị 244 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng và Quyết định số 56 của Chính phủ, xây dựng nếp sống mới trong việc cƣới việc tang. Quán triệt Chỉ thị của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy, trong năm 1980, Ban vận động nếp sống văn hóa mới đƣợc thành lập. Các huyện đã nghiên cứu bàn bạc, ra nghị quyết, đồng thời triển khai công tác này một cách tích cực. Từ năm 1981 - 1985, dù đời sống nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình rất khó khăn, song các mặt văn hóa, xã hội vẫn đạt đƣợc những bƣớc tiến quan trọng. Công tác văn hóa - thông tin, báo chí, truyền thanh đã tập trung vào tuyên truyền giải thích những chủ trƣơng, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc mới ban hành, giáo dục nhân dân nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các luận điệu chiến tranh tâm lí của địch, phê phán các hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội. Năm 1981, toàn tỉnh có 18 đài truyền thanh huyện, thị xã, 150 đài cơ sở, 126 đội thông tin lƣu động. Ở các huyện miền núi Hòa Bình có trên 6000 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới [6, tr. 551]. Phong trào thể dục thể thao có nhiều cố gắng. Các môn vật, bóng đá, bóng bàn… đƣợc nhiều ngƣời tham gia luyện tập. Những thành tích trên lĩnh vực văn hóa từ 1981 đến 1985 khẳng định những biến đổi tích cực, sâu sắc trong đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Sơn Bình, góp phần tạo nên những con ngƣời mới trong lao động sản xuất và chiến đấu. Những năm 1986 - 1991, các hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền và phát thanh đƣợc chỉ đạo tập trung vào phục vụ 3 chƣơng trình kinh tế lớn, xây dựng nếp sống văn hóa mới, đấu tranh chống tiêu cực… Hai năm một lần, tỉnh tổ chức thành công ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc, các hội diễn văn nghệ quần chúng; tổ chức và tham gia các triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa. Các huyện thị 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan