Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ huyện mai sơn ( sơn la) lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 1996 đến năm ...

Tài liệu đảng bộ huyện mai sơn ( sơn la) lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 1996 đến năm 2010

.PDF
111
122
64

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- ĐẶNG HỒNG THƢƠNG ĐẢNG BỘ HUYỆN MAI SƠN (SƠN LA) LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- ĐẶNG HỒNG THƢƠNG ĐẢNG BỘ HUYỆN MAI SƠN (SƠN LA) LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Tố Lƣơng Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS Hồ Tố Lƣơng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn toàn thể thầy, giáo trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thƣ viện trƣờng, các thầy cô và các bạn trong tập thể lớp cao học Lịch sử Đảng QH-2013 đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này.. Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình em học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Tác giả luận văn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của cô PGS.TS Hồ Tố Lƣơng. Các số liệu, kết quả trong luận văn hoàn toàn trung thực. Tôi xin cam đoan những điều trên đây hoàn toàn là sự thật. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sơn La, tháng 1/2016 Tác giả khóa luận Đặng Hồng Thƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn .............................................. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 5 6. Đóng góp của luận văn. ............................................................................. 6 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 6 Chƣơng 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000 . 7 1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Mai Sơn đối với xóa đói giảm nghèo ........................................................................... 7 1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội..................................................... 7 1.1.2. Thực trạng công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện Mai Sơn trƣớc năm 1996 ................................................................................................... 12 1.2. Quá trình lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Mai Sơn từ năm 1996 đến năm 2000 .............................................................................. 15 1.2.1. Chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo của Đảng ..................................... 15 1.2.2. Chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Sơn La và Đảng bộ huyện Mai Sơn ..................................................................................... 18 1.2.3. Quá trình lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Mai Sơn từ năm 1996 đến năm 2000 ............................................................... 22 1.2.4. Kết quả xóa đói, giảm nghèo từ năm 1996 đến năm 2000 ............. 27 Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN MAI SƠN ĐẨY MẠNH LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 .................. 33 2.1. Quá trình lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Mai Sơn từ năm 2001 đến năm 2005 ........................................................... 33 2.1.1. Chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo của Đảng ................................... 33 2.1.2. Chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Sơn La và Đảng bộ huyện Mai Sơn ..................................................................................... 34 2.1.3. Quá trình lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của huyện Mai Sơn từ năm 2001 đến năm 2005 ........................................................................ 38 2.1.4. Kết quả xóa đói, giảm nghèo giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 .. 43 2.2. Quá trình lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Mai Sơn từ năm 2006 đến năm 2010 ........................................................... 47 2.2.1. Chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo của Đảng .................................... 47 2.2.2. Chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Sơn La và Đảng bộ huyện Mai Sơn ..................................................................................... 49 2.2.3. Quá trình lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của huyện Mai Sơn từ năm 2006 đến năm 2010 ............................................................... 58 2.2.4. Kết quả xóa đói, giảm nghèo từ năm 2006 đến năm 2010 ............. 67 Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................ 74 3.1. Nhận xét ................................................................................................ 74 3.1.1. Ƣu điểm .......................................................................................... 74 3.1.2. Hạn chế ........................................................................................... 79 3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu................................................................. 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghèo đói đang là vấn đề xã hội bức xúc, là sự thách thức, cản trở lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia khu vực và toàn bộ nền văn minh của nhân loại. Chính vì vậy,vấn đề nghèo đói đã và đang là một trận tuyến nóng bỏng mà hầu nhƣ quốc gia nào cũng quan tâm. Đó là vấn đề mang tính toàn cầu thu hút nỗ lực chung của quốc tế. Đối với Liên Hợp Quốc thì một trong những vấn đề quan trọng nhất hiện nay để phát triển kinh tế xã hội là vấn đề xóa đói, giảm nghèo và để giải quyết đƣợc vấn đề này, Liên Hợp Quốc đã lấy năm 1996 làm mốc thực hiện xóa đói giảm nghèo trên phạm vi toàn cầu. Đất nƣớc đã bƣớc sang thế kỷ 21 hơn một thập kỷ. Hơn một thập kỷ qua với sự cố gắng, nỗ lực của Đảng và Nhà nƣớc, những dự án đầu tƣ, những chƣơng trình đầu tƣ cho vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì vấn đề nghèo đói đã phần nào đƣợc giải quyết. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận đó là nƣớc ta còn quá nghèo. Cái nghèo đói đƣợc phản ánh từ những cái cụ thể nhất. Đó là miếng ăn manh áo, những nhu cầu cơ bản nhất của con ngƣời. Con ngƣời nếu không đạt đƣợc những điều cơ bản đó họ sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới những điều to lớn và tốt đẹp hơn. Theo những thống kê mới nhất, đất nƣớc ta có khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, 70% dân số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. (Tính đến hết năm 1997 cả nƣớc vẫn còn khoảng 2,65 triệu hộ nghèo đó –chiếm tỷ lệ 17,7%; có 1498 xã có tỷ lệ nghèo đói từ 40% trở lên; 1168 xã thiếu cơ sở hạ tầng (điện, đƣờng, trƣờng, trạm, chợ) trong đó 2/3 số xã ở miền núi và 90% số ngƣời nghèo sống ở nông thôn [12,tr.23]. Đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy Việt Nam sẽ phải tiếp tục làm gì? Sẽ phải có kế hoạch ra sao? Để có thể “sánh vai với các cƣờng quốc năm châu” nhƣ di ƣớc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1 Xóa đói, giảm nghèo, làm giàu một cách chính đáng là một trong những chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Đó chính là một trong những vấn đề cơ bản của cuộc sống xã hội hƣớng vào phát triển con ngƣời nói chung và ngƣời nghèo nói riêng. Tạo cơ hội cho họ hòa nhập vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Mai Sơn là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, tổng diện tích tự nhiên là 142.821 ha, với 21 xã và một thị trấn, có 6 anh em dân tộc cùng nhau sinh sống. Với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng còn chƣa đầy đủ nên đời sống của nhân dân còn rất thấp, đói nghèo còn diễn ra ở khắp địa bàn trên huyện. ` Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, sự quan tâm giúp đỡ của Trung ƣơng, của tỉnh từ chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo và sự cố gắng của toàn thể nhân dân trong huyện. Công tác xóa đói, giảm nghèo đã đạt đƣợc kết quả nhất định. Tuy nhiên, đói nghèo vẫn là một “nạn dịch” của huyện, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, ngƣời dân phải sống trong cảnh hết sức túng thiếu. Đói nghèo ở huyện Mai Sơn đang là một vấn đề bức xúc cần đƣợc quan tâm giải quyết. Do vậy, xóa đói, giảm nghèo đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mai Sơn nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. Vì sự phát triển của huyện, của tỉnh chính là góp phần vào sự phát triển của đất nƣớc. Vì vậy, việc tìm hiểu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Mai Sơn trong công tác xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1996 -2010 để thấy đƣợc những thành tựu, hạn chế qua đó rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển xóa đói, giảm nghèo trong thời gian tới là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và lí luận. 2 Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: Đảng bộ huyện Mai Sơn (Sơn La) lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 1996 đến năm 2010 để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Công tác xóa đói, giảm nghèo là chủ trƣơng lớn của Đảng nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Vì vậy, vấn đề này đã đƣợc nhiều tác gia nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau. Mỗi một công trình nghiên cứu tìm hiểu vấn đề nghèo đói ở một góc cạnh khác nhau. Sau đây là một số công trình đã đƣợc xuất bản. 2.1. Các công trình nghiên cứu chung về vấn đề xóa đói, giảm nghèo Cuốn “Vấn đề xóa đói giảm nghèo của nông thôn nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Hằng, Trần Đình Hoan, Bùi Trọng Thành, (1997), Nxb Lao động- Xã hội đã nghiên cứu vấn đề nghèo đói ở các chế độ xã hội và nƣớc ta, nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mục tiêu lý tƣởng của chế độ xã hội chủ nghĩa, và nêu tính tất yếu khách quan của vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nƣớc ta hiện nay. - Tác phẩm “Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam” (2001) của Chu Quang Tiến, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội đã chỉ ra thực trạng đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam, ngoài ra cuốn sách còn chỉ ra những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo. - Cuốn “Chính sách xóa đói giảm nghèo – thực trạng và giải pháp”(2013) của PGS.TS. Lê Quốc Qúy, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội (2013). Nghiên cứu hệ thống các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ trƣớc đến nay và đƣa ra những giải pháp pháp để thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. 3 2.2. Các công trình nghiên cứu về xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương Nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học đã nghiên cữu vấn đề xóa đói giảm nghèo nhƣ: Ma Thị Tuyền “Qúa trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo cuả Đảng ở tỉnh Cao bằng từ năm 2001 đến 2010”, (Luận văn thạc sỹ lịch sử Đảng,trƣờng Đại học khoa học xã hội và Nhân Văn); Trần Thị Xoa “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 1997 đến năm 2010”, (Luận văn thạc sỹ Lịch sử Đảng, trƣờng Đại học khoa hoc xã hội và Nhân văn); Lƣơng thị Thuần (2011), (Qúa trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng ở Tỉnh Yên bái từ năm 1996 đến 2010” (Luận văn thạc sỹ khoa Lịch Sử, Đại học khoa học xã hội và nhân văn. 2.3. Các công trình nghiên cứu về công tác xóa đói, giảm nghèo Tỉnh Sơn La Cầm Văn Tâu: “Một số giải pháp tăng cường đầu tư xóa đói giảm nghèo ở Sơn La” nội dung chủ yếu của khóa luận này nói về vấn đề nghèo đói của tỉnh Sơn La và đƣa ra một số giải pháp cho công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn rất nhiều các tài liệu, các bài viết quý giá về công tác xóa đói, giảm nghèo. Tất cả những tài liệu trên giúp tôi thêm có cái nhìn sâu sắc mọi khía cạnh về công tác xóa đói, giảm nghèo. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn 3.1. Mục đích nghiên của đề tài: Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Mai Sơn quán triệt và vận dụng những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc lãnh đạo, chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo trên thực tiễn huyện Mai Sơn từ năm 1996 đến năm 2010. 4 Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện đối với công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 1996 đến năm 2010. Qua đó rút ra những kinh nghiệm cụ thể để vận dụng vào giai đoạn cách mạng tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Hệ thống quan điểm chủ trƣơng của Đảng và Đảng bộ tỉnh Sơn La về xóa đói, giảm nghèo. Luận văn trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Mai Sơn từ năm 1996 đến năm 2010. Đánh giá những thành tựu, hạn chế từ công tác lãnh đạo xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Mai Sơn trên địa bàn huyện. Từ đó, đúc kết ra những kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chủ trƣơng và các biện pháp chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Mai Sơn trong thời gian từ 1996 đến năm 2010 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Mai Sơn về công tác xóa đói giảm nghèo - Về không gian: là huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. - Phạm vi thời gian: từ năm 1996 đến 2010. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu tác giả có đề cập đến một số nội dung trƣớc năm 1996 và sau năm 2010 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu. - Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng Sản Việt Nam. 5 - Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Sơn La và Đảng bộ huyện Mai Sơn có liên quan đến vấn đề xóa đói giảm nghèo trong những năm từ 1996 đến năm 2010. - Các văn bản tập huấn xóa đói giảm nghèo, các sách liên quan đến quá trình nghiên cứu, các bài báo, số liệu thống kê về chƣơng trình xóa đói giảm nghèo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu. - Luận văn sử dụng nhiều phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic, phƣơng pháp so sánh. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phƣơng pháp khác nhƣ phân tích, tổng hợp. 6. Đóng góp của luận văn. - Hệ thống hóa những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng cộng Sản Việt Nam - Góp phần làm sáng tỏ những thành công và hạn chế và những bài học kinh nghiệm trong công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Mai Sơn trong những năm 1996 đến năm 2010. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm nguồn tƣ liệu tham khảo khác để công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Mai Sơn đạt kết quả lớn hơn trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng, 6 tiết. Chƣơng 1: Đảng bộ huyện Mai Sơn ,Tỉnh Sơn La lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ 1996 đến năm 2000 Chƣơng 2: Đảng bộ huyện Mai Sơn lãnh đạo đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến 2010 Chƣơng 3: Nhận xét và bài học kinh nghiệm. 6 Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000 1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Mai Sơn đối với xóa đói, giảm nghèo 1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Đặc điểm tự nhiên của huyện Mai Sơn Vị trí địa lý Huyện Mai Sơn là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La. Huyện gồm 21 xã và thị trấn Hát Lót: Xã Hát Lót, Mƣờng Bon, Cò Nòi, Chiềng Mung, Mƣờng Bằng, Chiêng Sung, Chiềng Chăn, Tà Hộc, Nà Bó, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Mƣờng Chanh, Chiềng Chung, Nà ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn, Chiềng Lƣơng. Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh 30 km về phía bắc, nằm trong trục tam giác kinh tế (Mai Sơn –Thành phố Sơn La – Mƣờng La). Là trung tâm công nghiệp, là huyện trọng điểm kinh tế của tỉnh. Phía bắc giáp huyện Phù Yên và dòng sông Đà (chảy qua hai xã Chiềng Chăn và xã Tà Hộc); phía Nam giáp huyện Sông Mã và Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn nƣớc cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đƣờng biên giới chung dài 8km (thuộc địa giới của xã Phiêng Pằn ); phía đông giáp với huyện Yên Châu; Phía tây giáp Thành phố Sơn La và huyện Yên Châu. Tọa độ địa lý của huyện từ 20052'30'' đến 21020'50'' vĩ độ Bắc; từ 103041'30'' đến 104016' kinh độ Đông. Nằm ở vị trị có nhiều điểm thuận lợi, huyện Mai sơn có nhiều thế mạnh lớn để phát triển kinh tế. Địa hình: Với đặc trƣng của vùng đất miền núi, huyện Mai Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 142.821 ha. 7 Địa hình Mai Sơn bị chia cắt mạnh, phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo và cao nguyên. Độ cao trung bình so với mực nƣớc biển, trung bình khoảng 800m -850m, với 2 hệ thống núi chính là dãy núi Đông chạy dọc theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, tạo ra nhiều tiểu vùng với các ƣu thế khác nhau cho phép phát triển nền kinh tế đa dạng. Địa hình của huyện còn có nhiều núi cao dốc, bị chia cắt mạnh bởi các con sông, con suối lớn và các dãy núi cao, độ cao trung bình của khu vực này là 1000m – 1200m so với mực nƣớc biển, phân bố ở phía Tây Nam và Đông Bắc của huyện bao gồm xã Tà Hộc, Chiềng Chăn, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng nơi; Địa hình đồi núi trung bình, có độ cao trung bình 500 – 700m so với mực nƣớc biển, phổ biến là các dãy núi cao trung bình, xen kẽ là các phiêng bãi, lòng chảo, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp…phân bố chủ yếu dọc trục Quốc lộ 6: Xã Cò Nòi, thị trấn Hát Lót, xã Hát Lót, xã Chiềng Mung, Nà Bó, Chiềng Sung. Thổ nhƣỡng và các đặc điểm đất đai Tổng diện tích tự nhiên là 143.247,0 ha , trong đó: Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp đến 01 tháng 01 năm 2010 là: 93.687,01 ha chiếm 65,40% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đến 01 tháng 01 năm 2010 là: 56.379,6 chiếm 39,36% so với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện Tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của toàn huyện đến 01 tháng 01 năm 2010 là: 5.367,65 ha chiếm 3,75% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đƣợc phân bố nhƣ sau: Đất ở: Tổng diện tích đất ở toàn huyện là: 825,96 ha chiếm 15,39% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó: Đất ở nông thôn: 769,3 ha chiếm 93,14% so với tổng diện tích đất ở, đƣợc phân bố đều trên các xã trên địa bàn huyện; Đất ở Đô thị: 56,66 ha chiếm 6,86% so với tổng diện tích đất ở. 8 Đất chuyên dùng: Tổng diện tích đất chuyên dùng đến ngày 01 tháng 01 năm 2010 là: 3.021,19 ha chiếm 56,28% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp khác: Có diện tích là 7,49 ha chiếm 0,14% so với tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. Đất chƣa sử dụng: Tổng diện tích nhóm đất chƣa sử dụng là: 44.192,34 ha chiếm 30,85% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, bao gồm đất đồi núi chƣa sử dụng và núi đá không có rừng cây. Đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất (FHj): bao gồm hầu hết ở vùng đồi núi, có màu vàng đỏ. Với loại đất này thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, loại đất này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng quỹ đất với 43,50%. Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): có diện tích khoảng 26.442 ha, chiếm 18,50% tổng quỹ đất. Đất vàng đỏ trên đá sét (Fs): có diện tích khoảng 30.564 ha, chiếm 21,40% tổng quỹ đất. Đất Feralit mùn vàng trên đá cát (FHq): có diện tích khoảng 1.998 ha, chiếm 5,60% tổng quỹ đất. Đất phù sa ngòi suối (P'): phân bố chủ yếu ven các suối Nậm Pàn, Nậm Quét, Nậm Lẹ,….Loại đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và các loại cây ăn quả. Có diện tích khoảng 2.541 ha, chiếm 1,80% tổng quỹ đất. Đất dốc tụ (Ld): phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, loại đất này thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp,…Có diện tích khoảng 9.526 ha, chiếm 6,67% tổng quỹ đất. Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện có độ dày tầng đất trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dƣỡng trong đất, nhƣ: Đạm, Lân, Kali, Canxi, Manhê… có hàm lƣợng trung bình. 9 Do đa phần đất đai nằm trên độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dƣỡng đất. Khí hậu – Thủy văn: Khí hậu: Mai Sơn thuộc vùng miền núi phía Bắc. Vì vậy, khí hậu ở đây mang đặc trƣng nhiệt đới gió mùa của miền núi Tây Bắc. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa lƣợng mƣa cao, cƣờng độ mạnh, thƣờng kèm theo mƣa đá, lốc xoáy, sạt lở, lũ lụt. Mùa khô ít mƣa, có gió mùa đông bắc thổi vào, trời rét, nhiệt độ thấp. Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 21o C, nhiệt độ nóng nhất là vào các tháng 4 đến tháng 8. Lạnh nhất là vào các tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là: 80,5%, tổng lƣợng mƣa bình quân 1.410 mm/ năm. Thủy văn: Mai Sơn là huyện có điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông, lâm, công nghiệp vì ở đây có hệ thống sông, suối nhiều. Ngoài dòng sông Đà chảy qua huyện với chiều dài 24 km, Mai Sơn còn có hệ thống suối thuộc lƣu vực sông Đà và sông Mã nhƣ: Nậm Pàn, Nậm Khiêng, Nậm Pó, Ta Vắt, Suối Quét, Huổi Hạm, Nậm Mua, suối Căm,…. với tổng chiều dài khoảng 250 km và nhiều con suối nhỏ khác. Nguồn nƣớc tự nhiên cho sản xuất và đời sống: Chủ yếu là đập dâng trên các con suối để cung cấp nƣớc tƣới cho cây trồng. Nƣớc sinh hoạt của nhân dân chủ yếu đƣợc khai thác thông qua hệ thống cấp nƣớc tự chảy, nƣớc ngầm. Nhìn chung nƣớc sông, suối là nguồn nƣớc chính dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân hiện nay. Nguồn tài nguyên kinh tế và xã hội của huyện Mai Sơn Tài nguyên khoáng sản: 10 Khoáng sản của huyện Mai Sơn phần lớn có quy mô nhỏ, trữ lƣợng không lớn, lại phân tán và điều kiện khai thác không thuận tiện, xa đƣờng giao thông. Đáng chú ý có các loại khoáng sản sau: Vàng sa khoáng ở xã Chiềng Lƣơng, Chiềng Chung, Chiềng Dong, Chiềng ve và một số điểm khác nhƣng trữ lƣợng không lớn. Mỏ đồng Chiềng Chung, mỏ quặng sắt xã Phiêng Pằn Nguồn đá vôi và đất sét phân bố tƣơng đối rộng, điều kiện khai thác thác thuận lợi dùng để sản xuất vật liệu xây dựng thông thƣờng nhƣ mỏ đá vôi ở xã Chiềng Mung; Nà Pát, xã Nà Bó; xã Hát Lót; xã Cò Nòi… Đất sét ở Chiềng Chung, Mƣờng Chanh, là loại đất có tính chất đặc biệt, rất thích hợp cho sản xuất đồ gốm. Ngoài ra trên địa bàn còn có hơn: 1.000 núi đá có thể khai thác làm nguyên liệu xây dựng, làm đƣờng giao thông và làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng. - Tài nguyên sinh vật: Diện tích rừng nguyên sinh: 53.650 ha Diện tích rừng tái sinh: 12.000 ha Diện tích rừng trồng: 2.729 ha Độ che phủ của rừng: 39,4 % (số liệu năm 2010). Có những loài thực vật quý hiếm: Nghiến, lát, đinh hƣơng... các loại tre, trúc và các loại cây dƣợc liệu: Đẳng sâm, sa nhân, hƣơng nhu, cửu cẩu, hoàng tinh... Có những loài động vật quý hiếm: Hƣơu, nai, hổ, gấu, khỉ...; các loại chim: Công, trĩ, vẹt, hoạ mi, khƣớu... Dân số và lao động: Toàn huyện có 21 đơn vị xã và một thị trấn với 6 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 26%, dân tộc Thái chiếm khoảng 58%, dân tộc Mông chiếm khoảng 10%, dân tộc 11 Mƣờng chiếm khoảng 0,9%, dân tộc Khơ Mú chiếm khoảng 1,32%, dân tộc Sinh Mun chiếm khoảng 3,3%, cƣ trú khoảng 458 bản, tiểu khu. Tổng dân số toàn huyện: Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009, toàn huyện Mai Sơn có 31.113 hộ với 137.341 nhân khẩu. Trong đó: nam 69.227 ngƣời, nữ 68.114 ngƣời. Năm 2010: Tổng số có 31.271 hộ, 142.063 nhân khẩu. Trong đó: Nam 12.707; nữ: 69.356 ngƣời 1.1.2. Thực trạng công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện Mai Sơn trước năm 1996 Theo xu hƣớng chung của cả nƣớc, từ trƣớc năm 1996 công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Mai Sơn chƣa có đƣờng lối, chính sách rõ ràng. Thời kỳ này cùng với cả nƣớc đó là thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thƣơng chiến tranh. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các chính sách xã hội. Tại Đại hội toàn quốc VI (12/1986), Đảng ta đã có chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo. Trong đó Đại hội khẳng định đổi mới về kinh tế gắn với đổi mới về chính sách xã hội “chính sách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con ngƣời và lấy việc phục vụ con ngƣời làm mục đích cao nhất. Coi nhẹ chính sách xã hội cũng nhƣ coi nhẹ yếu tố con ngƣời trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc”[24,tr.275]. Tại Đại hội VI còn đề ra 5 mục tiêu trong 5 năm đó là hƣớng vào 3 chƣơng trình kinh tế lớn là: lƣơng thực thực phẩm hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Trong đó, nêu rõ cần phải đảm bảo đủ ăn cho toàn xã hội và bƣớc đầu có dự trữ, vấn đề lƣơng thực thực phẩm cần đƣợc giải quyết một cách toàn diện. Đến Đại hội lần thứ VII (6/1991), Đảng ta tiếp tục khẳng định : “Hơn 4 năm qua, để đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân, chúng ta đã động viên và phát huy khả năng của toàn xã hội, khuyến khích ngƣời lao động tăng thu 12 nhập và làm giàu chính đáng, chấp nhận chênh lệch trong thu nhập do năng suất và hiệu quả lao động. Đó là một phƣơng hƣớng đúng đắn tạo động lực cho phát triển và nâng cao mức sống chung của xã hội” [24,tr.340]. Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa VII (6/1993) chỉ rõ “phải trợ giúp ngƣời nghèo bằng cách cho vay vốn, hƣớng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xóa đói giảm nghèo ở từng địa phƣơng trên cơ sở giúp dân. Nhà nƣớc giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xóa đói, giảm nghèo”[44,tr.24]. Nhƣ vậy, Nghị quyết này đã cụ thể hóa phong trào xóa đói, giảm nghèo thêm một bƣớc nữa. Đây là một chủ trƣơng hợp lòng dân và mang tính nhân văn sâu sắc. Năm 1992, phong trào bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi “Chƣơng trình phấn đấu thu hẹp và từng bƣớc xóa hộ nghèo đói” và chỉ sau một thời gian ngắn đã trở thành phong trào rộng khắp với tên gọi phong trào xóa đói giảm nghèo. Và qua các kỳ đại hội, đến nay Phong trào xóa đói giảm nghèo đã trở thành Chƣơng trình mục tiêu quốc gia lớn. Góp phần giải quyết những khó khăn của huyện miền núi, đặc biệt là nạn đói gay gắt trƣớc mắt. Đại hội Đảng bộ huyện Mai Sơn lần thứ XIV (1991-1995) đã xác định mục tiêu cơ bản: “Giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế, đẩy mạnh và xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bƣớc cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển văn hóa giáo dục, đẩy lùi tiêu cực và đặc biệt công bằng xã hội. Phấn đấu đến năm 1998. Tăng thu nhập 50%, hạ tỷ lệ tăng dân số từ 3% xuống 2,5%”.[2,Tr.122]. Thực hiện chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện tập trung vào nhiệm vụ giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bằng nhiều biện pháp. Mở ra thêm nhiều ngành nghề, mở các lớp đào tạo quản lý cán bộ. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo đƣợc chỉ đạo chặt chẽ, có sự phối kết hợp của nhiều tổ chức nhƣ: hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ 13 nữ…Sau một thời gian xóa đói, giảm nghèo đến năm 1996. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã đƣợc cải thiện, tỷ lệ đói nghèo của huyện đã giảm, chăm sóc sức khỏe nhân dân và sự nghiệp giáo dục có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ hạ sinh con có giảm nhƣng không đạt đƣợc chỉ tiêu trong Đại hội. Kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc trang bị nhiều hơn. Tuy nhiên, công tác đói, giảm nghèo vẫn còn nhiều hạn chế do một số nguyên nhân chủ yếu sau Ở một số cơ sở nhận thức về trách nhiệm đối với công tác xóa, đói giảm nghèo còn chƣa rõ, thiếu đồng bộ nên công tác điều hành, phối hợp còn lung túng. Ban chỉ đạo giảm nghèo ở cấp cơ sở còn chƣa thực hiện tốt chức năng hƣớng dẫn, kiểm tra. Công tác đáo tạo bồi dƣỡng cán bộ tại cơ sở chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, một bộ phận ngƣời nghèo chƣa nhận thức đúng về trách nhiệm của mình, có tƣ tƣởng ỷ lại, thiếu quyết tâm vƣợt qua đói nghèo. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo còn chậm. Chế độ tổng kết, báo cáo, sơ kết còn chƣa đúng, chƣa kịp thời, chậm. Các chế độ ƣu đãi cho ngƣời nghèo còn chƣa đƣợc thực hiện đúng, đủ. Nguồn vốn, hệ thống chính sách còn thiếu đồng bộ và có chỗ chƣa phù hợp. Vì vậy, hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao. Nền kinh tế của huyện vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền sản xuất, kém phát triển sang nền kinh tế phát triển hiện đại hơn, nên tồn tại nhiều nền sản xuất khác nhau. Một nguyên nhân nữa không thể không nhắc đến đó là cùng với cả nƣớc, Mai Sơn là huyện phải chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh, đặc biệt đó là cuộc kháng chiến chống Pháp, nó đã ảnh hƣởng trức tiếp và gián tiếp tới đời sống của nhân dân. Trong kháng chiến chống Pháp (1946 1954), huyện Mai Sơn đã góp nhiều nhân tài, vật lực, đồng thời đây cũng là vùng đất chịu nhiều tàn phá trong chiến tranh. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan