Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học công tác xã hội nhóm với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm nuôi dưỡng phục h...

Tài liệu công tác xã hội nhóm với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm nuôi dưỡng phục hồi chức năng người tâm thần tỉnh vĩnh phúc

.PDF
80
526
115

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TIẾN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: CÔNG TÁC XÃ HỘI Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒI LOAN HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn “Công tác xã hộinhóm với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm nuôi dương phục hồi chức năng người tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc” là kết quả nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Hồi Loan. Trên đây là lời cam đoan của tôi, nếu có vấn đề gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà nội, tháng 3 năm 2017 Người viết lời cam đoan Nguyễn Tiến MỤC LỤC Mở đầu ........................................................................................................................... 1 Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm với người tâm thần ..... 9 1.1. Khái niệm về bệnh tâm thần..................................................................................... 9 1.2. Khái niệm, nguyên tắc và các bước tiến hành về công tác xã hội nhóm với người tâm thần............................................................................................................... 12 1.3. Các hoạt động công tác xã hội nhóm với người tâm thần.................................. ... 16 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm với người tâm thần ................... 19 1.5. Cơ sở pháp lý về công tác xã hội nhóm với người tâm thần.................................. 22 Chương 2: Thực trạng công tác xã hội nhóm với người tâm thần tại Trung tâm Nuôi dưỡng Phục hồi chức năng người tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc ......................... 27 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc, sơ lược về Trung tâm Nuôi dưỡng Phục hồi chức năng người tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc.............................................................. 27 2.2. Công tác xã hội nhóm với đối tượng tâm thần đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Nuôi dưỡng Phục hồi chức năng người tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc ......................... 31 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm với người tâm thần ................... 46 2.4. Tồn tại – hạn chế nguyên nhân của công tác xã hội nhóm với người tâm thần.. 52 Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Nuôi dưỡng Phục hồi chức năng người tâm thần tỉnh Vĩnh phúc ............................................................... 54 3.1. Nhóm biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về người tâm thần và các vấn đề của họ ............................................................................ 54 3.2. Nhóm biện pháp nâng cao năng lực ....................................................................... 56 3.3. Nhóm biện pháp đổi mới nội dung và phương thức thực hiện các hoạt động công tác xã hội với người tâm thần ............................................................................... 59 3.4. Nhóm biện pháp về xây dựng các mô hình dịch vụ hỗ trợ người tâm thần ........... 60 Kết luận ........................................................................................................................ 63 Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................................... 65 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTXH Bảo trợ xã hội CTXH Công tác xã hội CSSKTT Chăm sóc sức khỏe tâm thần HĐND Hội đồng nhân dân NDPHCN Nuôi dưỡng phục hồi chức năng NVCTXH Nhân viên công tác xã hội UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn (Theo định nghĩa người khuyết tật của Luật người khuyết tật năm 2010). Người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong cuộc sống hàng ngày, chính vì vậy họ cần được sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ của mọi người, cộng đồng và toàn xã hội.Người tâm thần lại càng gặp nhiều khó khăn hơn vì bộ não của họ bị khiếm khuyết, là cơ quan chỉ đạo và chi phối mọi hoạt động của các cơ quan khác trên cơ thể con người. Sức khỏe tâm thần được Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa như sau: “Là trạng thái hoàn toàn thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và năng suất có thể đóng góp cho cộng đồng”. Sức khỏe tâm thần là một bộ phận tạo nên sức khỏe của mỗi chúng ta. Rối nhiễu tâm trí biểu thị sự lệch lạc về sức khỏe tâm thần, đây là sự nhìn nhận mới về tình trạng sức khỏe tâm thần theo hướng dự phòng, điều trị sớm bệnh nhân. Hiện nay số người bị rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam ước chiếm 10% dân số, tương đương 9 triệu người. Trong đó số người tâm thần chiếm 2,5% số người rối nhiễu tâm trí (Tương đương với 200 nghìn người). Số người có hành vi nguy hiểm cho bản thân gia đình, cộng đồng khoảng 150 nghìn người(Theo báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện Đề án 1215 tại Quảng Ninh ngày 29 -30/10/2015 của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội). Số người tâm thần có xu hướng gia tăng do áp lực cuộc sống, môi trường... Đặc biệt là ở các thành phố, đô thị lớn.Việc chăm sóc, chữa trị và phục hồi chức năng cho người tâm thần là một thách thức lớn và là một gánh nặng đối với cộng đồng và xã hội[5]. Theo báo cáo của Sở Y tế Vĩnh Phúc năm 2015, Vĩnh Phúc có trên 4.500 người bị tâm thần.Trong đó được chăm sóc tại các cơ sở Y tế và cơ sở Bảo trợ trên 400 người.Số còn lại được chăm sóc, quản lý tại gia đình, cộng đồng. Bên cạnh những gia đình quan tâm đưa con em đi khám bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa, nhiều gia đình bỏ mặc khiến người bệnh mặc cảm, dễ phát bệnh nặng hơn. Không chỉ lo 1 ngại về những người hàng xóm bị bệnh tâm thần ở nhiều dạng khác nhau, người dân còn lo sợ, hoang mang với những người lang thang. Đã xảy ra nhiều vụ việc đau lòng trên địa bàn tỉnh như đánh người, đốt nhà... mà thủ phạm chính là những người tâm thần được nuôi dưỡng tại gia đình. Trung tâm Nuôi dưỡng và Phục hội chức năng người tâm thần Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động – Thương binh & Xã hội Vĩnh Phúc có chức năng quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần(Theo Quyết định số 1935/QĐ-CT ngày 23/6/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thành lập Trung tâm Nuôi dưỡng và Phục hội chức năng người tâm thần Vĩnh Phúc). Hiện Trung tâm đang nuôi dưỡng 121 đối tượng tâm thần. Việc quản lý chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng chủ yếu thông qua việc dùng thuốc, tư vấn, tham vấn, trị liệu... và các hoạt động nghề CTXH chuyên nghiệp mới đang được bắt đầu được áp dụng lồng ghép tại Trung tâm. CTXH dưới nhiều hình thức đa dạng của nó, là một khoa học, một hoạt động chuyên nghiệp tác động vào vô số các tương tác phức hợp giữa con người và môi trường của họ nhằm tạo ra sự thay đổi (phát triển) của xã hội. Sứ mạng của nó là tăng cường năng lực giúp người dân phát triển tối đa tiềm năng, làm phong phú đời sống của họ và ngăn ngừa, giải quyết các vấn đề xã hội, những mâu thuẫn, xung đột, khủng hoảng nảy sinh trong các mối quan hệ xã hội. CTXH là hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành, là hoạt động chuyên nghiệp tập trung vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội và hướng tới sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Phương pháp CTXH nhóm là phương pháp rất có hiệu quả trong việc trợ giúp các đối tượng xã hội nói chung và người tâm thần nói riêng. Vì CTXH nhóm giúp tăng thêm khả năng hòa nhập xã hội, điều mà làm việc CTXH cá nhân không hiệu quả bằng. Phương pháp này tạo cơ hội cho đối tượng tâm thần tiếp xúc với nhiều mối quan hệ hơn. Sinh hoạt theo nhóm giúp cho đối tượng hứng thú hơn so với tiếp xúc cá nhân vì được tham gia vào nhiều hoạt động đa dạng và có những trải nghiệm thú vị. Hình thức này ít gây căng thẳng về mặt cảm xúc hơn so với làm việc cá nhân đặc biệt với việc tâm lý trị liệu cho đối tượng. Từ tất cả các lý do trên, với những kiến thức đã được trang bị tại khóa học cao học CTXH và từ thực tiễn công tác tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Phục hồi chức 2 năng người tâm thần Vĩnh Phúc, tôi chọn viết luận văn với tên đề tài: “Công tác xã hội nhóm với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm nuôi dưỡng phục hồi chức năng người tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc” 2.Tình hình nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu về người khuyết tật nói chung, người tâm thần nói riêng đã nhận được sự quan tâm rất nhiều của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu tiêu biểu. Thứ nhất: Các nghiên cứu về pháp luật, chính sách xã hội đối với người khuyết tật Việc đảm bảo quyền của người khuyết tật đã trở thành một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo quyền của người khuyết tật đã trở thành một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo công bằng, vì con người và phát triển bền vững của quốc gia.Chính vì thế có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về khung pháp lý nhằm đảm bảo quyền của người khuyết tật. Tài liệu “Các văn bản pháp luật về trợ giúp người khuyết tật” do Cục BTXH – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ biên, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội ấn hành năm 2013 đã giới thiệu các văn bản Pháp luật của Quốc tế và Nhà nước ta về người khuyết tật. Tác giả Trần Thái Dương (Đại học Luật Hà Nội) đã nghiên cứu những đặc điểm khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật Quốc tế, đặc biệt là những quy định của Công ước quyền của người khuyết tật trong việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý, quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật. Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật, thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ Quốc gia khi Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên chính thức của Công ước[10]. Thứ hai:Các nghiên cứu lý luận phục vụ CTXH đối với người khuyết tật Vấn đề nghiên cứu lý luận phục vụ đào tạo CTXH đối với người khuyết tật nói chung, với người tâm thần nói riêng, có thể kể các công trình tiêu biểu sau: Hướng dẫn phát hiện, chăm sóc, quản lý người mắc bệnh tâm thần, người rỗi nhiễu tâm trí tại cộng đồng do Sở Lao động – Thương binh & Xã hội Vĩnh Phúc ấn hành. 3 Tài liệu bồi dưỡng kiến thức quản lý ca với các trường hợp tâm thần và công tác phát hiện, chăm sóc trẻ tự kỷ tại cộng đồng do Sở Lao động – Thương binh & Xã hội Vĩnh Phúc ấn hành. Giáo trình đại cương CSSKTT của tác giả Nguyễn Sinh Phúc đã trình bày tổng quát về CSSKTT. Giáo trình là tài liệu cẩm nang cho cán bộ làm CTXH trong CSSKTT[19]. Thứ ba:Các nghiên cứu về hoạt động thực hành CTXH đối với người khuyết tật tâm thần. Các đề tài luận văn thạc sĩ nghành CTXH những năm gần đây có xu hướng chuyên sâu nghiên cứu về thực trạng CTXH đối với người khuyết tật nói chung, người tâm thần nói riêng tại các Trung tâm BTXH, tại cộng đồng. Từ đó vận dụng các phương pháp CTXH cá nhân, nhóm để thúc đẩy trợ giúp người khuyết tật mang tính chuyên nghiệp. Các nghiên cứu đã dần mở ra nhiều hướng tiếp cận mới trong vấn đề thực hành CTXH đối với người khuyết tật, người tâm thần góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận và thực tiễn về CTXH với người khuyết tật. Thứ tư:Các báo cáo khoa học về người khuyết tật, người tâm thần và các hoạt động trợ giúp đối với họ. Nghiên cứu về người khuyết tật, người tâm thần là mối quan tâm của cộng đồng Quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, vì thế trong những năm qua có nhiều báo cáo khoa học nghiên cứu về người khuyết tật, người tâm thần và các hoạt động trợ giúp họ trong đời sống xã hội như: Báo cáo thường niên năm 2013 về hoạt động trợ giúp người khuyết tật ở Việt Nam của Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam (NCCD). Báo cáo đã tổng kết những hoạt động và những kết quả chủ yếu về hỗ trợ người khuyết tật đã triển khai trong các năm qua của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức xã hội. Đánh giá kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân bài học kinh nghiệm và định hướng cho các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật trong năm 2014 của các cơ quan tổ chức thành viên NCCD[1]. Thứ năm:Các hội thảo, dự án liên quan đến việc hỗ trợ cho người khuyết tật, tâm thần. 4 Trong những năm qua nhiều hội thảo, dự án nghiên cứu các hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật, người tâm thần được tổ chức như: Hội thảo Quốc tế “Phát triển CTXH với CSSKTT ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” trình bày vào ngày 03/6/2014.Đây là hoạt động trong khuôn khổ hợp tác về CSSKTT trong bối cảnh hội nhập giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với trường SOUTH CAROLINA. Qua quá trình hội thảo hai bên chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc CSSKTT. Hội thảo khoa học với chủ đề “Quản lý trường hợp với người khuyết tật tại Việt Nam” do khoa CTXH – Học viện Khoa học Việt Nam tổ chức vào ngày 22/10/2015. Đây là hội thảo khoa học mang nhiều ý nghĩa khi nội dung nghiên cứu, thảo luận hướng đến vấn đề “Quản lý trường hợp với người khuyết tật”. Đây là hướng đi mới hỗ trợ người khuyết tật đang được triển khai ở nhiều địa phương theo Thông tư 01/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về công tác quản lý trường hợp với người khuyết tật nhưng còn nhiều khó khăn về kinh phí, nguồn lực, nhận thức của chính quyền địa phương. Đồng thời qua các báo cáo của các chuyên gia và phần thảo luận đã gợi mở những định hướng nghiên cứu cho học viên cao học, nghiên cứu sinh lựa chọn để làm chủ đề, phát triển nghiên cứu của đề tài luận văn cao học. Qua quá trình tổng quan một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài, có thể thấy rằng người khuyết tật nói chung, người tâm thần nói riêng luôn là mối quan tâm của cộng đồng Quốc tế và của Đảng và Nhà nước ta. Đó cũng là lý do tôi nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là hệ thống hóa các giá trị, tri thức lý luận và thực tiễn, kỹ năng trong việc quản lý, chăm sóc, NDPHCN người tâm thần tại Trung tâm NDPHCN người tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc nhằm góp phần giải quyết một phần các vấn đề đối với người tâm thần như: Quản lý, chăm sóc, chữa trị, phục hồi chức năng cho người tâm thần... Đồng thời đề tài cũng góp phần đề ra các giải pháp thúc đẩy các hoạt động mang lại sự bình an, hạnh phúc, điều kiện chăm sóc và chữa trị cho người tâm thần đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm nói riêng và cộng đồng nói chung vì sự bình yên của mỗi gia đình, vì mục tiêu chung của an sinh xã hội. 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để cụ thể hóa mục đích của đề tài, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Một là: Hệ thống hóa lý luận, phương pháp, sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng về CTXH nhóm với người tâm thần nhằm thúc đẩy khả năng giải quyết các vấn đề đối với người tâm thần. Hai là: Từ thực tiễn tại Trung tâm, phân tích các hoạt động nhóm trong việc quản lý, chăm sóc, chữa trị nuôi dưỡng người tâm thần. Tìm các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH nhóm đối với người tâm thần đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm. Ba là: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề ra những giải pháp nhằm năng cao CTXH nhóm với người tâm thần tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Phục hồi chức năng người tâm thần Vĩnh Phúc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu CTXH nhóm với người tâm thần đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm. 4.2. Khách thể nghiên cứu 100% đối tượng tâm thần đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm ( 121 đối tượng) và đội ngũ cán bộ quản lý người tâm thần, nhân viên CTXH đang làm việc tại Trung tâm(15 cán bộ). 4.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tại Trung tâm NDPHCN người tâm thần Vĩnh Phúc. 4.4. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 9/2016 – 2/2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu của công tác xã hội nhóm với người tâm thần Nghiên cứu về người tâm thần cần phải dựa vào cơ sở khoa học. Luôn đặt người tâm thần trong mối quan hệ tác động qua lại với gia đình và trong mối quan hệ với các quá trình, điều kiện kinh tế - xã hội khác. Việc nghiên cứu về người tâm thần cần căn cứ vào điều kiện bệnh tật, hoàn cảnh và từng giai đoạn nhất định. 5.2. Phương pháp nghiên cứu công tác xã hội nhóm với người tâm thần 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 6 Phương pháp nghiên cứu tài liệu là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu đề tài. Mục đích áp dụng của phương pháp này nhằm thu thập các thông tin liên quan về sức khỏe tâm thần, người tâm thần cũng như các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về người tâm thần; các chương trình, mô hình và phương pháp tiếp cận để giúp đỡ người tâm thần. Những thông tin thu thập được phải mang tính khoa học, vừa mang tính định tính vừa mang tính định lượng để đảm bảo tính khách quan nhưng vấn chứa đựng tính nội hàm. 5.2.2. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát là một hoạt động được tổ chức đặc biệt, có mục đích, có kế hoạch, có phương tiện, để tri giác đối tượng được lựa chọn nhằm phát hiện các dấu hiệu đặc trưng và những quy luật phát triển của đối tượng. Trong nghiên cứu về CTXH với người tâm thần, người nghiên cứu theo dõi một cách có chủ định những hành vi của người tâm thần trong điều kiện tự nhiên. Ghi lại một cách khách quan những điều tai nghe, mắt thấy hay qua các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ để phát hiện ra các vấn đề mà người tâm thần và gia đình họ gặp phải. Phương pháp quan sát là một phương pháp rất quan trọng trong nghiên cứu CTXH với người tâm thần. Nó giúp việc nghiên cứu thu thập những biểu hiện bên ngoài về hành vi, những vấn đề gặp phải của người tâm thần và gia đình họ. Đây là phương pháp có thể tiến hành dễ dàng trong nhiều điều kiện khác nhau. 5.2.3. Phương pháp điều tra bảng hỏi Phương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về vấn đề nào đó. Để thu thập thông tin về người tâm thần phương pháp này được thu thập thông tin từ các thành viên gia đình đối tượng, đội ngũ y bác sĩ, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên CTXH. 5.2.4. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân, bệnh án Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân, bệnh án là quá trình nghiên cứu lịch sử và diễn biến bệnh tình của đối tượng tâm thần. Phân tích những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến người tâm thần. Trong CTXH với người tâm thần, nhờ phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan đến sự phát triển và diễn biến bệnh tật của đối tượng để tìm ra những biện 7 pháp phù hợp, giúp quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và chữa trị đối tượng tâm thần được tốt hơn, hạn chế những tồn tại khiếm khuyết. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Các kết quả nghiên cứu của đề tài là những tài liệu tham khảo tại Trung tâm NDPHCN người tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc. Có thể trở thành tài liệu tham khảo đối với các cơ quan tổ chức hữu quan trong quá trình nghiên cứu, để tổ chức thực hiện CTXH ở tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có công tác xã hôi nhóm với người tâm thần. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục. Nội dung luận văn chia thành 03 chương sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm với người tâm thần. Chương 2: Thực trạng công tác xã hội nhóm với người tâm thần tại Trung tâm Nuôi dưỡng Phục hồi chức năng người tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động công tác xã hôi nhóm với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Nuôi dưỡng Phục hồi chức năng người tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI NGƯỜI TÂM THẦN 1.1. Khái niệm về bệnh tâm thần 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1.Khái niệm về sức khỏe Có rất nhiều các khái niệm về sức khỏe, nhưng khái niệm về sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới thường được dùng nhiều “Sức khỏe không chỉ là trạng thái không bệnh hay không tật mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái về các mặt cơ thể, tâm thần và xã hội”[2]. 1.1.1.2.Khái niệm sức khỏe tâm thần. Sức khỏe tâm thần là trạng thái không chỉ có các rối loạn và dị tật tâm thần, mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái. Một sự tin tưởng vào giá trị của bản thân, vào phẩm chất giá trị của người khác. Có khả năng ứng xử với thế giới nội tâm về tư duy, cảm xúc, quản lý cuộc sống và chấp nhận nguy hiểm.Có khả năng tạo dựng, phát triển và duy trì thỏa đáng các mối quan hệ cá nhân. Có khả năng hàn gắn sau các sang chấn tâm thần[20]. 1.1.1.3.Khái niệm người tâm thần Người tâm thần là người có biểu hiện khác lạ về lời nói, hành vi, nhân cách so với những người bình thường. Người tâm thần thường không nhận thức được khuyết tật và sự bất bình thường của mình.Với những người này, khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và làm việc đều giảm sút.Tình trạng bất bình thường về tâm thần đôi khi cũng có những lúc cũng có những biểu hiện bình thường như trước khi mắc bệnh[4]. 9 Bảng 1.1:Phân biệt giữa bệnh tâm thần và chậm phát triển trí tuệ Bệnh tâm thần Bình thường hoặc rất thông minh Chậm phát triển trí tuệ Trí tuệ Trí tuệ giảm hoặc kém phát triển Nguyên nhân Do rối loạn chức năng thần kinh Do não bị tổn thương trước trung ương, do sang chấn não, khi sinh, trong khi sinh và bệnh của não. sau khi sinh. Sử dụng thuốc Luôn sử dụng thuốc để điều trị Không có thuốc nào điều trị được Khả năng học Do hành vi bất thường Do chậm phát triển trí tuệ hành giảm sút Để cải thiện Điều trị thuốc + Trị liệu+ sinh Phương pháp giáo dục đặc khả năng học hoạt biệt, giáo dục hòa nhập hành và làm việc Nguồn:Tăng cường năng lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng – Bộ Y tế Việt Nam và Ủy ban Y tế Hà Lan Theo các chuyên gia tỷ lệ người tâm thần chiếm khoảng 2% đến 3% dân số, trong khi đó ước tính tỷ lệ người có vấn đề về tâm thần là 10% dân số. Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2010 cho biết tỷ lệ người mắc các chứng bệnh tâm thần so với dân số chung của cả nước như sau: Bảng 1.2:Tỷ lệ người mắc các chứng bệnh tâm thần so với dân số ở Việt Nam Chứng bệnh tâm thần % Tâm thần phân liệt 0,47 Động kinh 0,33 Rối loạn trầm cảm 2,8 Lo âu 2,7 Mất trí nhớ tuổi già 0.9 Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên 0,9 Chấn thương sọ não 0,51 Lạm dụng rượu 5,3 Nghiện ma túy 0,3 Nguồn: Số liệu điều tra của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội năm 2010 10 *Các khó khăn mà người tâm thần và gia đình họ phải đối mặt: Về xã hội: Người tâm thần bị hạn chế các hoạt động xã hội, một số nơi còn quan niệm người tâm thần là do bị trừng phạt hoặc do ma quỉ ám hại vì vậy họ bị xa lánh, xua đuổi hoặc bị thờ ơ không được quan tâm chăm sóc. Người tâm thần trở thành gánh nặng cho gia đình và cộng đồng, gây xáo trộn cuộc sống và an ninh trật tự. Khó khăn trong việc thực hiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày: Hạn chế không thực hiện các chức năng ăn uống, tắm giặt vệ sinh cá nhân, mặc quần áo cũng như các hoạt động khác trong cuộc sống hàng ngày. Không tiếp tục làm việc nữa, bỏ đi lang thang. Trẻ em bị gián đoạn trong việc học hành hoặc không thể học tập được. Người tâm thần cũng bị rối loạn tâm lý, sinh lý, tính tình buồn vui thất thường. Quan hệ gia đình, vợ chồng cũng bị xáo trộn, thay đổi. * Nguyên nhân người bị bệnh tâm thần: Chấn thương tâm lý trong cuộc sống gia đình, xã hội, công việc. Chấn thương sọ não. Các tệ nạn xã hội như ma túy, nghiện rượu. Nhiễm trùng, nhiễm độc hệ thần kinh trung ương. Các rối loạn nội tại, nội tiết tố. Các yếu tố di chuyền. Tâm thần tuổi già. 1.1.1.4. Đặc điểm tâm lý người tâm thần Người bị bệnh tâm thần thường không làm chủ được hành vi, có những hành động khác thường trong lời nói và hành động. Người bị bệnh tâm thần có những hoàn cảnh rất khác nhau.Có người sinh ra đã bị bệnh, có người trong cuộc sống học tập, công tác bị phát bệnh. Nhìn chung gia đình họ rất khó khăn, ít được sự quan tâm của gia đình, bị cộng đồng xa lánh hắt hủi. Người tâm thần thiếu tình cảm ruột thịt, thiếu tình yêu thương, tâm trạng cô đơn, tủi phận. 11 Họ ít có cơ hội học tập, học nghề để có việc làm.Nguy cơ không có việc làm sẽ gây nhiều khó khăn trong trang trải cho cuộc sống và bệnh tật. Đối với những người bệnh tâm thần có gia đình, tình trạng hôn nhân không bền vững, hôn nhân dễ tan vỡ, ly hôn. Khi được sự quan tâm trợ giúp của gia đình, cộng đồng và xã hội, họ chấp nhận bệnh tật như những người bị mắc bệnh khác và muốn tìm cách sống tích cực. Họ có nhu cầu chữa bệnh, tăng cường sức khỏe, muốn làm điều có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. 1.1.1.5. Nhu cầu của người tâm thần Họ có nhu cầu được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Người bị bệnh tâm thần cần có chế độ ăn, ngủ, nghỉ, sinh hoạt phù hợp để chống lại bệnh tật. Người bị bệnh tâm thần cần được trang bị kiến thức hiểu biết về cách điều trị, giữ gìn sức khỏe. Họ cần được sự yêu thương đùm bọc, cảm thông chia sẻ của gia đình, người thân và cộng đồng. Họ có nhu cầu và cần được tạo điều kiện có việc làm ổn định để có thể tự chăm sóc bản thân, giảm gánh nặng về kinh tế đối với gia đình. Họ cần được tôn trọng và bình đẳng. Người tâm thần có thể đương đầu với bệnh tật, sống tích cực, có ích nhưng họ khó có thể vượt qua được rào cản tâm lý xã hội để có được một cuộc sống bình thường như mọi người.Rào cản đó là sự khinh rẻ, kỳ thị, sợ hãi của nhiều người đối với người tâm thần.Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về bệnh tâm thần để giúp cộng đồng thay đổi định kiến và phân biệt đối xử với người bệnh để họ vượt qua nỗi đau bệnh tật cả về thể xác và tinh thần. 1.2. Khái niệm, nguyên tắc và các bước tiến hành về công tác xã hội nhóm với người tâm thần 1.2.1. Khái niệm CTXH nhóm với người tâm thần là một phương pháp của CTXH nhằm trợ giúp những người tâm thần có môi trường, cơ hội, chia sẻ những mối quan tâm hay 12 những vấn đề chung khi tham gia vào hoạt động nhóm để hướng tới giải quyết những vấn đề của họ nhằm phục hồi chức năng tâm lý – xã hội của người bệnh tâm thần. 1.2.2. Nguyên tắc cơ bản trong công tác xã hội nhóm với người tâm thần Trong tổ chức các hoạt động nhóm với người tâm thần phải có sự hướng dẫn giám sát của NVCTXH. NVCTXH phải tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ đối tượng. Hướng dẫn đối tượng thực hiện các hoạt động từ dễ đến khó. Ít nhiều cũng có động viên khen thưởng. 1.2.3. Cơ sở và mục đích làm việc nhóm với người tâm thần 1.2.3.1. Cơ sở làm việc nhóm với người tâm thần Nếu đem so sánh với những buổi làm việc cá nhân cùng NVCTXH, nhiều đối tượng tâm thần có xu hướng thoải mãi hơn với NVCTXH khi xung quanh có các bạn.Nhưng ngược lại làm việc với nhóm cũng gây thách thức, căng thẳng cho NVCTXH.Khi đối tượng vào một nhóm nào đó với những người mắc bệnh như mình, đối tượng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi biết rằng mình không phải là người duy nhất và hy vọng nhận được sự thấu hiểu và giúp đỡ từ những đối tượng xung quanh. Cũng như những người bình thường khác, các đối tượng tâm thần cũng có nhu cầu tham gia các hoạt động xã hội, muốn có bạn bè và muốn được chia sẻ. Mong muốn của đối tượng tham gia vào nhóm nào đó để giúp phát triển bản sắc cá nhân. Do đó, sử dụng mô hình nhóm để giúp đỡ, điều trị hoặc tham vấn các đối tượng đang gặp rỗi loạn về cảm xúc, hành vi có thể đem lại hiệu quả tích cực. Mô hình nhóm giúp tăng thêm khả năng hòa nhập cho đối tượng, điều mà làm việc cá nhân không thể đem lại. Đặc biệt, đối tượng có cơ hội tiếp xúc với nhiều mối quan hệ hơn. Sinh hoạt theo nhóm thường khiến đối tượng hứng thú hơn so với tiếp xúc cá nhân vì đối tượng được tham gia vào nhiều hoạt động đa dạng và có những trải nhiệm thú vị. Trong giai đoạn đầu của mô hình nhóm, những đối tượng nhút nhát, e dè, ngại tiếp xúc có thể thu mình lại. Nhưng dưới áp lực của nhóm, sự cân bằng nhanh 13 chóng chuyển từ áp lực nhóm sang cá nhân khiến các thành viên có thể chấp nhận mạo hiểm và thay đổi cách hòa nhập. 1.2.3.2. Mục đích của làm việc nhóm với người tâm thần Mục tiêu của nhóm là hỗ trợ cho đối tượng có sức mạnh vượt qua vấn đề khó khăn của bản thân, tác động thay đổi hành vi, hoàn cảnh của các đối tượng trong nhóm. Công tác xã hội nhóm với người tâm thần còn cung cấp các thông tin, hiểu biết, cải thiện môi trường sống, rèn luyện kỹ năng... những hoạt động đa dạng, nhiều chiều cạnh của công tác xã hội nhóm sẽ đem lại những thay đổi tích cực về thái độ, hành vi cho đối tượng, đặc biệt khi đối tượng cảm thấy hứng khởi khi được tham gia 1.2.4. Các bước công tác xã hội nhóm với người tâm thần Đây là một quá trình thể hiện sự tương tác giữa các cá nhân đối tượng với NVCTXH nhằm thực hiện những nội dung công việc, những hoạt động cụ thể trong kế hoạch đề ra để đạt được các mục tiêu cần thiết. Dựa trên những yêu cầu chuyên môn, những nguyên tắc hoạt động CTXH nhóm, NVCTXH có vai trò là người quản lý/hướng dẫn cho những hoạt động trong nhóm đi đúng tiến trình và kế hoạch đã đề ra đối với mỗi nhóm. Trong kế hoạch lập nhóm, cần xem xét các yếu tố sau để xác định vị trí thích hợp của đối tượng trong nhóm: Mục đích của nhóm Mức độ đồng nhất, không đồng nhất giữa các thành viên Lứa tuổi, giới tính, số lượng các thành viên Vấn đề các thành viên gặp phải Quyền quản lý (vai trò điều hành là một người hay nhiều người) Các bước CTXH nhóm với người tâm thần 1.2.4.1. Chuẩn bị thành lập nhóm Đây là bước đầu tiên của CTXH nhóm với người tâm thần, bước này gồm các hoạt động chủ yếu sau: *. Xác định mục đích hoạt động của nhóm: 14 Mục đích chính là sự thay đổi, phục hồi và đáp ứng nhu cầu của các đối tượng trong nhóm.Tuy nhiên ở mỗi nhóm đối tượng có những mục đích đặc trưng cho từng nhóm đối tượng. Mục đích cần phải được xác định rõ ràng, phải phù hợp với nhu cầu và lợi ích thiết thực dành cho nhóm đối tượng. *. Đánh giá các nguồn lực cho việc thành lập nhóm: Việc đánh giá này dựa trên các tiêu chí hỗ trợ của nguồn nội lực và ngoại lực.Nguồn lực không chỉ là vật chất, tài chính, cơ chế chính sách mà còn là nguồn lực tinh thần.Bên cạnh đó là khả năng về thời gian, năng lực, vị trí khi tham gia nhóm để thực hiện nhiệm vụ. Để thực hiện đánh giá có hiệu quả, NVCTXH phải có cái nhìn khách quan đa chiều, có khả năng nhận diện, phân tích dự báo tốt, bên cạnh đó phải nhận định được khó khăn – thuận lợi đối với sự tham gia nhóm của từng đối tượng. *. Dự thảo chương trình hoạt động của nhóm: Khi đưa ra dự thảo kế hoạch cần lưu ý các điểm sau: Lý do của việc đưa ra kế hoạch dự thảo nó mang lại kết quả gì; xác định thời gian và các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu là gì; Nội dung hoạt động cụ thể ra sao; những ai tham gia; vị trí, trách nhiệm thế nào... 1.2.4.2. Bắt đầu hoạt động Giai đoạn này các thành viên trong nhóm bắt đầu có hoạt động chung. Thời điểm bắt đầu thường khó khăn cho NVCTXH và các thành viên. Giai đoạn này các đối tượng có thái độ thăm dò nhau, tìm hiểu lẫn nhau. Sự hợp tác và tương trợ chưa hình thành, vì vậy NVCTXH cần nắm bắt để hỗ trợ đối tượng tham gia nhóm thuận lợi hơn. Những hoạt động chính trong giai đoạn này như sau: Giới thiệu các thành viên trong nhóm ở buổi sinh hoạt đầu tiên; xác định mục tiêu của nhóm; đưa ra các nguyên tắc hoạt động của nhóm; xác định vị trí, vai trò từng thành viên; định hướng sự phát triển của nhóm; khích lệ sự tham gia của mỗi cá nhân vì sự phát triển của nhóm. 1.2.4.3. Tập trung hoạt động – bước trọng tâm Giai đoạn này tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, trị liệu và triển khai thực hiện các nhiệm vụ hướng tới hoàn thành mục đích, mục tiêu đề ra trong bản dự thảo kế 15 hoạch. Nhiệm vụ chính của NVCTXH là giúp đỡ đối tượng vượt qua rào cản khó khăn; điều phối các hoạt động của nhóm; thúc đẩy và kết nối các nguồn lực... Trong giai đoạn này đối tượng cần thể hiện vai trò của mình một cách tối đa, NVCTXH có nhiệm vụ hỗ trợ , khích lệ từng đối tượng trong nhóm.Ví dụ: Đối tượng được phân công nhiệm vụ của nhóm với khả năng thực hiện của bản thân đối tượng, đồng thời nhóm sẽ có những hỗ trợ để đối tượng tham gia được phát huy năng lực với sự chủ động, sáng tạo, đoàn kết và thống nhất trong nhóm. 1.2.4.4. Lượng giá và kết thúc Đây là giai đoạn mà nhóm tự lượng giá kết quả đạt được trên cơ sở đối chiếu các mục đích, mục tiêu có đạt được hay không.Tiêu chí đánh giá quan trọng nhất là xem xét sự thay đổi, sự trưởng thành, nâng cao năng lực của đối tượng. Kết quả cuối cùng là khả năng các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng. Kết thúc hoạt động CTXH nhóm với người tâm thần có những khuynh hướng khác nhau: Đó là sự tan rã hoàn toàn của nhóm; đó có thể là sự tan rã trên danh nghĩa còn thực tế vẫn duy trì nhưng với mục tiêu khác, hình thành nhóm mới với mục tiêu mới và hoạt động mới. 1.3. Các hoạt động công tác xã hội nhóm với người tâm thần 1.3.1. Lao động liệu pháp Lao động là điều kiện cơ bản của đời sống con người, là sự phát triển của cơ thể, tinh thần của con người. Nó có khả năng tác động vào tính tích cực của vỏ não, khả năng tạo cảm xúc cơ bản như sự yên tĩnh, thoải mái và đặc biệt, lao động liệu pháp còn mang ý nghĩa về sự phát triển, sự thích nghi xã hội của người bệnh. Mục đích của liệu pháp này khi sử dụng cho mô hình phục hồi chức năng nhằm giúp cho bệnh nhân khôi phục lại những kỹ năng nghề nghiệp mà trước đây họ từng có, nay bị bệnh khả năng bị mai một đi. Nội dung của liệu pháp khá đa dạng và tùy thuộc vào từng khả năng của bệnh nhân mà lựa chọn hoạt động cho phù hợp. Khi tiến hành liệu pháp này cần lưu ý một số nguyên tắc sau: Lao động phải có người hướng dẫn, kèm cặp nhằm hỗ trợ và đảm bảo sự an toàn cho người bệnh. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan