Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc điểm ngôn ngữ của người việt dưới sự tác động của nhân tố giới tính và nghề ...

Tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của người việt dưới sự tác động của nhân tố giới tính và nghề nghiệp

.PDF
232
1275
78

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TRÀ MY ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI VIỆT DƢỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ GIỚI TÍNH VÀ NGHỀ NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội, 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TRÀ MY ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI VIỆT DƢỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ GIỚI TÍNH VÀ NGHỀ NGHIỆP Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62.22.02.40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC TỐN Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tƣ liệu và số liệu trong luận án là trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận chƣa đƣợc ai công bố. Tác giả luận án Nguyễn Thị Trà My LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Đức Tồn đã dành thời gian cùng tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận án trong suốt thời gian qua. Tôi xin cảm ơn Viện Ngôn ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có được môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất. Tôi xin cảm ơn Tạp chí Ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Tạp chí KH và CN Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi công bố những kết quả nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn Thư viện Viện Ngôn ngữ học, Thư viện quốc gia, Thư viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận với nguồn tư liệu phục vụ cho luận án của tôi. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học - nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các sinh viên của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tác giả luận án Nguyễn Thị Trà My MỤC LỤC MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------------ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN --------------------------------------------------------------------------------------- 10 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU -------------------------------------- 10 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ---------------------------------------------- 10 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc ----------------------------------------------- 21 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN --------------------------------------------------------------------- 25 1.2.1. Mối quan hệ giữa các nhân tố tâm lý, xã hội với ngôn ngữ-------------------- 25 1.2.2. Biến, biến thể, biến xã hội và biến ngôn ngữ ------------------------------------ 27 1.2.3. Phƣơng ngữ và phƣơng ngữ xã hội ----------------------------------------------- 30 1.2.4. Nhân tố giới tính và nghề nghiệp với ngôn ngữ --------------------------------- 32 1.2.5. Phân tầng xã hội--------------------------------------------------------------------- 38 1.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 --------------------------------------------------------------- 39 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI VIỆT DƢỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ GIỚI TÍNH ------------------------------------- 41 2.1. DẪN NHẬP --------------------------------------------------------------------------- 41 2.2. SỰ CHI PHỐI CỦA NHÂN TỐ GIỚI TÍNH ĐẾN CÁCH ĐẶT TÊN THÂN MẬT CHO TRẺ EM -------------------------------------------------------------- 42 2.2.1. Giới hạn khảo sát ------------------------------------------------------------------- 42 2.2.2. Kết quả khảo sát ------------------------------------------------------------------- 43 2.3. SỰ CHI PHỐI CỦA NHÂN TỐ GIỚI TÍNH ĐẾN CÁCH XƢNG HÔ CỦA SINH VIÊN --------------------------------------------------------------------------------- 49 2.3.1. Khái quát về xƣng hô và từ xƣng hô---------------------------------------------- 50 2.3.2. Từ xƣng hô trong giao tiếp bạn bè của sinh viên nhìn từ sự chi phối của nhân tố giới tính ---------------------------------------------------------------------------- 51 2.4. SỰ CHI PHỐI CỦA NHÂN TỐ GIỚI TÍNH ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG HÀNH ĐỘNG HỎI CỦA NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH -- 65 2.4.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp khảo sát ---------------------------------------------- 66 2.4.2. Kết quả nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 66 2.5. SỰ CHI PHỐI CỦA NHÂN TỐ GIỚI TÍNH ĐẾN CHIẾN LƢỢC LIÊN TƢỞNG – SO SÁNH CÓ ĐỊNH HƢỚNG CỦA SINH VIÊN ---------------------- 88 2.5.1. Cách thức thu thập tƣ liệu ---------------------------------------------------------- 88 2.5.2. Các chỉ số về từ vựng có liên quan đến chiến lƣợc LT- SS CĐH của đối tƣợng sinh viên từ góc độ giới tính ------------------------------------------------------- 90 2.5.3. Một số phạm vi/chủ đề đƣợc chọn làm chuẩn có liên quan đến chiến lƣợc LT- SS CĐH của mỗi giới----------------------------------------------------------------- 93 2.6. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2-------------------------------------------------------------- 99 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI VIỆT DƢỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ NGHỀ NGHIỆP ----------------------------- 101 3.1. DẪN NHẬP ------------------------------------------------------------------------- 101 3.2. SỰ CHI PHỐI CỦA NHÂN TỐ NGHỀ NGHIỆP ĐẾN CÁCH THỨC GIAO TIẾP CỦA NGƢỜI BÁN HÀNG QUA MẠNG INTERNET ------------- 102 3.2.1. Cách dùng ngôn ngữ để giới thiệu sản phẩm của ngƣời bán hàng ---------- 103 3.2.2. Cách dùng ngôn ngữ để chào mời khách hàng -------------------------------- 107 3.2.3. Cách dùng ngôn ngữ để trao đổi, thƣơng lƣợng với khách hàng ------------ 110 3.2.4. Cách dùng ngôn ngữ để thuyết phục khách hàng ----------------------------- 114 3.3. SỰ CHI PHỐI CỦA NHÂN TỐ NGHỀ NGHIỆP ĐẾN KHUÔN GIAO TIẾP TRONG NGHI THỨC CHÀO CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN --------------------------------------------------------------------------------------- 120 3.3.1. Khuôn và khuôn giao tiếp-------------------------------------------------------- 120 3.3.2. Một số khuôn giao tiếp trong nghi thức chào của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân ----------------------------------------------------------------------------------- 123 3.4. SỰ CHI PHỐI CỦA NHÂN TỐ NGHỀ NGHIỆP ĐẾN TƢ DUY LIÊN TƢỞNG CỦA ĐỐI TƢỢNG GIẢNG VIÊN VÀ NÔNG DÂN ------------------- 136 3.4.1. Cách thức thu thập tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ---------------------- 136 3.4.2. Độ phong phú từ vựng trong sự liên tƣởng tự do ---------------------------- 137 3.4.3. Độ tập trung từ vựng trong sự liên tƣởng tự do ------------------------------- 139 3.4.4. Một số phạm vi đƣợc chọn làm chuẩn có liên quan đến tƣ duy liên tƣởng tự do -- 140 3.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 -------------------------- Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------- 146 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ------------------------------ 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO------------------------------------------------------------- 152 PHỤ LỤC -------------------------------------------------------------------------------- 169 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Ký hiệu viết tắt QHXH: Quan hệ xã hội VD: Ví dụ C: Chủ ngữ V: Vị ngữ KS: Khảo sát HĐH: Hành động hỏi BTNV: Biểu thức ngữ vi MC: (Master of ceremonies): Ngƣời dẫn chƣơng trình LT: Liên tƣởng LT- SS CĐH: Liên tƣởng – so sánh có định hƣớng GV: Giảng viên ND: Nông dân Nƣ: Nữ Na: Nam x. tr 65: Xem trang 65 của luận án x. Bảng 2.2. Phụ lục: Xem Bảng 2.2 phần Phụ lục 2. Kí hiệu bảng biểu Đánh số bảng biểu gắn với số chƣơng. Ví dụ Bảng 2.1: Có nghĩa là bảng thống kê số liệu thứ 1 trong Chƣơng 2. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Bảng 2.1: Đối tƣợng đặt tên thân mật cho trẻ em Bảng 2.2: Số lƣợng các cặp từ dùng để xƣng hô của nam và nữ sinh viên với ngƣời cùng giới và khác giới Bảng 2.3: Một số cặp từ xƣng hô đƣợc sử dụng với mật độ cao của nam và nữ sinh viên với ngƣời cùng giới và khác giới Bảng 2.4: Các từ dùng để xƣng của nam và nữ sinh viên với những ngƣời cùng giới Bảng 2.5: Số lƣợng từ hô gọi của nam và nữ sinh viên với ngƣời cùng giới Bảng 2.6. Số lƣợng từ dùng để hô gọi của nam và nữ sinh viên với ngƣời khác giới Bảng 2.7: BTNV thực hiện HĐH có dấu hiệu hình thức là phƣơng tiện hỏi Trang 45 51 52 57 59 61 68 Bảng 2.8: BTNV thực hiện HĐH có hình thức là câu hỏi toàn bộ 69 Bảng 2.9: BTNV thực hiện HĐH có hình thức là câu hỏi bộ phận 71 Bảng 2.10: BTNV thực hiện HĐH có hình thức là câu hỏi lựa chọn 72 Bảng 2.11: BTNV hỏi không phƣơng tiện hỏi 74 Bảng 2.12: Các từ ngữ chuyên dụng trong HĐH của nam và nữ MC 75 Bảng 2.13. Các đại từ nghi vấn đƣợc sử dụng trong HĐH của nam và nữ MC Bảng 2.14: Các phụ từ và cặp phụ từ đƣợc sử dụng trong HĐH của nam và nữ MC 76 78 Bảng 2.15: HĐH trực tiếp và HĐH gián tiếp của nam và nữ MC 83 Bảng 2.16: HĐH có lực ngôn trung là hỏi ở nam và nữ MC 83 Bảng 2.17: Một số lực ngôn trung của HĐH gián tiếp ở nam và nữ MC 85 Bảng 2.18: Từ ngữ trong LT- SS CĐH của sinh viên từ góc độ giới tính 88 Bảng 2.19: Một số chủ đề đƣợc chọn làm chuẩn trong tƣ duy LT- SS CĐH của hai giới Bảng 3.1: Cách xƣng hô giữa các đối tƣợng trong lực lƣợng Công an nhân dân Bảng 3.2: Độ phong phú từ vựng trong sự liên tƣởng tự do xét theo tham tố giới tính và nghề nghiệp Bảng 3.3: Độ tập trung từ vựng trong sự liên tƣởng tự do xét theo tham tố giới tính và nghề nghiệp Bảng 3.4: Một số phạm vi đƣợc chọn làm chuẩn có liên quan đến tƣ duy liên tƣởng tự do của giảng viên và nông dân 92 132 136 138 141 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Về mặt lý luận Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời (V.I. Lê-nin). Trong quá trình giao tiếp, việc sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ bị chi phối bởi các nhân tố sau đây: ngƣời phát, ngƣời nhận, mã giao tiếp, chủ đề giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp...Trong đó, nhân tố nhân vật giao tiếp khi sử dụng ngôn ngữ lại bị chi phối bởi nhiều thông số khác nhau. Tất cả các thông số này tạo nên vai giao tiếp và đƣợc nghiên cứu trong chuyên ngành Ngôn ngữ học xã hội. Một số nghiên cứu trƣớc đây đã chỉ ra rằng giao tiếp ngôn ngữ chịu sự chi phối của tất cả các nhân tố xã hội, trong đó tiêu biểu là các nhân tố nhƣ: tuổi, giới tính, địa vị, nghề nghiệp, học vấn, vùng miền, tôn giáo, thu nhập, văn hóa.... Các nhân tố này tác động đến hoạt động giao tiếp ở mức độ khác nhau, gắn với từng thời kỳ khác nhau. Trong xã hội, con ngƣời luôn có sự khác nhau về giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, tôn giáo, giai cấp, trình độ văn hoá …Ngôn ngữ học xã hội gọi đó là những "biến xã hội". Các “biến xã hội” này có những vai trò nhất định tạo nên những đặc điểm riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ. Chính điều này tạo ra hàng loạt các phƣơng ngữ của các tầng lớp xã hội khác nhau, trong đó nổi lên phƣơng ngữ giới tính và phƣơng ngữ nghề nghiệp. Chừng nào xã hội còn tồn tại các tầng lớp xã hội thì chừng ấy phƣơng ngữ xã hội còn hiện hữu. Những phƣơng ngữ xã hội này luôn vận động và biến đổi không ngừng, do đó lí luận về vấn đề này cũng cần phải đƣợc xây dựng và cập nhật thƣờng xuyên để phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy, luận án này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận trong lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội (làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và hai nhân tố tâm lýxã hội là nghề nghiệp và giới tính). 1.2. Về mặt thực tiễn Sự gia tăng của phong trào nữ quyền trong xã hội phƣơng Tây vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX đã làm bùng nổ hƣớng nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính. Nhiều công trình ngôn ngữ học có giá trị về chủ đề này đã 1 đƣợc công bố với những ý tƣởng khác nhau, đặc biệt là sau khi Robin Lakoff (1975) xuất bản cuốn Language and Woman's Place. Language in Society (Ngôn ngữ và vị thế của phụ nữ. Ngôn ngữ trong xã hội) [127]. Khi nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ, Ngôn ngữ học xã hội hƣớng vào các câu hỏi: ai nói? bằng ngôn ngữ nào? khi nào? về vấn đề gì? và nói với ai? Vì thế ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu đặc điểm của những dạng thức (hay là biến thể) khác nhau của ngôn ngữ, chức năng của chúng và đặc điểm của ngƣời sử dụng chúng, vì cho rằng ba yếu tố này luôn tác động qua lại với nhau và biến đổi ngay trong cộng đồng ngôn ngữ. Ngôn ngữ học xã hội là lĩnh vực nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, giữa việc sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc xã hội nơi ngƣời sử dụng ngôn ngữ sinh sống. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này luôn nỗ lực để tìm ra mối tƣơng quan giữa cấu trúc xã hội và cấu trúc ngôn ngữ, từ đó quan sát và lý giải sự thay đổi này. Trong cấu trúc xã hội ấy, yếu tố giới tính đƣợc quan tâm hàng đầu. Bên cạnh giới tính, giai tầng và nghề nghiệp cũng là những điểm nhấn trong các công tình nghiên cứu về ngôn ngữ trong xã hội. Thực tế cho thấy tầng lớp xã hội khác nhau và sự khác biệt ngôn ngữ có liên quan với nhau nhƣng chƣa có nhiều công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về vấn đề này. Các nhà ngôn ngữ học mới chỉ dừng ở việc thừa nhận sự ảnh hƣởng của yếu tố nghề nghiệp đến cách sử dụng ngôn ngữ, cũng nhƣ thừa nhận sự hiện hữu của “phƣơng ngữ nghề nghiệp” với tƣ cách là một phƣơng ngữ xã hội tồn tại song song với các loại phƣơng ngữ xã hội khác mà chƣa chứng minh hoặc làm rõ mức độ ảnh hƣởng của nó đến việc sử dụng từng bình diện ngôn ngữ của các nhóm đối tƣợng cũng nhƣ cộng đồng ngôn ngữ. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy chƣa có nhiều công trình nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về Đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời Việt dƣới sự tác động của nhân tố giới tính và nghề nghiệp. Việc đi sâu tìm hiểu vấn đề này sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Từ kết quả khảo sát, luận án sẽ đƣa ra đƣợc những nhận xét, kiến giải về mức độ chi phối của hai nhân tố nói trên đến cách sử dụng ngôn ngữ của một số nhóm đối tƣợng nghề nghiệp nói riêng, của ngƣời Việt 2 nói chung dƣới góc độ ngôn ngữ, tâm lý, xã hội và văn hóa. Từ đó, luận án cung cấp thêm những cơ sở để định hƣớng việc sử dụng ngôn ngữ một cách tích cực, góp phần vào việc quy hoạch và hoạch định chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam trong hiện tại và tƣơng lai. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu (nghiên cứu trƣờng hợp) đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của một số nhóm đối tƣợng ngƣời Việt cụ thể dƣới sự chi phối của nhân tố giới tính và nghề nghiệp, luận án góp phần kiểm chứng và soi sáng thêm cho lý thuyết của ngôn ngữ học xã hội về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và cấu trúc xã hội nói chung, ngôn ngữ với giới tính, ngôn ngữ với nghề nghiệp nói riêng phục vụ cho công tác quy hoạch và hoạch định chính sách ngôn ngữ tiến tới xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam trong tƣơng lai. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ cơ bản sau: 1. Hệ thống hóa để đƣa ra một cái nhìn toàn diện về tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính, ngôn ngữ và nghề nghiệp trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. 2. Tìm hiểu và vận dụng một cách hệ thống các cơ sở lí luận cơ bản của xã hội học (phân tầng xã hội, phân tầng xã hội theo nghề nghiệp và giới tính, biến xã hội, biến thể xã hội), một số cơ sở lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội (biến ngôn ngữ, biến thể ngôn ngữ, phương ngữ xã hội, mối quan hệ giữa các nhân tố tâm lí, xã hội nói chung, nhân tố giới tính, nghề nghiệp nói riêng) và của ngữ dụng học (lí thuyết về hành động ngôn từ)… 3. Nghiên cứu các trƣờng hợp cụ thể về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của một số nhóm đối tƣợng ngƣời Việt từ góc độ sự chi phối của giới tính và nghề nghiệp; 4. Từ các kết quả nghiên cứu, luận án đƣa ra những nhận xét, đánh giá, kiến giải về mức độ chi phối của nhân tố giới tính và nghề nghiệp trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của một số nhóm đối tƣợng ngƣời Việt cụ thể. Qua đó, luận án góp 3 phần làm sáng tỏ thêm một số đặc điểm về năng lực, hiện trạng sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Việt hiện nay dƣới góc độ ngôn ngữ, tâm lý, xã hội và văn hóa. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận án lấy đối tƣợng nghiên cứu là các biến thể ngôn ngữ của các nhóm đối tƣợng ngƣời Việt (học sinh, sinh viên, ngƣời dẫn chƣơng trình, ngƣời bán hàng, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, giảng viên, nông dân…) dƣới sự chi phối của nhân tố giới tính và nghề nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Do đề tài nghiên cứu bao quát phạm vi vấn đề rất rộng nên luận án chỉ giới hạn đi sâu vào các trƣờng hợp tiêu biểu (nhƣ giới thuyết ở đầu mỗi chƣơng) trên từng bình diện dƣới sự chi phối của nhân tố giới tính và nghề nghiệp. - Phạm vi tƣ liệu: Để làm rõ các vấn đề trên, luận án thu thập các tƣ liệu sau: + Tƣ liệu điều tra điền dã, điều tra xã hội học kết hợp với tƣ liệu trong kịch bản điện ảnh, kịch bản truyền hình gồm các nguồn nhƣ sau: Luận án tiến hành ghi âm (kín đáo để ngƣời tham gia giao tiếp đƣợc tự nhiên), quan sát ghi chép, phỏng vấn sau đó tiến hành gỡ băng ghi âm để văn bản hóa các tƣ liệu này. Ngoài ra, luận án còn thu thập tƣ liệu trong giao tiếp thực tế hiện nay và trong một số chƣơng trình truyền hình của Việt Nam có liên quan đến các đối tƣợng nghiên cứu. (x. Phụ lục ii, tr 179) + Luận án còn tiến hành điều tra qua các anket và thu thập tƣ liệu từ các webpage mua bán online, facebook....của các nhóm đối tƣợng có liên quan. (x. Phụ lục i trang 169, Phụ lục ii tr 179, Phụ lục iii tr 211) 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp thu thập tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu sau: 4 4.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý tƣ liệu 4.1.1. Sử dụng bảng hỏi (anket) Chúng tôi xây dựng các bảng hỏi (anket) với hệ thống câu hỏi đóng, mở và câu hỏi hỗn hợp, sau đó tiến hành điều tra việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Việt theo giới tính ở các nghề nghiệp khác nhau thông qua công cụ này. Chẳng hạn, bảng hỏi về cách sử dụng từ xƣng hô của đối tƣợng là sinh viên; cách tạo lập các phát ngôn gắn với các tình huống giao tiếp giả định. 4.1.2. Phỏng vấn Luận án sử dụng cả hai hình thức phỏng vấn thƣờng và phỏng vấn sâu. Chúng tôi đƣa ra các tình huống giao tiếp để thông tin viên trò chuyện hoặc phỏng vấn các đối tƣợng về việc sử dụng một số hiện tƣợng ngôn ngữ (từ xƣng hô, tình thái từ, cách mua bán qua mạng, cách tƣ vấn khách hàng, cách chào gặp mặt, chào báo cáo...) 4.1.3. Quan sát và nhập thân vào vai giao tiếp Chúng tôi quan sát và ghi chép lại các cuộc giao tiếp có sự xuất hiện các hiện tƣợng ngôn ngữ mà luận án quan tâm. Trong nhiều trƣờng hợp, chúng tôi còn nhập vai để tiến hành giao tiếp trực tiếp trong một số hoạt động mua bán, mặc cả hoặc trao đổi các vấn đề trong cuộc sống đời thƣờng. Trên đây là ba phƣơng pháp chủ đạo của ngôn ngữ học xã hội đƣợc chúng tôi sử dụng triệt để trong luận án này. Do phạm vi tƣ liệu rộng và các vấn đề cần giải quyết của luận án khá nhiều nên chúng tôi lựa chọn các mẫu ngẫu nhiên để lấy làm đại diện. 4.1.4. Phương pháp thống kê ngôn ngữ học Trƣớc đây trong luận án của Nguyễn Đức Tồn, các công thức dƣới đây trong ngôn ngữ học thống kê lần đầu tiên đã đƣợc mở rộng phạm vi áp dụng để tính toán mức độ gần gũi và khác biệt cũng nhƣ hệ số tƣơng quan về tƣ duy ngôn ngữ giữa ngƣời Việt và ngƣời Nga cùng một số dân tộc khác trong các phạm vi định danh, chuyển nghĩa, liên tƣởng. Trong lĩnh vực nghiên cứu thống kê từ vựng, một số công thức tính toán này cũng đã đƣợc áp dụng: 5 a) Độ phong phú từ vựng Công thức tính: R  V N R: Độ phong phú từ vựng V: Số từ khác nhau trong văn bản N: Tổng số lần xuất hiện các từ (hay độ dài của văn bản) b) Độ tập trung từ vựng được tính theo công thức 50 K 100 fr r 1 N N: Tổng số lần xuất hiện các từ (hay độ dài của văn bản) r: Hạng của một từ nào đó f r: Tần số của từ có hạng “r” c) Độ phân tán từ vựng 10 D 100 Vi i 1 V Vi: Số lƣợng từ khác nhau có tần số “i” V: Số lƣợng từ khác nhau d) Hệ số tương quan hai danh sách từ vựng n   1- 3 /i - Ji/ n -1 n2 - 1 α: Hệ số trùng nhau của hai danh sách thứ hạng n: hạng thứ “n” i – hạng của từ nào đó trong danh sách thứ nhất 6 Ji: hạng cũng của chính từ ấy trong dánh sách thứ hai Trong công thức trên nếu: - α = 1, thì hai danh sách trùng nhau hoàn toàn - α = 0, hai danh sách không có gì tƣơng ứng, hoặc tƣơng quan với nhau - α càng tiến gần tới 0 , hai danh sách càng không tƣơng quan với nhau - α càng tiến tới 1, hai danh sách càng tƣơng quan với nhau nhiều hơn Chúng tôi cũng sử dụng các công thức trên để tính toán, chỉ ra đặc điểm và sự chi phối của nhân tố giới tính, nghề nghiệp đến tƣ duy liên tƣởng của một số nhóm đối tƣợng ngƣời Việt đƣợc luận án nghiên cứu. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp định lượng Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng (phƣơng pháp nghiên cứu của xã hội học đƣợc W.Labov sử dụng khi nghiên cứu theo kiểu phân tầng xã hội vào những năm 60 của thế kỉ XX) để nghiên cứu mối quan hệ giữa biến ngôn ngữ và 2 biến xã hội là giới tính, nghề nghiệp. Chúng tôi sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên để lấy đơn vị điều tra gắn với các biến ngôn ngữ của các nhóm đối tƣợng cần làm sáng tỏ trong luận án. Việc suy lí và giải thích các hiện tƣợng ngôn ngữ trong luận án đƣợc dựa trên việc thu thập và phân tích những số liệu qua các thực nghiệm và các nguồn ngữ liệu nhƣ đã giới thuyết và chú thích ở phần phụ lục. Chúng tôi cũng tiến hành thống kê tần số sử dụng các biến thể ngôn ngữ của các nhóm đối tƣợng xét theo tiêu chí giới tính và nghề nghiệp (chẳng hạn: phƣơng tiện từ vựng để xƣng hô, phƣơng tiện từ vựng tình thái, hành động ngôn từ hỏi, tên gọi, từ vựng xuất hiện trong tƣ duy liên tƣởng...) làm cơ sở cho việc tổng hợp và phân tích thông tin, rút ra các đặc điểm ngôn ngữ của đối tƣợng nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp miêu tả Phƣơng pháp này đƣợc luận án sử dụng để mô tả đặc điểm của các biến thể ngôn ngữ cụ thể đƣợc đề cập đến trong luận án. Trong khi miêu tả, luận án có sử dụng một số thủ pháp sau: 7 Thủ pháp so sánh đƣợc sử dụng nhằm tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các biến thể ngôn ngữ cũng nhƣ mức độ sử dụng các biến thể này của các nhóm đối tƣợng xét theo giới tính và nghề nghiệp. Thủ pháp mô hình hóa đƣợc sử dụng để mô hình hóa các cấu trúc của biểu thức ngôn hành của HĐH và cách thức chào hỏi của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân. 4.2.3. Phương pháp phân tích diễn ngôn Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để phân tích các cuộc hội thoại đặt trong mối quan hệ với ngữ cảnh và các yếu tố xã hội (giới tính, nghề nghiệp) ảnh hƣởng đến quá trình sử dụng ngôn ngữ các nhóm đối tƣợng. Nhƣ đã giới thuyết ở phần đầu, do vấn đề đặt ra trong luận án khá rộng nên sau phần tổng quan, luận án chỉ đi sâu vào nghiên cứu trƣờng hợp nhằm làm rõ một số đặc điểm nổi bật trong việc sử dụng ngôn ngữ của các nhóm đối tƣợng ngƣời Việt cụ thể từ góc độ sự chi phối của yếu tố giới tính và nghề nghiệp. 5. CÁI MỚI CỦA LUẬN ÁN Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu sâu một cách hệ thống về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của một số nhóm đối tƣợng ngƣời Việt dƣới sự tác động của nhân tố giới tính và nghề nghiệp trên một số bình diện tiêu biểu. Luận án không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội mà qua đó còn góp phần chỉ ra sự thay đổi nhận thức của con ngƣời đối với vấn đề giới tính và nghề nghiệp trong xã hội hiện nay. 6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 6.1. Về mặt lý luận Luận án phân tích, chỉ ra một cách cụ thể về sự tác động của nhân tố giới tính và nghề nghiệp đến đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Việt trên một số bình diện cụ thể. Từ đó, luận án góp phần soi sáng thêm lý thuyết của ngôn ngữ học xã hội về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các nhân tố xã hội; lý thuyết về hoạt động giao tiếp tiếng Việt và lý thuyết về hành động ngôn ngữ; lý giải thêm về sự phát triển của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay. 8 6.2. Về mặt thực tiễn Các kết quả thu đƣợc của luận án góp phần vào việc giáo dục ngôn ngữ, chống kì thị giới tính trong sự sử dụng ngôn ngữ, nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ gắn với đặc thù nghề nghiệp đồng thời phục vụ cho việc kế hoạch hóa ngôn ngữ ở Việt Nam trong hiện tại và tƣơng lai. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung chính của luận án đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chƣơng 2: Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Việt dƣới sự tác động của nhân tố giới tính Chƣơng 3: Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Việt dƣới sự tác động của nhân tố nghề nghiệp. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới tính và ngôn ngữ Vấn đề giới và giới tính trong ngôn ngữ bắt đầu đƣợc nhen nhóm nghiên cứu từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, nhƣng chính thức đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống từ những năm 70 của thế kỷ XX cho đến nay. Năm 1964, ngay khi Ngôn ngữ học xã hội ra đời thì vấn đề mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính lập tức đã trở thành một nội dung lớn, đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Đây là một nội dung giành đƣợc sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Chẳng hạn. năm 1995, Jennifer Coates trong công trình Women, Men and Language, A Sociolinguistic Account of Gender Differences in Language (Phụ nữ, nam giới và ngôn ngữ. Một nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội về sự khác biệt giới trong ngôn ngữ) [134] đã khám phá ra những vùng mở rộng của ngôn ngữ và giới tính từ phƣơng diện địa lý và xã hội. Mối quan hệ trên tiếp tục đƣợc Penelope Ecker và Sally Mcconnell Ginet bàn luận trong công trình Language and Gender (Ngôn ngữ và giới) [189]. Cuốn sách bắt đầu bằng cuộc thảo luận về giới và các nguồn tài nguyên mà hệ thống ngôn ngữ cung cấp cho việc xây dựng ý nghĩa xã hội. Công trình đã đƣợc biên soạn thành sách giáo khoa chuẩn cho các khóa học về ngôn ngữ và giới tính. Năm 2010, Mary Talbot cho ra đời công trình cùng tên Language and Gender [183]. Trên cơ sở giới thiệu những kiến thức nền tảng "cổ điển" cho nghiên cứu trong lĩnh vực này, tác giả còn tiến hành khảo sát, phân tích ngôn ngữ đƣợc nữ giới và nam giới sử dụng trong một loạt tình huống cụ thể… Có thể nói, hầu hết các nhà nghiên cứu trên đều thừa nhận mối quan hệ hiện hữu giữa ngôn ngữ với giới tính và bƣớc đầu đƣa ra những cứ liệu để lý giải, chứng minh cho mối quan hệ trên từ những bình diện nhất định. 10 Có thể kể đến một số công trình và kết quả nghiên cứu tiêu biểu về các vấn đề trên theo từng khía cạnh nhƣ sau: Thứ nhất, biểu hiện của sự khác biệt giới tính trong ngôn ngữ: Đây là nội dung đƣợc quan tâm nhiều nhất. Các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu trên từng bình diện hoặc đi vào biểu hiện của sự khác biệt giới tính trên tất cả các bình diện. Cụ thể là: * Trên bình diện ngữ âm: Xue Yan (2002) trong đề tài 言语性别差异在英语语音 (Sự khác biệt giới tính trong hội thoại tiếng Anh) [215] đã bàn riêng về sự khác biệt giới tính trong cách phát âm và ngữ điệu của hai giới. Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân của sự khác biệt trên là do nguyên mẫu giới tính trong các vai xã hội khác nhau của đàn ông và phụ nữ. Guo Lin Hoa (2007) trong bài viết 英语口语交际中语言形式上的性别差异 (Sự khác biệt giới tính trong giao tiếp tiếng Anh) [210] cũng chỉ ra rằng: Trong tiếng Anh giao tiếp, ngôn ngữ phản ánh sự khác biệt giới tính của nam và nữ trên các cấp độ ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Chẳng hạn, nữ phát âm chuẩn hơn, ngữ điệu sinh động, đa dạng, sử dụng từ ngữ mang sắc thái cƣờng điệu, tinh tế, thanh lịch hơn so với nam giới... Các tác giả: Majewski (1972), Loveday’s (1981), Kristof (1995)…cũng có những nghiên cứu cụ thể về âm vực trung bình của từng giới ở những quốc gia khác nhau (Mỹ, Ba Lan, Trung Quốc…). Một số tác giả khác nhƣ: J.L.Austin (1965), Shuy (1967), Laver (1968), Sachs (1975) thì quan tâm nghiên cứu sự khác biệt về âm sắc và cách sử dụng âm mũi hóa của từng giới… Về ngữ điệu, công trình nghiên cứu Language and Sex: Difference and Dominance (Ngôn ngữ và giới tính: Sự khác biệt và sự thống trị) [127] của R. Brend (1975) đã góp phần làm rõ sự khác nhau trong các mô hình ngữ điệu của hai giới cũng nhƣ xu hƣớng sử dụng thƣờng xuyên một số mô hình mang tính lịch sự cao của nữ giới so với nam giới. Về vấn đề này, Robin Lakoff (1975) trong công trình nổi tiếng Language and Woman's Place (ngôn ngữ và vị thế của phụ nữ) [174] cũng có những nhận xét tƣơng tự: Phụ nữ sử dụng khá đa dạng cao độ và ngữ điệu 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan