Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt...

Tài liệu Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt

.PDF
27
1366
142

Mô tả:

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Lê Thị Lâm ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NHÀ PHẬT TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62.22.02.40 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2017 2 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khang Phản biện 1: GS. TS. Bùi Minh Toán Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Tất Thắng Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Hữu Đạt Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vào hồi……….giờ….…phút, ngày………tháng……….năm ………… Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: 1. Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 2. Thƣ viện Quốc gia Việt Nam. 3. Thƣ viện Viện Ngôn ngữ học 3 DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. 2. 3. Lê Thị Lâm (2014), Sự chuyển nghĩa của cặp từ ngữ nhà Phật: ác-thiện, Ngôn ngữ, số 9. Lê Thị Lâm (2015), Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ cõi âm trong Phật giáo, Ngôn ngữ và Đời sống, số 1. Lê Thị Lâm (2016), Nghĩa của duyên và các tổ hợp chứa duyên trong Phật giáo và ngoài đời sống, Ngôn ngữ và Đời sống, số 7. 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tƣơng tác giữa ngôn ngữ và xã hội là tƣơng tác đa chiều, liên tục và biến động không ngừng. Theo đó, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội ngày càng trở nên gắn bó khăng khít. Vì vậy, phƣơng ngữ học xã hội có một không gian nghiên cứu rộng, trong đó có không gian nghiên cứu nhân tố ngôn ngữ và tôn giáo. 1.2. Coi ngôn ngữ tôn giáo là một loại phƣơng ngữ xã hội, ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu mối quan hệ tƣơng tác hai chiều giữa ngôn ngữ và tôn giáo: Sự ảnh hƣởng của tôn giáo đến ngôn ngữ, trong đó có việc sử dụng ngôn ngữ dƣới tác động của nhân tố tôn giáo. Đồng thời, ngôn ngữ với tƣ cách là công cụ truyền đạo, góp phần vào thúc đẩy, quảng bá tôn giáo. Phật giáo là tôn giáo có sức ảnh hƣởng rộng lớn đến mọi mặt đời sống của ngƣời Việt, trong đó có ngôn ngữ. Trong mối quan hệ tƣơng tác giữa văn hóa Phật giáo và tiếng Việt, không thể phủ nhận vai trò của tiếng Việt đối với Phật giáo ở Việt Nam và ngƣợc lại là vai trò của Phật giáo đối với sự phát triển của tiếng Việt. Tuy nhiên, cho đến nay, tuy đã có những nghiên cứu ít nhiều về ngôn ngữ Phật giáo ở Việt Nam nhƣng hầu nhƣ chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào. Đây chính là lí do, chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án góp phần vào nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ Phật giáo trong tiếng Việt, cụ thể là chỉ ra đƣợc các đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và cách sử dụng của từ ngữ nhà Phật. Đồng thời, luận án góp phần vào nghiên 5 cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo nói chung, ngôn ngữ và Phật giáo nói riêng; góp phần vào minh chứng cho lí thuyết của phƣơng ngữ học xã hội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1/ Xây dựng cơ sở lí thuyết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và Phật giáo. 2/ Nêu lên những đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt. 3/Tìm ra đặc điểm sử dụng của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt. 4/Từ những đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt, luận án chỉ ra tác động của ngôn ngữ Phật giáo đối với tiếng Việt. 3. Đối tƣợng, phạm vi, tƣ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các đơn vị từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt. Cụ thể: 1/Những từ ngữ nhà Phật đƣợc sử dụng trong tiếng Việt có nghĩa giống với nghĩa đƣợc sử dụng trong trong từ điển Phật giáo. 2/ Những từ ngữ nhà Phật đƣợc sử dụng trong tiếng Việt có nghĩa khác so với nghĩa trong từ điển Phật giáo. 3/Những từ ngữ nhà Phật đƣợc sử dụng trong tiếng Việt có nghĩa thu hẹp/ mở rộng so với nghĩa trong từ điển Phật giáo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là các đơn vị từ ngữ nhà Phật cùng xuất hiện trong các cuốn từ điển dƣới đây: 1/ Từ điển Phật học Hán Việt, (Tập I, 1992, Giáo hội Phật giáo Việt Nam); 2/ Từ điển Phật học Hán Việt (Tập II, 1994, Giáo hội Phật giáo Việt Nam); 3/ Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 2010, Hoàng Phê (chủ biên)). 3.3. Tư liệu nghiên cứu Luận án đƣợc triển khai trên cơ sở khai thác các tƣ liệu sau: 1/ Các từ ngữ nhà Phật đƣợc thu thập các cuốn từ điển sau: Từ điển Phật học Hán 6 Việt, Tập I (Giáo hội Phật giáo Việt Nam); Từ điển Phật học Hán Việt, Tập II (Giáo hội Phật giáo Việt Nam). Trong hai cuốn Từ điển Phật học này, chúng tôi chỉ lựa chọn những từ ngữ có xuất hiện trong Từ điển tiếng Việt. 2/ Các từ ngữ nhà Phật đƣợc thu thập trong cuốn Từ điển tiếng Việt (2010), Hoàng Phê (chủ biên) của Viện Ngôn ngữ học. Trong cuốn từ điển này chúng tôi lựa chọn những từ ngữ: 1/ Những từ ngữ đƣợc chú thích, hoặc giải thích trong Từ điển tiếng Việt là "theo Phật giáo" hoặc "theo quan niệm của đạo Phật"; 2/ Ý nghĩa và phạm vi sử dụng của các từ ngữ này có liên quan đến Phật giáo hoặc thuộc về Phật giáo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Với mục đích chỉ ra đặc điểm cấu trúc và đặc điểm sử dụng của từ ngữ nhà Phật trong đời sống, luận án sử dụng những phƣơng pháp và thủ pháp chính là: 1/Phƣơng pháp điều tra khảo sát văn bản. 2/ Phƣơng pháp miêu tả, gồm: thủ pháp so sánh đối chiếu; thủ pháp phân tích thành tố nghĩa; thủ pháp thống kê và phân loại. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã chỉ ra các đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa, đặc điểm sử dụng của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt. Những kết quả nghiên cứu này có thể góp phần giải quyết những vấn đề lí luận của ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học xã hội nói riêng. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa lí luận Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ nhà Phật trong tiếng Việt sẽ góp phần giải quyết những vấn đề lí luận của ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học xã hội nói riêng. Cụ thể là: 1/Vị trí, vai trò của từ ngữ nhà Phật trong ngôn ngữ toàn dân và trong đời sống hàng ngày. 2/ Sự giao thoa giữa 7 ngôn ngữ nhà Phật và ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày với các biến thể của nó. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án mang những ý nghĩa thực tiễn sau đây: 1/Góp phần lƣu giữ và phát huy giá trị riêng của Phật giáo trong truyền thống văn hóa dân tộc. 2/ Góp phần phục vụ công tác học tập và giảng dạy ngôn ngữ học xã hội nói riêng, ngôn ngữ học nói chung trong nhà trƣờng. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chƣơng: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lí thuyết của luận án; Chương 3: Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt; Chương 4: Đặc điểm sử dụng từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO TRÊN THẾ GIỚI Ngôn ngữ Phật giáo đƣợc quan tâm nghiên cứu từ những năm đầu của thế kỉ XX và chính thức đƣợc nghiên cứu từ giữa thế kỉ XX. Các tác giả tiêu biểu cho nghiên cứu ngôn ngữ Phật giáo có thể kể đến: Sthavira, Huntington, Lƣơng Hiểu Hồng (1994)... Nghiên cứu về ngôn ngữ Phật giáo chủ yếu xoay quanh các vấn đề nhƣ: nguồn gốc của ngôn ngữ Phật giáo, nghiên cứu ngôn ngữ Phật giáo ở góc độ từ ngữ (chủ yếu ở góc độ từ vựng), nghiên cứu vai trò của từ ngữ Phật giáo đối với sự phát triển từ vựng của một ngôn ngữ hoặc vai trò của từ ngữ Phật giáo đối với nền văn hóa dân tộc. Thứ nhất là nguồn gốc của ngôn ngữ Phật giáo. Thứ hai về nghiên cứu từ ngữ Phật giáo từ góc độ từ ngữ, có thể kể đến các công trình 8 nghiên cứu của các tác giả sau: 梁 晓 红 (Lƣơng Hiểu Hồng, 1993, 1994), 蒋 媛 (Tƣởng Viên). Trong tiếng Hán, Lƣơng Hiểu Hồng là tác giả đầu tiên nghiên cứu và phân tích toàn diện cấu trúc của từ ngữ Phật giáo trong tác phẩm 佛 教 词 语 的 构 造 与 汉 语 词 汇 的 发 展 (Cấu trúc của từ ngữ Phật giáo và sự phát triển của tiếng Hán) (1994). Tác giả 蒋 媛 (Tƣởng Viên) đã bàn đến đặc trƣng văn hóa và loại hình của thành ngữ, tục ngữ Phật giáo trong công trình 汉 语 佛 教 熟 语 的 类 型 与 文 化 特 征 (Đặc trƣng văn hóa và loại hình của thành ngữ và tục ngữ Phật giáo tiếng Hán) .... Thứ ba là nghiên cứu về sự ảnh hƣởng và vai trò của từ ngữ Phật giáo đối với ngôn ngữ đời sống và văn hóa, có thể kể đến các tác giả: 梁 晓 红 (Lƣơng Hiểu Hồng, 1994), 王 脉 (Vƣơng Mạch, 2006), 黄 群 (Hoàng Quần, 2007)... 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM Nghiên cứu ngôn ngữ Phật giáo ở Việt Nam chƣa nhiều, nhƣng có thể thấy vấn đề này đã đƣợc tìm hiểu ở các lĩnh vực sau: Thứ nhất là nghiên cứu ở góc nhìn từ ngữ nhƣ Huỳnh Ngọc Chiến (2008), Phạm Mạnh Lƣơng (2000), Nguyễn Trọng Phu (1999), Trƣơng Thị Diễm (2011, 2013), Thích Thông Huệ (2011, 2013), Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2012), Nguyễn Thị Thanh Tuấn (2016). Về ngữ âm, các tác giả khẳng định rằng, các từ ngữ Phật giáo Việt Nam, số ít có cách đọc phiên của tiếng Phạn, đa số đƣợc Việt hóa theo cách đọc Hán Việt. Trên cơ sở lý thuyết đối chiếu, lấy cơ sở là các từ ngữ Phật giáo Hán ngữ, luận án của Nguyễn Thị Ngọc Hoa đã chỉ ra đƣợc đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán và tiếng Việt. Về ngữ nghĩa, các tác giả đã chứng minh và đƣa ra kết luận rằng: ý nghĩa của từ ngữ Phật giáo thƣờng sâu sắc và khó giải thích. Về truy tìm 9 nguồn gốc của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt, các tác giả đã chỉ ra từ ngữ Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hƣởng của tiếng Pali, tiếng Phạn, tiếng Hán. Cấu tạo của các từ ngữ Phật giáo cũng đƣợc điểm đến trong một vài công trình nghiên cứu nhƣ Nguyễn Thị Giang, Vƣơng Dĩnh, Trƣơng Thị Diễm và Thích Thông Huệ. Xung quanh những nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt có sự tranh luận về nguồn gốc của từ Bụt và Phật và việc sử dụng hai thuật ngữ này trong đời sống. Thứ hai là nghiên cứu ở góc độ giao tiếp, nhƣ Võ Minh Phát (2011), Nguyễn Thị Bích Thủy. Thứ ba là nghiên cứu sự phát triển và vai trò Phật giáo đối với tiếng Việt và đời sống xã hội, nhƣ: Nguyễn Văn Khang (2012), Tắc Phú (2012), Thích Nguyên Tạng (2006), Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2012)... 1.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Qua việc khảo sát tình hình nghiên cứu Phật giáo từ góc độ ngôn ngữ, có thể thấy Phật giáo ở Việt Nam đã đƣợc quan tâm ở những khía cạnh sau: 1/ Bàn về ngữ âm, các tác giả đã đƣa ra ra kết luận, đa số từ ngữ Phật giáo đƣợc Việt hóa theo cách đọc Hán Việt. 2/ Bàn về ngữ nghĩa, các tác giả đã nghiên cứu đƣợc một số từ ngữ Phật giáo và chỉ ra đƣợc các dấu vết Phật giáo có trong các từ ngữ đó. 3/ Bàn về nguồn gốc của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt, các tác giả đã đƣa ra nhận định rằng từ ngữ gốc Phật đa số có nguồn gốc Hán. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 2.1. ĐẶC ĐIỂM PHƢƠNG NGỮ XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ TÔN GIÁO Trong phần này, chúng tôi trình bày một số cơ sở lí thuyết liên quan đến phƣơng ngữ xã hội của ngôn ngữ tôn giáo là: 1/ Một số vấn đề chung về phƣơng ngữ xã hội. 2/ Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo. 2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TỪ VÀ TỪ TIẾNG VIỆT 10 Qua việc tổng kết các quan niệm về từ trong tiếng Việt có thể thấy chƣa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về kí hiệu ngôn ngữ đƣợc gọi là từ. Định nghĩa về từ nói chung và từ tiếng Việt nói riêng đến nay vẫn chƣa thống nhất. Ranh giới đâu là từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy, cụm từ cũng không trùng nhau giữa các nhà ngôn ngữ. Vì thế, về mặt cấu tạo từ, chúng tôi tạm theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu chia từ tiếng Việt thành từ đơn, từ ghép (từ ghép phân nghĩa và từ ghép hợp nghĩa), từ láy. Về mặt nguồn gốc, chúng tôi chia từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt thành từ phi thuần Việt và từ thuần Việt. Chúng tôi đồng nhất với các nhà ngôn ngữ học về hai con đƣờng ca quá trình phát triển nghĩa là: 1/ Thu hẹp và mở rộng nghĩa. 2/ Phát triển nghĩa bằng chuyển đổi tên gọi: ẩn dụ và hoán dụ. 2.3. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Trong phần này, chúng tôi trình bày một số vấn đề sau: 1/ Phật giáo du nhập vào Việt Nam. 2/ Ảnh hƣởng của Phật giáo đến văn hóa Việt. 2.4. KHÁI QUÁT VỀ TỪ NGỮ PHẬT GIÁO Qua tìm hiểu bƣớc đầu, chúng tôi thấy, từ ngữ Phật giáo có một số đặc điểm nhƣ mang tính chuyên ngành khoa học, thƣờng là từ đa âm tiết thƣờng đa nghĩa nên gây khó hiểu cho những ngƣời ít tiếp xúc với các quan điểm, tƣ tƣởng, triết lí của đạo Phật. 2.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Trong phần này chúng tôi trình bày những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài là: Đặc điểm phƣơng ngữ xã hội của ngôn ngữ tôn giáo; Một số vấn đề của từ và từ tiếng Việt; Khái quát về Phật giáo Việt Nam; Khái quát về từ ngữ nhà Phật. CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ NHÀ PHẬT TRONG TIẾNG VIỆT 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG CỦA TỪ NGỮ NHÀ PHẬT 11 3.1.1. Đặt vấn đề: Từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt có thể phân loại từ các góc độ khác nhau: Về đặc điểm cấu tạo: có thể phân thành từ (từ đơn, từ ghép, từ láy) và ngữ. Về đặc điểm nguồn gốc: có thể phân thành từ thuần Việt và từ phi thuần Việt. Chúng tôi tạm đƣa ra quan điểm là những từ ngữ nhà Phật xuất hiện trong từ điển Phật học có chú tiếng Hán hoặc tiếng Phạn bên cạnh là những từ ngữ phi thuần Việt; những từ ngữ không có chú thích bên cạnh là từ ngữ thuần Việt. 3.1.2. Kết quả nghiên cứu 3.1.2.1. Số lượng từ ngữ nhà Phật Luận án khảo sát từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt trong: 1/Từ điển Phật học Hán Việt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tập I, II); 2/ Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên). Kết quả thu đƣợc 744 từ ngữ. Trong đó:Số lƣợng các từ ngữ nhà Phật đƣợc ghi lại trong Từ điển Phật học Hán Việt là 499/16479 từ ngữ (chiếm 3,02%). Trong đó, có 327/499 từ ngữ đƣợc ghi lại trong Từ điển tiếng Việt. Có 171/499 từ ngữ nhà Phật không xuất hiện trong Từ điển tiếng Việt nhƣng vẫn đƣợc sử dụng trong đời sống. Trong cuốn Từ điển tiếng Việt chúng tôi thu thập đƣợc 572 từ ngữ nhà Phật trong đó có 327 từ ngữ xuất hiện trong Từ điển Phật học Hán Việt và 245 từ ngữ (đƣợc giải thích là theo Phật học hoặc nội dung giải thích liên quan đến thuật ngữ nhà Phật) có trong từ điển tiếng Việt nhƣng không đƣợc giải thích trong từ điển Phật học Hán Việt. 3.1.2.2. Phân loại từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt 1/Đặc điểm của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt nhìn từ góc độ cấu tạo Bảng 3.1.2.2a: Cấu tạo của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt Cấu tạo từ ngữ nhà Phật Số lƣợng Tỷ lệ (%) 12 Từ đơn Từ ghép 112 15,05 hợp nghĩa 17 2,28 phân nghĩa 595 79,98 0 0 20 2,69 744 100,00 Từ láy Thành ngữ Tổng số a. Từ đơn Tổng số từ đơn là 112 từ, chiếm 15,05%. Từ đơn có thể là một âm tiết, nhƣ: kệ, kết, khổ, kiếp, kinh, Phật, pháp, bụt, sư, ni, tăng, niệm, phúc...Từ đơn cũng có thể là từ có nhiều âm tiết, nhƣ: A Di,La Hán, Bồ Tát, sa môn, ba sinh, a tu la... b. Từ ghép Số lƣợng từ ghép là 612 từ, chiếm 82,26%. * Từ ghép phân nghĩa: Có 595/744 từ chiếm 79,98%. Theo Đỗ Hữu Châu, từ ghép phân nghĩa cần năm điều kiện là: A+B S3;A+X Sx; S1, S2, S3, Sx S1; A+C S2; A+D s ; (A, B, C… là những hình vị tự thân có nghĩa; S1, S2, S3.. là ý nghĩa của A, B, C… kết hợp lại; biểu thị quan hệ bao gồm).Ví dụ: A: sư (ngƣời tu hành theo đạo Phật ở chùa [64: tr.1122]); B: bà; C: bác; D: cô; E: cụ; F: cụ; I: đệ; K: huynh; L: ông...sư + bà (Sƣ nữ ở chùa đã tu hành lâu năm); sư + bác sư bà sư bác (Sƣ trẻ thuộc bậc sơ cấp); sư + cô sư cô (Ni cô); sư + cụ sư cụ (Sƣ cao tuổi ở chùa đã tu hành lâu năm, thuộc bậc cao cấp); sư + đệ sư đệ (Từ dùng giữa tăng-ni để gọi thân mật ngƣời có tuổi đạo thấp hơn mình); sư + huynh sư huynh (Từ trong sƣ sãi dùng để gọi sƣ nam với ý tôn trọng nhƣ bậc đàn anh); sư + ông sư ông (sƣ đứng tuổi, tu hành tƣơng đối lâu năm, thuộc bậc trung cấp). Từ ghép phân nghĩa có thể chia thành ghép dị biệt và ghép đồng đẳng. 13 *Từ ghép hợp nghĩa: có 17 từ chiếm 2,28%. + Dựa vào đặc điểm từ loại có ghép đẳng lập danh từ, ghép đẳng lập động từ và ghép đẳng lập tính từ. Các thành tố là danh từ, gồm có: hồn vía, hồn phách, chùa chiền, ma quái, ma quỷ, ma quỉ, quỷ thần.Các thành tố là động từ, gồm có: cúng vái, cúng bái, cúng tế, lễ bái, cúng tiến, sinh tử, tụng niệm, xưng niệm, xưng danh.Các thành tố là tính từ, gồm có: phiền não, thiện ác, tinh tế. + Dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa, có từ ghép đƣợc tạo nên bởi các thành tố gần nghĩa, đồng nghĩa và trái nghĩa. Các từ ghép đẳng lập đƣợc tạo nên bởi các thành tố gần nghĩa, đồng nghĩa có thể kể đến nhƣ: hồn vía, hồn phách, cúng vái, phiễn não, vái lạy, cúng tế, cúng lễ… Các từ ghép đẳng lập đƣợc tạo nên bởi các thành tố trái nghĩa nhƣ: thiện ác, sinh tử, quỷ thần. c. Thành ngữ: Khảo sát từ cuốn Từ điển Phật học Hán Việt và Từ điển tiếng Việt, chúng tôi thu thập đƣợc 20 thành ngữ, gồm các thành ngữ Phật giáo và các thành ngữ có sử dụng yếu tố Phật giáo (chiếm 2,69%). Xét về mặt cấu trúc, có thành ngữ đối, điệp. Ví dụ: Đối: Tiền Phật hậu Phật (đối nghĩa: tiền - hậu); Điệp: Ác giả ác báo (điệp âm: ác); Vừa điệp vừa đối: sắc sắc không không. Xét về mặt ngữ pháp, thành ngữ Phật giáo trong tiếng Việt có: 1/ Thành ngữ có cấu trúc là một cụm danh từ hay liên hợp cụm danh từ: thiện nam tín nữ; 2/ Thành ngữ có cấu trúc là một cụm động từ hay liên hợp cụm động từ: Ăn chay nằm đất; 3/ Thành ngữ có cấu trúc là một cụm tính từ hay liên hợp cụm tính từ: Ác lại dã tâm can; 4/ Thành ngữ tƣơng đƣơng cấp độ câu: Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa 2/ Đặc điểm của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt nhìn từ góc độ nguồn gốc Số lƣợng các từ ngữ nhà Phật đƣợc phân chia dựa vào nguồn gốc nhƣ sau: Bảng 3.1.2.2.b: Từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt về mặt nguồn gốc Nguồn gốc Thuần Việt Số lƣợng 3 Tỷ lệ (%) 0,40 14 Phi thuần Việt 741 99,60 a. Từ ngữ phi thuần Việt của từ ngữ nhà Phật - Những từ ngữ giữ âm đọc giống tiếng Phạn: Những từ ngữ giữ âm đọc giống tiếng Phạn có thể là những từ ngữ đƣợc truyền trực tiếp từ tiếng Phạn vào tiếng Việt hoặc đƣợc dịch qua tiếng Hán nhƣng vẫn giữ lại cách đọc nhƣ âm tiếng Phạn, có 5/744 từ ngữ có âm đọc giống tiếng Phạn là: a tì, a di đà Phật, a la hán, la hán, sa bà. - Những từ được Hán hóa: Có736/744 từ ngữ Hán Việt (chiếm 98,9%). Từ ngữ nhà Phật chiếm số lƣợng lớn là các từ ngữ Hán Việt bởi: 1/ Mang sắc thái biểu cảm, trang trọng, từ Hán Việt đƣợc dùng ở các tu viện, tịnh xá, nói chung là các đoàn thể Phật giáo. 2/ Từ Hán Việt cô đọng, đa nghĩa và trang trọng nên khó có từ ngữ thuần Việt thay thế. 3/Do mang sắc thái vừa trang trọng, vừa tao nhã, từ Hán Việt đóng một vai trò quan trọng trong định danh đối tƣợng. Ngoài ra nó còn đƣợc dùng để thể hiện những tâm tƣ tình cảm và những vấn đề thuộc về văn hóa tâm linh của mỗi ngƣời. b. Những từ ngữ thuần Việt: Từ ngữ nhà Phật thuần Việt trong luận án này đƣợc hiểu là những từ ngữ đƣợc cấu tạo bởi một hoặc hai từ tố thuần Việt. Ví dụ : Ăn chay, Chùa, Bụt. 3/ Phân loại theo sắc thái sử dụng a. Những từ ngữ nhận ra sắc thái Phật giáo Các từ ngữ nhận ra sắc thái Phật giáo đƣợc căn cứ vào nguồn gốc, cách giải thích ý nghĩa trong từ điển, gồm: Thứ nhất là các từ ngữ còn dấu hiệu tiếng Phạn. Thứ hai là những từ ngữ đƣợc ghi chú trong từ điển tiếng Việt là "theo Phật giáo" hoặc "theo quan niệm của Phật giáo". Có các từ ngữ nhƣ: Tên riêng (27 từ); Các danh từ chỉ thực vật, vật dụng, công trình kiến trúc (17 từ); Các khái niệm, triết lí, tƣ tƣởng của Phật giáo (321 từ ngữ); Các danh từ chỉ chung ngƣời (52 từ); Một số danh từ, động từ chỉ hoạt động có liên quan đến Phật giáo (48 từ ngữ) 15 b. Những từ ngữ không nhận ra sắc thái Phật giáo Từ ngữ không nhận ra sắc thái Phật giáo là những từ ngữ không đƣợc từ điển tiếng Việt chú thích là "theo Phật giáo" hoặc "theo quan niệm của Phật giáo" nhƣng có nội dung ý nghĩa giải thích liên quan đến Phật giáo, gồm: Tên riêng nhƣ tên các loại quỷ, thần (17 từ); Tên các cõi (8 từ); Thực vật, công trình kiến trúc (3 từ); Các khái niệm, tƣ tƣởng Phật giáo (179 từ ngữ); Một số danh từ, động từ chỉ hoạt động có liên quan đến Phật giáo (64 từ ngữ). 3.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ NHÀ PHẬT TRONG TIẾNG VIỆT 3.2.1. Từ ngữ nhà Phật xét từ góc độ trƣờng từ vựng ngữ nghĩa 3.2.1.1. Các nhóm từ vựng ngữ nghĩa của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt Du nhập vào tiếng Việt, các từ Phật giáo xuất hiện trong hệ thống từ vựng tiếng Việt theo các nhóm. Cụ thể nhƣ sau: Nhóm từ chỉ tên riêng (53 từ); Nhóm từ chỉ thực vật, vật dụng, công trình kiến trúc (28 từ); Nhóm từ chỉ tên các khái niệm, triết lí, tƣ tƣởng của Phật giáo (499 từ ngữ); Nhóm danh từ chỉ chung ngƣời tu hành (52 từ); Nhóm từ chỉ hoạt động có liên quan đến Phật giáo (112 từ). 3.2.1.2. Từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt và các biến thể của chúng Chính vì khả năng đồng hóa cao của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt làm cho từ ngữ nhà Phật có khả năng hoạt động với nhiều biến thể khác nhau. Các biến thể của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt có thể do: 1/ Các con đƣờng du nhập khác nhau; 2/ Vùng miền khác nhau; 3/ Khả năng Việt hóa... 3.2.2. Từ ngữ nhà Phật xét từ góc độ biến động về nghĩa 3.2.2.1. Giữ nguyên ý nghĩa của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt Những từ ngữ nhà Phật giữ nguyên nghĩa trong tiếng Việt là những từ ngữ: 1/ Mang những khái niệm mới chƣa có từ tƣơng đƣơng trong tiếng 16 Việt; 2/ Đối với những từ ngữ chỉ những khái niệm đã có trong tiếng Việt, những từ ngữ nhà Phật này vẫn đƣợc sử dụng nhƣng phạm vi sử dụng đƣợc thu hẹp. 3.2.2.2. Thay đổi nghĩa của từ ngữ nhà Phật 1/ Mở rộng và thu hẹp nghĩa: - Mở rộng nghĩa: Mở rộng nghĩa có thể đƣợc hiểu là mở rộng các nét nghĩa hoặc có khi là mở rộng cách dùng hoặc thêm các nghĩa mới, có 19/744 từ nhà Phật mở rộng nghĩa khi sử dụng trong đời sống, ví dụ: La sát: 1/ Nghĩa trong nhà Phật là "còn gọi là La - sát- ta, La - xoa - ta. Nếu là nữ giới thì là La - xoa - tư. Tên chỉ chung các loài ác quỷ, dịch là hung bạo khả úy (hung ác đáng sợ). 2/ Nghĩa trong đời sống đƣợc hiểu: 1. Tên một loài ma quỷ; 2. Người đàn bà khó tính lắm mồm. Nhƣ vậy, trong đời sống, la sát đƣợc mở rộng thêm nghĩa thứ 2. La sát vốn là tên gọi của một dân tộc thời cổ của Ấn Độ, sau này trở thành danh từ có nghĩa xấu. Tuy nhiên, la sát trong dân tộc ngƣời Ấn Độ cổ bao gồm cả hai giới nam và nữ, trong đó "ma sát nữ là người đàn bà tuyệt đẹp". Khi vào sử dụng trong đời sống tiếng Việt, la sát đƣợc dùng để chỉ những ngƣời phụ nữ khó tính, lắm mồm! - Thu hẹp nghĩa. Thu hẹp nghĩa đƣợc hiểu là: Không mang tất cả các nghĩa đã có trong Phật giáo vào sử dụng trong đời sống hoặc bớt các nét nghĩa vốn có khi sử dụng trong đời sống tiếng Việt, có 15/744 từ ngữ nhà Phật thu hẹp nghĩa khi sử dụng trong đời sống, ví dụ: Nhẫn nhục: 1/ Nghĩa trong Phật giáo là "1. Chịu đựng những khắc nghiệt từ thiên nhiên như nóng, lạnh, tuyết, mưa, v.v…2. Nhẫn chịu những sự bức hại, lăng nhục do con người gây ra". 2/ Nghĩa trong tiếng Việt là "dằn lòng chịu đựng những điều cực nhọc (thường để đạt đến mục đích nào đó)". Nhƣ vậy, khi vào tiếng Việt, nhẫn nhục bị mất đi nghĩa thứ nhất. 17 2/ Chuyển nghĩa của từ bằng phương thức ẩn dụ và hoán dụ - Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về thuộc tính bản chất. Ví dụ: Địa ngục trong Phật giáo có nghĩa là "chỗ ở của người phạm tội, chỉ thọ khổ chẳng thọ vui, tội càng lớn thì mạng sống càng lâu. Theo nghĩa đen là tù ngục trong lòng đất, nơi đó tội nhân phải chịu mọi loại tra tấn do kết quả của mọi việc ác đã làm trong tiền kiếp (như phá giới)''. Khi đi vào sử dụng trong giao tiếp đời sống địa ngục còn đƣợc hiểu là cuộc sống khổ sở trên trần gian. -Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về cách thức. Ví dụ: Ăn chay, theo quan niệm của đạo Phật là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật hoặc /không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt hoặc kiêng ăn các thực phẩm có đƣợc từ quá trình giết mổ. Với nghĩa không ăn thịt , ăn chay trong tiếng Việt đƣợc phát triển, mở rộng thêm nghĩa mới tình yêu không tình dục gọi là ăn chay. -Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức. Ví dụ: Vái trong Phật giáo chỉ dành cho Phật. Trong đời sống hàng ngày, ý nghĩa của vái đã trở nên đa dạng. Vái lạy không chỉ đƣợc dùng cho thánh hay Phật và đƣợc dùng cho những ngƣời thể hiện sự khâm phục trƣớc một ai đó. Thậm chí ý nghĩa của vái không còn là để tỏ lòng cung kính theo nghi lễ nữa. Chuyển nghĩa của từ ngữ nhà Phật trong đời sống bằng phƣơng thức hoán dụ. Ví dụ: Chùa trong Phật giáo là nơi tập trung của các sƣ, tăng ni, sinh hoạt, tu hành, và thuyết giảng đạo Phật. Khi sử dụng trong đời sống, các Phật tử còn tự xƣng là chùa, nhà chùa. chùa, nhà chùa đƣợc biến đổi nghĩa theo phƣơng thức hoán dụ: dùng chùa để chỉ những ngƣời sinh hoạt trong chùa, nhƣ: Nhà chùa có lập đàn chay tụng niệm và dân làng cùng nhau lễ đàn. Kính mời các thí chủ có tâm cùng nhau dâng hoa lễ Phật. Nhà chùa xin hoan hỉ tiếp đón. 3.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 18 Qua tìm hiểu ngữ nghĩa của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt có thể rút ra một số kết luận sau: (1). Nhìn từ góc độ cấu tạo, từ ghép phân nghĩa chiếm số lƣợng lớn nhất 612/744 từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt, sau đó lần lƣợt là từ đơn (112/744 từ ngữ), thành ngữ (20/744 từ ngữ) và từ ghép hợp nghĩa (17/744 từ ngữ). (2). Nhìn từ góc độ nguồn gốc, từ ngữ nhà Phật phi thuần Việt chiếm tỉ lệ lớn (99,6%), trong đó từ ngữ gốc Hán chiếm đa số (98,9%). Điều này phù hợp với đặc điểm của tiếng Việt. (3).Trong quá trình đi vào tiếng Việt, từ ngữ nhà Phật giữ nguyên nghĩa chiếm số lƣợng lớn. Bên cạnh đó, các từ ngữ nhà Phật cũng có sự thay đổi về nghĩa khi sử dụng trong đời sống. Số lƣợng các từ mở rộng nghĩa nhiều hơn số lƣợng các từ thu hẹp nghĩa (mở rộng nghĩa là 19/744 từ ngữ; thu hẹp nghĩa là 17/744 từ ngữ), chuyển nghĩa của từ nhà Phật trong tiếng Việt theo hai phƣơng thức chủ yếu là ẩn dụ và hoán dụ. CHƢƠNG 4 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ NHÀ PHẬT TRONG TIẾNG VIỆT 4.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chƣơng này, chúng tôi tìm hiểu sử dụng của từ ngữ nhà Phật trong văn học, trong đời sống. Đối với sử dụng của từ ngữ nhà Phật trong đời sống: chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát là phạm vi giao tiếp gia đình và phạm vi giao tiếp xã hội (quy thức và phi quy thức) có chú ý đến sự tác động của hai nhân tố tuổi và giới đến sử dụng của nhóm từ ngữ này. Đối tƣợng khảo sát là học sinh, sinh viên trên địa bàn 2 tỉnh Hà Nội và Thái Nguyên; các cơ quan công quyền và một số gia đình trên địa bàn Hà Nội. Đối với sử dụng của từ ngữ nhà Phật trong tác phẩm văn học, chúng tôi lựa chọn tác phẩm của 3 tác giả là Nguyễn Du, Nguyễn Huy Thiệp và Di Li. 4.2. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ NHÀ PHẬT TRONG GIAO TIẾP ĐỜI SỐNG XÉT THEO PHÂN TẦNG XÃ HỘI 4.2.1. Giới hạn khảo sát 19 Theo Nguyễn Văn Khang (2014), có 8 nhân tố tác động đến giao tiếp tiếng Việt của ngƣời Việt gồm: 1/tuổi; 2/ giới; 3/địa vị; 4/ nghề nghiệp; 5/ học vấn (giáo dục); 6/ vùng miền; 7/ tôn giáo; 8/ thu nhập. Trong phạm vi luận án này, để khảo sát sự sử dụng từ ngữ nhà Phật, chúng tôi lựa chọn hai nhân tố tác động đến sự sử dụng này là tuổi và giới. Nhƣ trên đã nói, đối tƣợng khảo sát là học sinh, sinh viên trên địa bàn 2 tỉnh Hà Nội và Thái Nguyên; các cơ quan công quyền và một số gia đình trên địa bàn Hà Nội. Chúng tôi tiến hành ghi âm các cuộc nói chuyện tự nhiên của các đối tƣợng trên. Sau đó, khảo sát sự xuất hiện của các từ ngữ nhà Phật trong các phạm vi nói trên. 4.2.2. Đặc điểm sử dụng từ ngữ nhà Phật trong giao tiếp đời sống xét theo lứa tuổi Đối tƣợng khảo sát đƣợc chia thành 2 nhóm: nhóm dƣới 30 tuổi và nhóm trên 30 tuổi. Trong nhóm từ ngữ nhận ra sắc thái Phật giáo: Tất cả các nhóm từ ngữ thì độ tuổi trên 30 tuổi sử dụng nhiều hơn độ tuổi dƣới 30. Trong đó, nhóm từ ngữ chỉ khái niệm, triết lí, tƣ tƣởng của Phật giáo, độ tuổi trên 30 sử dụng 15,7%; độ tuổi dƣới 30 sử dụng 7,4%. Nhóm từ ngữ chỉ các hoạt động nói chung, độ tuổi trên 30 sử dụng 3,8%; độ tuổi dƣới 30 sử dụng 2%. Nhóm từ ngữ xƣng gọi nhà Phật, độ tuổi trên 30 sử dụng 2%; độ tuổi dƣới 30 sử dụng 0,7%. Trong nhóm từ ngữ không nhận ra sắc thái Phật giáo: Nhóm từ ngữ chỉ khái niệm, triết lí, tƣ tƣởng của Phật giáo, độ tuổi trên 30 sử dụng nhiều hơn độ tuổi dƣới 30 (độ tuổi trên 30 là 16%; độ tuổi dƣới 30 là 10%). Nhóm từ ngữ chỉ các hoạt động nói chung, độ tuổi trên 30 sử dụng nhiều hơn độ tuổi dƣới 30 (độ tuổi trên 30 là 5,1%; độ tuổi dƣới 30 là 2%). 4.2.3. Đặc điểm sử dụng từ ngữ nhà Phật trong giao tiếp xét theo giới 20 Trong nhóm từ ngữ nhận ra sắc thái Phật giáo: Tất cả các nhóm từ ngữ thì nữ sử dụng nhiều hơn nam. Trong đó, nhóm từ ngữ chỉ khái niệm, triết lí, tƣ tƣởng của Phật giáo, nữ sử dụng 18,5%; nam sử dụng 4,6%. Nhóm từ ngữ xƣng gọi nhà Phật, nữ sử dụng 2,3%; nam sử dụng 0,4%. Nhóm từ ngữ chỉ các hoạt động nói chung, nữ sử dụng 4,6%, nam sử dụng 1,2%. Trong nhóm từ ngữ không nhận ra sắc thái Phật giáo: Nhóm từ ngữ chỉ tên riêng, nữ sử dụng nhiều hơn nam (nữ là 3,4%; nam là 0,7%). Nhóm từ ngữ chỉ thực vật, vật dụng, công trình kiến trúc, nữ sử dụng nhiều hơn nam (nữ là 1,5%; nam là 0,9%). Nhóm từ ngữ chỉ khái niệm, triết lí, tƣ tƣởng của Phật giáo, nữ sử dụng nhiều hơn nam (nữ là 16,3%; nam là 8,7%). Nhóm từ ngữ chỉ các hoạt động nói chung nữ sử dụng nhiều hơn nam (nữ sử dụng 5,2%; nam sử dụng 0,9%). 4.3. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ NHÀ PHẬT TRONG GIAO TIẾP GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI 4.3.1. Đặc điểm sử dụng từ ngữ nhà Phật trong giao tiếp gia đình Trong phạm vi giao tiếp gia đình, từ ngữ không nhận ra sắc thái Phật giáo xuất hiện nhiều hơn so với từ ngữ nhận ra sắc thái Phật giáo (từ ngữ không nhận ra sắc thái Phật giáo là 23,9%; từ ngữ nhận ra sắc thái Phật giáo là 10,9%). Trong nhóm các từ ngữ nhận ra sắc thái Phật giáo các từ ngữ chỉ khái niệm, triết lí, tƣ tƣởng Phật giáo chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 6,9%, tiếp đó là các từ ngữ chỉ các hoạt động liên quan đến Phật giáo với 2,0% và các danh xƣng nhà Phật với 2,0%. Từ ngữ nhà Phật tham gia vào hoạt động giao tiếp gia đình khi nói về chủ đề liên quan đến chùa chiền. Trong nhóm các từ ngữ không nhận ra sắc thái Phật giáo các từ ngữ chỉ khái niệm, triết lí, tƣ tƣởng Phật giáo chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 15,9%, tiếp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan