Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh an giang...

Tài liệu Công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh an giang

.PDF
101
593
96

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THU HẰNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TỪ THỰC TIỄN TỈNH AN GIANG Chuyên ngành Mã số : Công tác xã hội : 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. VÕ KHÁNH VINH HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn đảm bảo tin cậy, chính xác, trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Trần Thu Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Ch 10 ng 1 NH NG VẤN Đ L LUẬN V CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO 1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhu cầu của người nghèo 10 1.2. Khái niệm, các nguyên tắc, nội dung của công tác xã hội đối với người nghèo 15 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người nghèo 25 1.4. Cơ sở pháp lý liên quan đến công tác xã hội đối với người nghèo 28 Ch 33 ng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG 2.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh An Giang ảnh hưởng đến 33 công tác xã hội đối với người nghèo ở tỉnh An Giang 2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo ở tỉnh An 35 Giang 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người 57 nghèo tỉnh An Giang Ch ng 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG 66 CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TỪ THỰC TIỄN TỈNH AN GIANG 3.1. Định hướng tăng cường công tác xã hội đối với người nghèo từ thực 66 tiễn tỉnh An Giang 3.2. Giải pháp tăng cường công tác xã hội đối với người nghèo 67 K T LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC 81 DANH MỤC CÁC CH VI T TẮT LĐTBXH Lao động- Thương binh và Xã hội CTXH Công tác xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội ASXH An sinh xã hội DVXH Dịch vụ xã hội DTTS Dân tộc thiểu số MTQG Mục tiêu quốc gia XĐGN Xóa đói giảm nghèo BHYT Bảo hiểm y tế DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Nhu cầu của người nghèo 37 Biểu đồ 2.1: Hiệu quả của công tác tuyên truyền 41 Biểu đồ 2.2: Hiệu quả hoạt động tư vấn, tham vấn 43 Bảng 2.2: Các dịch vụ, chính sách xã hội người dân được tiếp cận 44 Bảng 2.3: Tổng hợp số liệu hỗ trợ về giáo dục 45 Bảng 2.4. Tổng hợp số liệu hỗ trợ y tế cho người nghèo 46 Bảng 2.5. Số liệu hỗ trợ trợ giúp pháp lý cho người nghèo 47 Bảng 2.6. Số liệu về chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo 50 Bảng 2.7: Hiệu quả hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm 55 Biểu đồ 2.3: Nhận xét của người dân về nhân viên CTXH 56 Bảng 2.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người nghèo 57 Bảng 2.9. Một số yếu tố thuộc về bản thân người nghèo 58 Bảng 2.10. Một số yếu tố thuộc về cán bộ làm CTXH 60 Bảng 2.11. Một số yếu tố thuộc về cán bộ lãnh đạo địa phương 61 Bảng 2.12. Một số yếu tố thuộc về phong tục tập quán 63 Bảng 2.13. Một số yếu tố thuộc về tài chính cho giảm nghèo 64 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Nghèo là một vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu, nó không chỉ diễn ra ở các nước có nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển mà còn diễn ra ở các nước đang phát triển và các nước công nghiệp. Theo thống kê, trong số hơn 7 tỷ người sống trên hành tinh này, hiện có khoảng 1 tỷ người nghèo, trong đó nhiều người còn thiếu lương thực. Chính phủ Việt Nam coi vấn đề giảm nghèo là mục tiêu quan trọng xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong ba mươi năm đổi mới và phát triển, Chính phủ Việt Nam đã triển khai thực hiện hàng loạt chương trình, chính sách giảm nghèo ở tất cả các địa phương với đa nguồn kinh phí, nhằm giảm tỷ lệ nghèo xuống mức thấp nhất, cả hệ thống chính trị Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, đã đạt được những thành tựu to lớn và rất đáng tự hào, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam đã về đích trước mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc “giảm một nửa số người nghèo đói cùng cực trên toàn thế giới vào năm 2015”. Tuy nhiên, bên cạnh khối dân cư giàu có và khá giả ngày một gia tăng, vẫn còn một bộ phận lớn dân cư tình trạng nghèo. Theo báo cáo của Bộ Lao động- TBXH, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 4,25% (năm 2015). Tuy vậy, kết quả giảm nghèo giai đoạn 2010- 2015 chưa bền vững, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Nhận thức về trách nhiệm của một bộ phận người nghèo chưa cao, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước chưa chủ động vươn lên thoát nghèo… 1 Trong giai đoạn 2016- 2020 với phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo. Cùng với những chính sách, công tác giảm nghèo đổi mới phương pháp tiếp cận từ chủ yếu là thực hiện chính sách trợ cấp, bảo trợ cho người nghèo sang tiếp cận theo phương pháp CTXH với người nghèo, đó là phát huy thế mạnh, tính chủ động của người nghèo, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để giảm nghèo bền vững. Quyết định 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010- 2020 là căn cứ pháp lý để triển khai các hoạt động trợ giúp cho các đối tượng nói chung, trong đó có người nghèo. Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện tại tỉnh An Giang, CTXH với người nghèo đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần phải nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng, tìm ra những mặt được và chưa được trong quá trình thực hiện, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong những giai đoạn tiếp theo. Từ những vấn đề đã nêu, trên cở sở lý thuyết, lý luận và những phương pháp, kỹ năng CTXH đã được trang bị trong Chương trình Cao học CTXH kết hợp với phân tích thực tiễn, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh An Giang” làm đề tài Thạc sĩ công tác xã hội. 2 Tình hình nghiên cứu CTXH đã phát triển trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ XX, tiêu biểu như là ở Anh, Mỹ, Canada,… Đến nay CTXH đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, với nỗ lực trợ giúp các nhóm người yếu thế, những cộng đồng nghèo để họ vươn lên hòa nhập với sự phát triển chung của xã hội, đảm bảo an sinh cho mọi người dân, tất cả vì sự tiến bộ của nhân loại và công bằng xã hội. Đã có nhiều hội thảo, hội nghị, bài viết, công trình khoa học chia sẻ kinh nghiệm hoạt động CTXH và xóa đói giảm nghèo, như: 2 Ngân hàng thế giới (2012), Báo cáo đánh giá Nghèo Việt Nam 2012, Khởi đầu tốt nhưng chưa phải hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới: Báo cáo đã đánh giá thành tựu và chỉ ra những thách thức mới trong công tác giảm nghèo của Việt Nam đó là: Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, đặc biệt khoảng cách giữa dân tộc kinh với các DTTS; bộ phận nghèo còn lại tập trung nhiều ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS và ngày càng khó tiếp cận hơn. Báo cáo cũng phân tích và chứng minh những nhân tố đặc trưng của người nghèo hiện nay, đó là: học vấn, kỹ năng làm việc, sản xuất còn nhiều yếu tố tự cung tự cấp, cô lập về địa lý, xã hội, chịu nhiều rủi ro thiên tai… Nghĩa là để có giải pháp đột phá cho những đối tượng nghèo còn lại là không hề dễ dàng và đó cũng là thách thức lớn đối với cuộc chiến chống đói nghèo trong những năm tiếp theo. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011), Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và Thách thức. Báo cáo đã chỉ ra những thành tựu trong công cuộc giảm nghèo của Việt Nam trong giai đoạn qua là rất tốt, nhưng không đồng đều và chưa bền vững; Báo cáo cũng đã bước đầu chỉ ra phương pháp đo lường nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn tới cần có sự thay đổi theo hướng người nghèo cần tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản. Trong cuốn tài liệu tập huấn “CTXH với những cá nhân có nhu cầu đặc biệt“- Chương trình đào tạo cán bộ quản lý CTXH cấp cao, Cục Bảo trợ xã hội, Học viện Xã hội Châu Á (2014). Cuốn sách đã trình bày một cách khái quát về thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật, người cao tuổi, người nghèo… trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của các nhóm đối tượng, một số chương trình chính sách của nhà nước đối với các nhóm đối tượng, một số mô hình chăm sóc hỗ trợ, các kỹ năng làm việc với các nhóm đối tượng. Tại An Giang, đã có những công trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề giảm nghèo và công tác xã hội như: 3 -“Giảm nghèo trong 18 năm đầu đời: Những động lực đói nghèo tại Việt Nam – nghiên cứu tại An Giang và Đồng Tháp” (2013). Đề tài do Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ thực hiện. Căn cứ trên cơ sở số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình của Việt Nam và định tính về nghèo tiền tệ, nghèo đa chiều ở trẻ em tại các địa bàn khảo sát, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết quả kiểm chứng giả thuyết là: không nhất thiết trẻ em giàu về tiền tệ là có cuộc sống tốt; các tác nhân tâm lý xã hội như nhận thức và thái độ của trẻ, thái độ của cha mẹ các em sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các hệ quả của nghèo đa chiều ở trẻ em, bất kể trẻ em có nghèo về tài chính hay không; nguyên nhân nghèo là do cha mẹ đi làm ăn xa hoặc không có việc làm ổn định, thu nhập thấp, nên không có điều kiện chăm sóc trẻ;… Qua đó, nhóm cũng đã đề xuất các chính sách giảm nghèo cho trẻ như: phải có bộ công cụ đo lường đầy đủ về nghèo ở trẻ em; nâng cao thu nhập và đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho cha mẹ trẻ; thực hiện tốt các chính sách xã hội, cung cấp tốt các dịch vụ xã hội cho trẻ em… - Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giảm nghèo bền vững ở An Giang cơ hội và thách thức”, nhiều tác giả, An Giang (2014), đã phân tích, đánh giá thực trạng, tính hiệu quả, có bền vững hay không trong công tác giảm nghèo ở An Giang nói riêng và các tỉnh thành ĐBSCL hiện nay nói chung, đưa ra các quan điểm lý luận, giải pháp căn bản nhằm thực hiện tốt trọng trách giảm nghèo. Các báo cáo đã chỉ ra một số hiện trạng thoát nghèo chưa bền vững như: cứ 03 hộ vừa thoát nghèo thì 01 hộ trở lại hộ nghèo, trong khi nhà nước thực hiện hằng năm hơn 120 chính sách an sinh xã hội và 70 chính sách giảm nghèo thì còn rất chồng chéo, thiếu hiệu quả; chính sách được đánh giá là “cho không biếu không” đã làm triệt tiêu động lực thoát nghèo của một bộ phận nhân dân; trong khi đó, vấn đề công ăn việc làm, lao động nông thôn chưa đi đúng trọng tâm… Bên cạnh đó là cái nghèo triền miên do thiếu được giáo dục, học hành, từ đó không đủ sức vươn lên thoát nghèo. 4 - Đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành CTXH “Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em bị xâm hại tình dục từ thực tiễn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” của Nguyễn Hoàng Khanh (2016): Đề tài đã phân tích thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang và công tác hỗ trợ nạn nhân đang được thực hiện tại địa bàn; việc vận dụng lý thuyết, kỹ năng và phương pháp công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống. Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra các giải pháp để phát triển công tác xã hội trong việc hỗ trợ nạn nhân. Song, các công trình, đề tài nghiên cứu nêu trên chỉ dừng lại ở một khía cạnh như: vấn đề nghèo, giảm nghèo hoặc là công tác xã hội, chưa thấy có công trình nào đi sâu nghiên cứu: Công tác xã hội đối với người nghèo ở tỉnh An Giang. Đề tài “Công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh An Giang” là một lĩnh vực mới mẽ trong bối cảnh An Giang đang tập trung nguồn lực thực hiện Đề án 32 phát triển công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020: „„Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của An Giang bằng mức trung bình của cả nước, đến năm 2020, quy mô nền kinh tế nằm trong nhóm khá của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long”, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015- 2020 đề ra. 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng công tác xã hội đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh An Giang từ đó đề xuất, khuyến nghị các định hướng, giải pháp tăng cường công tác xã hội đối với người nghèo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 Nghiên cứu về Công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh An Giang. Để đạt được mục tiêu đề ra, khi nghiên cứu đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người nghèo. - Phân tích, đánh giá thực trạng người nghèo, thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác xã hội đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh An Giang. - Đề xuất, khuyến nghị định hướng, các giải pháp tăng cường công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh An Giang. 4 Đối t ợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo ở tỉnh An Giang, bao gồm các hoạt động: tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức; hoạt động tư vấn, tham vấn; hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, nhà ở, trợ giúp pháp lý; hoạt động hỗ trợ kết nối nguồn lực và hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người nghèo. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng các hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo tại tỉnh An Giang, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này. - Phạm vi về khách thể nghiên cứu: + Người nghèo trên địa bàn tỉnh An Giang + Cán bộ làm công tác giảm nghèo, công tác xã hội tại An Giang - Phạm vi không gian nghiên cứu: Khảo sát được tiến hành tại tỉnh An Giang. 6 - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu các hoạt động CTXH đối với người nghèo từ năm 2011 đến năm 2016. Thời gian khảo sát từ tháng 10/2016 đến 02/2017. 5 Ph ng pháp luận và ph ng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác giảm nghèo và Công tác xã hội đối với người nghèo . Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng một số thuyết để phục vụ cho việc nghiên cứu, như: Thuyết nhu cầu của Maslow và một số lý thuyết khác sử dụng trong nghiên cứu đề tài nhằm giúp chúng ta có cơ sở, hiểu sâu hơn về tâm, sinh lý, đặc điểm, nhu cầu của con người, nhất là người nghèo, cũng như những yếu tố có liên quan đến các hoạt động hỗ trợ của CTXH đối với người nghèo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu: Nghiên cứu và phân tích các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố về giảm nghèo cũng như công tác xã hội; Các tài liệu, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, các báo kết quả thực hiện Đề án 32, Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2011- 2015; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 20162020. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: là phương pháp dựa trên hình thức hỏi đáp gián tiếp dựa trên bảng các câu hỏi được soạn thảo trước, điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi rồi gửi lại cho các điều tra viên. Trong phạm vi đề tài này, học viên lựa chọn ngẫu nhiên 100 hộ nghèo trên 2 huyện đại diện của tỉnh An Giang (huyện đồng bằng và huyện miền núi 7 dân tộc: Thoại Sơn, Tịnh Biên); 25 cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp tỉnh, huyện, xã để thu thập và phân tích thông tin. - Phương pháp thảo luận nhóm đối với cán bộ và hộ nghèo: Bên cạnh việc sử dụng phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi, học viên tiến hành thảo luận, phỏng vấn với 02 nhóm hộ nghèo và cán bộ làm công tác giảm nghèo tại Thoại Sơn, Tịnh Biên (mỗi nhóm 15 hộ nghèo và 4 cán bộ) về kết quả thực hiện của một số hoạt động trợ giúp người nghèo nhằm thu thập thông tin nhiều chiều hoặc trái chiều để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu về công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh An Giang có ý nghĩa khoa học quan trọng. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạt động đào tạo CTXH đối với người nghèo, ngoài ra còn có ý nghĩa tham khảo cho những ai đang nghiên cứu, quan tâm về lĩnh vực này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn phân tích đánh giá thực trạng công tác xã hội đối với người nghèo tỉnh An Giang, việc triển khai thực hiện các chế độ, chính sách, dịch vụ dành cho người nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này. Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH đối với người nghèo phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2016- 2020. Ngoài ra, luận văn cũng là tài liệu tham khảo cần thiết giúp cho các nhân viên công tác xã hội, các cơ quan đoàn thể liên quan và đặc biệt là chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở hiểu rõ hơn về các chính sách, chế độ ưu đãi, các dịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với người nghèo, từ đó phối hợp 8 triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ của CTXH đối với người nghèo trong thời gian tới. 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người nghèo Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh An Giang Chương 3: Định hướng và các giải pháp tăng cường công tác xã hội đối người nghèo từ thực tiễn tỉnh An Giang 9 Ch ng 1 NH NG VẤN Đ L LUẬN V CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO 1 1 Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của ng ời nghèo 1.1.1. Một số khái niệm nghèo Nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội, biểu hiện của nó là có một bộ phận người dân sống dưới mức trung bình của xã hội về vật chất, tinh thần, khả năng dễ bị tổn thương, bị ảnh hưởng bởi các vấn đề xã hội, vì vậy, đây là vấn đề bức xúc cần quan tâm giải quyết. Hiện nay có nhiều khái niệm về nghèo. Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”. (Tuyên bố Liên Hiệp Quốc, tháng 6/2008). Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tại tổ chức Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao rằng: "Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người (ăn, mặc, ở, nhu cầu văn hoá, y tế, giáo dục và giao tiếp) để duy trì cuộc sống, mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận". Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại 10 Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 cho rằng: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại". Định nghĩa mới của Ngân hàng Thế giới (WB) đề cập đến nghèo ở khía cạnh rộng hơn: “Nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực”. Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các tổ chức quốc tế cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều. Nghèo không chỉ được đo lường bằng thu nhập, chi tiêu mà còn bởi khả năng tiếp cận một cách đồng thời đến lương thực, nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các mức sống xã hội khác, ngay cả các chỉ báo phi vật chất. Nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Ở Việt Nam, nghèo được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Một cách hiểu khác: Nghèo la một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia. [21, tr. 2]. Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân trên đầu người trên tháng nhỏ hơn hoặc bằng chuẩn nghèo. Để xác định hộ nghèo còn phải căn cứ vào tình trạng nhà ở và giá trị tài sản và phương tiện sản xuất (nhà ở tạm bợ, tài sản không có giá trị, thiếu phương tiện sản xuất) [4, tr. 7-8]. Từ năm 2015 trở về trước, hộ nghèo trên xác định là hộ gia đình có 11 mức thu nhập (bình quân đầu người) thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo. Giai đoạn 2016- 2020, người nghèo, hộ nghèo được xác định dựa trên cả tiêu chí về thu nhập và mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội. Cụ thể: Chuẩn nghèo theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015 là: - Thành thị: Từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống. - Nông thôn: Từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống. Chuẩn nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 20162020 là: - Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (1) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; (2) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. - Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (1) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; (2) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 5 dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. 12 1.1.2. Đặc điểm của người nghèo Người nghèo là những người có tên trong sổ hộ nghèo. Người nghèo là những người có cuộc sống bấp bênh vì không được tiếp cận với các chính sách, dịch vụ. Họ thiếu các điều kiện đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của con người về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành và chăm sóc sức khoẻ; tiếp cận với các kết cấu hạ tầng và các nguồn lực xã hội kém; thiếu tự tin và dễ bị tổn thương; ít có điều kiện tham gia vào các quyết định của địa phương và tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội [4, tr.5-6]. Đặc điềm người nghèo, thể hiện cơ bản như sau: - Đặc điểm về kinh tế: Người nghèo thiếu các điều kiện để tạo ra thu nhập như đất sản xuất đối với người nghèo ở nông thôn, thiếu vốn, việc làm không ổn định và thu nhập thấp, nhiều người nghèo rơi vào tình trạng nợ nần,... Do thu nhập thấp và không ổn định và chuyên môn kỹ thuật thấp, thường xuyên phải đối mặt với thiếu thốn trong chi tiêu cho cuộc sống tối thiểu. - Đặc điểm về đời sống: Người nghèo thường đông con, già yếu, bệnh tật,… Người nghèo sống thấp hơn mức sống trung bình của xã hội. Người nghèo khó khăn về nhà ở; phương tiện đi lại; tiếp cận thông tin, y tế, pháp lý,... hạn chế. - Đặc điểm về xã hội: Từ những đặc điểm kinh tế và đời sống của người nghèo dẫn tới vị trí xã hội của người nghèo cũng hạn chế. Người nghèo dễ bị tổn thương khi có thiên tai hay những tác động về kinh tế như khủng hoảng, biến động giá cả, gia tăng thất nghiệp. Người nghèo là đối tương dễ bị tổn thương nhất khi môi trường xã hội biến động. - Đặc điểm của bản thân người nghèo: Do nguyên nhân khách quan về môi trường xã hội chưa hoàn thiện, năng lực chủ quan chưa thích ứng nên người nghèo hạn chế trong giải quyết vấn đề, không tự nhận diện mặt mạnh cũng như hạn chế của mình dễ rơi vào khủng hoảng, bế tắt. Phần lớn người 13 nghèo luôn tìm mọi cách để vượt qua hoàn cảnh khó khăn của mình, nhưng do thiếu các nguồn lực nên không thể tự vươn lên thoát nghèo. Đối với đối tượng này việc hỗ trợ thoát nghèo và vươn lên khá giả là có thể. Mặt khác, lại có một bộ phận người nghèo thụ động chịu chấp nhận số phận, họ cảm thấy sự tuyệt vọng, họ tự cô lập họ đối với người khác dẫn đến tình trạng không muốn tìm việc làm, không muốn đi học, không muốn giao tiếp, không muốn hợp tác... Điều này có thể dẫn đến sự căng thẳng, đè nén tăng theo năm tháng, rối loạn tâm lý nặng hơn. Nguyên nhân rối loạn tâm lý sau này đó là sự căng thẳng triền miên của nghèo đói vì không thấy lối ra. 1.1.3. Nhu cầu của người nghèo - Nhu cầu có việc làm, thu nhập ổn định: Phần lớn lao động là người nghèo sống ở nông thôn có công việc không ổn định, thu nhập thấp. Do vậy, họ luôn mong muốn có được công việc, thu nhập ổn định. Có công việc, có thu nhập họ mới có thể trang trải cuộc sống, mới đảm bảo các nhu cầu như ăn, ở, mặc, học tập, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình… - Nhu cầu được học tập: Đây là một trong những nhu cầu quan trọng của người nghèo. Ngoài nhu cầu về học tập phổ thông, người nghèo còn có nhu cầu được đào tạo nghề, trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp. - Nhu cầu được tiếp cận thông tin: Do những hạn chế về thu nhập thấp, thường sống ở vùng sâu, vùng xa nên người nghèo thường thiếu thông tin. Chính vì vậy, họ cũng có nhu cầu được tiếp cận các thông tin về các loại hình thiên tai, hiểm họa tự nhiên, thảm họa, biến đổi khí hậu; thông tin, kiến thức và kỹ năng sản xuất, chăm sóc sức khỏe; thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội; thông tin về chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính và các loại hồ sơ giấy tờ cần thiết để được nhận hỗ trợ, bảo trợ từ Nhà nước và các tổ chức xã hội…; nhu cầu hỗ trợ các phương tiện thông tin như sách, báo, đài radio… 14 - Nhu cầu được chăm sóc y tế: Đây là nhu cầu có thể nói là rất cần thiết và được đa số người nghèo quan tâm. Bởi đa số họ, do sống trong điều kiện thiếu thốn về vật chất nên dễ ốm đau, bệnh tật, hơn nữa lại thu nhập thấp nên khi mắc bệnh lại không có tiền để chi trả chi phí khám chữa bệnh. - Nhu cầu được sống trong môi trường an toàn, vệ sinh: phần lớn người nghèo sống trong tình trạng thiếu thốn mọi mặt cơ sở vật chất thiết yếu cho cuộc sống. Chính vì vậy, họ đều mong muốn được sống, sinh hoạt và sản xuất trong một môi trường an toàn, đảm bảo những nhu cầu căn bản như nhà ở, điện, nước sạch và thức ăn hợp vệ sinh để có thể đảm bảo cho sức khỏe, có khả năng tái sản xuất sức lao động, tránh bị bệnh tật. 1.2. Khái niệm, các nguyên tắc và nội dung của công tác xã hội đối với ng ời nghèo 1.2.1. Một số khái niệm 1.2.1.1. Khái niệm về công tác xã hội Có nhiều khái niệm về CTXH được đưa ra ở các góc độ khác nhau: Theo từ điển Bách khoa ngành CTXH (1995): “CTXH là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội”. [22, tr.12]. Hiệp hội quốc gia nhân viên công tác xã hội Mỹ (NASW – 1970): “Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm, hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó” [22, tr.171]. Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montreal, Canada (IFSW): “Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mãi, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống, công tác xã hội 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan