Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Đặc điểm bệnh cầu trùng gà theo quy mô chăn nuôi tại xã liên hoa huyện phù ninh,...

Tài liệu Đặc điểm bệnh cầu trùng gà theo quy mô chăn nuôi tại xã liên hoa huyện phù ninh, phú thọ

.PDF
56
1
101

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA NÔNG – LÂM - NGƢ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ĐẶC ĐIỂM BỆNH CẦU TRÙNG GÀ THEO QUY MÔ CHĂN NUÔI TẠI XÃ LIÊN HOA HUYỆN PHÙ NINH, PHÚ THỌ Ngành: Thú y Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tài Năng ThS. Nguyễn Xuân Việt Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Thu Hà Khóa học: 2016 - 2020 Phú Thọ - 2021 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập tại Trƣờng Đại Học Hùng Vƣơng, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè trong trƣờng, chủ quầy thuốc thú y Đại Lợi và các cô chú trang trại trên địa bàn xã Liên Hoa huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ đã luôn đồng hành cùng em trong quãng thời gian vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại Học Hùng Vƣơng, Ban chủ nhiệm Khoa Nông – Lâm – Ngƣ, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã giúp đỡ em trong suốt quá trình tôi học tại trƣờng, trang bị cho em những kiến thức căn bản về chuyên môn nghề nghiệp và tƣ cách đạo đức, làm nền tảng cho em trong cuộc sống và công việc sau này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tài Năng và Th.s. Nguyễn Xuân Việt, giảng viên khoa Nông- Lâm –Ngƣ đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hƣớng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài. Các thầy đã dìu dắt em từng bƣớc đi, bảo ban và định hƣớng cho em những lúc em gặp khó khăn. Trong quá trình thực tập bản thân em không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô để em đƣợc trƣởng thành hơn trong công tác sau này. Một lần nữa cho em gửi lời biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Nông – Lâm - Ngƣ, xin chúc thầy cô thật nhiều sức khỏe, nhiệt huyết, là những ngƣời lái đò đƣa các thế hệ sinh viên đến bến bờ thành công. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới chị Nguyễn Thị Thùy Dung, chủ quầy thuốc nơi em thực tập suốt 7 tháng đã nhiệt tình bảo ban, chỉ dạy cho em. Cuối cùng em muốn gửi lời cảm ơn đến anh chị em, bạn bè đã luôn động viên, bảo ban em, cảm ơn những chủ trại trên địa bàn xã Liên Hoa huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em thực hiện đề tài Em xin chân thành cảm ơn ! Việt trì, ngày 21 tháng 5 năm 2021 Sinh viên Đinh Thị Thu Hà ii MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 2 1.3.1.Ý nghĩa khoa học.......................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3 2.1 Cơ cấu chức năng của đại lý thuốc thú y Đại Lợi ở xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ................................................................................................ 3 2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Đại lý thuốc thú y Đại Lợi ................... 3 2.2.1.Tình hình kinh doanh vacxin của đại lý thuốc thú y Đại Lợi ...................... 3 2.2.2.Tình hình kinh doanh thuốc và các sản phẩm khác dùng trong chăn nuôi của đại lý thuốc thú y Đại Lợi ............................................................................... 4 2.2 Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................... 5 2.2.1. Lịch sử bệnh ................................................................................................ 5 2.2.2. Căn bệnh, ký chủ, vị trí ký sinh .................................................................. 6 2.2.3. Đặc điểm noãn nang cầu trùng gà ............................................................... 6 2.2.4. Vòng đời đời phát triển của cầu trùng......................................................... 9 2.2.5. Dịch tễ học bệnh cầu trùng gà ................................................................... 11 2.2.6. Tính chuyên biệt của cầu trùng ................................................................. 13 2.2.7. Cơ chế sinh bệnh ....................................................................................... 14 2.2.8. Triệu chứng lâm sàng ................................................................................ 14 2.2.9. Bệnh tích bệnh cầu trùng gà qua mổ khám ............................................... 16 2.2.10. Chẩn đoán bệnh cầu trùng gà .................................................................. 16 2.2.11. Điều trị bệnh ............................................................................................ 18 2.2.12. Phòng bệnh .............................................................................................. 19 2.2.13. Miễn dịch học bệnh cầu trùng gà ............................................................ 21 2.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến bệnh cầu trùng ở gia cầm ............................. 21 2.3.1. Mùa vụ....................................................................................................... 21 iii 2.3.2. Giống loài, lứa tuổi.................................................................................... 22 2.3.3. Phƣơng thức và quy mô chăn nuôi............................................................ 22 2.3.3.1.Phƣơng thức chăn nuôi............................................................................ 22 2.3.3.2.Quy mô chăn nuôi ................................................................................... 24 2.3.4. Vệ sinh thú y ............................................................................................. 25 PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 28 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 28 3.1.1. Đối tƣợng................................................................................................... 28 3.1.2. Địa điểm, thời gian .................................................................................... 28 3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 28 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 28 3.3.1. phƣơng pháp xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà ....................................... 28 3.3.2. Phƣơng pháp lấy mẫu đánh giá tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm cầu trùng gà .... 31 3.3.3. Thử nghiệm phác đồ điều trị ..................................................................... 32 3.3.3.1.Phƣơng pháp đánh giá hiệu lực của phác đồ điều trị .............................. 33 3.3.3.2. Phƣơng pháp phân tích, thu thập và xử lý số liệu .................................. 33 PHẦN 4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN .......................................................................... 34 4.1. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà tại các trang trại, gia trại ..................................... 34 4.3. Thử nghiệm thuốc điều trị và đề xuất biện pháp phòng bệnh cầu trùng gà. 41 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 42 5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 42 5.2.ĐỀ NGHỊ....................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 44 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Cs Cộng sự E.Acervulina Eimeria Acervulina E.Brunetti Eimeria Brunetti E.Hagani Eimeria Hagani E.Maxima Eimeria Maxima E.Mitis Eimeria.Mitis E.mivatti Eimeria mivatti E.Necatrix Eimeria.Necatrix E.Praecox Eimeria Praecox E.Tenella Eimeria Tenella v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Lịch vaccine cho gà thịt tại Liên Hoa, Phù Ninh, Phú Thọ.................. 4 Bảng 2. 2 Hình thái đặc tính sinh học của các loại cầu trùng gà .......................... 8 Bảng 2. 3 Bố trí thí nghiệm ................................................................................. 32 Bảng 4.1 Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm bệnh cầu trùng gà tại một sối trại xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh .......................................................................................... 34 Bảng 4.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm bệnh cầu trùng gà theo lứa tuổi tại ............ 35 Liên Hoa, Phù Ninh ............................................................................................. 35 Bảng 4.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm bệnh cầu trùng gà theo giống .................... 36 Bảng 4.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm cầu trùng gà theo phƣơng thức chăn nuôi.40 Bảng 4.5. Kết quả xác định một số triệu chứng của gà....................................... 36 khi mắc bệnh cầu trùng ....................................................................................... 37 Bảng 4.6. Kết quả bệnh tích gà mắc bệnh cầu trùng........................................... 39 Bảng 4.3.1. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh cầu trùng gà ............................... 41 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1. Vòng đời phát triển của cầu trùng giống Eimeria .................................. 11 Hình 2. Tỷ lệ gà mắc bệnh cầu trùng dựa theo triệu chứng lâm sàng đƣợc quan sát tại Liên Hoa Phù Ninh Phú Thọ .................................................................... 38 Hình 3. Gà ỉa ra máu tƣơi, Hình 4. Gà ủ rũ, mệt mỏi, lông xù .......................... 39 Hình 5. Ruột non xuất huyết, Hình 6. hai manh tràng xuất huyết ...................... 40 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi nƣớc ta ngày càng có ý nghĩa vai trò rất quan trọng, đặc biệt là chăn nuôi gà. Gà là loài vật nuôi tryền thống, gắn bó với ngƣời dân từ bao đời nay, phù hợp với hình thức chăn nuôi và tập quán của ngƣời nông dân Việt Nam. Sản phẩm thịt gà thì thơm ngon, dễ tiêu thụ, phù hợp với nhu cầu ẩm thực của ngƣời dân, bên cạnh đó con gà còn đƣợc dùng để thờ cúng ông bà tổ tiên... Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa Đông Nam Á với hệ thực vật và động vật phong phú, đa dạng, thuận lợi cho sự phát triển của các loài ký sinh trùng gây bệnh cho gia cầm. Bệnh ký sinh trùng tuy không có biểu hiện rõ ràng nhƣ bệnh truyền nhiễm nhƣng gây ra thiệt hại lớn cho vật nuôi bằng cách chiếm đoạt dinh dƣỡng, gây tổn thƣơng cơ thể, làm giảm năng suất chăn nuôi. Đặc biệt, mầm bệnh gây bệnh cầu trùng đã xuất hiện từ rất lâu và đến nay vẫn đang xảy ra, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng, ngành sản xuất nông nghiệp nói chung. là vấn đề khó giải quyết của ngành thú y. Bệnh cầu trùng là một bệnh đơn bào ký sinh ở đƣờng tiêu hóa của gia súc, gia cầm. Bệnh xảy ra phổ biến nhất ở gia cầm, chúng ký sinh ở tế bào biểu mô ruột, gây tổn thƣơng biểu mô, ảnh hƣởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dƣỡng, gà bệnh thƣờng mất nƣớc, mất máu và tăng mẫn cảm với những bệnh khác (Phạm Sĩ Lăng, Nguyễn Hữu Hƣng, 2015) [2]. Bệnh nguy hiểm do xảy ra ở thể cấp tính với gà con từ 1 tuần tới 3 tháng tuổi, với biểu hiện tiêu chảy ra máu, tỷ lệ chết cao. Mầm bệnh có sẵn trong phân gà, gà lớn mang căn bệnh là nguồn gieo truyền căn bệnh nên lây lan rất nhanh qua đƣờng tiêu hóa. Gà con sau khi mắc bệnh có sức đề kháng kém, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng, gà còi cọc, chậm lớn, suy yếu và có thể chết (tỷ lệ chết có thể tới 80100%). Bệnh cầu trùng ở gà đƣợc coi là vấn đề lớn thứ hai sau bệnh do vi trùng gây nên (Johannes Kaufmann, 1996). 2 Liên Hoa là một xã thuộc huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ, khu vực chủ yếu là đồi núi, diện tích đất phục vụ chăn nuôi lớn, thuận lợi cho việc nuôi gà. Tuy vậy, ngƣời dân lại chƣa tận dụng hết các lợi thế này, vẫn có rất nhiều các hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Qua tìm hiểu, đƣợc biết ngƣời chăn nuôi vẫn còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn nhƣ kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng còn hạn chế, vốn đầu tƣ thì ít, các bệnh tật đe dọa đặc biệt là bệnh cầu trùng gà nên họ ngại việc mở rộng quy mô. Để hiểu rõ về tình hình chăn nuôi gà tại Phù Ninh, và giúp ngƣời dân khai thác hết lợi thế, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm bệnh cầu trùng gà theo quy mô chăn nuôi tại xã Liên Hoa huyện Phù Ninh, Phú Thọ.” 1.2. Mục tiêu đề tài Nhiên cứu đề tài nhằm giải quyết 2 mục tiêu sau: - Điều tra đƣợc quy mô chăn nuôi và tỷ lệ bệnh cầu trùng gà tại xã Liên Hoa huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ - Thử nghiệm biện pháp phòng, trị bệnh cầu trùng gà tại xã Liên Hoa huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 1.3.1.Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần cung cấp thông tin về khả năng phòng bệnh cầu trùng gà theo hƣớng quy mô. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần đánh giá tỷ lệ mắc bệnh cầu trùng gà theo các quy mô khác nhau từ đó đƣa ra giải pháp và biện pháp phòng trị thích hợp cho các đàn gà mắc bệnh cầu trùng nuôi tại xã Liên Hoa Phù Ninh Phú Thọ. 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ cấu chức năng của đại lý thuốc thú y Đại Lợi ở xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ Đại Lý thuốc thú y Đại Lợi là một đại lý thuốc bán lẻ thành lập năm 2015, thuộc khu 5 xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Chịu sự quản lý, kiểm tra giám sát, hƣớng dẫn của chị Nguyễn Thị Thùy Dung. Bên cạnh đó, cùng một số nhân viên kỹ thuật của công ty Mebipha, Vitapha hỗ trợ đại lý. Đại lý chuyên kinh doanh trên lĩnh vực thuốc thú y, mổ khám, tƣ vấn thuốc thú y và các sản phẩm khác dùng trong thú y cho ngƣời dân chăn nuôi. Đại lý thuốc thú y có chức năng giúp ngƣời dân chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao trên các lĩnh vực nhƣ chăn nuôi (vacxine, thuốc thú y và các sản phẩm khác dùng trong thú y), thú y (mổ khám, chuẩn đoán, điều trị). Đại lý thuốc chủ yếu phân phối các mặt hàng chủ yếu của một số công ty nhƣ ; công ty Biofarm, Mebipha, Vitapha, Tigervet, Growvet. Vacxin, thuốc thú y và các sản phẩm khác dùng trong thú y đều đƣợc cung cấp đến các trại, hộ gia đình ngƣời dân chăn nuôi cùng với chăn sóc kĩ thuật và các dịch vụ đi kèm từ đầu đến cuối. 2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Đại lý thuốc thú y Đại Lợi Đại lý thuốc thú y Đại Lợi là địa lý thuốc bán lẻ chuyên kinh doanh các mặt hàng nhƣ vacxine, thuốc và các sản phẩm khác dùng trong chăn nuôi với tổng doanh thu bán lẻ/tháng là 600 triệu/tháng. Vacxine, thuốc và các sản phẩm khác dùng trong chăn nuôi đƣợc cung cấp đến các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô 10 con đến 1000 con, 1000 con đến 5000 con, 5000 con đến 10000 con, … cùng với sự chăm sóc kĩ thuật và các dịch vụ đi kềm từ đầu đến cuối. 2.2.1.Tình hình kinh doanh vacxin của đại lý Vacxine là chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh đã làm yếu hay làm chết đi (không còn khả năng gây bệnh). Sự dụng vacxin để chủ động phòng trống dịch bệnh cho đàn vật nuôi đƣơc xem là một trong những biện pháp hiệu quả nhất và ít tốn kém hơn cho ngƣời dân chăn nuôi. Vacxine chủ yếu phân 4 phối từ các công ty nhƣ Tigervet, Thú y xanh. Các loại vác xin đƣợc sử dụng theo từng giai đoạn, đƣờng tiếp nhận khác nhau cụ thể quả bảng 2.1 Bảng 2.1. Lịch vaccine cho gà thịt tại Liên Hoa, Phù Ninh, Phú Thọ Ngày Vaccine tuổi 1-3 5 S- covac 4/ livacox T LasotaND IB + IB491( lần 1) Phòng bệnh Đƣờng đƣa Cầu trùng nhỏ miệng, cho uống Newcastle + ib thể thận, thể khí Nhỏ mắt, miệng Gumbolo + đậu Nhỏ miệng/ chủng gà màng cánh 10-12 Nemovac/ shs Sƣng phù đầu Nhỏ mắt 15-17 Lasota ND IB + IB491( lần 2 Newcastle + ib 8-10 Gum + đậu ) thể thận, thể khí Nhỏ mắt, miệng Viêm thanh khí 25 ILT Nhỏ mũi quản truyền nhiễm 28 Cozyza 35-40 Clone 45 40-45 H5N1 Viêm xoang truyền nhiễm Newcastle Cúm gia cầm (độc lực cao) Tiêm dƣới da Tiêm dƣới da Tiêm dƣới da Ghi chú: Lịch vacxin có thể thay đổi tùy thuộc vào:sức khỏe của gà và dịch tễ của từng vùng và địa phƣơng. - Nếu làm lại vaccine lần 2 có thể cho uống với liều gấp đôi lần 1 2.2.2.Tình hình kinh doanh thuốc và các sản phẩm khác dùng trong chăn nuôi của đại lý Thuốc thú y và các sản phẩm khác dùng trong chăn nuôi đƣợc phân phối từ một số công ty nhƣ : công ty TNHH sản xuất thƣơng mại Mebipha, Biofarm, 5 Vitapha.Trong đó công ty TNHH sản xuất thƣơng mại Mebipha với mức doanh thu là 200 triệu/tháng. Công ty Biofarm phân phối hàng ngoại Hàn Quốc, Ân Độ với mức doanh thu là 100 triệu/tháng. Công ty Vitapha và công ty Mebipha cùng nằm trong tập đoàn Mebi group. 2.2 Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Lịch sử bệnh Bệnh cầu trùng xảy ra ở cả gia súc, gia cầm và ngƣời. Trong lĩnh vực thú y, bệnh đƣợc phát hiện cách đây hơn 370 năm, ban đầu các nhà khoa học dựa trên họ căn nguyên Coccidia để đặt tên cho bệnh là coccidiosis. Năm 1863, Rovita phát hiện ra một loại ký sinh trùng có trong phân của những con gà ỉa ra máu. Một năm sau Eimeria xác định đƣợc loại ký sinh trùng đó chính là nguyên sinh động vật (Protozoa ) sinh sản theo bào tử, thuộc lớp Sporozoa, bộ coccidian, họ Eimeria. Đến năm 1875, kết quả nghiên cứu của Emeria đƣợc công nhận và tên của ông đƣợc đặt cho tên của loài Protozoa mà ông đã phát hiện ra. Nhƣ vậy tên gọi coccidiosis vẫn mang tính chất chung chung do Coccidia có hai giống gây bệnh chủ yếu đó là Emeria và Isospora.Giống gây bệnh trên gà là Eimera, do đó tên gọi chính thức thƣờng đƣợc dùng với bệnh cầu trùng gà là Emiriosis. Vào năm 1980, Levine phân loại cầu trùng ký sinh trên gà nhƣ sau: Ngành Protozoa, phân ngành Apicoplexa, lớp Sporozoasida, Coccidiasina, bộ Eucoccidiorida, phân bộ Eimeriorina, Eimeriidea giống Emeria Schneider. Ở Việt Nam các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về bệnh cầu trùng từ những năm 70 cuả thế kỷ 20, thời điểm đó chăn nuôi gà theo hƣớng thâm canh công nghiệp phát triển. Cho đến nay, các nhà khoa học ViệtNam đã phát hiện hầu hết các loại cầu trùng gây bệnh ở nhƣ các tác giả nƣớc ngoài đã mô tả. Cầu trùng là một bệnh ký sinh trùng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng trong thịt gia cầm và sản xuất trứng. Các ký sinh trùng sinh sôi trong ruột và gây tổn thƣơng mô, lƣợng thức ăn giảm, kém hấp thu các chất dinh dƣỡng từ thức ăn, mất nƣớc và mất máu. Chim cũng có nhiều khả năng bị bệnh do nhiễm 6 khuẩn thứ phát. Khi kích thƣớc của đàn tăng, số con Coccidia cũng phát triển và là mối đe dọa bùng nổ dịch bệnh. Đến nay, bệnh cầu trùng trên gà đƣợc phát hiện khắp nơi trên thế giới, ở đâu có gà là ở đó có bệnh cầu trùng. Đây cũng là một trong những mối quan tâm, chăn trở của các nhà nghiên cứu và giới chăn nuôi. 2.2.2. Căn bệnh, ký chủ, vị trí ký sinh Cầu trùng gà gây ra bởi Eimeria. spp ký sinh ở manh tràng và ruột non của gà, làm rối loạn tiêu hóa, tổn thƣơng các tế bào thƣợng bì, làm gà không hấp thu đƣợc dinh dƣỡng là ảnh hƣởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng, gà còi cọc chậm lớn, suy yếu có thể chết. Gà mắc bệnh giảm sức đề kháng, là yếu tố mở đƣờng cho các bệnh khác bùng phát. Bệnh rất phổ biến trên gà nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, và kẻ cả gà chăn thả. 2.2.3. Đặc điểm noãn nang cầu trùng gà Về phân loại ký sinh trùng trong họ Eimeriidae đã đƣợc nhiều tác giả đề cập tới. Tuy nhiên cách phân loại cầu trùng chủ yếu dựa vào một số đặc điểm cấu tạo của nang trứng (Oocyst), số lƣợng các Sporocyst trong nang trứng khi phát hiện bào tử, vật ký chủ, vị trí ký sinh và cách gây bệnh. Cầu trùng gà do gần 10 chủng Eimeria gây ra nhƣng chủ yếu thƣờng gặp 9 loại sau: Eimeria tenella ký sinh ở manh tràng chúng không những ký sinh ở trên bề mặt niêm mạc mà còn thâm nhập sâu vào các lớp của Mucose thuộc đoạn ruột già và trực tràng. Các noãn nang có hình Ovan, vỏ bọc có màu trứng xám hoặc xanh nhạt, không có lỗ sinh dục, tại một nửa của noãn nang có nhân phân cực, kích thƣớc của noãn nang từ 22,6 × 19,0µm, quá trình tạo thành bào tử nang ở môi trƣờng bên ngoài kéo dài 24-48 giờ. Đây là loài có tính độc cao, rất phổ biến. Eimeria mitis ký sinh ở ruột non, chúng ký sinh ở phần đầu ruột non là chủ yếu. Noãn nang có dạng hình tròn, vỏ bọc không màu, không nhân phân hạt, 7 kích thƣớc nhỏ: 16,2 × 15,5 µm, thời gian hình thành bào tử nang trong môi trƣờng bên ngoài là 48 giờ. Đây là loài có độc lực thấp. Eimeria necatricx ký sinh ở ruột non là chủ yếu, Noãn nang có hình tròn hoặc Ovan và nhân phân hạt, kích thƣớc nhỏ 16,7× 14,2µm, vỏ cứng và bào tử nang hình thành trong 48 giờ. Đây là loài có tính độc cao nhƣng ít phổ biến. Eimeria acercvulina ký sinh tại vùng tá tràng và vùng ruột non. Các noãn nang có hình quả trứng gà hoặc hình ovan, đầu nhỏ của noãn nang có một Micoropyl, đầu to có nhân phân cực, vỏ bọc nhẵn, kích thƣớc của noãn nang là 19,5 × 14,3µm, thời gian hình thành bào tử nang ở môi trƣờng bên ngoài là 21 giờ. Đây là loài có độc lực thấp. Eimeria praecox ký sinh ở ruột non là chủ yếu. Noãn nang có hình bầu dục vỏ cứng không màu, nhân phân cực nằm ở một bên cạnh hoặc xen giữa các nguyên bào tử, kích thƣớc nhỏ: 21,2 × 17,0µm, thời gian tạo thành bào tử nang là 24-48 giờ. Eimeria mivatti ký sinh ở trực tràng. Nang trứng hình trứng hay hình bầu dục, chúng không có màu, ở một trong hai đầu nang trứng có lỗ noãn, bên cạnh còn thấy cả hạt cực, độ lớn nang trứng thay đổi từ 15,6 ×13,4µm, thời gian sinh bào tử 18-24 giờ. Đây là loài gây bệnh yếu. Eimeria maxima ký sinh trong các tế bào biểu bì bề mặt và các lớp sâu của Mucose ở ruột non, ký sinh ở phần giữa ruột non là chủ yếu. Noãn nang có hình quả trứng hoặc hình ovan, vỏ bọc xù xì, màu vàng nhạt, tại đầu nhỏ của noãn nang có một Micoropyl và duwois nó là nhân phân hạt, kích thƣớc của noãn nang là 29,3 × 22,6µm, đây là loại noãn nang lớn, thời gian hình thành bào tử nang ở môi trƣờng bên ngoài cơ thể là 48 giờ. Đây là loài có tính độc yếu. Eimeria brunette ký sinh ở ruột già, các nang trứng hình bầu dục, không màu, có độ lớn 20,7 × 18,1µm, sinh sản bào tử kết thúc sau 24 giờ. Đây là loại có tính đọc cao nhƣng ít phổ biến. 8 Bảng 2. 2 Hình thái đặc tính sinh học của các loại cầu trùng gà Thời Noãn nang gian hình Loài cầu trùng Kích thƣớc Hình Màu ( µm ) thái sắc thành Nơi ký Sức gây bào tử sinh bệnh con ( giờ) 1. E.Tenella 2. E.Necatrix 22,6 × 19,0 16,7 × 14,2 3. E.Acervulina 19,5 × 14,3 4. E.Maxima 29,3 × 22,6 5. E.Hagani 19,1 × 17,6 6. E.Mitis 16,2 × 15,5 Ovan Xanh nhạt Ovan, Không tròn màu Hình Không trứng màu Trứng, Vàng ovan nhạt Hơi bầu Không dục màu Hình Không tròn màu 7. E.Praecox 21,2 × 17,0 Bầu dục 8. E.Brunetti 20,7 × 18,1 Bầu dục 9. E.mivatti 15,6 × 13,4 Bầu dục Không màu Không màu 24-48 48 21 48 24-48 48 24-48 24 Manh tràng Giữa ruột non Tá tràng Giữa Mạnh nhất Mạnh Không mạnh Không ruột non mạnh Tá tràng Trƣớc ruột non Trƣớc ruột non Không mạnh Yếu Yếu Ruột già Yếu Trực tràng Yếu 9 2.2.4. Vòng đời đời phát trển của cầu trùng Đây là cơ sở khoa học cần thiết giúp ta đƣa ra biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất nhằm hạn chế mức thiệt hại tối thiểu do bệnh gây ra, đồng thời tránh phát tán mầm bệnh. Sự lƣu truyền rộng khắp của cầu trùng là nhờ vào cấu trúc và vòng đời phức tạp cũng nhƣ khả năng thích nghi nhanh để tiếp tục phát triển, tồn tại lâu trong thiên nhiên. Tuy đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và làm sáng tỏ nhƣng cầu trùng gây bệnh rất phức tạp. Theo V.Tstran (1986), Kassait (1988) và Phan Lục thì thấy rằng vòng đời của cầu trùng giống Eimeria đặc trƣng bằng 3 giai đoạn phát triển: - Giai đoạn sinh sản vô tính (Schigony) - Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogny) - Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogony) Hai giai đoạn đầu tiến hành trong cơ thể ký chủ hay còn gọi là giai đoạn nội sinh (Endogen). Giai đoạn 3 (giai đoạn bào tử) diễn ra ở ngoài thiên nhiên còn gọi là giai đoạn ngoại sinh (Exogen). Giai đoạn sinh sản vô tính (Schigony) Sau khi xâm nhập vào tế bào biểu mô, Sporozoit sinh trƣởng rất nhanh và trƣởng thành với tên gọi Trophoroit. Chỉ sau vài giờ, nhân của Trophoroit phân chia và trở thành Schizont thế hệ I (thể phân liệt). Schizont thế hệ I trƣởng thành cũng rất nhanh, hình thành và chứa 8 - 120 nghìn Merozoit thế hệ I (kích thƣớc 5x15µ) làm cho tế bào bị ký sinh trƣơng to và vỡ. Merozoit thoát ra khỏi Schizont, một số xâm nhập trở lại tế bào biểu mô, một số sinh sản hữu tính. Các Schizont thế hệ II tiếp tục phát triển, giải phóng ra Merozoit lại xâm nhập phá hủy tế bào biểu mô lành. Quá trình sinh sản vô tính lặp đi lặp lại để sinh ra các Schizont thế hệ III, IV,... các tế bào biểu mô bị phá hủy ngày càng nhiều. Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony) 10 Thực chất của sinh sản giao tử là ở chỗ các thế hệ của thể phân lập sau này hình thành các thể phân đoạn. Chúng xâm nhập vào các tế bào ký chủ và biến thành những thể sinh dƣỡng 1 phần (Trophozoit). Từ Trophozoit này trong tế bào biểu bì ruột hình thành tiểu phối tử (Microgametocyst) và đại phối tử (Macrogametocyst). Sau đó, đại phối tử biến thành các tế bào sinh dục cái lớn, ít hoạt động, tức là các giao tử cái (Macrogamet) có 1 nhân giàu chất dinh dƣỡng dự trữ. Còn các tiểu phối tử tự nhân lên phân chia nhiều lần tạo ra các tế bào sinh dục đực bé nhỏ hình lƣỡi liềm, có 2 lông roi, di động nhanh, tức là giao tử đực (Microgamet). Sau khi trở thành các giao tử đực và giao tử cái, các giao tử đực hoạt động mạnh hơn nên xâm nhập vào các giao tử cái rồi kết hợp với nhau tạo thành tế bào mới gọi là hợp tử. Các hợp tử này đƣợc các lớp màng bao bọc và biến thành Oocyts hay còn gọi là nang trứng. Hình dạng của nang trứng tuỳ thuộc vào từng loài cầu trùng, có thể hình trứng hay hình bầu dục hoặc gần tròn. Nang trứng có 2 lớp vỏ, nguyên sinh chất ở dạng hạt, giữa nguyên sinh chất có 1 nhân tƣơng đối to, có loại có màu, có loại không có màu sắc. Đôi khi ở 1 số loại cầu trùng riêng biệt, 1 trong 2 cực của nang trứng có cả nắp, lỗ noãn, hạt cực. Giai đoạn sinh sản bào tử (Sprogony) Ở ngoài môi trƣờng gặp điều kiện thuận lợi, sau vài giờ trong nguyên sinh chất có noãn nang đã xuất hiện khoảng sáng và phân chia. Sau 13 - 48 giờ, nguyên sinh chất hình thành 4 túi bào tử (Sprocyst). Nguyên sinh chất của các túi bào tử lại phân chia tạo thành 2 bào tử con (Sporozont). Nhƣ vậy, trong Oocyst có chứa 8 bào tử con, khi gà ăn vào trở thành Oocyst có sức gây bệnh cho gà. Sự phát triển của noãn nang trứng ở môi trƣờng bên ngoài phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh nhất là điều kiện nhiệt độ, độ ẩm. Cho nên, trong thời gian phát triển của noãn nang các loại cầu trùng khác nhau thì thời gian sinh trƣởng bào tử cũng khác nhau. Thời gian xâm nhập của cầu trùng diễn ra rất nhanh. Ở Mỹ, bằng thí nghiệm của Mokher (1939) trên E. acervullina cho thấy là 1 giờ 30 phút sau khi 11 vật chủ nuốt noãn nang vào, các bào tử đƣợc giải phóng ra trong tá tràng, 54 giờ sau khi nhiễm chúng đã có trong tế bào biểu bì ruột, sau đó 16 giờ chúng bắt đầu nhân lên. Ba ngày sau khi vật chủ nuốt phải noãn nang, thế hệ thứ II đã xâm nhập vào trong tế bào biểu bì mới. Orlov (Liên Xô, 1970), Davies (Anh, 1963), Fellerdy (Hungari, 1965) cho rằng: giai đoạn nội sinh là 7 ngày, còn giai đoạn ngoại sinh là 48 giờ. Vì vậy trong công tác phòng trị phải đặc biệt quan tâm cắt đứt vòng đời phát triển của cầu trùng để giảm thiệt hại do bệnh gây nên. Hình 1. Vòng đời phát triển của cầu trùng giống Eimeria 2.2.5. Dịch tễ học bệnh cầu trùng gà Theo Lê Văn Năm (2003), bệnh cầu trùng gà rất phổ biến, hầu nhƣ không có đàn gà nào không bị nhiễm một trong các chủng Eimeria. Bệnh chủ yếu xảy ra với gà con, gà dò, gà mới trƣởng thành. Gà ốm và gà khỏi bệnh nhƣng mang trùng là nguồn bệnh tiềm tàng lâu dài, nguy hiểm nhất, các yếu tố vệ sinh thú y, chăm sóc nuôi dƣỡng kém, thiếu vitamin, nguyên tố vi lƣợng, đặc biệt là việc nuôi chung gà con với gà lớn sẽ thúc đẩy bệnh càng ngày càng nặng nề. Bệnh bùng nổ triền miên và kéo dài. Chuột, chó mèo, chim sẻ và một số côn trùng 12 cũng có thể truyền bệnh. Điều đó không đúng vì trứng đƣa vào ấp sau 21 ngày tất cả những bào tử nang có trong phân gà bám vào trứng đều bị tiêu diệt bởi nhiệt đọ 37oC và độ ẩm 65-75% liên tục trong 21 ngày liền. Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001), Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006), gà con từ 15-45 ngày tuổi bị nhiễm cá loại cầu trùng với tỷ lệ cao, phát bệnh nặng và chết nhiều nếu không đƣợc điều trị tích cực. Lứa tuổi gà bị bệnh cũng phụ thuộc vào loài cầu trùng. E.tenella chỉ gây bệnh cho gà trên dƣới 1 tháng tuổi. Nhƣng E.maxima lại nhiễm và gây bệnh cho gà trên 2 tháng tuổi. Gà trƣởng thành bị nhiễm cầu trùng, trong phân vẫn thải noãn nang cầu trùng, nhƣng không thể hiện các triệu chứng lâm sàng rõ rệt nên đƣợc xem nhƣ vật mang trùng tự nhiên. Các giống gà cao sản nhập nội chƣa thích nghi với các điều kiện sinh thái thƣờng nhiễm cầu trùng, phát bệnh nặng và chết với tỷ lệ cao. Gà nội trong cùng điều kiện nuôi dƣỡng và môi trƣờng chăn nuôi có tỷ lệ nhiễm cầu trùng thấp hơn gà ngoại và bệnh diễn ra mãn tính hoặc mang trùng. Hiện tƣợng này đã xảy ra ở đàn gà Ri và gà lai Rhoderi (Rhod lai với gà Ri) tại các cơ sở nuôi gà công nghiệp với quy mô nhỏ hoặc nuôi trong gia đình. Đƣờng lây nhiễm chủ yếu là qua hệ thống tiêu hóa. Gà ăn phải noãn nang cảm nhiễm lẫn trong thức ăn, nƣớc uống, chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi sẽ bị nhiễm bệnh cầu trùng. Điều kiện chuồng nuôi và môi trƣờng chăn nuôi bị ô nhiễm sẽ làm cho bệnh cầu trùng gà tồn tại và lƣu hành lâu dài. Chuồng trại chật chội, ẩm ƣớt, chất độn chuồng để quá lâu, không đƣợc thay đúng định kỳ, bài chăn thả bị ô nhiễm mầm bệnh là các yếu tốc quan trọng gây nhiễm bệnh cầu trùng cho đàn gà. Bệnh cầu trùng xảy ra quanh năm, nhƣng xảy ra tập trung vào mùa các tháng nóng ẩm của mùa xuân và mùa thu. Thời kỳ này mƣa nhiều, ẩm ƣớt là điều kiện thuận lợi cho noãn nang cầu trùng tồn tại và phát triển ngoài tự nhiên 13 Dƣơng Công Thuận (1978), đã phát hiện 5 loại cầu trùng phản ở các cơ sở chăn nuôi miền Bắc là Eimeria tenia, Eimeria necatric, Eimeria maxima, Eimeria mitis, Eimeria brunette. Phạm Hùng (1978), điều tra ở các tỉnh phía Nam thấy có 8 loại cầu trùng ký sinh là 5 loại ở phía Bắc và 3 loại nữa là: E.hagani, E.Acevulina, E.mivata. Sở dĩ cầu tùng phổ biến rộng rài là do sức đề kháng của cầu trùng rất cao. Theo Phan Lục (1997), sức đề kháng của noãn nang khá cao với điều kiện ngoại cảnh, ở trong đất có thể sống đƣợc 4-9 tháng, ở nơi râm mát sống đƣợc tới 18 tháng. Nếu ở điều kiện khô hạn, sức đề kháng yếu. 2.2.6. Tính chuyên biệt của cầu trùng Theo Nguyễn Nhƣ Pho (2009), quy mô chăn nuôi càng lớn và chăn nuôi càng lâu năm, chắc chắn mầm bệnh cầu trùng sẽ hiện hữu ngay trong chuồng trại. Bệnh xảy ra tập trung trên gia cầm còn non. Càng lớn tuổi, cơ thế có cách đề kháng lại bệnh, do đó mức độ thiệt hại sẽ thấp dần theo lứa tuổi tăng dần. Gia cầm đang mắc bệnh hoặc đã lành bệnh đều thƣờng xuyên bài thải trứng qua phân, từ đó lây nhiễm vào thức ăn, nƣớc uống, chất độn chuồng, côn trùng hoặc thậm chí qua các dụng cụ chăn nuôi, quần áo bảo hộ cảu công nhân chăn nuôi. Trứng còn tƣơi mới đƣợc bài thải không có khả năng gây bệnh, chỉ cần 2-4 ngày trứng sẽ biến thành trứng gây nhiễm, trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, đủ ẩm độ và Oxygen. Trứng gây nhiễm rất khó bị tiêu diệt, chúng kháng lại hầu hết các loại thuốc sát trùng, chỉ bị giết nếu đƣợc xử lý bằng nhiệt độ cao, hơi ammonia hoặc methyl bromide.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng