Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội với phụ nữ việt nam trong xã hội hiện đại...

Tài liệu Công tác xã hội với phụ nữ việt nam trong xã hội hiện đại

.DOCX
7
271
52

Mô tả:

Phụ nữ thường được dùng để chỉ một người trưởng thành, còn con gái thường được dùng chỉ đến trẻ gái nhỏ hay mới lớn. Bên cạnh đó từ phụ nữ, đôi khi dùng để chỉ đến một con người giống cái, bất kể tuổi tác, như là trong nhóm từ "quyền phụ nữ". Nhìn theo khía cạnh sinh học, nữ giới chỉ những người thuộc giống cái.
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI! 1. Phụ nữ và vai trò của phụ nữ Phụ nữ thường được dùng để chỉ một người trưởng thành, còn con gái thường được dùng chỉ đến trẻ gái nhỏ hay mới lớn. Bên cạnh đó từ phụ nữ, đôi khi dùng để chỉ đến một con người giống cái, bất kể tuổi tác, như là trong nhóm từ "quyền phụ nữ". Nhìn theo khía cạnh sinh học, nữ giới chỉ những người thuộc giống cái. Tuy nhiên các yếu tố sinh học không phải là các yếu tố đủ để quyết định liệu một người tự coi mình là một phụ nữ hay bị coi là một phụ nữ. Các cá nhân chuyển giới tính (Intersex), có lẫn các đặc điểm thể hình và/hay gene, có thể sử dụng tiêu chí khác trong việc xác định giới tính rõ ràng. Cũng có các phụ nữ lưỡng giới tính hay chuyển giới tính, những người khi sinh hay về thân thể được cho là nam giới lúc sinh, nhưng được xác định là nữ; có những định nghĩa xã hội, pháp lý và cá nhân khác nhau về các vấn đề đó. Trong lịch sử gần đây hơn, các vai trò giới của phụ nữ đã thay đổi rất lớn. Theo truyền thống, phụ nữ tầng lớp trung lưu chủ yếu tham gia vào các trách nhiệm trong gia đình có nhấn mạnh tới việc chăm sóc trẻ em. Với phụ nữ nghèo hơn, đặc biệt là phụ nữ thuộc tầng lớp lao động, điều này vẫn thường chỉ là một hoàn cảnh lý tưởng, bởi nhu cầu kinh tế buộc họ phải kiếm việc bên ngoài gia đình. Tuy nhiên, những công việc họ có thể làm thường bị trả lương thấp hơn so với nam giới. Khi những thay đổi trong thị trường lao động cho phụ nữ diễn ra, những công việc họ có thể đảm nhiệm thay đổi từ chỉ những công việc "bẩn thỉu" kéo dài trong các nhà máy như các "lao công", trở thành các công việc văn phòng được tôn trọng nhiều hơn nơi cần các lao động có trình độ, sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động Hoa Kỳ đã tăng từ 6% năm 1900 lên 23% năm 1923. Những thay đổi đó trong lực lượng lao động đã dẫn tới những thay đổi trong thái độ của phụ nữ tại nơi làm việc, cho phép những sự phát triển khiến phụ nữ trở nên có định hướng về nghề nghiệp và giáo dục lớn hơn. Các phong trào ủng hộ cơ hội bình đẳng cho cả hai giới và quyền bình đẳng không cần biết tới giới tính. Thông qua một sự phối hợp những thay đổi về kinh tế và những nỗ lực của phong trào nữ quyền, trong những thập kỷ gần đây phụ nữ ở hầu hết các xã hội đã có quyền tiếp cận với nghề nghiệp bên ngoài công việc chăm sóc gia đình truyền thống. Nhiều nhà quan sát, gồm cả các nhóm nữ quyền, vẫn cho rằng phụ nữ trong ngành công nghiệp và thương mại phải đối mặt với sự bất bình đẳng trong thăng tiến nghề nghiệp Phụ nữ Việt Nam là một lực lượng cơ bản, là nhân tố phát triển của xã hội Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm dựng xây vì sự vẹn toàn lãnh thổ, đấu tranh chống thiên tai, duy trì nòi giống Lạc Việt, đã kiến tạo nên những đức tính mang bản sắc truyền thống dân tộc ở người phụ nữ Việt Nam. Xuyên suốt tiến trình hình thành và phát triển, phụ nữ luôn có quyền cũng như góp phần nhất định vào mọi thay đổi của xã hội vì nền hoà bình, thống nhất và văn minh nhân loại. Các thành tựu mang tính cách mạng văn hoá, tập tục, phần lớn làm thay đổi cách nhìn nhận từ mọi tầng lớp xã hội đối với người phụ nữ, được khẳng định phẩm chất và năng lực trong các lĩnh vực hoạt động kể cả những lĩnh vực phi truyền thống nhất. Người phụ nữ có vị thế, chỗ đứng cùng phát triển công bằng và ổn định với các tầng lớp nam giới. Ngày nay tuy chưa phải đã hết những định kiến, nghi ngại, thậm chí là kỳ thị, nhưng xét toàn diện, thì người quan sát trong và ngoài Việt Nam đều có sự thống nhất nhận xét về phụ nữ Việt Nam, cả về số lượng và chất lượng đóng góp đã gìn giữ và phát huy được vai trò đối với thực tiễn phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực thiết yếu. Từ phải đảm đương vai trò "đối nội" trong khuôn khổ gia đình, phụ nữ ngày nay còn tài cán với các trọng trách "đối ngoại". Là một sự nghiệp không còn chỉ giành cho nam giới. Họ phải khẳng định giá trị, khả năng bằng sự nghiệp và tính vươn lên của bản thân. Khát vọng với sự nghiệp không đơn giản chỉ như thoát khỏi vòng cương tỏa từ khuôn khổ gia đình. Hơn thế nữa họ khẳng định vị thế như là những người đứng đầu tập đoàn, công ty doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo trong các tổ chức của chính phủ. Người phụ nữ Việt Nam tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau và có ảnh hưởng không nhỏ đối với giá trị và lợi ích của toàn xã hội. Được thể hiện thông qua các môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật... Song , xét cho cùng thì cái gì cũng có hai mặt của nó, tuy có rất nhiều phụ nữ khẳng định được vị thế của mình trong xã hội thời nay nhưng không ít phụ nữ đòi quyền bình đẳng với nam giới bằng cách như bia bọt rượu chè, tình dục bừa bãi...... và rất nhiều cái xấu khác nữa.Đó là một vấn đề mà chính phụ nữ Việt Nam chúng ta phai khắc phục, và là nhiệm vụ của Công tác xã hội làm sao để cho xứng đáng là phụ nữ Việt Nam. 2. Phụ nữ với hạnh phúc gia đình Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền thừa nhận rằng gia đình là “yếu tố tự nhiên và căn bản của xã hội” (điều 16), gia đình “là nơi, là nguồn tài nguyên của văn hóa cuộc sống và là yếu tố hội nhập các giá trị” ,vì vậy đây chính là đối tượng cần được bảo vệ và giúp đỡ nhiều nhất (Công ước về Quyền Kinh tế Xã hội Văn hoá, Điều 10). Gia đình có một vai trò không thể thay thế cho hạnh phúc của các thành viên, cho hòa bình và sự gắn kết xã hội, cho sự phát triển giáo dục và sự thịnh vượng chung, cũng như cho sự tăng trưởng kinh tế và hội nhập xã hội. Sự bền vững trong mối quan hệ gia đình, trên thực tế, đảm bảo sự ổn định, giữ gìn sự cân bằng xã hội và thúc đẩy phát triển. Sự gắn kết của gia đình tạo thành phương tiện tối quan trọng để bảo vệ và truyền tải các giá trị, tạo nên các hoạt động bảo vệ bản sắc văn hóa và sự liên tục xã hội; nó đảm bảo một môi trường thuận lợi để học tập và cung cấp các biện pháp hiệu quả cho công tác xã hội. Ở Việt Nam phụ nữ đóng vai trò trụ cột cho hạnh phúc gia đình 3. Những vấn đề gặp phải của phụ nữ trong xã hội là: Phân biệt đối xử trong xã hội - Bình đẳng giới: Ở Việt Nam, số nam giới làm cán bộ quản lý cao hơn năm lần so với nữ giới. Các gia đình mong muốn có con trai, đặc biệt là con đầu lòng, đây là một trong các nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ phá thai nữ rất cao ở Việt Nam, và sự mất cân bằng giới tính. Theo thống kê mới nhất, tỷ lệ trẻ em nam/nữ hiện tại là 120/100, dự báo đến năm 2030, sẽ mất cân bằng giới tính trong hôn nhân (thừa nam thiếu nữ) Còn nhiều phụ nữ phải làm trong các ngành nghề độc hại không phù hợp. Bạo hành gia đình: Theo báo cáo của Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, 30% số phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng cưỡng bức bằng nhiều hình thức do người chồng gây ra. Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc và Tổng cục Thống kê thì 58% phụ nữ Việt Nam là nạn nhân của bạo lực gia đình. Nhiều vụ bạo hành thương tâm diễn ra, để lại di chứng rất nặng nề cho người phụ nữ. Buôn bán phụ nữ: hàng năm, có hàng nghìn phụ nữ Việt Nam bị buôn bán trái phép qua biên giới (theo số liệu Liên hợp quốc). Có các chương trình của các tổ chức quốc tế, cũng như của Liên hiệp Phụ nữ VN chống buôn bán phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều các trường hợp phụ nữ bị bán qua biên giới, qua Trung Quốc, Campuchia, Đài Loan, Hong Kong, Malaysia và Thái Lan. Rất nhiều phụ nữ và trẻ em Việt Nam sinh sống tại vùng biên đã bị bắt cóc bán sang Trung Quốc làm vợ hoặc phục vụ trong các động mại dâm. Tình trạng này thực sự trở lên đáng báo động khi số người bị buôn bán ngày càng gia tăng. Theo báo cáo Liên hợp quốc, năm 2004, có khoảng 50.000 phụ nữ bị đưa đi làm gái tại Campuchia, trong đó có nhiều cô gái Việt nam. Unicef thống kế có khoảng một phần ba gái mại dâm ở Campuchia dưới 18 tuổi, và hầu hết là người Việt Nam. Ước tính có khoảng 10% số vụ hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Trung Quốc có thể là kết quả của nạn buôn người. Sức khỏe phụ nữ và sức khỏe sinh sản: Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi sinh sản mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản (20%) và nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cao (25%). Đóng góp của y tế công góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và con, tuy nhiên tử vong mẹ vẫn còn ở mức cao (29,9/1.000), đặc biệt ở miền Trung, cao nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Tỷ lệ phá thai cao: Việt Nam có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, và người thua thiệt bao giờ cũng là phụ nữ. Một nguyên nhân là do tình hình quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên, trước và ngoài hôn nhân của vị thành niên và thanh niên ngày càng nghiêm trọng, không chỉ phổ biến ở các thành phố lớn, các khu đô thị mà xuất hiện ngày càng nhiều ở các vùng nông thôn. Vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em nữ không được làm tốt và do sự du nhập của văn hóa sống tự do phương Tây qua các phương tiện truyền thông. Thanh niên nữ quan hệ tình dục lần đầu sớm hơn trước nhiều. Theo Điều tra Quốc gia về thanh niên và vị thành niên Việt Nam lần 2 (SAVY 2) công bố (tháng 8-2010), tuổi có quan hệ tình dục lần đầu đã hạ xuống 18,1 tuổi, sớm hơn 1,5 tuổi so với thanh niên cùng lứa tuổi trong điều tra cách đây 5 năm (19,6 tuổi). Mại dâm: Phụ nữ là nạn nhân chính của tệ nạn mại dâm tại Việt Nam. Hiên nay, do vấn đề kinh tế, đặc biệt tại các vùng khó khăn, tình trạng mại dâm nữ diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng tăng lên. đầu tư cho công tác phòng chống mại dâm và phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em hiện nay quá ít, không tương xứng với nhiệm vụ. Ngân sách chủ yếu là lấy từ kinh phí thường xuyên của các bộ, ngành và địa phương trong nguồn chi đảm bảo xã hội, nên nhiều nơi không bố trí kinh phí cho chương trình này, hoặc bố trí rất ít. Phụ nữ đơn thân Sự toàn cầu hóa hiện tượng ngày càng đông đảo phụ nữ chọn lối sống độc thân phản ánh phần tiếp theo của những biến đổi kinh tế và dân số đang chi phối phần lớn thế giới và Việt Nam Phụ nữ với căn bệnh mới trong xã hội hiện đại -Bệnh tim Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ nhiều hơn cả bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng, ngày càng có nhiều phụ nữ chết vì bệnh tim khi chưa bước qua tuổi 60. Thậm chí, rất nhiều người chết vì nhồi máu cơ tim, đột quỵ khi còn rất trẻ. Các nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mạch: lối sống thụ động, ít tập luyện thể thao, ăn nhiều chất béo bão hòa... -Ung thư Một số căn bệnh ung thư mà chị em phụ nữ hay gặp nhất là: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột và ung thư da. Trong đó, ung thư vú được biết đến như kẻ thù số một của chị em. Những phụ nữ ngực to có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn người khác và những người từng trải qua phẫu thuật "đại tu vòng 1" sẽ tăng nguy cơ từ 20 - 80% tùy theo số lần chỉnh sửa. Ung thư vú là căn bệnh gây tử vong khá cao cho phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ có chế độ ăn uống nhiều chất béo. -Loãng xương Loãng xương là căn bệnh không gây chết người nhưng là mối đe dọa đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Từ khi bước qua tuổi 30, cơ thể bạn đã đối mặt với vấn đề loãng xương nhưng các dấu hiệu chưa rõ ràng như ở độ tuổi 50. Nguyên nhân gây loãng xương thường do chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, đặc biệt thiếu can xi và vitamin D. Ngoài ra, phụ nữ hút thuốc lá, sử dụng thuốc có chứa chất steroid, phụ nữ uống rượu mạnh... cũng gây loãng xương. -Giảm trí nhớ (Alzheimer) Theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer gấp đôi so với đàn ông. Điều này có liên quan tới hooc môn giới tính. Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, phụ nữ nên bảo vệ sức khỏe của mình trước căn bệnh này bằng cách thư giãn, hạn chế tối đa căng thẳng, học cách khắc phục stress, tập luyện thể thao thường xuyên, tập thở bằng bụng, ăn uống điều độ và tránh xa thực phẩm đóng hộp. -HIV Nghiên cứu cho thấy những vấn đề chính mà phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam phải đối mặt trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt là những khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Nhóm đối tượng này cần được hỗ trợ về thuốc men và tài chính. Để làm được điều đó, các chính sách hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS cần được cải thiện và được thực thi để đáp ứng nhu cầu của họ. 4. Đẩy mạnh hoạt động công tác xã hội nhằm trợ giúp phụ nữ trong công cuộc mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc qua đó thúc đây sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Những hậu quả do không quan tâm chú ý đến phụ nữ. Làm tăng gánh nặng cộng việc của phụ nữ và trẻ em gái; Sự thất bại của nhiều dự án phát triển và sự lãng phí các nguồn lực giành cho phát triển cộng đồng và quốc gia; Làm tăng các vấn đề môi trường (do không chú ý đến quan điểm của hiểu biết của phụ nữ về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và vai trò của phụ nữ trong quản lý và bảo dưỡng môi trường); Hạn chế sự tiếp cận của phụ nữ với các nguồn lực sản xuất và việc làm, làm giảm khả năng cung cấp thực phẩm và thu nhập cho gia đình của họ (và do đó làm giảm năng suất lao động cho cả nền kinh tế nói chung); Loại trừ lực lượng lao động nữ và công việc của phụ nữ ra khỏi quá trình phát triển của địa phương và quốc gia; Tác động tiêu cực đến sức khỏe và dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em; Củng cố vai trò giới và các ứng xử truyền thống không có lợi mà xâm phạm nhân quyền của phụ nữ. Làm suy yếu chất lượng cuộc sống gia đình, cộng đồng, xã hội 5. Giới thiệu mô hình lượng hoá giá trị đạo đức cho phụ nữ trong xã hội hiện đại. Công tác xã hội nhằm nâng cao giá trị đạo đức người phụ nữ trên cơ sở phát huy đạo đức nghề công tác xã hội. Như trên ta đã trình bày thì giá trị đạo đức người phụ nữ xuyên suốt trong mọi hoạt động xã hội, trong quá trình hoạt động mưu sinh, và mưu cầu hạnh phúc của phụ nữ trong xã hội hiện đại. Cũng như người phụ nữ , người làm công tác xã hội phải có lòng nhân ái , tình thương, tình yêu đồng loại, có đức nhãn nại , hy sinh cao cả cho xã hội, luôn nâng cao tinh thần trác nhiệm , khả năng chuyên môn thíc ức với các thân chủ , đồng thời cũng luôn xác định sự trợ giúp cho thân chủ của mình phải gắn liền với sự phát triển cộng đồng , xã hội. Mô hình xây dựng dựa trên nguyên tắc khi đáp ứng nhu cầu thân chủ thì không tạo nên hiêu ứng khác cho con người, công đồng xã hội. Nếu gọi GTĐ(i) là giá trị đạo của của đối tượng I thì ta sẽ có KN(I) GTĐ(I,t) = MT(t) x --------- ( A) NC(I,t) Trong đó KN(i) là năng lực sẵn có của đối tượng NC(I,t) là như cầu, tham vọng vật chất, tinh thần của đối tượng MT(t) là hệ số môi trường xã hội của đối tượng I Công tác xã hội luôn là những hoạt động nhằm nâng cao giá trị MT(t) và giảm giá tri NC(I,t) thông qua các hoạt động: - Kết nối các nguồn lực cộng đồng xã hội tạo một mô trường tốt và khả năng vật chất, giảm thiểu những vấn đề nảy sinh cho phụ nữ. - Truyên truyền giáo dục , quan hệ thân thiện, chia sẽ với đối tượng để tạo nên giá trị NC(i) thích hợp - GTĐ là một kết quả của quá trình hoạt động, đào tạo công tác xã hội một cách bền vững cho đối tượng phụ nữ trong qua trình mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc của mình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan