Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công tác xã hội đối với học viên trong các trường trung cấp nghề từ thực tiễn tỉ...

Tài liệu Công tác xã hội đối với học viên trong các trường trung cấp nghề từ thực tiễn tỉnh khánh hòa

.PDF
102
387
137

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VĂN ĐÌNH TRI CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC VIÊN TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ TỪ THỰC TIỄN TỈNH KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐỖ HẠNH NGA HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Hạnh Nga. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan các trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và chân thành cảm ơn sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này. Hà Nội, tháng 3 năm 2017 Tác giả Văn Đình Tri MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƢỜNG HỌC12 1.1. Các khái niệm chính ........................................................................................... 12 1.2. Công tác xã hội đối với học viên các trường trung cấp nghề............................. 15 1.3. Cơ sở pháp lý về hoạt động công tác học sinh- sinh viên .................................. 29 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với học viên các trường trung cấp nghề..................................................................................................................... 30 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ TỪ THỰC TIỄN TỈNH KHÁNH HÒA................................................. 34 2.1. Vài nét về hệ thống mạng lưới các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa................................................................................................................. 34 2.2. Thực trạng học viên tại các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa .... 36 2.3. Thực trạng các hoạt động công tác xã hội tại các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa .................................................................................................. 42 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với học viên trong các trường trung cấp nghề ............................................................................................... 57 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA ................. 60 3.1. Định hướng bảo đảm việc thực hiện các hoạt động Công tác xã hội đối với học viên ........................................................................................................................... 60 3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội tại các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa............................................................................. 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 78 1. Kết luận ................................................................................................................. 78 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 80 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 82 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắc Viết đầy đủ 1 CTXH Công tác xã hội 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 GDNN Giáo dục nghề nghiệp 4 GV 5 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 6 HSSV Học sinh - sinh viên 7 HV 8 NVXH 9 TNCSHCM 10 XH Giáo viên Học viên Nhân viên xã hội Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Xã hội DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT NỘI DUNG Bảng 2.1 Số lượng HV và ngành nghề đào tạo ở trình độ trung cấp năm 2016 tại các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Bảng 2.2 Phân loại kết quả rèn luyện của HV tại các trường trung cấp nghề trong 3 năm gần đây Bảng 2.3 Tổng hợp HV của niên khóa 2013 bỏ học hàng năm của 04 trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Bảng 2.4 Số lượng HV bỏ học và nguyên nhân bỏ học trong học kỳ 1 của trường trung cấp nghề Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm học 2016 - 2017 Bảng 2.5 Tổng hợp số lượng vi phạm quy chế HSSV tại các trường trung cấp nghề từ năm học 2013-2014 đến năm học 2015-2016 Bảng 2.6 Tổng hợp các nguyên nhân bị kỷ luật theo số lượng HV vi phạm quy chế HSSV tại các trường trung cấp nghề năm học 2015-2016 Nhận thức về tầm quan trọng của việc hỗ trợ và giải quyết những vấn Bảng 2.7 đề xã hội xảy ra trong trường học đối với HV( CTXH với HV) trong trường học. Bảng 2.8 Mức độ cần thiết của việc hỗ trợ và giải quyết những vấn đề xã hội xảy ra trong trường học đối với HV ( CTXH với HV) trong trường học Bảng 2.9 Đánh giá về mức độ thực hiện hoạt động tham tư vấn cho HV Bảng 2.10 Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của nội dung, hình thức, thời điểm, phương pháp tham vấn được thực hiện cho HV tại trường Bảng 2.11 Bảng tổng hợp về mức độ thực hiện hoạt động đánh giá nhu cầu và cùng xây dựng kế hoạch trợ giúp cho HV Bảng 2.12 Bảng tổng hợp về mức độ đáp ứng nhu cầu của nội dung, hình thức đánh giá nhu cầu và cùng xây dựng kế hoạch trợ giúp cho HV Bảng 2.13 Đánh giá về mức độ thực hiện hoạt động biện hộ chính sách với việc bảo đảm quyền lợi cho HV của nhà trường STT NỘI DUNG Bảng 2.14 Đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu của nội dung, hình thức biện hộ chính sách với việc bảo đảm quyền lợi cho HV. Bảng 2.15 Mức độ thực hiện hoạt động vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp cho HV Bảng 2.16 Mức độ đáp ứng nhu cầu của nội dung, hình thức vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp cho HV Bảng 2.17 Đánh giá về mức độ thực hiện hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức cho HV Bảng 2.18 Đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu của nội dung, hình thức truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức cho HV DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT NỘI DUNG Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ bỏ học hàng năm HV niên khóa 2013 của các trường trung cấp nghề. Biểu đồ 2.2 So sánh số lượng HV vi phạm quy chế HSSV trong 03 năm (từ năm học 2013-2014 đến năm học 2015-2016) của các trường trung cấp nghề. Biểu đồ 2.3 So sánh số lượng HV vi phạm quy chế HSSV trong 03 năm (từ năm học 2013-2014 đến năm học 2015-2016) của các trường trung cấp nghề. Biểu đồ 2.4 So sánh các mức độ đánh giá về tham vấn, tư vấn cho HV của CBQL, GV và HV theo tỷ lệ bình quân Biểu đồ 2.5 So sánh mức độ thực hiện hoạt động vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp của CBQL, GV, HV theo tỷ lệ bình quân So sánh Mức độ đáp ứng nhu cầu của nội dung, hình thức truyền Biểu đồ 2.6 thông giáo dục nâng cao nhận thức cho HV theo tỷ lệ đánh giá bình quân của CBQL, GV và HV MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu phát triển con người luôn là vấn đề quan trọng trong sự phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Trong các lĩnh vực giáo dục nói chung thì giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh để thực hiện tốt các chức năng xã hội có ý nghĩa rất quan trọng. Dù ở giai đoạn lịch sử nào thì nét chung của nhân cách là hướng tới cái thiện, hướng tới các mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, với tự nhiên và xã hội. Nhân cách của mỗi cá nhân là kết quả giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời cũng là sự nỗ lực tự tu dưỡng rèn luyện, tự học tập và phát huy những năng lực của chính cá nhân ấy. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.” Trong các nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ, cần phải “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”. Để thực hiện điều đó, đòi hỏi nhà trường cần nâng cao nhận thức, năng lực tư duy, sáng tạo, quan tâm giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống đạo đức và kỹ năng sống cho người học, với phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề”, trong đó đặc biệt quan tâm đến mục tiêu “dạy người”. Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đang phải đương đầu với những vấn đề phức tạp diễn ra trong trường học như: Tình trạng học sinh bỏ học, bạo lực trong học đường, vi phạm pháp luật, những tổn thương trong mối quan hệ gia đình - học đường, định hướng nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng, việc làm sau khi tốt nghiệp... Để giải quyết những vấn đề trên cần sự nỗ lực lớn của ngành giáo dục, 1 đào tạo, nhà trường và toàn xã hội, trong đó có vai trò, trách nhiệm trực tiếp của CTXH học đường. Thực trạng các trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua cũng đã diễn ra những vấn đề phức tạp như trên, đó là tình trạng học sinh bỏ học nhiều, học sinh nghiện game, vi phạm luật giao thông, bạo lực học đường, vấn đề giới tính, tình cảm, mâu thuẫn nảy sinh giữa HV với HV, giữa HV với GV hay giữa gia đình với HV và nhà trường... Đây là những vấn đề “thời sự”, nó đã và đang được các nhà trường đặc biệt quan tâm. Hơn thế nữa, đối với các trường trung cấp nghề thì cần phát triển công tác định hướng nghề nghiệp, giáo dục đạo đức tác phong, kỷ luật lao động, khơi dạy sự sáng tạo cho người học, tư vấn, giới thiệu, giải quyết việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp, kết nối các chính sách và nguồn lực xã hội ... Để giải quyết những vấn đề trên cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo vệ và hỗ trợ HV thoát khỏi những khủng hoảng và tổn thương mà CTXH trường học là một phương thức của ngành CTXH áp dụng trong bối cảnh thân chủ là HV , phụ huynh , GV cũng như cộng đồng . Mô hình này trên thế giới áp dụng đã khá lâu, đem lại những kết quả tích cực góp phần giảm thiểu những tác động xấu của các vấn đề xã hội nảy sinh trong trường học. Trong nhiều năm, làm công tác quản lý tại trường trung cấp nghề, cho thấy sự cần thiết của hoạt động CTXH trong trường học. Việc đổi mới cách nhìn và phát triển CTXH trong các trường trung cấp nghề sẽ góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc như tình trạng học sinh bỏ học, nghiện game, mâu thuẫn giữa HV với nhau, định hướng nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm, giáo dục đạo đức nghề nghiệp; tư vấn, giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp... Ở Khánh hòa đã có một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này nhưng chủ yếu là tiếp cận bằng tâm lý học hay quản lý giáo dục, chưa có đề tài nào tiếp cận vấn đề bằng phương pháp CTXH học đường. Xuất phát từ những lý do trên, tôi rất tâm đắc và chọn đề tài “Công tác xã hội đối với học viên trong các trƣờng Trung cấp nghề từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng CTXH trường học đang được thực hiện tại các trường dạy nghề và đề xuất những khuyến nghị, biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ các dịch vụ xã hội cho HV . 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Trên thế giới Hiện nay, công trình viết về CTXH trong trường học tuy đã có nhưng chưa được nhiều. Cuốn sách School Social Work: Skills and Interventions for Effective Practice (tác giả David R.Dupper, 2002) đã xác định các vai trò trên bình diện rộng và những nhiệm vụ của các NVXH học đường, thúc đẩy sự ứng dụng của những nghiên cứu dựa trên thực hành và những nỗ lực làm cầu nối giữa nghiên cứu và thực hành CTXH học đường. Những nghiên cứu gần đây cũng đưa ra được nhiều thông tin quan trọng liên quan đến những hình thức can thiệp thực hiện ở trường học, hầu hết những nội dung của tài liệu này được trình bày từ các luận điểm của các nhà giáo dục và nhà tâm lý học. Dĩ nhiên, cũng có một số nội dung liên quan đến những hình thức can thiệp hiệu quả cũng được đưa ra đối với các NVXH, tài liệu này cũng chưa được tập hợp hay có được những vấn đề hàm ý cần được đánh giá dành cho các NVXH học đường hay cả với những nhà thực hành CTXH. Để giúp người đọc được biết đến những nghiên cứu gần đây nhất và những vấn đề đang diễn ra, cuốn sách này cũng đưa ra các nguồn thông tin trên Internet cũng như những phần tài liệu tham khảo ở cuối từng chương. Các trường hợp minh họa và các câu hỏi để thảo luận cũng được trình bày để giúp người đọc hiểu sâu hơn và có thể áp dụng được tài liệu này tốt hơn. CTXH học đường là một trong những lĩnh vực chuyên môn quan trọng của thực hành CTXH. NVXH trường học là người mang đến nhiều kiến thức và kỹ năng thiết yếu cho hệ thống trường học nhằm hỗ trợ các dịch vụ xã hội cho HV với mục đích nâng cao khả năng của trường học trong việc đáp ứng nhiệm vụ học tập, đặc biệt là tạo ra mối quan hệ gắn bó và mật thiết giữa gia đình, trường học và cộng đồng trong việc quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ cho HV. Theo Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Công tác tư vấn học đường tại các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Th.s Nguyễn Thị Thanh Tùng cho biết: CTXH trường học bắt nguồn tại Anh vào năm 1871 và sau đó lan rộng sang các nước khác, trong đó có Mỹ vào năm 1906, hiện nay đang phát triển khá mạnh trong trường học ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình như tại Hoa Kỳ, trong các trường học NVXH có nhiệm vụ giúp đỡ học sinh vượt qua những khó khăn về tâm lý xã hội, 3 giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ học tập. Đồng thời, NVXH trường học có nhiệm vụ hết sức quan trọng là cầu nối giữa gia đình, trường học và cộng đồng để tạo những điều kiện thuận lợi nhất có thể thúc đẩy quá trình học tập đạt hiệu quả cao. Bên cạnh, NVXH cũng hỗ trợ các nhà quản lý trường học, GV giải quyết các vấn đề liên quan đến HV và công việc giáo dục, hỗ trợ phụ huynh trong các vấn đề liên quan đến con em mình. Trong khoảng một thế kỷ trở lại đây, trường học đã mở rộng nhiệm vụ và phạm vi của họ để trở nên toàn diện hơn nhằm đảm bảo sự tôn trọng các khác biệt cá nhân của tất cả trẻ em. Do đó, NVXH và nhiều nhà giáo dục đã chia sẻ các giá trị này. Mỗi con người đều có giá trị nội tại của họ. Mọi người đều có chung nhu cầu cơ bản. Trường học và gia đình là môi trường đầu tiên mà con cái cần được đảm bảo để phát triển, khám phá phẩm giá và giá trị riêng của họ và nhận ra tiềm năng, khả năng nào đó. Các khả năng, tiềm năng này không nên lãng phí. Thế giới của những người trẻ tuổi nên luôn tràn đầy hy vọng. NVXH trường học làm việc với những ngưởi trẻ tuổi và môi trường trường học và gia đình của HV, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ liên quan tới việc học của mình, trưởng thành để phát triển đầy đủ hơn về nhân phẩm, năng lực và tiềm năng nội tại của họ. Vai trò của CTXH trường học được phát triển từ mục đích và các giá trị này. Nó không đơn giản là làm CTXH lâm sàng ở một trường học. Trọng tâm cơ bản của NVXH trường học là GV, phụ huynh và học sinh. Các NVXH phải có khả năng làm việc với tất cả các khía cạnh vấn đề của thân chủ, am hiểu các kỹ năng cơ bản như đánh giá, phát triển kế hoạch can thiệp để hỗ trợ GV và HV trong lớp học, cha mẹ và những người khác để họ làm việc cùng nhau nhằm hỗ trợ đứa trẻ hoàn thành các bước phát triển . 2.2. Tại Việt Nam Ở Việt Nam, lĩnh vực CTXH trường học đang được xây dựng và áp dụng vào giảng dạy trong các trường đại học có đào tạo CTXH, cụ thể: các trường Đại học Khoa học Xã hội nhân văn TP. Hồ Chí Minh, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh là những trường đang đưa học phần công tác xã hội học đường vào đào tạo trình độ cử nhân công tác xã hội. 4 Từ 1999 - 2001, nhằm thúc đẩy việc đưa hoạt động CTXH vào trường học, Khoa Xã hội học - Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh với sự tài trợ của Tổ chức Cứu trợ Thụy Điển (SCS - Save the children Sweden) và sự đồng ý của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đã triển khai dự án thí điểm CTXH học đường ở 2 trường Chu Văn An (Quận 1) và Hưng Phú (Quận 8). Tại mỗi trường có một NVXH làm việc thường xuyên với học sinh. Khi học sinh gặp bất kỳ vấn đề gì về học hành, tình cảm, tâm sinh lý, mâu thuẫn bạn bè, mối quan hệ thầy cô, vấn đề gia đình... đều có thể gặp nhân viên CTXH để bộc lộ nhằm được giúp đỡ. Nhân viên CTXH học đường đã áp dụng các phương pháp chuyên ngành của CTXH cá nhân, CTXH nhóm, tham vấn ... để giải quyết vấn đề của học sinh có hiệu quả. Trước khi kết thúc dự án thí điểm trên, đã có sự đánh giá, chỉ ra những thành công, tính hiệu quả của việc đưa CTXH vào trường học như cải thiện mối quan hệ giữa học sinh - học sinh, học sinh - thầy cô giáo, gia đình - nhà trường, giải quyết một số vấn đề cá nhân học sinh... Ngoài ra, trong thời gian qua tổ chức SCS của Thụy Điển đã phối hợp hỗ trợ ngành Dân số - Gia đình và Trẻ em TP. Hồ Chí Minh xây dựng 8 điểm tư vấn học đường tại 8 trường thuộc quận 3, 8, 10, Tân Bình và Gò Vấp nhưng cũng gặp không ít khó khăn thể hiện rõ nét nhất là cụm từ “CTXH học đường” không được sử dụng trong dự án này. Có thể thấy hiện nay, có khá nhiều vấn đề tồn tại trong trường học rất cần tới sự hỗ trợ của ngành CTXH. Hằng ngày, trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng ta dễ dàng đọc các thông tin liên quan tới bạo lực học đường như: đánh nhau, nhục mạ nhau giữa các học sinh rồi quay clip đưa lên mạng, học sinh tự tử do áp lực học tập, GV sử dụng những hình phạt hạ thấp nhân phẩm của học sinh, các hành vi phản cảm của thầy giáo đối với học sinh nữ,… Qua khảo sát trên 150 học sinh THPT tại TP. Hồ Chí Minh của Vụ Công tác học sinh, sinh viên trực thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo thì có 30% học sinh thường xuyên gặp phải vấn đề tâm lý cần được giúp đỡ, 70,6% học sinh thỉnh thoảng gặp vấn đề, 14% học sinh mong muốn có phòng tư vấn riêng biệt, ấm cúng và có những buổi nói chuyện ngoại khóa về các vấn đề tâm lý. Trong những năm qua, các vấn đề liên quan đến cải cách giáo dục cũng đã được đưa 5 ra bàn thảo nhằm nâng cao chất lượng của ngành. Theo TS. Lê Thị Mai thì “đã có rất nhiều ý kiến tranh luận, nhiều giải pháp đã được đưa ra như nâng cao chất lượng GV, đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung, chương trình,… Đó là những ý kiến rất đúng, nhưng chưa đủ. Quá trình giáo dục, đào tạo con người là quá trình tương tác giữa các chủ thể, khách thể như là một hệ thống. Quá trình giáo dục muốn đạt được hiệu quả, có chất lượng như xã hội kỳ vọng thì bên cạnh những giải pháp nâng cao năng lực GV, đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung, chương trình đào tạo,… thì việc đưa các dịch vụ CTXH học đường vào trong trường học sẽ là một trong những hoạt động có tác động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua quá trình nhân viên CTXH học đường tác động vào 4 đối tượng: học sinh, phụ huynh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục”. Tác giả Nguyễn Khắc Bình trong báo cáo khoa học tại Hội thảo Quốc tế về chính sách công, Quản lý công và Chính sách an sinh xã hội năm 2015 tại Hà Nội đã phân tích về tầm quan trọng của nhân viên CTXH trường học. Tác giả đi sâu phân tích công tác tổ chức hoạt động CTXH để trợ giúp học sinh, sinh viên trong các nhà trường hiện nay và phân tích vai trò của nhân viên CTXH (hiện nay GV kiêm nhiệm công tác này) trong việc phối hợp với các lực lượng khác trong nhà trường tổ chức các hoạt động CTXH; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên trong các trường học, trong đó có các trường trung cấp nghề. Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề hỗ trợ HSSV đã được một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp quan tâm chú ý như xây dựng Trung tâm hỗ trợ HSSV với nhiều chức năng: Tuyển sinh, hướng nghiệp, tham vấn học đường, kỹ năng mềm, học bổng, hỗ trợ cho HV có hoàn cảnh khó khăn, tư vấn giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp,... Như vậy, có thể thấy rằng CTXH trong trường học đóng vai trò quan trọng trong chuyên ngành CTXH nói chung và trong lĩnh vực trường học nói riêng. Phát triển các hoạt động CTXH trong trường học là một hướng đi cần thiết và tất yếu trong xu thế cạnh tranh và hội nhập hiện nay. Nó góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cũng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu CTXH đối với HV trong các trường Trung cấp nghề từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa. Từ đó đề xuất một số biện pháp áp dụng vào thực hành CTXH trong các trường học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các trường dạy nghề. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn được đặt ra như sau: - Một số lý luận về CTXH, trường học, trường trung cấp nghề, CTXH trong trường trung cấp nghề. - Thực trạng CTXH đối với HV trong các trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. - Đề xuất một số biện pháp áp dụng vào thực hành CTXH trong các trường học, các kỹ năng và can thiệp sớm cho hiệu quả trong thực hành CTXH nhằm phát triển CTXH đối với HV trong các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp CTXH đối với HV trong các trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi đối tượng Nghiên cứu lý luận và thực trạng về CTXH trong trường học, trong các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 4.2.2. Phạm vi về khách thể - Đề tài chỉ nghiên cứu CTXH đối với HV tại 07 trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. - Tổng số khách thể tham gia nghiên cứu gồm: + 350 HV đang theo học tại các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. + 20 phụ huynh có con em đang theo học tại các trường trung cấp nghề. 7 + 30 CBQL, GV tại các trường trung cấp nghề. 4.2.3. Phạm vi về địa bàn Nghiên cứu được thực hiện tại các trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 4.2.4. Phạm vi về thời gian Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2014 đến tháng 3/2017. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận sẽ cho chúng ta biết cách thức tiếp cận một vấn đề xã hội cụ thể. Đó là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. Phương pháp luận sẽ định hướng cho nghiên cứu, quyết định hướng tiếp cận vấn đề của nghiên cứu. Vì thế nó có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của một nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học nền tảng là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. - Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: Từ những đánh giá thực trạng CTXH đối với HV trong các trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, rút ra được những lý luận và đưa ra được những biện pháp để nâng cao hiệu quả các hoạt động CTXH đối với HV trong các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. - Nghiên cứu trên cơ sở duy vật lịch sử: Đối tượng được nghiên cứu, đánh giá theo một trục thời gian nhất định và mang tính lịch sử rõ nét; những vấn đề liên quan trong đề tài nghiên cứu có sự so sánh đối chiếu theo lịch sử, đảm bảo tính sát thực và toàn vẹn trong trình bày kết quả nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 5.2.2. Các phương pháp nghiên cứu: 8 a) Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để phân tích những công trình nghiên cứu liên quan đến các hoạt động CTXH đối với HV tại các trường dạy nghề trong nước và trên thế giới. - Nghiên cứu các tài liệu về báo cáo, thống kê, văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề CTXH đối với HV tại các trường trung cấp nghề. - Nghiên cứu một số công trình của các tác giả trong và ngoài nước về các loại hình dịch vụ CTXH cung cấp cho người học nghề. b) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin bằng cách lập bảng hỏi cho các nhóm đối tượng cần nghiên cứu trong một không gian, thời gian nhất định, với mục đích tìm hiểu các vấn đề: CTXH học đường; Nhu cầu về nội dung các hoạt động trợ giúp (biểu hiện, mức độ); Nhu cầu về hình thức và mong đợi của HV về hoạt động trợ giúp; Nghiên cứu một số yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp này. Đề tài sẽ điều tra bằng bảng hỏi 380 khách thể, trong đó gồm 350 HVvà 30 CBQL và GV trong các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để tìm hiểu về thực trạng CTXH trong các trường trung cấp nghề, nhu cầu của HV và đánh giá của họ đối với các dịch vụ CTXH trong trường học. c) Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp thông qua hoạt động nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của để tài. Quá trình quan sát được thực hiện các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. - Quan sát về môi trường sống, sinh hoạt hằng ngày của HV; - Quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp của họ với người xung quanh; - Quan sát thực tế dịch vụ CTXH cung cấp cho người học. 9 5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là một phương pháp thu thâp thông tin thông qua những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng, những nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ, thái độ của người được phỏng vấn. Luận văn sử dụng phương pháp này để làm rõ những vấn đề khó khăn của HV thường gặp phải, tìm hiểu nhu cầu cần trợ giúp, hỗ trợ HV khi gặp khó khăn, nguyên nhân dẫn đến nhu cầu đó, lý giải nguyên nhân, đề xuất những biện pháp tăng cường các hoạt động trợ giúp cho HV trong quá trình học tập tại trường. Phương pháp tiến hành phỏng vấn sâu 20 đối tượng khách thể trong đó gồm 07 HV, 08 CBQL, GV và 05 phụ huynh học sinh. d) Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Lấy ý kiến của các nhà khoa học, các cán bộ giảng dạy có thâm niên và kinh nghiệm trong lĩnh vực CTXH học đường về các vấn đề: Các khái niệm khoa học, những luận cứ khoa học, thực trạng CTXH trong trường học, cách tổ chức thực hiện khoa học và xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn. e) Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động Nghiên cứu kết quả của các hoạt động CTXH đối với HV trong các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề ra các biện pháp phát triển CTXH trong các trường trung cấp nghề. g) Phương pháp thống kê toán học Dùng các phương pháp thống kê toán học để phân tích các số liệu điều tra. Cụ thể nghiên cứu sẽ sử dụng chương trình SPSS để xử lý số liệu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm phong phú một số vấn đề lý luận về CTXH đối với HV về nội dung, hình thức trợ giúp HV trong quá trình sinh hoạt, học tập và mong đợi của HV đối với nhà trường. Phân tích và làm rõ các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến các hoạt động CTXH đối với HV trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 10 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nghiên cứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn về CTXH đối với HV tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm giải quyết những vấn đề HV trong trường học hiện nay bằng các phương pháp chuyên nghiệp của CTXH cá nhân, CTXH nhóm, tham vấn... đem lại những kết quả tích cực góp phần giảm thiểu những tác động xấu của các vấn đề xã hội nảy sinh trong nhà trường. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung đề tài luận văn gồm 03 chương sau: Chương 1: Lý luận về CTXH đối với HV trong các trường trung cấp nghề từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa. Chương 2: Thực trạng về CTXH đối với HV tại các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả CTXH tại các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 11 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƢỜNG HỌC 1.1 Các khái niệm chính: 1.1.1 Khái niệm CTXH CTXH được ra đời bắt nguồn từ các hoạt động chăm sóc nhân đạo, hoạt động từ thiện, sự trợ giúp xã hội, dần dần chuyển từ các hoạt động nghiệp dư thành các hoạt động chuyên nghiệp trên cơ sở được đào tạo một cách khoa học. CTXH là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn ứng dụng trong hệ thống an sinh xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới từ gần một nửa thế kỷ nay. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nền văn hóa khác nhau, sự phát triển CTXH không đồng đều thì CTXH được hiểu với nhiều khái niệm ở các góc độ khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm về CTXH: Từ điển Bách khoa ngành CTXH (1995) có ghi “CTXH là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội ”. Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp CTXH Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada vào tháng 7/2000: “CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, tự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng là nguyên tắc căn bản của CTXH” [10,tr.25-27] Theo Hiệp hội các NVXH chuyên nghiệp của Mỹ cho rằng “CTXH là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường năng lực và chức năng xã hội để tạo ra những điều kiện xã hội cần thiết, giúp họ đạt mục tiêu. CTXH thực hành bao gồm sự ứng dụng các giá trị, nguyên tắc, kỹ thuật của CTXH nhằm giúp con người (cá nhân, gia đình và nhóm, cộng đồng) tiếp cận và được sử dụng những dịch vụ trợ giúp, tham vấn và trị liệu tâm lý. NVXH cung cấp dịch vụ xã hội, các dịch vụ sức khỏe và tham gia vào các tiến trình trợ giúp pháp lý khi cần thiết. Để có thể thực hiện các hoạt động 12 CTXH trong thực tiễn , đòi hỏi NVXH phải có kiến thức về hành vi con người, về sự phát triển của con người, về các vấn đề xã hội, kinh tế , văn hóa và sự tương tác của chúng với nhau” [4,tr.13-14]. CTXH ở Việt Nam cũng được các tác giả xem xét từ những khía cạnh khác nhau. Tác giả Bùi Thị Xuân Mai đã đưa ra khái niệm CTXH như sau: “CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ” nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội” [6,tr19]. Tác giả Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004) cho rằng : “CTXH là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm, cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề .CTXH theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội.CTXH là hoạt động thực tiễn bởi NVXH luôn làm việc trực tiếp với đối tượng, với nhóm người cụ thể . Tuy nhiên , CTXH không phải hướng tới giải quyết mọi vấn đề xã hội mà chỉ hướng vào giải quyết những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Thực hành CTXH được diễn ra ở những lĩnh vực khác nhau như: tệ nạn xã hội, vấn đề người nghèo, vấn đề gia đình, hỗ trợ con người giải quyết vấn đề đời sống cụ thể nhằm đem lại sự ổn định, hạnh phúc cho mọi người và phát triển cộng đồng xã hội [8,tr.27]. CTXH tại Việt Nam cũng được xem như là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người, về hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế hướng tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đây là lĩnh vực cung cấp các dịch vụ chuyên môn góp phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến con người để thỏa mãn những nhu cầu căn bản, mặt khác góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của mình. 1.1.2 Khái niệm trƣờng học và trƣờng trung cấp Trường học là cơ quan được lập ra nhằm giáo dục học sinh dưới sự giám sát của GV (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan