Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo từ thực tiễn huyện mường nhé, tỉnh điện...

Tài liệu Công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo từ thực tiễn huyện mường nhé, tỉnh điện biên

.PDF
98
608
75

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÌ VĂN TÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THANH BÌNH HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thanh Bình. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2017 Học viên VÌ VĂN TÌNH MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ..................................................................................... 10 1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................... 10 1.2. Các lý thuyết tiếp cận về công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo ................ 19 1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xóa đói giảm nghèo ............... 23 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ............................... 27 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ........... 27 2.2. Thực trạng đói nghèo ở huyện Mường Nhé qua một số tiêu chí chính ........................ 30 2.3. Nguyên nhân đói nghèo ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ......................... 31 2.4. Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ...................................................................................... 34 2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ..................................................................................... 39 2.6. Kết quả đạt được của công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ..................................................................................... 44 Chương 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ......................................................................................................................... 48 3.1. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện Mường Nhé đến năm 2020 ............... 48 3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu của công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên .............................................. 50 KẾT LUẬN .................................................................................................... 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 67 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 ASXH An sinh xã hội 2 CTXH Công tác xã hội 3 XĐGN Xóa đói giảm nghèo Parcipatory Rural Appraisal: phương pháp đánh 4 PRA giá nhanh nông thôn có người dân tham gia trong phát triển cộng đồng 5 KT - XH Kinh tế - Xã hội 6 GDTH Giáo dục tiểu học 7 GDMN Giáo dục mầm non 8 THCS Trung học cơ sở DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng số hộ và tỷ lệ hộ nghèo năm 2016.........................................28 Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế huyện Mường Nhé trong 3 năm..............................29 Bảng 2.3. Một số yếu tố thuộc về bản thân người nghèo................................40 Bảng 2.4. Một số yếu tố thuộc về cán bộ làm công tác xã hội........................41 Bảng 2.5. Một số yếu tố thuộc về cán bộ lãnh đạo địa phương......................42 Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo đến năm 2020... 49 Bảng 3.2. Nguồn vốn hỗ trợ thực hiện mô hình......... ................................... .55 Bảng 3.3. Kế hoạch hoạt động của mô hình...................................................... .55 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, vấn đề nghèo đói không chỉ là vấn đề cần phải quan tâm của riêng bất cứ quốc gia nào mà nó mang tính toàn cầu. Trong thời gian qua dù trên thế giới đã có nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật phát triển, tiến bộ vượt bậc mang lại cho con người cuộc sống ấm no, đầy đủ thì bên cạnh đó trên thế giới vẫn còn khoảng 1,8 tỷ người đang sống trong cảnh nghèo đói có tác động tiêu cực đến chất lượng đời sống của nhiều bộ phận dân cư các khu vực, các quốc gia và nhiều vùng miền trong từng nước. Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam thì vấn đề nghèo đói luôn được quan tâm hàng đầu. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo trên cả nước và đã đạt được những thành quả quan trọng. Mặc dù vậy nhưng tình trạng đói nghèo vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên cả nước, vậy đòi hỏi chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác xóa đói giảm nghèo để tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm mạnh đưa nước Việt Nam tiến tới là một đất nước dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc. Để đạt được thành quả trên Đảng và Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa trong việc ban hành, thực hiện các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo. Triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên tình trạng nghèo đói vẫn còn tồn tại, điển hình là huyện Mường Nhé mặc dù trên địa bàn huyện trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2015 đã đạt được một số kết quả bước đầu. Công tác xoá đói giảm nghèo đã góp phần tích cực làm chuyển biến nền kinh tế, văn hoá xã hội trong huyện, đời sống nhân dân các dân tộc từng bước ổn định và nâng lên; chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững 1 đời sống của đại bộ phận nhân dân đã có bước chuyển biến tích cực, nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư xây dựng tại các xã của huyện. Các vấn đề cơ bản, bức xúc nhất đối với hộ nghèo và người dân như nhà ở, đất ở, đất sản xuất, y tế, giáo dục,... đã được giải quyết kịp thời, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhân dân và chính quyền địa phương. Nhưng trên địa bàn 11/11 xã của huyện tỷ lệ hộ nghèo đói còn cao. Số hộ nghèo do thiếu kinh nghiệm làm ăn chiếm trên 60%; Hộ nghèo do thiếu vốn, sử dụng vốn không hiệu quả chiếm trên 45%; Hộ nghèo đông con, thiếu lao động, không có việc làm chiếm trên 25%; Hộ nghèo do mắc các tệ nạn xã hội như nghiện hút, tiêm chích chiếm 8,78%... một bộ phận không nhỏ hộ nghèo do còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nên lười lao động, không muốn thoát nghèo. Dân số của huyện có đến 2/3 số người là đối tượng di cư đến, là số hộ chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, di dân tự do ngoại tỉnh vào đã tạo nguy cơ bất ổn định chính trị, phần nào phá vỡ quy hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Để công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả và mang tính bền vững đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố như đổi mới hệ thống chính sách, xây dựng các chương trình giảm nghèo phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Điều quan trọng hơn là công tác xã hội phải được coi trọng, được vận dụng hiệu quả vào xóa đói giảm nghèo, vì dù có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng hoạt động công tác xã hội không hiệu quả cũng chưa tạo được sự thay đổi tích cực trong nhận thức của người dân, cộng đồng về xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, nghiên cứu công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo để làm rõ được vai trò của công tác này trong xóa đói giảm nghèo và quan trọng nhất là góp phần đưa ra được những giải pháp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo có được những bước đi phù hợp. 2 Với tình hình trên, cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên biệt về công tác xã hội ở các điểm dân cư, các bản, các xã khác nhau trên địa bàn huyện để từ những góc nhìn riêng biệt, hướng tới cái nhìn chung làm luận cứ khoa học cho những giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô để công tác xã hội đối với hoạt động xóa đói giảm nghèo có những nội dung thiết thực, sát với thực tế để công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả hơn. Là công chức Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Tôi chọn đề tài “Công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo từ thực tiễn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên” làm luận văn tốt nghiệp bậc cao học, chuyên ngành Công tác xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo đã được đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo dưới góc độ công tác xã hội mới được đề cập đến trong một số công trình: Xóa đói giảm nghèo và vai trò của nhân viên công tác xã hội (Poverty eradication and the role for social workers) của Nairobi (tháng 01 năm 2010) chỉ ra tác động của nghèo đói tới đời sống của người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương; đồng thời đưa ra 3 phương pháp tiếp cận để xóa đói giảm nghèo là: - Tham vấn và sự tham gia của các cá nhân, gia đình và các nhóm dân cư trong các tình huống nghèo. Đây được coi là những yếu tố quan trọng trong xóa đói giảm nghèo. - Lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp, các dự án nhằm giảm bớt nghèo đói, hỗ trợ họ tăng sự tự tin vào bản thân là phương pháp phổ biến mà nhân viên công tác xã hội đã từng sử dụng trong quá khứ. 3 - Nhấn mạnh đến vai trò của các phương pháp và hợp tác quốc tế, nhấn mạnh đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo. Ở cấp độ vi mô, nhân viên xã hội làm việc để đối phó với đói nghèo đánh giá được rủi ro, lầm việc một cách sáng tạo để giúp cá nhân, cộng đồng hiểu được tình hình của họ dẫn đến thay đổi hành vi và môi trường sống. Phát triển cộng đồng đòi hỏi kỹ năng phân tích cộng đồng, lập kế hoạch xã hội, tổ chức cộng đồng và hoạt động xã hội giữ vai trò rất quan trọng. Nhân viên xã hội làm việc với người nghèo và chứng kiến hành vi thay đổi của họ. Trong phương pháp này, cộng đồng thực hành kết hợp làm việc với các cá nhân, gia đình và có công việc cộng đồng, tập trung vào nguồn lực và cơ hội tăng cường cùng với năng lực cá nhân để cá nhân phát hiện ra nguyên nhân nghèo đói của họ. Đó là điều cần thiết để công tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả [29]. Bài viết Vai trò của công tác xã hội trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Philippines: tư tưởng, chính sách và các ngành nghề (The role of socail work in Philippines poverty – reduction program: ideology, policy and the profession) xem xét vai trò của công tác xã hội trong 03 chương trình xóa đói giảm nghèo ở Philippines, nhấn mạnh đến việc kiểm tra tập trung vào các giá trị và nguyên tắc làm cơ sở cho việc thực hiện và môi quan hệ với quan niệm cụ thể của công tác xã hội. Có ý kiến cho rằng, vai trò của công tác xã hội trong các chương trình này phản ánh từ tư tưởng thống trị trong chính sách xã hội của Philippines. Tính hợp pháp nhận thức của phương pháp tiếp cận có liên quan đến mức độ mà họ thể hiện quan niệm chủ đạo của các vấn đề xã hội và công tác xã hội, đặc trưng bởi sự tham gia của nhân viên và khách hành tập trung với mục đích bằng sự thay đổi trong các cá nhân và môi trường sống trực tiếp của mình [30]. 4 Đói nghèo và bất bình đẳng tại Việt Nam: Trên bài viết này dựa trên nhứng đánh giá về khí hậu, nông nghiệp và không gian để đánh giá tình hình nghèo đói và sự bất bình đẳng ở Việt Nam (WB, 2004). Vấn đề nghèo ở Việt Nam: Trong tác phảm này đã đưa ra những vấn đề chung nhất về nghèo đói ở Việt Nam những tác động của nghèo đói lên đời sống nhân dân và an sinh xã hội. Nhứng khía cạnh, những vấn đề của nghèo đói (Bùi Thế Giang (dịch), 1996). Nhìn chung trên đã đạt được kết quả góp phần đáng kể cho lĩnh vực nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo và vai trò của công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo. 2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện ở nước ta, đáng chú ý là một số công trình sau: Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam của Lê Xuân Bá và các đồng nghiệp đã đưa ra được cái nhìn chung, tổng quát nhất về tình hình nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam; chỉ rõ, vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn gắn bó và chịu ảnh hưởng của quan hệ giai cấp và các mối quan hệ xã hội khác nhau. Công tác xóa đói giảm nghèo được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Bên cạnh việc đánh giá tình hình chung, tác phẩm còn đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững [2]. Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế và những số liệu thông kê, tác giả đã đánh giá tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Đồng thời tác giả còn chỉ ra được tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường [13]. Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay: tác phẩm đã đánh giá được thực trạng nghèo đói ở nông thôn Việt Nam sau 3 năm dỡ bỏ 5 cấm vận, nền kinh tế đã có bước phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn Việt Nam vẫn con cao. Tác giải đã chỉ rõ những khó khăn và đưa ra những giải pháp thực hiện xóa đói giảm nghèo ở thời điểm hiện tại [12]. Lương Hồng Quang trong Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam cho rằng nghèo khổ và văn hóa của nhóm nghèo có liên quan đến các vấn đề thuộc phạm trù văn hóa nhóm đóng khung trong một khu vực, phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử; những người nghèo thường có trình độ văn hóa thấp hoặc mù chữ, thường cảm thấy bị cô lập, tự ti, bị “tước đoạt” những thứ mà người khác có được, khi được hưởng trợ cấp xã hội thì họ thường có tư tưởng trong chờ, ỷ lại vào các nguồn hỗ trợ. Trong cuốn sách tác giả đưa ra những giải pháp để xóa đói giảm nghèo, trong đó các giải pháp chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước, không tập trung vào phát huy tổng nguồn lực của toàn xã hội, sự nỗ lực vươn lên của người nghèo. Tác giả cũng cho rằng muốn xóa bỏ tận gốc của cái nghèo và có tính bền vững thì phải nâng cao văn hóa cho người nghèo vì chỉ có tri thức thì họ mới tiếp cận được với thế giới bên ngoài và tiếp thu được khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh [20]. Xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số; phương pháp tiếp cận: Tác phẩm đánh giá hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại một số vùng dân tộc thiểu số cũng như một số cách tiếp cận trước đó. Dựa trên thực tế và hiệu quả của những mô hình đã áp dụng trong thời gian trước đó tác giả đã đưa ra một số phương pháp tiếp cận mới để công tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, 2001). Tóm lại, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo, nhưng có rất ít công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo dưới góc nhìn của công tác xã hội và các công trình này chỉ đề cập đến những vấn đề chung, mang tính vĩ mô, ít công trình tiếp cận ở tầm vi mô, tức là ở những 6 vùng miền, thậm chí ở từng nhóm dân cư cụ thể để thấy được tính đa dạng của đói nghèo, của hoạt động xóa đói giảm nghèo; để từ đó có các giải pháp phù hợp góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo có hiệu quả. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Chỉ ra thực trạng của công tác xã hội đối với hoạt động xóa đói giảm nghèo và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội ở huyện Mường Nhé trong những năm qua. - Vận dụng các giải pháp và phương pháp ứng dụng công tác xã hội vào xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở huyện Mường Nhé. - Tìm hiểu vai trò của công tác xã hội đối với xóa đói giảm nghèo và thực trạng của công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé trong thời gian qua. - Chỉ ra những nhân tố tác động đến công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. - Đề xuất các giải pháp đưa công tác xã hội vào trong công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Nhé trong những năm tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Phạm vi thời gian: Từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016. 4.3. Khách thể nghiên cứu 7 Người nghèo đang sinh sống tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Nhân viên công tác xã hội trên địa bàn huyện: 44 người, trong đó 18 nữ; các cấp lãnh đạo, chính quyền tại địa phương: 13 người. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách về xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp phân tích tài liệu Tìm hiểu các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu qua tài liệu, sách báo, đề tài, dự án, công trình nghiên cứu, số liệu từ Phòng Lao động TB&XH huyện. Từ đó nắm được các thông tin khái quát về tình hình nghiên cứu đề tài, thực trạng nghèo đói và công tác xóa đói giảm nghèo nói chung, tìm ra những hướng nghiên cứu mới cho đề tài. Thu thập các Báo cáo về Kinh tế - Xã hội của địa phương, số liệu thống kê của UBND huyện và UBND các xã. Xử lý, phân tích, thống kê, so sánh các số liệu giữa các xã trên địa bàn để tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo, từ đó đề xuất các phương pháp phù hợp với điều kiện từng địa phương. * Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp chính để thu thập tư liệu của luận văn. Tác giả thâm nhập địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu để nắm bắt được thực trạng nghèo đói, đời sống của các hộ nghèo tại huyện Mường Nhé. Quan sát điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư, đặc diểm của hộ nghèo của các xã trên địa bàn huyện. 8 *Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các thành viên Ban xóa đói giảm nghèo huyện, xã. Công chức, cán bộ làm công tác Lao động - TB&XH, các cơ quan, tổ chức đoàn thể, các hộ nghèo trên địa bàn huyện. * Phương pháp phát triển cộng đồng: Sử dụng một số công cụ trong phương pháp phát triển cộng đồng như PRA (họp dân, sơ đồ sinh thái, cây vấn đề…). Vận dụng kiến thức, cách thức để xác định các vấn đề cần ưu tiên và lập kế hoạch làm việc với cộng đồng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Vận dụng những kiến thức chuyên ngành công tác xã hội (hệ thống lý thuyết, các phương pháp, kỹ năng) để nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo. - Hiểu được vai trò, vị trí của công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó khẳng định được tính khoa học của công tác xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Làm rõ được vai trò của công tác xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, giúp nhân viên xã hội làm việc trong lĩnh vực này phát huy được vai trò của mình. - Làm cơ sở để hoàn thiện, bổ sung các chủ trương, chính sách, chương trình hoạt động trong công tác xóa đói giảm nghèo. - Kết quả nghiên cứu của đề tài cùng các giải pháp có thể được vận dụng vào quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên ngành công tác xã hội và đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm đưa công tác xã hội vào công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương. 9 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung của luận văn còn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo. Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Chương 3: Giải pháp thực hiện công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm nghèo, chuẩn nghèo 1.1.1.1. Khái niệm nghèo Nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia thì tính chất, mức độ nghèo của mỗi quốc gia cũng khác nhau, các quốc gia thường xác định nghèo bằng mức thu nhập tối thiểu, đó là mức thu nhập mà hộ gia đình có thể mua sắm vật dụng cơ bản phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống theo mức giá hiện hành. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều các khái niệm về nghèo khác nhau như: Năm 1995, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch) cho rằng người nghèo là những người có thu nhập dưới 1 USD mỗi ngày. Đây là khoản tiền đủ để mua nhu yếu phẩm thiết yếu. Ngoài ra cũng có quan niệm nghèo có tính triết lý hơn như coi nghèo là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng hoặc nghèo “sự thiếu hụt, hay là sự bất lực trong việc tiếp cận đến một mức sống mà xã hội chấp nhận” (Ngân hàng Thế giới, 2001). Hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan tháng 9 năm 1993 cho rằng: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thảo mãn nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa 11 phương. Đây là một trong những định nghĩa chung nhất về nghèo, có tính chất về phương pháp đánh giá, nhận diện được những nét chính phổ biến về nghèo. Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, giáo dục, sức khỏe, dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực. Nghèo đa chiều không chỉ thiếu ăn, mặc hoặc thiếu thốn các điều kiện sống, sinh hoạt khác mà nghèo còn do các rào cản về xã hội và các tác nhân khác ngăn chặn những cá nhân, cộng đồng tiếp cận với các nguồn lực, thông tin, dịch vụ, nghèo về chất lượng công việc và đe dọa từ hành vi bạo lực. Nghèo không chỉ được đo bằng thu nhập, chỉ tiêu mà còn bởi khả năng đồng thời tiếp cận đến lương thực, nhà ở, giáo dục, chăm sóc y tế và các mức sống xã hội khác, ngay cả chỉ báo phi vật chất. Nói cách khác, nghèo được phản ánh bằng sự thiếu hụt các phúc lợi xã hội ở các khía cạnh khác nhau và có thể được một bộ các chỉ báo đại diện, tổng hòa các chỉ báo đại diện này phản ánh chất lượng cuộc sống. Hiện nay, các tổ chức quốc tế đã áp dụng khái niệm nghèo đa chiều và xây dựng các chỉ số đo lường nghèo đa chiều. Các chỉ số đa chiều phổ biến nhất là Chỉ số nghèo con người (Human Poverty Index HPI) do Anand và Sen đề xuất (1997), Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) được Liên Hiệp Quốc sử dụng và Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index - MPI) do Đại học Oxford và UNDP áp dụng dựa trên phương pháp luận của Alkire và Foster (2007). Ở Việt Nam, nghèo được hiểu thống nhất là tình trạng một bộ phận người dân chưa đảm bảo các điều kiện thỏa mãn những nhu cầu sống tối thiểu. Cụ thể là có mức sống tối thiểu thấp hơn mức sống của cộng đồng như: 12 không đủ ăn, nhà cửa dột nát, thường xuyên đau ốm nhưng không có tiền chữa bệnh, con cái không được đến trường… 1.1.1.2. Khái niệm chuẩn nghèo Để đo lường được nghèo hay xác định được người nghèo phải đo lường được tất cả các khía cạnh thiếu hụt hay sự không thỏa mãn các nhu cầu cơ bản như nhu cầu về ăn, mặc, nhu cầu về nhà ở, khám chữa bệnh, vệ sinh môi trường. Trên thực tế do có sự liên quan chặt chẽ giữa mức thu nhập với mức độ tiêu dùng hay thỏa mãn những nhu cầu của con người; xu hướng chung là thu nhập càng cao thì tiêu dùng càng cao, tiêu dùng này được hiểu là mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản càng cao. Vì vậy, chuẩn nghèo tuyệt đối thường được xác định trên cơ sở một mức thu nhập hay chỉ tiêu nào đó, mà với mức thu nhập hay chỉ tiêu đó có thể đảm bảo thỏa mãn được những nhu cầu cơ bản phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia và được gọi là chuẩn nghèo quốc gia. Chuẩn nghèo quốc gia được quy định và thống nhất trên phạm vi cả nước và dùng để xác định hộ nghèo, người nghèo. Chuẩn nghèo không cố định mà có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của quốc gia. Ở Việt Nam, từ năm 2015 trở về trước , hộ nghèo được xác định là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo. Theo Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, người nghèo, hộ nghèo được xác định dựa trên tiếu chí về thu nhập và mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội, cụ thể: Chuẩn nghèo theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 là: 13 - Thành thị: Từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống. - Nông thôn: Từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống. Chuẩn nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 là: - Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (1) Có thu nhập bình quân đầu người từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống; (2) Có thu nhập bình quân đầu người trên 700.000 đồng/người/tháng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. - Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (1) Có thu nhập bình quân đầu người từ 900.000 đồng/người/tháng trở xuống; (2) Có thu nhập bình quân đầu người trên 900.000 đồng/người/tháng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 5 dịch vụ: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: Tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở theo bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. 1.1.2. Khái niệm hộ nghèo, người nghèo - Người nghèo là những người thuộc hộ nghèo. - Hộ nghèo là những hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo. Các nghiên cứu cho thấy, hộ nghèo thường thiếu đất canh tác, thiếu vốn, rơi vào hoàn cảnh nợ nần, nhà cửa và đồ dùng tạm bợ, 14 thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu kiến thức, con cái bỏ học sớm, mù chữ, đau ốm thường xuyên… 1.1.3. Khái niệm xóa đói giảm nghèo Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chủ trương, chính sách của Nhà nước và xã hội hay của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng khu vực, địa phương, quốc gia. Xóa đói giảm nghèo là chiến lược của mỗi quốc gia nhằm giải quyết vẫn đề đói nghèo và phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân trong nhóm nghèo đói qua các chương trình phát triển kinh tế và các hỗ trợ kinh tế để đưa người dân thoát khỏi đói nghèo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đối với nước ta hiện nay, tình trạng đói nghèo là do nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu kém phát triển sang nền kinh tế hiện đại với nhiều hình thức, trình độ sản xuất khác nhau. Trình độ sản xuất cũ lạc hậu vẫn tồn tại, trong khi đó nền sản xuất mới tiên tiến chưa đóng vai trò chủ đạo dẫn đến có sự phân hóa giàu nghèo khác nhau trong các tầng lớp dân cư. Ở góc độ quốc gia, xóa đói giảm nghèo ở nước ta chính là quá trình chuyển đổi nền sản xuất kinh tế lạc hậu sang trình độ sản xuất mới cao hơn. Ở góc độ của người nghèo, xóa đói giảm nghèo là quá trình giúp người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển của các tổ chức xã hội, Nhà nước một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó để họ có nhiều lựa chọn hơn giúp họ từng bước thoát ra khỏi tình trạng nghèo đói. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan