Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh trà vinh...

Tài liệu Công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh trà vinh

.PDF
96
402
71

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TỪ MINH ĐIỀN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TỪ THỰC TIỄN TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60. 90. 01. 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN NGỌC TOẢN HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu, thực hiện của chính bản thân. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và được trích dẫn tài liệu đã công bố và cập nhật chính xác. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chưa được dùng cho bất cứ luận văn thạc sĩ nào. Trà Vinh, ngày 12 tháng 5 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Từ Minh Điền DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 DTTS Dân tộc thiểu số 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 CTXH Công tác xã hội 4 MTQG Mục tiêu quốc gia 5 MTTQ Mặt trân tổ quốc 6 HNĐC Hộ nghèo đa chiều 7 NVXH Nhân viên xã hội 8 CTV 9 CTXHCN Cộng tác viên Công tác xã hội cá nhân MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... .1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO. ........................................................................................ .8 1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhu cầu của người nghèo ...................................................... 8 1.2. Lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo ..................................... .12 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối cá nhân đối với người nghèo ....... 24 1.4. Văn bản pháp lý liên quan đến công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo ........ 29 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH. ................................................. 33 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh ................................................. 33 2.2. Thực trạng về hộ nghèo, người nghèo ở Trà Vinh. ............................................... .34 2.3. Thực trạng hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo tại Trà Vinh 37 2.4. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo . .50 Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI TRÀ VINH. ................................................................. .58 3.1. Mục tiêu giảm nghèo tỉnh Trà Vinh ..................................................................... .58 3.2. Giải pháp tăng cường công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo ..................... 59 KẾT LUẬN ................................................................................................................. .75 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 78 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 81 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề giảm nghèo là vấn đề toàn cầu, không chỉ có ở Việt Nam và các nước đang phát triển, các nước nghèo mà là vấn đề của cả các nước phát triển. Công tác xã hội có vai trò quan trọng trong hỗ trợ giảm nghèo ở các cách tiếp cận khác nhau, công tác xã hội (CTXH) giúp người nghèo, cộng đồng xã hội thay đổi nhận thức, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực cho giảm nghèo. Đặc biệt công tác xã hội cá nhân thông qua việc sử dụng nhân viên công tác xã hội trực tiếp xây dựng kế hoạch tổ chức can thiệp hỗ trợ, giúp người nghèo, hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Ở Việt Nam, giảm nghèo là một chủ trương, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước, mục tiêu giảm nghèo, hướng đến phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chung của các Quốc gia. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã từng bước được cải thiện. Việt Nam đã đạt được một bước tiến ấn tượng trong công tác giảm nghèo những năm vừa qua. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 58% (năm 1993) xuống còn 14,2% (năm 2010) và 9,88% (năm 2015). Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, đời sống người dân không ngừng được cải thiện cả về sinh kế và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Với thành quả này, Liên Hiệp Quốc đánh giá Việt Nam là một trong điểm sang giảm nghèo và thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ. Công tác xã hội nói chung và CTXH cá nhân nói riêng đã đóng góp vai trò không nhỏ trong việc trợ giúp người nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững. Trà Vinh, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 20,13% năm 2011 xuống còn 11,16% năm 2016, giai đoạn 2011 – 2015, toàn tỉnh có 51.543 hộ thoát nghèo, 14.064 hộ nghèo mới phát sinh, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 3,19% (đầu năm 2011 có 58.158 hộ nghèo, chiếm 23,63%; cuối năm 2015 giảm còn 20.417 hộ nghèo, chiếm 7,61% so với tổng số hộ dân cư của tỉnh theo tiêu chí cũ). Cuối năm 2016, toàn tỉnh còn 30.359 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,16%; trong đó 17.946 hộ nghèo dân tộc khmer, chiếm tỷ lệ 20,46% so với tổng số hộ dân tộc 1 khmer (chiếm 59,11% so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh). Các hoạt động CTXH được triển khai thực hiện có hiệu quả, tổ chức thông tin, tuyên truyền về nghề CTXH được 60 cuộc, có gần 2.000 lượt người dự; phối hợp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về CTXH cho các ngành, các cấp được 04 lớp đại học, 01 lớp Trung cấp, 03 lớp Cao đẳng và 40 lớp tập huấn nghiệp vụ, có 2.341 lượt cán bộ tham dự. Đây là điều kiện tiền đề quan trọng trong việc hình thành đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong thời gian tới. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, phần đông chính sách hỗ trợ người nghèo chưa được thực hiện đầy đủ, một bộ phận người nghèo lười lao động, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa biết cách làm ăn, chưa biết cách huy động nguồn lực, vốn sản xuất kinh doanh, chưa biết cách tiêu thụ sản phẩm dẫn đến thu nhập thấp, dẫn đến tái nghèo. Những vấn đề trên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một nguyên nhân quan trọng đó là chúng ta chưa có được các giải pháp, biện pháp và cách thức hỗ trợ người nghèo phù hợp. Đồng thời chưa có một đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp thực hiện các hoạt động hỗ trợ người nghèo. Trong thời gian qua cũng có nhiều nghiên cứu về người nghèo trong địa bàn cả nước và tỉnh Trà Vinh. Các nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng nghèo, kết quả thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo, chưa có nghiên cứu về CTXH cá nhân đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đặc biệt là phân tích CTXH cá nhân đối với người nghèo nhìn từ góc độ vai trò, chức năng cũng như hoạt động CTXH chuyên nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả nguồn lực, phối hợp và tham gia tích cực của cộng đồng trong tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo. Từ lý do trên cho thấy, nghiên cứu đề tài luận văn:“Công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh Trà Vinh” là cần thiết, có ý nghĩa lý luận thực tiễn và ứng dụng. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nghèo và công tác xã hội trong giảm nghèo như: 2 Nguyễn Văn Nguyện (2006), với đề tài “Giải pháp chiến lược xóa đói, giảm nghèo phát triển kinh tế bền vững trong vùng dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2006 – 2015”.Tác giả đã tổng hợp một số vấn đề lý luận về giảm nghèo; thực trạng kinh tế của tỉnh Trà Vinh và tình trạng nghèo của đồng bào dân tộc Khmer, từ đó đã đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng nghèo, phát triển kinh tế bền vững vùng dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh [16]. Trần Xuân Sơn (2016), với đề tài “"Giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc Khmer ở Trà Vinh". Tác giả đã nghiên cứu về một số lý luận về giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc Khmer ở Trà Vinh, thực trạng và giải pháp về giảm nghèo bền vững đối với dân tộc Khmer, góp phần thực hiện tốt hơn công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh [20]. Lê Thị Mỹ Ngọc (2016), với đề tài “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh”, đề tài nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội [15]. Đỗ Tiến Tân (2016), với đề tài “Chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”. Đề tài là vận dụng lý luận chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam để đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách CTXH trong giảm nghèo bền vững ở tỉnh Quảng Ngãi, tìm ra những bất cập của chính sách CTXH trong giảm nghèo bền vững hiện nay. Đồng thời đã đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách CTXH trong giảm nghèo bền vững hướng đến việc chuyên nghiệp hóa CTXH đối với người nghèo [21]. Trần Quốc Điện (2015), với đề tài “Tỉnh ủy Vĩnh Long lãnh đạo công tác giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay”. Trong nghiên cứu, tác giả đã làm rõ lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Long đối với công tác giảm nghèo, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo công tác giảm nghèo của Tỉnh ủy Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay [9]. 3 Trần Quốc Khánh (2016), với đề tài “Quản lý công tác xã hội trong hoạt động giảm nghèo từ thực tiễn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Đề tài nghiên cứu quản lý công tác xã hội thông qua lực lượng nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác xã hội và các ngành, các cấp đối với hoạt động giảm nghèo của tỉnh Bà RịaVũng Tàu [10]. Nguyễn Minh Lập, với đề tài “Quản lý công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh Bến Tre”. Đề tài nghiên cứu quản trị công tác xã hội, chú trọng đến hoạch định, tổ chức, kiểm soát và các chức năng quản trị khác đối với người nghèo của tỉnh Bến Tre [12]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015),“Đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa và thu nhập sang đa chiều áp dụng trong giai đoạn 2016 - 2020”. Đề án đã chỉ ra rằng, nghèo đói thường được xác định bằng thu nhập hoặc chi tiêu và chuẩn nghèo được xác định bằng tiền. Cách xác định này đã bộc lộ những hạn chế như: một số nhu cầu cơ bản của con người không thể quy ra tiền hoặc không thể mua được bằng tiền; có những trường hợp hộ gia đình có tiền nhưng không chi tiêu vào việc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu. Điều này cho thấy việc áp dụng duy nhất tiêu chí thu nhập để xác định hộ nghèo đã dẫn đến sự phân loại đối tượng, đánh giá mức độ và nguyên nhân nghèo chưa chính xác vì chưa phản ánh đầy đủ nhu cầu cơ bản, cũng như mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Từ đó chỉ ra cần thay đổi và áp dụng phương pháp xác định nghèo đa chiều [3]. Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (2013), “Đề án giảm nghèo bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”Mục tiêu của Đề án là phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn dưới 5%, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo trên địa bàn tỉnh [29]. Ngoài ra còn nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả khác, mỗi tác giả nghiên cứu ở những góc độ khác nhau của vấn đề đói nghèo và giảm nghèo trong phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương, như: Tổ chức Oxfam, “Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam” Hà Nội – 2013 [25]; Viện Khoa học xã hội Việt Nam – VASS, “Giảm nghèo tại 4 Việt Nam: Thành tựu và Thách thức”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội – 2011 [31]; Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, “Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012”, Hà Nội – 2012 [17]. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tổng quan nghiên cứu cho thấy bằng các cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã nêu một cách khái quát thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo ở Việt Nam nước nói chung và Trà Vinh nói riêng. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để tiếp tục nghiên cứu về công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh Trà Vinh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, tổng hợp và vận dụng các cơ sở lý luận, để soi rọi giữa lý luận và thực tiễn về CTXH cá nhân đối với người nghèo, tìm ra thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này. Đồng thời, đưa công tác xã hội cá nhân đi vào đời sống của người nghèo 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo. - Đánh giá thực trạng hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. - Đánh giá các yếu tố thuộc về bản thân người nghèo; yếu tố nhận thức, phong tục tập quán; yếu tố thuộc về người làm công tác xã hội cá nhân và công tác giảm nghèo đối với người nghèo. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo tại tỉnh Trà Vinh. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Cơ quan, tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo tỉnh Trà Vinh - Cán bộ làm công tác giảm nghèo, công tác xã hội tại tỉnh Trà Vinh. - Người nghèo, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 5 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo, cụ thể là các hoạt động về công tác truyền thông vận động; hoạt động kết nối nguồn lực; hỗ trợ về tư vấn, tham vấn; hỗ trợ tiếp cận các chính sách giảm nghèo; hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 – 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trong quá trình thực hiện, Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo và CTXH cá nhân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu liên quan đến công tác giảm nghèo cũng như công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo, như: - Phương pháp phân tích tổng hợp: Nghiên cứu và phân tích các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố về công tác xã hội cá nhân, về công tác giảm nghèo. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Các tài liệu, báo cáo kết quả chính sách, Chương trình giảm nghèo; Đề án 32 về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, các văn kiện, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Thông tư; giáo trình, tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo. - Thảo luận sâu; phỏng vấn sâu với 04 nhóm người nghèo và người làm công tác giảm nghèo tại huyện Trà Cú và huyện Cầu Kè (mỗi huyện 02 nhóm, mỗi nhóm 10 người nghèo và 6 cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã) về hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo. - Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Chọn ngẫu nhiên 200 người nghèo của 04 huyện (Trà Cú và Cầu Kè, Cầu Ngang và Châu Thành, mỗi huyện 50 người nghèo) và 120 cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp tỉnh, huyện, xã. Phỏng vấn theo bảng hỏi, bằng cách in sẵn với 2 dạng câu hỏi chính (câu hỏi đóng và câu hỏi mở). Người 6 được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng hoặc trả lời câu hỏi do học viên đề ra trong bảng hỏi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài bổ sung kiến thức lý thuyết về công tác xã hội nói chung và công tác xã hội cá nhân nói riêng đối với người nghèo. Đề tài minh chứng cho việc vận dụng các lý thuyết về công tác xã hội cá nhân là cần thiết trong quá trình nghiên cứu thực tiễn khi tiếp cận, làm việc với người nghèo, từ đó góp phần tạo mối quan hệ, tạo sự hưởng ứng của người nghèo đối với nhân viên công tác xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài, trước hết là góp phần nâng cao nhận thức đối với các đồng chí lãnh đạo chính quyền, các ngành, đoàn thể các cấp hiểu rõ hơn về công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo. Xem xét giữa lý luận và thực tiễn từ kết quả thực hiện công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo ở tỉnh Trà Vinh. Từ đó, định hướng góp phần nâng cao vai trò, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội đối với người nghèo, nâng cao hiệu quả chất lượng của nhiệm vụ này ở Trà Vinh trong quá trình xây dựng và phát triển công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp. - Phân tích thực trạng các hoạt động công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người nghèo tại tỉnh Trà Vinh cho thấy vai trò của công tác xã hội có đóng góp rất quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng nghèo, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách và giải pháp đối với người nghèo. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách, chương trình, đề án, dự án giảm nghèo trong thời gian tới. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo. Chương 2: Thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác xã hội cá nhân đối người nghèo tại Trà Vinh. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO 1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhu cầu của người nghèo 1.1.1. Một số khái niệm * Khái niệm nghèo Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” [11]. Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực [6, tr.96]. Ở Việt Nam, nghèo được hiểu thống nhất là tình trạng một bộ phận dân cư chưa bảo đảm các điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu hay nói cách khác là có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng [6, tr.96]. * Khái niệm nghèo đa chiều Nghèo đa chiều là nghèo không chỉ là thiếu ăn, thiếu uống hoặc thiếu các điều kiện sống, sinh hoạt khác, mà còn thiếu các điều kiện tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản [24]. * Khái niệm chuẩn nghèo Chuẩn nghèo được hiểu là công cụ hay thướt đo để đánh giá nghèo, hộ nghèo. Hay nói cách khác là công cụ để xác định hộ nghèo và người nghèo. Chuẩn 8 nghèo quốc gia quy định và áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc và dùng để xác định hộ nghèo, người nghèo. Chuẩn nghèo không cố định mà thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Ở Việt Nam, từ năm 2015 trở về trước, hộ nghèo trên xác định là hộ gia đình có mức thu nhập (bình quân đầu người) thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo. Từ 20162020, người nghèo, hộ nghèo được xác định dựa trên cả tiêu chí về thu nhập và mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (chuẩn nghèo đa chiều). Cụ thể: Chuẩn nghèo theo Quyết định số 09 2011 QĐ-TTg ngày 30 01 2011 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 là: - Thành thị: Từ 500.000 đồng người tháng trở xuống. - Nông thôn: Từ 400.000 đồng người tháng trở xuống. Chuẩn nghèo theo Quyết định số 59 2015 QĐ-TTg ngày 19 11 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 là: - Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Thu nhập bình quân đầu người tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Thu nhập bình quân đầu người tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. - Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Thu nhập bình quân đầu người tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống. Thu nhập bình quân đầu người tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. * Khái niệm hộ nghèo Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu về thiếu hụt từ 1 3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên [32]. * Khái niệm người nghèo Người nghèo là những người có cuộc sống bất bênh vì không được tiếp cận với các chính sách, dịch vụ. Họ thiếu các điều kiện đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của con người về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành và chăm sóc sức khỏe; tiếp cận với các 9 kết cấu hạ tầng và các nguồn lực xã hội kém; thiếu tự tin và dễ tổn thương; ít có điều kiện tham gia vào các quyết định của địa phương. Để xác định người nghèo cần căn cứ vào giấy chứng nhận hộ nghèo. Người nghèo là người có tên trong giấy chứng nhận hộ nghèo sổ theo dõi quản lý hộ nghèo [32]. * Khái niệm giảm nghèo Giảm nghèo là giảm tỷ lệ hộ nghèo hay giảm số hộ nghèo trên một địa bàn, hay giảm mức độ nghèo của một cộng đồng hoặc giảm khoảng cách nghèo của cộng đồng dân cư. Bản chất giảm nghèo là cải thiện hay nâng cao mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản và mục đích là hộ nghèo thoát nghèo, có nghĩa là thỏa mãn các nhu cầu cơ bản ở mức độ cao. Nói một cách khác giảm nghèo là quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên mức sống cao hơn [32]. 1.1.2. Đặc điểm của người nghèo * Về đặc điểm kinh tế Phần lớn người nghèo sống ở vùng nông thôn và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, làm thuê; không có vốn hoặc thiếu vốn sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu phương tiện sản xuất, ốm đau nặng, thiếu lao động, đông người ăn theo, có lao động nhưng không có việc làm hoặc thiếu việc làm, không biết cách làm ăn, không có tay nghề, mắc các tệ nạn xã hội, chây lười lao động, thu nhập thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội chưa cao, đặc biệt là người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn,…[6, tr.97; 36, tr.4] * Về đời sống tâm lý Người nghèo thường mặt cảm, tự ti do hoàn cảnh, số phận của mình, sống thụ động trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ các chính sách giảm nghèo trong đó có chính sách cho không của nhà nước, điều kiện sống của người nghèo luôn thấp hơn mặt bằng chung của cộng đồng nơi cư trú. Đồng thời, người nghèo gặp các nguy cơ trong cuộc sống, phải đối mặt với khó khăn và thách thức, nhất là các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giáo dục, nước sạch, thông tin,…. Người nghèo ngại giao tiếp và tham gia vào các hoạt động xã hội, không mạnh dạn tham gia đề xuất ý kiến ở cộng đồng, cho rằng lời nói của mình không có giá trị, không được mọi người chấp nhận và ít bộc lộ nguyện vọng của mình. Song song đó, có một bộ phận người 10 nghèo còn có tư tưởng buông xuôi, ngại thay đổi, phó mặc cho số phận của mình và chưa thực sự quyết tâm để vươn lên thoát nghèo [6, tr.97; 36, tr.4]. 1.1.3. Nhu cầu của người nghèo Xét về nhu cầu, người nghèo ngoài những nhu cầu hỗ trợ để tăng cường thu nhập, nâng cao đời sống thì họ cũng có những nhu cầu về tâm lý, tình cảm và xã hội cần được quan tâm, chăm sóc. Cụ thể: - Nhu cầu có việc làm, thu nhập ổn định: Phần lớn lao động là người nghèo sống ở nông thôn có công việc không ổn định, bất bênh, thu nhập thấp. Họ mong muốn có công việc ổn định, thu nhập cao để trang trải cuộc sống hàng ngày và đảm bảo các nhu cầu ăn, ở, mặc, học tập, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình… - Nhu cầu được tiếp cận thông tin: Do những hạn chế về thu nhập thấp, thường sống ở vùng sâu, vùng xa nên người nghèo thường thiếu thông tin. Chính vì vậy, họ cũng có nhu cầu được tiếp cận các thông tin về các loại hình thiên tai, hiểm họa tự nhiên, thảm họa, biến đổi khí hậu; thông tin, kiến thức và kỹ năng sản xuất, chăm sóc sức khỏe; thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội; thông tin về chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính và các loại hồ sơ giấy tờ cần thiết để được nhận hỗ trợ, bảo trợ từ Nhà nước và các tổ chức xã hội…; nhu cầu hỗ trợ các phương tiện thông tin như sách, báo, đài radio… - Nhu cầu được đào tạo: Đặc biệt là nhu cầu về đào tạo nghề, trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, người nghèo còn có nhu cầu về học văn hóa, học phổ thông để nâng cao trình độ dân trí, tiếp cận được các thông tin, dịch vụ xã hội khác. - Nhu cầu được chăm sóc y tế: Đây là nhu cầu có thể nói là rất cần thiết và được đa số người nghèo quan tâm. Bởi đa số họ, do sống trong điều kiện thiếu thốn về vật chất nên dễ ốm đau, bệnh tật, hơn nữa lại thu nhập thấp nên khi mắc bệnh lại không có tiền để chi trả chi phí khám chữa bệnh. - Nhu cầu được sống trong môi trường an toàn, vệ sinh: phần lớn người nghèo sống trong tình trạng thiếu thốn mọi mặt cơ sở vật chất thiết yếu cho cuộc sống. Chính vì vậy, họ đều mong muốn được sống, sinh hoạt và sản xuất trong một môi trường an toàn, đảm bảo những nhu cầu căn bản như nhà ở, điện, nước sạch và 11 thức ăn hợp vệ sinh để có thể đảm bảo cho sức khỏe, có khả năng tái sản xuất sức lao động, tránh bị bệnh tật. - Nhu cầu về sự tôn trọng: Họ mong muốn được mọi người xung quanh, hàng xóm tôn trọng mình như bao người khác, không được kỳ thị, được góp tiếng nói của mình vào cộng đồng, được mọi người lắng nghe và tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội [6, tr.97; 35, tr.5]. 1.2. Lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo 1.2.1. Một số khái niệm * Khái niệm về công tác xã hội Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội” [13]. * Khái niệm công tác xã hội cá nhân Công tác xã hội cá nhân (trong tiếng Anh là Case Work hay Working with individuals). Công tác xã hội cá nhân (CTXHCN) được xem như phương pháp của CTXH thông qua mối quan hệ tương tác 1-1 giữa nhân viên xã hội (NVXH) với cá nhân thân chủ nhằm trợ giúp họ giải quyết các vấn đề nảy sinh từ sự thay đổi (kinh tế- xã hội) của môi trường, giúp họ điều chỉnh bản thân và cách thức tương tác với môi trường. (Charle Zastrow, 2003), Fardey O.W.et la (2000) cũng coi CTXH cá nhân là phương pháp trợ giúp mà ở đó NVXH sử dụng hệ thống giá trị, kiến thức hành vi con người và các kỹ năng chuyên môn về công tác xã hội để giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội, xử lý các mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh thôngqua mối quan hệ tương tác 1-1 [7]. Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp can thiệp của ngành công tác xã hội, thông qua mối quan hệ 1-1 giữa nhân viên xã hội và cá nhân, nhằm giúp cá nhân đang gặp khó khăn bằng cách tăng năng lực để họ có thể tự vươn lên, tự giải quyết các vấn đề nảy sinh từ sự thay đổi của môi trường, giúp họ điều chỉnh bản thân và cách thức tương tác với môi trường [7]. 12 * Khái niệm về công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo Công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo là một phương pháp can thiệp của ngành công tác xã hội, thông qua mối quan hệ 1-1 giữa nhân viên xã hội; người làm công tác giảm nghèo với người nghèo, thành viên trong gia đình của hộ nghèo nhằm giúp họ đang gặp khó khăn bằng cách tăng năng lực để họ có thể tự vươn lên, tự giải quyết các vấn đề nảy sinh từ sự thay đổi của môi trường, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế xã hội giúp người nghèo điều chỉnh bản thân và vươn lên thoát nghèo [6,7] 1.2.2. Mục đích, đối tượng, phương pháp, nội dung công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo * Mục đích CTXH cá nhân là giúp cho người nghèo giải quyết vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ, từ những thay đổi của môi trường xung quanh. Ví dụ như người nghèo gặp khó khăn về tâm lý, kinh tế, việc làm, vốn sản xuất,… * Đối tượng Đối tượng trợ giúp là người nghèo nhưng có khi cần can thiệp với cả gia đình của họ nhằm tạo sự thay đổi của người nghèo và những người liên quan trong gia đình, là những người đang có vấn đề về tâm lý, xã hội, kinh tế. Ví dụ: Học viên phỏng vấn sâu Chị Kim Thị Sol là người nghèo, dân tộc Khmer, 43 tuổi, cư ngụ tại ấp Bãi Sào, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; gia đình chị có 5 nhân khẩu, cuộc sống hết sức khó khăn, chỉ có 1.200m2 đất sản xuất nông nghiệp (trồng khoai môn), thu nhập bất bênh, thiếu vốn, thiếu đất sản xuất; thiếu việc làm, đời sống rất khó khăn. Hàng ngày chị rất lo lắng, băn khoăn, không biết cuộc sống ngày mai, tháng sau, năm sau như thế nào? Họ rất cần có người chia sẽ, động viên, hỗ trợ giúp đỡ về tâm lý, vật chất, việc làm ổn định,… Do đó, đưa công tác xã hội cá nhân đối với trường hợp này là rất cần thiết, nhằm trợ giúp tâm lý, tư vấn, kết nối nguồn lực để giúp đỡ gia đình chị vượt qua khó khăn trước mắt và lâu dài, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, giá trị xã hội đối với chị, gia đình chị được nâng lên. * Phương pháp Người trợ giúp là nhân viên CTXH, họ sử dụng các công cụ và phương 13 pháp cũng như chuyên môn công tác xã hội trong đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch huy động nguồn lực vào tổ chức can thiệp trợ giúp người nghèo. CTXH cá nhân là một phương pháp can thiệp của CTXH quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ trải nghiệm. Mục đích của CTXH cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển chức năng xã hội của cá nhân và gia đình. Nhân viên CTXH thực hiện điều này bằng cách giúp tiếp cận các tài nguyên cần thiết. Phương pháp này tập trung vào vấn đề của cá nhân với mối liên hệ về tâm lý xã hội, bối cảnh xã hội. Các nhà tiên phong trong CTXH cá nhân đã triển khai cách tiếp cận tâm lý xã hội. Mối quan tâm chính là thực tiễn tâm lý xã hội nội tâm của con người và bối cảnh xã hội. Phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề đối với thân chủ là một cách trị liệu. Cách tiếp cận tập trung vào việc giúp thân chủ đạt một mục tiêu cụ thể trong thời gian nhất định. Thực hiện mục tiêu ấy chính là trị liệu. Kế đó là “can thiệp khi khủng khoảng” do nhiều nhân viên CTXH thực hiện, đây là tích cực tác động vào chức năng hoạt động tâm lý xã hội của một cá nhân trong giai đoạn khủng khoảng. Sự lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc sự thẩm định về tâm sinh lý của cá nhân trong tình huống xã hội. Nhân viên CTXH phải có kiến thức cơ bản về tương tác giữa các ảnh hưởng sinh lý, tâm lý, văn hóa xã hội trên hoạt động của cá nhân. Nhân viên CTXH cũng phải biết mối quan hệ giữa con người và môi trường. Các học thuyết về tâm lý giúp Nhân viên CTXH hiểu hành vi quá khứ và tương lai của thân chủ và dự báo được những gì sẽ xảy ra. Vì chính thân chủ là người phải hành động để giải quyết vấn đề của mình trong khả năng của thân chủ. Nhân viên CTXH phải biết tìm hiểu, thảo luận và huy động động cơ của thân chủ và khả năng sẵn có và còn tiềm tàng của thân chủ. Vấn đề mà thân chủ gặp phải có thể thuộc lãnh vực tâm lý xã hội, môi trường hay sự kết hợp cả hai. Những vấn đề này cản trở thân chủ trong thực hiện mục đích và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tâm lý và xã hội của thân chủ. Những vấn đề có thể là những khó khăn về đời sống như sự thiếu ăn, thiếu tình thương,… Khó khăn của một cá nhân có thể bắt nguồn từ sự thiếu tài nguyên kinh tế hay xã hội, trình độ học vấn thấp, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm, mâu thuẫn trong mối quan hệ, cảm xúc trước một thử thách nặng, hay các nhân tố 14 tâm lý xã hội liên quan đến bệnh hoạn, khuyết tật, nghèo đói, sự không thỏa mãn trong các mối quan hệ, mâu thuẫn với cơ quan, tổ chức. Hoặc cũng có thể là những rối loạn tâm lý, gia đình không thích nghi. Bất cứ khó khăn nào trong số này cũng có thể làm cho cá nhân bị trục trặc trong chức năng của mình. Phương pháp cung cấp các dịch vụ và tài nguyên cho cá nhân hoặc gia đình không có là đại diện của cơ quan xã hội để giúp cho nhân viên CTXH là người trực tiếp cung cấp dịch vụ cho thân chủ như ngành Lao động – Thương binh và Xã hội là một cơ quan đa chức năng với nhiều loại thân chủ như người nghèo, người cận nghèo, trẻ em, phụ nữ thiệt thòi, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai hay tai họa do con người,…Đây là cơ quan hỗ trợ cho cho nhân viên CTXH thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình đối với thân chủ. * Nội dung - Hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người nghèo Công tác tuyên truyền luôn đóng vai trò quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, thông qua các hình thức truyền thông, làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành, của người dân, người nghèo tạo nên phong trào thoát nghèo vươn lên khá rộng khắp. Đặc biệt là góp phần không nhỏ đến kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, vận động nhằm mục đích giúp cho người dân, người nghèo,...nắm bắt được các chủ trương của Đảng, chính sách giảm nghèo của Nhà nước, các chương trình, dự án, đề án, các mô hình, gương điển hình trong công tác giảm nghèo thông qua nhiều hình thức truyền thông trực tiếp, gián tiếp phong phú, đa dạng (xây dựng phim, phóng sự,tin, bài, panô, appich, poster, tờ rơi, tờ gấp, tài liệu, sách cẩm nang, hội nghị, hội thảo, tập huấn, tuyên truyền nhóm, nói chuyện chuyên đề, hội thi,liên quan,…liên qua đến công tác giảm nghèo, gương điển hình thoát nghèo)… Nhân viên CTXH vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong hoạt đông truyền thông để tuyên truyền, vận động người dân nhất là người nghèo nâng cao nhận thức từ đó thay đổi thái độ, hành vi để có những hành động phù hợp với bản thân mình nhằm vươn lên thoát nghèo bền vững. - Hoạt động kết nối nguồn lực cho người nghèo 15 Đây là một trong các vai trò của nhân viên CTXH và là hoạt động không thể thiếu của nhân viên CTXH khi làm việc với người nghèo, nhân viên CTXH phải nắm bắt được các nguồn lực sẵn có của người nghèo và huy động các nguồn lực khác trong cộng đồng (nguồn lực bên trong, nguồn lực bên ngoài) để từ đó kết nối các nguồn lực giúp đỡ người nghèo. Thông qua các nguồn lực đó để họ có thể giải quyết được các vấn đề mà họ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân để vận động, tìm nguồn lực để hỗ trợ cho người nghèo một cách có hiệu quả để họ vươn lên giải quyết vấn đề nghèo đói của chính mình. - Thực hiện công tác tư vấn, tham vấn về giảm nghèo cho người nghèo Hoạt động tư vấn, tham vấn cho người nghèo là hết sức cần thiết vì bản thân người nghèo gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Do đó, nhân viên CTXH đóng vai trò là người tham vấn, tư vấn cho người nghèo tìm các giải pháp phù hợp nhất trong việc lập kế hoạch sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tìm kiếm việc làm,…để họ quyết định công việc phù hợp cho bản thân mình, mang lại thu nhập, góp phần ổn định đời sống cho người nghèo. - Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo Hoạt động này thực hiện thông qua việc kết nối và thúc đẩy thực hiện hệ thống các chính sách, chương trình, đề án, dự án trợ giúp người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin,...Công chức Lao động – Thương binh và Xã hội cấp xã hoặc nhân viên CTXH là người hỗ trợ giúp đỡ người nghèo tiếp cận với các chính sách giảm nghèo trên địa bàn. Hỗ trợ người nghèo tiếp cận được các chính sách giảm nghèo cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm giúp họ có điều kiện thuận lợi để hưởng thụ kịp thời các chính sách của nhà nước theo quy định, đảm bảo quyền lợi của họ. - Hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo là hoạt động cần thiết nhất trong công tác giảm nghèo hiện nay, nhân viên CTXH cần phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành có liên quan, các cơ sở đào tạo nghèo, các tổ chức kinh tế để hỗ trợ người nghèo trong độ tuổi lao động được tham gia học nghề miễn 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan