Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố nha trang, tỉnh kh...

Tài liệu Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa

.PDF
95
558
126

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH VĂN DŨNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ NHA TRANG TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH VĂN DŨNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ NHA TRANG TỈNH KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ THỊ THƯ HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Đinh Văn Dũng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI ...................................................................................................... 10 1.1. Người cao tuổi: khái niệm và đặc điểm .......................................................... 10 1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi ......................................... 14 1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cao tuổi ....................... 23 1.4. Cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối với người cao tuổi ............................... 24 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA .......................................... 29 2.1.Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu .................................................... 29 2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với người cao tuổi tại hành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ......................................................................................... 36 2.3. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cao tuổi...... 48 Chương 3 ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA .............................................. 57 3.1. Ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi .................... 57 3.2. Các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với người cao tuổi ........................................................................................................................ 65 3.3. Nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện các hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, tinh thần, kết nối nguồn lực cung cấp dịch vụ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần , xây dựng môi trường thân thiện cho người cao tuổi ........................................... 70 3.4. Giải pháp thực hiện chính sách đối với người cao tuổi .................................. 72 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội CTXH Công tác xã hội CSSK Chăm sóc sức kỏe LĐTBXH Lao động – Thương binh và Xã hội NCT Người cao tuổi NV CTXH Nhân viên công tác xã hội KT - XH Kinh tế - xã hội CSND Chăm sóc nuôi dưỡng CTV Cộng tác viên BHXH Bảo hiểm xã hội UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG ĐỒ Sơ đồ 1.1. Tháp bậc thang nhu cầu của Maslow ................................................... 12 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phả hệ gia đình bà B .................................................................. 59 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ sinh thái ..................................................................................... 60 Bảng 2.1. Phân loại về sức khỏe người cao tuổi (tỷ lệ %) ..................................... 32 Bảng 2.2. Đánh giá mức độ hiểu biết về nội dung truyền thông (tỷ lệ %) ............ 37 Bảng 2.3. Các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi chủ yếu tại cộng đồng ................. 42 Bảng 2.4. Đánh giá của người cao tuổi về hoạt động kết nối nguồn lực (tỷ lệ %) 46 Biểu 2.5. Môi trường thân thiện người cao tuổi tại thành phố Nha Trang............. 47 Bảng 2.6. Đánh giá của NCT về các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH với NCT ....... 48 Bảng 2.7. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của đặc điểm ........................................... 50 Bảng 2.8. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính quyền địa phương ................... 52 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Sự gia tăng số lượng người cao tuổi giai đoạn 2010-2016 ............... 30 Biểu đồ 2.2. Trình độ học vấn của NCT tại thành phố Nha Trang (tỷ lệ %) ......... 31 Biểu 2.3. Nghề nghiệp trước đây của NCT tại thành phố Nha Trang ................... 32 Biểu đồ 2.4. Tình trạng mắc các bệnh mãn tính của người cao tuổi (tỷ lệ %) ...... 33 Biểu đồ 2.5. Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi (tỷ lệ %) .................................. 34 Biểu đồ 2.6. Mức độ quan tâm của gia đình đến người cao tuổi theo ................... 35 đánh giá của bản thân người cao tuổi. ................................................................. 35 Biểu đồ 2.7. Đánh giá của NCT về các hình thức truyền thông (tỷ lệ %) ............. 37 Biểu đồ 2.8. Đánh giá của người cao tuổi về chế độ ăn uống, vệ sinh (tỷ lệ %) ... 38 Biểu đồ 2.9. Đánh giá của NCT đi khám chữa bệnh trong 12 tháng qua ............. 41 tại các cơ sở Y tế (tỷ lệ %) .................................................................................... 41 Biểu đồ 2.10. Đánh giá của người cao tuổi về thái độ trợ giúp pháp lý (tỷ lệ %) . 44 Biểu đồ 2.11. Kết quả khảo sát người cao tuổi về nguồn lực mà họ được hỗ trợ (tỷ lệ %)...................................................................................................................... 45 Biểu đồ 2.12. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khả năng huy động..................... 54 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người cao tuổi (NCT) là lớp người có uy tín, kinh nghiệm và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội, là người có công sinh thành, nuôi dạy con cháu hình thành nhân cách và phát triển giống nòi. Ở nước ta, việc "kính lão, trọng thọ" đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và luôn được gìn giữ qua các thế hệ. Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm nhất quán về việc chăm sóc NCT và coi đây là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, được thể hiện thông qua các Văn kiện đại hội đảng và các Chỉ thị như: Chỉ thị 59/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương “Về chăm sóc người cao tuổi”, quy định: “Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội... Trước hết cần quan tâm chăm sóc những người cao tuổi có công, cô đơn không nơi nương tựa, tàn tật và bất hạnh”; Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng cũng đã nêu: “Quan tâm chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện để người cao tuổi hưởng thụ văn hoá, được tiếp cận thông tin, sống vui, sống khoẻ, sống hạnh phúc… giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa”. Ở Việt Nam già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn. Từ năm 1979 đến 2009 tỷ lệ NCT (60+ tuổi) đã tăng từ 7,1%, 7,2%, 8,2% và 9,0% trong tổng dân số. Theo kết quả điều tra biến động dân số năm 2013, tỷ lệ NCT trong tổng dân số là 10,2% và như vậy dân số Việt Nam đã ở trong thời kỳ “bắt đầu già” [27]. Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh có 119.968 người cao tuổi (chiếm 9,99% tổng dân số). Tại thành phố Nha Trang có 40.407 người cao tuổi (chiếm 10,01% tổng dân số) Trong tổng số người cao tuổi có: 1.437 người cao tuổi đang hưởng trợ cấp ưu đãi người có công, 5.172 người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội, 7447 người cao tuổi đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội. Như vậy, còn 24.551 người cao tuổi (chiếm 60,75% tổng số người cao tuổi) trên địa bàn thành phố Nha Trang đang sống bằng sự nỗ lực của bản thân, gia đình. [27] Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách với người cao tuổi, đặc biệt quan tâm chăm sóc NCT là người có công với nước, NCT không nơi 1 nương tựa, NCT khuyết tật. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ chủ yếu là trợ giúp xã hội trực tiếp bằng nguồn lực tài chính đối với NCT có hoàn cảnh khó khăn và không tự lo được cuộc sống, trong khi hiện nay nhu cầu, đối tượng NCT cần trợ giúp đa dạng. Với hình thức trợ giúp truyền thống không mang tính bền vững, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của NCT. Nghề công tác xã hội (CTXH) tại tỉnh Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng đang trong giai đoạn hình thành, kinh nghiệm CTXH với NCT chưa có, và những hạn chế về ý thức, nhận thức của xã hội… Từ những khó khăn chung nêu trên, công tác xã hội đối với NCT trên địa bàn thành phố Nha Trang đã được quan tâm chưa? Thực trạng CTXH đối với NCT thành phố Nha Trang như thế nào? Để trả lời câu hỏi này cần phải làm rõ đặc điểm, nhu cầu của NCT, nghiên cứu đánh giá thực trạng CTXH đối với NCT trên địa bàn thành phố Nha Trang. Các công trình nghiên cứu về CTXH đối với NCT ở một số địa phương đã có, tuy nhiên nghiên cứu về CTXH đối với NCT trên một địa bàn cụ thể là thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa là một vấn đề mới Do đó, tác giả chọn đề tài “Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài nghiên cứu. Luận văn sẽ nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng CTXH đối với NCT hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt CTXH đối với NCT tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trước những thách thức của vấn đề già hóa dân số cho việc phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với vấn đề bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, các nghiên cứu dân số người cao tuổi đã được tiến hành từ những năm 50 của thế kỷ XX tại các quốc gia phát triển, đã chuyển sang giai đoạn “già hóa dân số”. Nhiều viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội đã nghiên cứu NCT trên nhiều phương diện, đặc biệt là những đặc điểm tâm lý và sinh lý của lứa tuổi. Các tài liệu, bài viết và các công trình nghiên cứu về NCT nhằm mục đích là chăm sóc NCT , trong đó có chăm sóc sức khoẻ NCT. - Nghiên cứu “Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo ở Việt Nam” năm 2001: do Help Age International phối hợp với Hội người cao tuổi Việt Nam, Bộ 2 Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Viện Xã hội học và Trung tâm nghiên cứu Hỗ trợ người cao tuổi thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành tại 1 thôn tại 5 tỉnh/thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, Sóc Trăng, Ninh Thuận và Phú Yên. Nghiên cứu tập trung vào chủ đề: Định nghĩa về tuổi già và thái độ của xã hội đối với người cao tuổi; các phương kế mưu sinh và đóng góp của người cao tuổi; khó khăn và mối quan tâm chủ yếu của người cao tuổi, hệ thống hỗ trợ người cao tuổi.[14] - Nghiên cứu “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi và đánh giá mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang áp dụng” năm 2005 của Ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em. Nghiên cứu tập trung vào các chủ đề: Hệ thống hoá tình hình chung về người cao tuổi trong và ngoài nước, đánh giá thực trạng về người cao tuổi ở Việt Nam; tổng kết, đánh giá kinh nghiệm từ một số mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đang áp dụng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại cộng đồng.[27] - Nghiên cứu “Khảo sát thu thập xử lý thông tin về người cao tuổi” năm 2007 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Nghiên cứu tập trung vào chủ đề: Đánh giá thực trạng vị thế và đời sống người cao tuổi ở Việt Nam; đánh giá thực trạng việc thực hiện các chương trình/chính sách về người cao tuổi. Trên cơ đó đề xuất một số giải pháp về chính sách nhằm phát huy vai trò và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. [3] - Các nghiên cứu điều tra về thực trạng người cao tuổi Việt Nam (2004), người cao tuổi từ 80 tuổi (2009) do Viện nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam thực hiện. Các nghiên cứu, điều tra cơ bản nhằm phân tích kết quả thực trạng người cao tuổi Việt Nam đưa ra các kiến nghị nhằm phát huy tài năng, trí tuệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Gần đây nhất là nghiên cứu “Nghiên cứu, điều tra cơ bản thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người cao tuổi Việt Nam” năm 2009 do Viện nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành 2 huyện thị tại mỗi tỉnh: Sơn La, 3 Quảng Nam, Đồng Nai, Cần Thơ, Đắk Nông và Ninh Bình. Nghiên cứu tập trung vào mục tiêu tổng quan sức khỏe và bệnh tật của người cao tuổi, thực trạng sức khỏe của người cao tuổi. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách. [25] - Công trình nghiên cứu “Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam, thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách” do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam thực hiện vào năm 2011. Kết quả nghiên cứu “Thực trạng đời sống và vấn đề chính sách đối với người cao tuổi tại Việt Nam” của PGS TS Giang Thành Long Viện trưởng Viện Chính sách công và Quản lý (IPPM) Đại học Kinh tế quốc dân, chuyên gia nghiên cứu cao cấp, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học (ISMS) năm 2014.[21] - Các Hội thảo về thách thức già hóa dân số, tổng kết các mô hình chăm sóc người cao tuổi và chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng do các cơ quan Bộ ngành tổ chức hàng năm. - Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam” của tác giả Phạm Vũ Hoàng năm 2013, nghiên cứu chung ở tầm vĩ mô trên phạm vi cả nước về chăm sóc người cao tuổi, tác giả lựa chọn Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Thiên Đức tại huyện Từ Liêm, Hà Nội để đánh giá chất lượng chăm sóc người cao tuổi. Đề tài nghiên cứu đánh giá về thực trạng chăm sóc, chất lượng chăm sóc người cao tuổi và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người cao tuổi, nghiên cứu phát hiện các nguyên nhân dẫn tới các hạn chế trong chất lượng chăm sóc người cao tuổi. Trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam. [13] Trong những năm gần đây tiếp tục có thêm một số đề tài nghiên cứu về hoạt động CTXH với NCT tại các địa bàn cụ thể. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Năm 2014 có đề tài: “Hỗ trợ xã hội đối với Người cao tuổi từ thực tiễn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” của tác giả Man Khánh Quỳnh. Năm 2015 có đề tài: "Công tác xã hội với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình" của tác giả Lê Thị Mai Hương. Trong các đề tài nói trên, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về thực tiễn trong hoạt 4 động CTXH với người cao tuổi ở các địa phương, tập trung vào các nội dung như: Đặc điểm của người cao tuổi; các vấn đề người cao tuổi thường gặp phải; vai trò của nhân viên CTXH trong trợ giúp người cao tuổi... [14,22] Đề tài: “Dịch vụ Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hoà - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Văn Dũng, học viên lớp thạc sỹ ngành công tác xã hội khóa 1, thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội tại trung tâm Chánh Phú Hoà - Thành phố Hồ Chí Minh. Các nguồn hỗ trợ về tài chính cho hoạt động công tác xã hội đối với người cao tuổi. Các dịch vụ xã hội hỗ trợ người cao tuổi. Cuộc sống của người cao tuổi tại trung tâm. Kết quả công tác xã hội đối với người cao tuổi tại trung tâm. Những khó khăn, hạn chế trong quản lý đối với người cao tuổi tại trung tâm. [12] Đề tài:“Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”của tác giả Trịnh Thị Cánh, học viên lớp thạc sỹ ngành công tác xã hội khóa 1, thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu các hoạt động truyền thông tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn, vấn đề bệnh tật và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đang nuôi dưỡng tại Trung tâm, chủ yếu về cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa. [2] Với các thông tin đã trình bày cho thấy các đề tài nghiên cứu về CTXH với NCT nói chung và dịch vụ CTXH với NCT nói riêng ở nước ta đến nay còn chưa nhiều. Đặc biệt cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về CTXH đối với NCT trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Vì thế, đề tài “Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” là đề tài còn khá mới mẻ. Có thể thấy, rất nhiều các nghiên cứu về NCT thời gian trước và gần đây mới chỉ thu thập thông tin về NCT, các nghiên cứu tập trung vào một số đặc thù về NCT hoặc nghiên cứu NCT ở một số địa bàn đặc thù nhằm đưa ra thực trạng về NCT, chất lượng chăm sóc NCT và khuyến nghị về chăm sóc NCT, nâng cao chất lượng chăm sóc NCT theo phương pháp tiếp cận từ nghề công tác xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu CTXH đối với NCT từ thực tiễn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có giá trị tham khảo đối với cơ quan, tổ chức hữu quan của thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa trong quá trình xây dựng, hoàn 5 thiện và phát triển nghề công tác xã hội nói chung, công tác xã hội đối với người cao tuổi nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực trạng về CTXH đối với NCT, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này; ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với NCT vào giải quyết vấn đề cụ thể, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả CTXH đối với NCT tại thành phố Nha Trang nói riêng và CTXH đối với NCT tỉnh Khánh Hòa nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về CTXH đối với NCT. - Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng CTXH đối với NCT và các yếu tố ảnh hưởng tới CTXH đối với NCT. - Ứng dụng tiến trình CTXH cá nhân đối với NCT giải quyết một vấn đề cụ thể - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện tốt CTXH đối với NCT tại thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 4.3. Phạm vi về nghiên cứu - Phạm vi về đối tượng CTXH đối với NCT có nhiều nội dung hoạt động, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 04 nội dung chủ yếu sau: (1) Hoạt động truyền thông nhằm tăng cường phổ biến thông tin, tuyên truyền về NCT; (2) Hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe đối với NCT; (3) Hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ về tâm lý cho NCT; (4) Hoạt động kết nối nguồn lực hỗ trợ chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và môi trường an toàn cho NCT. - Phạm vi về khách thể Nghiên cứu trên 100 người cao tuổi đang sống tại cộng đồng trên địa bàn thành phố Nha Trang và 22 cán bộ lãnh đạo/cán bộ đang làm công tác NCT tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội người cao tuổi, Mặt trận tổ quốc 6 và Hội Cựu chiến binh thành phố Nha Trang và cộng tác viên công tác xã hội xã/phường. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận - Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: Từ những đánh giá thực trạng về đời sống của NCT, thực trạng của CTXH đối với NCT trên địa bàn rút ra những lý luận và đưa ra được những đề xuất về biện pháp nâng cao hiệu quả CTXH đối với NCT trên địa bàn thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa. - Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như dịch vụ hỗ trợ của CTXH đối với NCT hệ thống chính sách trợ giúp xã hội đối với NCT,... 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau: * Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu Thông tin được thu thập từ các nguồn như: Số liệu thống kê; số liệu của các cuộc điều tra và các nghiên cứu về người cao tuổi; Số liệu trong các báo cáo của Ủy ban quốc gia về ngưới cao tuổi Việt Nam, Hội người cao tuổi Việt Nam, các báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Hội người cao tuổi tỉnh Khánh Hòa; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Hội người cao tuổi thành phố Nha Trang; sách, báo, tạp chí trong nước; thông tin từ mạng Internet; các văn bản và định hướng của Nhà nước trong lĩnh vực liên quan đến đề tài. * Phương pháp chuyên gia Tham vấn ý kiến của các chuyên gia là các thầy cô giảng dạy về công tác xã hội tại Học viện Khoa học và Xã hội, người thực hiện chính sách, các nhà quản lý. Họ là những người có hiểu biết sâu, có nhiều kinh nghiệm và thực tiễn trong CTXH đối với NCT. Các ý kiến của chuyên gia giúp làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu nhất là phần đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt CTXH đối với NCT trong thời gian tới. * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7 Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với người cao tuổi hiện đang sống thành phố Nha Trang. Với phương pháp này, nhằm mục đích để tìm hiểu, thu thập thông tin chung về thực trạng đời sống của NCT, thực trạng hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, truyền thông và kết nối nguồn lực để chăm sóc đời sống vật chất, đời sống tinh thần và môi trường an toàn cho NCT. * Phương pháp quan sát Quan sát thực tế NCT và đội ngũ cán bộ làm công tác NCT tại thành phố Nha Trang. Giai đoạn quan sát thực tế được tiến hành trong quá trình nghiên cứu, xác định thực trạng CTXH đối với NCT tại cộng đồng. * Phương pháp phỏng vấn sâu Tiến hành 36 cuộc phỏng vấn sâu, trong đó phỏng vấn 22 lãnh đạo/cán bộ nhân viên làm công tác NCT tuổi gồm: 02 cán bộ tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, 02 cán bộ Hội người cao tuổi thành phố Nha Trang, 01 cán bộ Mặt trận tổ quốc, 01 cán bộ Hội Cựu chiến binh, 06 Cán bộ Hội người cao tuổi xã, phường và 10 cộng tác viên CTXH xã, phường và 14 NCT tại cộng đồng có khả năng giao tiếp. Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu thêm về chính sách của Nhà nước và địa phương ưu đãi cho NCT; cơ cấu tổ chức, nhân lực và hoạt động CTXH, các dịch vụ chăm sóc đối với NCT; tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của NCT sống tại cộng đồng. * Phương pháp thống kê toán học Sử dụng chương trình SPSS để xử lý, phân tích bảng hỏi; trích dẫn nội dung phỏng vấn sâu qua băng ghi âm, biên bản ghi chép theo chủ đề phân tích. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Những thông tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về CTXH đối với NCT nói riêng và lý luận về CTXH nói chung. Đồng thời luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực CTXH đối với NCT. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, nhóm NCT đang phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn, khả năng thích nghi nhanh với những quy luật, 8 những đòi hỏi khắc nghiệt của cơ chế thị trường hạn chế. NCT là nhóm người khó khăn nhất, dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, bởi Chính phủ chưa chuẩn bị cho sự già hóa dân số nhanh, các chương trình dự án về NCT mới bắt đầu được triển khai thực hiện. CTXH đối với NCT là hoạt động cần thiết nhằm trợ giúp NCT vượt qua khó khăn, giúp họ đánh giá, xác định vấn đề, tìm kiếm tiềm năng, điểm mạnh từ đó nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề. Từ đó tạo điều kiện để NCT có thể tự nâng cao năng lực, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống của chính bản thân NCT góp phần giúp NCT sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức, thực hiện, công tác này gặp rất nhiều khó khăn. Với luận văn này tôi mong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng CTXH đối với NCT từ thực tiễn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; gợi mở một số giải pháp để bảo đảm thực hiện hiệu quả CTXH với NCT tại địa phương. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối với người cao tuổi tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Chương 3: Ứng dụng công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi và biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. Người cao tuổi: khái niệm và đặc điểm 1.1.1. Khái niệm người cao tuổi Người cao tuổi là một khái niệm thường được dùng để chỉ những người đã có nhiều tuổi trong xã hội. Dưới góc nhìn của công tác xã hội, NCT là người bước vào thời kỳ có "Những thay đổi về tâm, sinh lý, lao động - thu nhập, quan hệ xã hội và sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong cuộc sống" [9, tr.8]. NCT hay còn gọi là người già/người cao niên là người thuộc một bộ phận dân cư sống qua một độ tuổi nhất định, độ tuổi này được pháp luật của từng nước quy định. Tại Việt Nam, Luật người cao tuổi (Luật số 39/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23/11/2009 có hiệu lực ngày 01/7/2010) quy định “Người cao tuổi là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” [05, tr.01]. Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể [06, tr.08 . Một số nước phát triển quy định NCT là những người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau [06, tr8]. Khái niệm NCT được sử dụng thay cho người già vì thực tế nhiều người từ 60 tuổi trở lên, vẫn còn hoạt động, vì vậy cụm từ "người cao tuổi" bao hàm sự kính trọng, so với cụm từ "người già". Nên gần đây khái niệm NCT được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Như vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm về NCT theo quan điểm của CTXH như sau: “Người cao tuổi là người từ 0 tuổi trở lên do có sự thay đổi về tuổi tác làm NCT thay đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội khiến NCT dễ gặp phải những khó khăn trong cuộc sống và c n sự trợ giúp từ các hoạt động của công tác xã hội”. 10 1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý - xã hội và nhu cầu của người cao tuổi 1.1.2.1. Đặc điểm tâm lý- xã hội của người cao tuổi * Đặc điểm về sinh lý Giai đoạn tuổi già là lúc con người đã ở vào giai đoạn xế bóng, đặc điểm đầu tiên cần quan tâm với NCT là những thay đổi về sinh lý biểu hiện ra ngoài. Tuổi già thường bộc lộ đặc điểm về sinh lý chung như sau [06, tr.9]: Diện mạo thay đổi: tóc bạc, da mồi, bộ răng yếu; xương yếu, chân yếu. Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng với tuổi tác ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả; do quá trình lão hóa của cơ thể nên sẽ gây giảm độ nhạy cảm của khứu giác và vị giác giảm; chức năng tiêu hóa suy giảm; chức năng bài tiết kém nên NCT dễ mắc bệnh tiểu đường hơn; giảm khả năng đề kháng bệnh tật. Khi tuổi già, nhiều chức năng suy giảm dần là điều kiện bệnh tật dễ phát sinh và phát triển, khi mắc bệnh việc điều trị phục hồi cũng lâu hơn các nhóm tuổi khác. Do vậy, nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ cho nhóm NCT cao hơn, khó khăn hơn, phức tạp hơn. * Đặc điểm về tâm lý Những thay đổi về đặc điểm tâm lý, trạng thái tâm lý và sức khỏe của NCT không chỉ phụ thuộc vào nội lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt phụ thuộc vào môi trường văn hóa – tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước vào tuổi già, NCT thường gặp những thay đổi như [06, tr.10 : Chuyển từ trạng thái tích cực sang tiêu cực; với một số NCT sẽ mắc hội chứng về hưu. Khi mắc phải hội chứng này, NCT dễ buồn chán, thiếu tự tin, cảm thấy vô dụng. nguồn thu nhập hạn chế, từ đó trở nên rối loạn tâm lý; đối đầu với những khó khăn, khúc mắc do chính tâm lý của mình tạo ra; Hướng về quá khứ, hội họp tìm lại bạn cũ ôn lại chuyện xưa... Biểu hiện tâm lý của NCT thường là cảm thấy cô đơn và mong muốn được chăm sóc; cảm nhận thấy bất lực và tủi thân; nói nhiều hoặc trầm cảm; sợ phải đối diện với cái chết... * Đặc điểm về kinh tế - xã hội - Trong chu kỳ của cuộc sống, NCT thường trở lại giai đoạn phải lệ thuộc vào gia đình. Đó là vì khi tới tuổi cao, khả năng làm việc của NCT giảm bớt do cơ thể lão hóa, lại nẩy sinh những bệnh liên hệ tới tuổi già, khiến NCT mất khả năng tự túc, tự tồn, thậm chí mất cả khả năng hiểu biết. Phần lớn NCT với sự hạn 11 hẹp về tài chính phải nhờ vả hoặc gia đình thân thích hoặc cơ quan nhà nước, cộng đồng, các tổ chức từ thiện. - Trong cuộc sống gia đình, NCT vừa muốn sống độc lập không phụ thuộc con cháu (nhất là về kinh tế), song họ đều muốn gần gũi cháu con, để tránh sự cô đơn, để được sự chăm nom, săn sóc lúc “trái gió, trở trời”. - Những tác động của đời sống kinh tế xã hội tạo ra những thay đổi quan trọng với NCT, họ tự cảm thấy mình đang mất dần các uy thế và quyền lực. NCT thường là từ chối, ngại tham gia các hoạt động xã hội. Hạnh phúc nhất của họ chính là sự thanh thản với những sở thích cá nhân. Quan hệ giao tiếp xã hội bị giới hạn ở những nhóm nhỏ, như Hội NCT, hội dưỡng sinh, các câu lạc bộ, hoặc tham gia các sinh hoạt lễ hội, chùa chiền. Quan hệ xã hội ở NCT đã bị thu hẹp lại, họ mãn nguyện trong sự hoà thuận, xum vầy với con cháu, hoặc tự ái, sống cô đơn trong sự bất lực, giận dỗi với người thân [12, tr .58]. 1.1.2.2. Nhu c u của người cao tuổi Nhu cầu là một trong những nguồn gốc nội tại nảy sinh tính tích cực hoạt động của con người, là trạng thái tâm lý khi cá nhân cảm thấy cần phải có những điều kiện nhất định để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình, trạng thái tâm lý đó kích thích tính tích cực hoạt động của con người nhằm đạt được những điều mình muốn [24, tr.32]. Theo nhà tâm lý học Abraham Maslow, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính là nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. (Nguồn: Abraham Maslow, Abraham Maslow's hierarchy of needsMotivational Model) Sơ đồ 1.1. Tháp bậc thang nhu c u của Maslow 12 Trên cơ sở nghiên cứu khoa học ta thấy NCT có 5 nhu cầu cơ bản đó là: - Nhu cầu được chăm sóc đời sống vật chất: NCT có nhu cầu căn bản nhất thuộc thể chất và sinh lý đó là nhu cầu được chăm sóc đời sống vật chất như thức ăn, nước uống, bài tiết, thở, nơi ở, tình dục, nghỉ ngơi. Đây là nhu cầu không thể thiếu để NCT có thể tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. - Do đặc điểm về tuổi tác NCT thường hay đau ốm vì vậy khi NCT được đáp ứng các nhu cầu căn bản nhất để bảo đảm duy trì cuộc sống hàng ngày, tiếp đến NCT có nhu cầu được khỏe mạnh và chăm sóc khi ốm đau. - NCT là những người từng trải trong cuộc sống, chính vì vậy NCT có nhu cầu thấy mình có ích cho xã hội họ muốn tiếp tục được cống hiến những kiến thức, kinh nghiệm của mình cho xã hội, vì thế cần phát huy vai trò của NCT. Thông qua đó NCT được giao lưu tình cảm, bạn bè thân hữu tin cậy. Nếu nhu cầu này không được thỏa mãn sẽ nảy sinh ra các bệnh trầm cảm, thần kinh. - NCT vì có nhiều năm trong cuộc đời cống hiến cho xã hội, lo cho gia đình khi về già họ muốn được vui hưởng tuổi già bên gia đình, con cháu của mình, mong được con cháu, người khác tôn trọng, kính mến thông qua các thành quả, thành công của bản thân. Sau khi có các nhu cầu trên và sau đó là nhu cầu cảm nhận quý trọng bản thân, tự trọng và sự tự tin. - NCT mặc dù tuổi cao, sức khỏe yếu nhưng NCT vẫn có nhu cầu được học hỏi. Đây là nhu cầu lớn nhất của con người, mong muốn được hoàn thiện mình, được cống hiến, tìm kiếm năng lực, trí tuệ và khả năng của mình. Như vậy, ở NCT nhu cầu thể hiện ở những khía cạnh sau [24, tr.33 : - Nhu cầu về vật chất: Mặc dù đã hết tuổi lao động nhưng NCT vẫn muốn tham gia lao động vì lao động là bản tính tự nhiên của con người và cũng là biện pháp để rèn luyện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Nếu được làm công việc phù hợp với khả năng và sức khỏe, NCT sẽ thấy tin tưởng, lạc quan hơn khi thấy mình vẫn có ý nghĩa trong cuộc sống. Đồng thời, lao động giúp NCT có thu nhập đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân, thậm chí một số NCT nhưng vẫn có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng người thân. - Nhu cầu về tinh thần: Để tồn tại và để sống với đúng nghĩa của nó thì con người cần được giao lưu, trao đổi với những người xung quanh, được yêu thương, tôn trọng, hoàn thiện và hòa nhập cộng đồng. Đối với NCT nhu cầu về 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan