Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác quản trị marketing của công ty cổ phần trường hải...

Tài liệu Công tác quản trị marketing của công ty cổ phần trường hải

.PDF
64
77
101

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng toàn cầu ngày càng được mở rộng, môi trường kinh doanh của Việt Nam đang có nhiều sự thay đổi, đặc biệt khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Cùng với đó là sự hội nhập nền kinh tế thế thới, chúng ta đã gia nhập WTO và sắp tới sẽ là TPP, vừa là những thách thức cũng như vừa là cơ hội để doanh nghiệp phát triển. Cạnh tranh là một điều tất yếu không thể tránh khỏi trong kinh doanh. Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế vừa là một thách thức lớn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Để tồn tại và phát triển trong một môi trường đầy thách thức như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn tìm ra những giải pháp phù hợp. Một trong những giải pháp đó là tổ chức sản xuất một cách khoa học và hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với các đơn vị kinh doanh tư vấn thiết kế và xây dựng thì công tác quản trị marketing là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng, nó sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Vì lý do đó mà ngay cả khi doanh nghiệp có dây truyền công nghệ hiện đại, lực lượng lao động hùng hậu thì vấn đề được các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt quan tâm là tổ chức sao cho khoa học hợp lý để tránh bị lãng phí nguồn lực, nâng cao năng lực canh trạnh. Công ty cổ phần Trường Hải tham gia sản xuất trên nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực chính là kinh doanh xây lắp. Kể từ khi thành lập công ty đã không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Khi thị trường có nhiều biến động không ngừng đặc biệt là thị trường bất động sản đã gây ra nhiều kho khăn cho công ty, đòi hỏi công ty phải có những chiến lược, những bước cải tiến thay đổi để đương đầu với những khó khăn đó. Qua quá trình tham gia thực tập tại công ty cổ phần Trường Hải nhận thức được tầm quan trọng và những tồn tại cần hoàn thiện trong công tác tổ quản trị marketing của công ty em đã chọn đề tài “ Công tác quản trị Marketing của Công ty cổ phần Trường Hải” làm chuyên đề thực tập . 1 2. Vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu công tác tổ chức sản xuất của công ty cổ phần Trường Hải, những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, những tồn tại trong công tác tổ chức sản xuất và ảnh hưởng của nó đến việc sản xuất cũng như ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty như thế nào? 3. Mục tiêu nghiên cứu Chuyên đề tập trung nghiên cứu, tìm hiểu cơ cấu tổ chức, tình hình công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng, tổ chức sản xuất, nhân lực và vật lực nắm bắt được những nguyên tắc, trình tự trong việc tổ chức sản xuất của công ty Trường Hải. Dựa trên cơ sở thực tế công tác quản lý đưa ra những nhận xét, đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty. 4. Phạm vi nghiên cứu Chuyên đề được nghiên cứu trong phạm vi của công ty Trường Hải, với các số liệu thu thập từ các phòng ban trực thuộc công ty. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu mô tả, đó là kết hợp giữa quan sát tình hình thực tế hoạt động của các phòng ban và xường sản xuất, thi công kết hợp việc thảo luận trực tiếp với người làm công tác quản trị, cũng như đúc kết phần việc cụ thể mà mình được tham gia, từ đó phân tích và nêu lên những nhận xét của bản thân. Thu thập số liệu, báo cáo của phòng Tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng kế hoạch, phòng kinh doanh và phòng vật tư. 6. Kết cấu đề tài Chuyên đề được kết cấu gồm 03 chương Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần Trường Hải. Chương II: Thực trạng công tác quản trị marketing tại Công ty Cổ phần Trường Hải. Chương III: Đánh giá chung và một số kiến nghị và giải pháp nâng cao công tác quản trị marketing tại Công ty Cổ phần Trường Hải. 2 Dù đã cố gắng tìm hiểu, kết hợp thực tế và những kiến thức đã học trong nhà trường nhưng do thời gian thực tập ngắn còn hạn chế bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được nhiều sự góp ý để em hoàn thiện hơn kiến thức của mình phục vụ cho công việc thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của TS ……………… cùng các anh chị trong các phòng ban và đội thi công xây lắp của Công ty Cổ phần Trường Hải đã hướng dẫn và chỉ bảo giúp em có thể hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội, Ngày 11 tháng 03 năm 2016 Sinh viên 3 Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG HẢI 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Trường Hải 1.1.1 Lịch sử phát triển công ty  Tên gọi : Công ty cổ phần Trường Hải.  Tên Tiếng Anh: Trường Hải JONT STOCKS COMPANY  Tên giao dịch : Trường Hải  Tên viết tắt: Trường Hải JSC  Trụ sở chính: Số 113 Lý Tự Trọng, Xã Nghi Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An.  Điện thoại: 0383 511 165 Fax: 0383 511 166  Email: [email protected]  Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VND (Mười tỷ đồng chẵn) Công ty cổ phần Trường Hải được thành lập từ tháng 6/2005 hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh khai thác các dịch vụ về thuê nhà ở, xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, tư vấn đầu tư thi công, thiết kế. Ngày 5/12/2006 Công ty Cổ phần Trường Hải chính thức phát triển thêm xưởng sản xuất các sản phẩm về Nắp Hố Ga và Song chắn rác bằng vật liệu Composite, đây là một trong những bước ngoặt lớn đánh dấu sự phát triển của công ty. Ngày 6/12/2006 Công ty đã tiến hành Đại Hội Đồng Cổ Đông và thống nhất thông qua việc điều chỉnh vốn điều lệ góp lần đầu thành lập công ty từ 10.000.000.000 đồng lên 30.000.000.000 đồng thực hiện việc thu tiền góp cổ phần xong trước ngày 20/12/2006. Ngày 20/12/2006, công ty hoàn tất việc góp vốn thành lập công ty với tổng số cổ đông là 171 Cổ Đông, tổng giá trị vốn góp là 30 tỷ đồng. Công ty cổ phần Trường Hải được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần cấp lần đầu số 0103014906 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Nghệ An ngày 05 tháng 12 năm 2006. 4 Sau đó Công ty đã tiến hành thay đổi giấy phép ĐKKD nâng cao vốn điều lệ của công ty lên 30 tỷ theo giấy phép ĐKKD thay đổi lần 1 ngày 29/12/2006. Từ đó đến nay do yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên Công ty còn có 07 lần thay đổi đăng ký kinh doanh: lần 2 ngày 31 tháng 1 năm 2007; lần 3 ngày30 tháng10 năm 2007; lần 4 ngày 5 tháng 11 năm 2007; lần 5 ngày19 tháng12 năm 2007; lần 6 ngày 1 tháng 02 năm 2008; lần 7 ngày29 tháng 7 năm 2008; lần 8 ngày10 tháng 10 năm 2008. 1.1.2. Định hướng phát triển của công ty  Chiến lược về thị trường: -Phát huy mọi nguồn lực để đảm bảo đúng tiến độ các dự án mà Công ty đang triển khai với khách hàng, đối tác cung cấp nguyên vật liệu như dự án khu đô thị Văn Khê cũ (23ha); dự án Khu đô thị Văn Khê mới; Công trình Phong phú Plaza - Huế và một số dự án công trình khác. -Xây dựng kế hoạch tiếp thị tìm kiếm thị trường trong giai đoạn tiếp theo trên cơ sở nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh tế của các vùng, nghành, địa phương, đặc biệt là Hà nội; TP.Hồ Chí Minh để đảm bảo công việc ổn định và bền vững.  Chiến lược về phát triển doanh nghiệp: -Tổ chức sắp sếp, định biên bộ máy quản lý và đều hành công ty phù hợp với quy mô sản xuất của đơn vị tại từng thời điểm kinh doanh. - Hòan thiện các cơ chế quản lý, điều hành của Công ty phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn sao cho phù hợp với tình hình hội nhập hiện nay. - Tăng cường công tác hạch toán, kế toán, quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất tăng hiệu quả trong kinh doanh. - Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của Công ty đủ về số lượng, chất lượng có chuyên môn, có kiến thức quản lý, sản xuất và hiểu biết về pháp luật. - ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý điều hành và sản xuất của công ty nhằm giảm giá thành và nâng cao hiệu quả kinh tế.  Chiến lược về đầu tư: 5 - Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh bằng cách mua sắm và trang bị những phương tiện thiết bị hiện đại đáp ứng được yêu cầu quản lý và tạo sự chủ động trong sản xuất kinh doanh. - Tiếp tục nghiên cứu các dự án đầu tư bất động sản; dự án đầu tư khu công nghiệp trên địa bàn Hà nội, TP.Hô Chí Minh và các địa phương khác. - Nghiên cứu và phát triển xây dựng dự án thủy điện từ 10MW trở lên. - Nghiên cứu và đầu tư tài chính vào các công ty có nhiều tiềm năng trong tương lai 1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty Từ khi được sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Tây cấp giấy phép kinh doanh 05/12/2006 ,tuy thời gian hoạt động chưa được 3 năm nhưng công ty đã có những bước tiến quan trọng trong sản xuất ,kinh doanh ,tạo ra được sự tin tưởng lớn trong ngành kinh doanh chủ đạo. Bên cạnh đó thì công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đa dạng sản phẩm kinh doanh , ngành nghề kinh doanh ,sau đây là các ngành sản xuất kinh doanh của công ty hiện có :  Đầu tư, kinh doanh các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị .  Đầu tư, kinh doanh các công trình hạ tầng giao thông đô thị.  Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, thuỷ điện, công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công trình cấp thoát nước, công trình đường dây và trạm biến áp.  Sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc xây dựng phục vụ cho ngành xây dựng công trình giao thông đường bộ.  Vận tải vật tư thiết bị ngành xây dựng và công nghiệp  Sản xuất mua bán thiết bị sứ điện  Mua thiết bị máy công nghiệp,nguyên vật liệu sản xuất ngành công nghiệp và các thiết bị ngành xây dựng  Đầu tư kinh doanh khách sạn,nhà hàng (không bao gồm kinh doanh nhà hàng caraoke,quán bar,vũ trường)  Trang trí nội ngoại thất 6  Sản xuất bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông  Kinh doanh vật tư,vật liệu xây dựng,thiết bị máy móc ngành xây dựng, đồ trang trí nội thất ngoại thất  Mua bán lắp đặt thiết bị công nghệ thông tin,viễn thông, tư động hoá  Đại lý kinh doanh xăng dầu và dầu mỡ phụ  Xuất nhập khẩu các loại hàng hoá mà công ty kinh doanh  Kinh doanh các loại dịch vụ phục vụ khu công nghiệp  Dịch vụ nhận uỷ thác đầu tư  Dịch vụ quảng cáo  Lập dự án đầu tư các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị đến nhóm A  Quản lý dự án công trình xây dựng dân dụng, giao thông,hạ tầng đô thị đến nhóm A  Kinh doanh dịch vụ bất động sản bao gồm: tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản, quảng cáo bất động sản, sàn giao dịch bất động sản. 1.2.2 Các loại hàng hóa dịch vụ chủ yếu của công ty 1. NẮP HỐ GA – SONG CHẮN RÁC BẰNG COMPOSITE 2. HỆ THỐNG ĐỔ RÁC NHÀ CAO TẦNG 3. ỐNG COMPOSITE CÁC LOẠI 4. THIẾT BỊ COMPOSITE NGÀNH ĐIỆN 5. THIẾT BỊ COMPOSITE NGÀNH GIAO THÔNG 6. SẢN PHẨM GIA DỤNG 7. TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG 8. CÁC SẢN PHẨM TRANG TRÍ NỘI NGOẠI THẤT 7 1.3 Công nghệ sản xuất của công ty Trường Hải  Sử dụng công nghệ SMC Phương pháp gia công bằng cách ép khuôn đã có từ lâu, trước các phương pháp gia công khác. Phương pháp này có thể áp dụng được cho cả nhựa nhiệt rắn và nhiệt dẻo. Nhưng ngày nay do có các phương pháp khác dùng để gia công nhựa nhiệt dẻo có lợi hơn và chất lượng cao hơn như phương pháp đúc dưới áp suất. Vì vậy, phương pháp này chủ yếu chỉ để gia công các loại nhựa nhiệt rắn và hỗn hợp cao su. Các loại nhựa nhiệt rắn thường được gia công bằng phương pháp này là PF (Phenol formandehyd), UF (Urea formandehyd), Melamin (dùng các sợi độn tăng cường). Các loại nhựa nhiệt độ dẻo thường được gia công bằng phương pháp này là các loại Celluloid như: Cellulose acetat, Cellulose acetat butirat, ethyl Cellulose, Acrylic, PS (polystyrel), PE (polyethylene), ... 1.3.1. Nguyên lý Công nghệ gia công polymer – composite bằng phương pháp ép nóng là khá đơn giản. Đầu tiên, nhựa được cho vào phần nửa dưới của khuôn ép (Bottom Plate), khuôn đã được gia nhiệt trước bằng các điện trở đặt bên trong. Tiếp theo, phần nửa trên của khuôn ép (Top Plate) cũng đã được gia nhiệt trước bằng điện trở, di chuyển xuống tiến hành ép nhựa, chuyển nhựa sang dạng chảy nhớt hay chảy mềm, áp suất tiếp tục được duy trì để nhựa nóng chảy điền đầy khuôn (mold cavity), sau đó đối với nhựa nhiệt dẻo sẽ được làm nguội để đóng rắn; còn đối với nhựa nhiệt rắn, phản ứng đóng rắn sẽ xảy ra ở nhiệt độ cao nên không cần làm nguội. Kết thúc quá trình mở khuôn lấy sản phẩm và vệ sinh khuôn. (Hình 1) Trong quá trình gia công, việc tạo hình sản phẩm có thể chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn thành hình: Dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất, nguyên liệu trong khuôn sẽ chuyển dần từ trạng thái rắn sang trạng thái chảy nhớt và lấp đầy vùng tạo hình của khuôn. - Giai đoạn định hình: Để có thể lấy sản phẩm ra khỏi khuôn mà không bị biến dạng và đạt hình dạng sử dụng cuối cùng của sản phẩm, nguyên liệu trong vùng tạo hình phải được chuyển qua trạng thái rắn. Đối với nhựa nhiệt rắn, quá trình chuyển trạng thái này được thực hiện nhờ các phản ứng hoá học xảy ra ở nhiệt độ gia công để tạo thành mạng lưới không 8 gian. Đối với nhựa nhiệt dẻo thì quá trình chuyển trạng thái này xảy ra do quá trình làm nguội đến nhiệt độ dưới Tg của nhựa. Tuỳ theo nhiệt độ của giai đoạn thành hình, người ta chia phương pháp ép trực tiếp thành 2 loại: - Ép nóng: Nhiệt độ giai đoạn thành hình cao, thường trong khoảng 120 ÷ 1800C - Ép nguội: Nhiệt độ giai đoạn thành hình là nhiệt độ thường Phương pháp ép nóng thích hợp cho gia công nhựa nhiệt rắn vì nhiệt độ cao thuận lợi cho phản ứng đóng rắn xảy ra và khi lấy sản phẩm ra không cần phải làm nguội khuôn. Do đo, rút ngắn được chu kỳ, tiết kiệm được năng lượng. 1.3.2. Máy móc – cấu tạo – hoạt động  Máy ép Dùng để tạo áp suất cho quá trình ép. Có nhiều loại và hoạt động chủ yếu bằng thuỷ lực, một số ít làm việc theo nguyên tắc cơ học hoặc kết hợp giữa cơ học và thủy lực. Trong đó, loại máy ép thủy lực được dùng nhiều hơn do cơ cấu tạo và vận hành đơn giản. Đối với máy ép thủy lực, người ta thường sử dụng 2 hệ thống áp suất: - Áp suất thấp: để đóng khuôn ép nhanh, giá trị của nó thấp hơn hoặc bằng 8 kg/cm2 - Áp suất cao: để tạo áp suất đủ cho quá trình ép, biến thiên từ 20 ÷ 300 kg/cm2 Giai đoạn đầu của quá trình đóng khuôn cần đặt hệ thống áp suất thấp để piston đẩy nửa khuôn dưới lên đến nửa khuôn trên nhanh hơn. Giai đoạn tiếp theo, khi hai nửa khuôn gần tiếp xúc với nhau thì cần hệ thống áp suất cao, tạo áp lực đủ lớn để ép sản phẩm và giảm tốc độ di chuyển của khuôn để nhựa có thể điền đầy khuôn.  Khuôn ép Có nhiều loại khác nhau và mỗi loại chỉ có thể dùng để ép một số vật liệu nhất định. Việc chọn khuôn phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Hình dạng sản phẩm + Tính chất vật liệu + Yêu cầu của quy trình công nghệ Về cơ bản cấu tạo khuôn ép gồm 2 bộ phận chính là: + Cối khuôn + Chày ép 9 Ngoài ra còn có những bộ phận phụ như thiết bị gia nhiệt, thanh đẩy, lõi tạo hình, chốt định vị, thanh dẫn... Việc phân loại khuôn có thể theo nhiều cách khác nhau: - Theo cách lắp khuôn: Khuôn tháo rời, nữa cố định và cố định... - Theo cách khép kín vùng tạo hình: Khuôn hở, khuôn kín và nữa kín - Theo cách lấy sản phẩm: + Dùng thanh đẩy + Khí nén + Mâm trượt - Theo mặt tháo rời: Thẳng đứng, nằm ngang - Theo số lỗ khuôn: 1 lỗ hay nhiều lỗ khuôn Hình 2. Khuôn ép trong kỹ thuật gia công ép nóng polymer - composite  Hoạt động Trước khi tiến hành quá trình ép sản phẩm, người ta lắp khuôn ép vào 2 bàn ép ở vị trí tương ứng để khi bàn ép chuyển động xuống thì chày ép vào cối chính xác. Sau khi cho bột ép vào đầy lỗ khuôn, nung nóng đều đến nhiệt độ ép, tiến hành ép sản phẩm. Nhờ piston thuỷ lực đẩy bàn ép có gắn chày ép từ trên xuống. Khi chày ép bắt đầu nén vật liệu thì bơm cao áp bắt đầu hoạt động để tăng áp suất nén ép đến áp suất cần thiết và duy trì ở áp suất này trong suốt thời gian sản phẩm lưu trong khuôn. Khi quá trình ép kết thúc piston sẽ đẩy bàn ép lên, mở khuôn ép để lấy sản phẩm khỏi cối khuôn bằng các thanh đẩy thuỷ lực. (Hình 3) 1.3.3. Chuẩn bị vật liệu trước khi ép Khâu chuẩn bị vật liệu trước khi ép bao gồm nhiều vấn đề, từ bảo quản vật liệu, xác định các thông số kỹ thuật của vật liệu, xử lý vật liệu để đạt được các yêu cầu kỹ thuật, đến việc đong lường, nung nóng sơ bộ.  Bảo quản bột ép Quá trình ép tiến hành bình thường, năng suất thiết bị cao, hư hỏng sản phẩm ít và chất lượng sản phẩm tốt, phần lớn là do việc bảo quản vật liệu quyết định. Thường vật liệu ép rất dễ thay đổi tính chất theo điều kiện bên ngoài như độ ẩm, nhiệt độ môi trường. Bản thân của vật liệu ép thường có khả năng hút ẩm lớn và sự hiện diện của hơi nước trong vật liệu thường đưa đến những hiệu ứng xấu đối với quá trình ép và chất lượng sản phẩm như tăng thể tích, làm cong vênh, phồng rộp sản phẩm, tính chất điện môi và 10 bền nước giảm, chậm quá trình đóng rắn... cho nên phải giữ độ ẩm trong vật liệu đúng yêu cầu kỹ thuật của nó, thông thường độ ẩm tối đa cho phép là 4%. Cũng cần nên nhớ một hiệu ứng thuận lợi của hàm lượng ẩm trong vật liệu đó là độ linh động của vật liệu gia tăng theo hàm lượng ẩm, cho nên việc sấy vật liệu quá khô trước khi gia công không phải luôn luôn tốt. Nhiệt độ bảo quản cũng là một thông số cần lưu ý đối với các bột ép nhựa nhiệt rắn có thể xảy ra quá trình đóng rắn ở nhiệt dộ không cao lắm, hậu quả là độ linh động khi gia công giảm và tính chất của sản phẩm cũng giảm. Thường nhiệt độ bảo quản bột ép nhựa nhiệt rắn từ 16 ÷ 200C. Một số loại bột ép như nhựa Carbamid cần phải giữ sạch vì sản phẩm sẽ bị nhuộm màu do phản ứng khử của các chất bẩn.  Đong lường Khâu đong lường có ảnh hưởng đến hình dáng, kích thước của sản phẩm bên cạnh yếu tố khuôn ép. Nói chung, việc đong lường chính xác lượng vật liệu cho vào khuôn là cần thiết để đảm bảo kích thước sản phẩm. Có nhiều phương pháp để đong lường các vật liệu rời này, trong việc đong lường vật liệu có thể phân thành 3 loại chủ yếu: + Đong lường theo trọng lượng + Đong lường theo thể tích + Đong lường theo cách đếm hạt. Việc đong lượng theo trọng lượng chính xác hơn nhưng ít sử dụng vì gặp một số khó khăn, nhất là năng suất thấp. Vì vậy, phương pháp này chỉ được sử dụng trong trường hợp đòi hỏi sự chính xác lớn mà các phương pháp khác không thực hiện được. Việc đong lường theo thể tích không chính xác vì sợ ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, song phương pháp này lại được sử dụng phổ biến vì đơn giản và nhanh chóng, nhất là khi sử dụng khuôn nhiều lỗ khuôn. Để tăng độ chính xác thì cần phái làm thế nào để khối lượng riêng gộp vật lý ít thay đổi trong các lần đo lường, tốt nhất là tạo hạt vì vật liệu hạt có khối lượng riêng gộp ổn định hơn dạng bột. Hiện nay trong các nhà máy gia công vật liệu polymer, việc đong lường thường được thực hiện bằng cách đong thể tích của vật liệu dạng hạt. Việc sử dụng vật liệu dạng hạt có ưu điểm sau đây: 11 + Do không khí bị đuổi ra khỏi vật liệu trong quá trình tạo hạt (nén ở áp suất cao) cho nên vật liệu sẽ chặt chẽ hơn, đưa đến việc truyền nhiệt hiệu quả hơn, cho phép rút ngắn thời gian nung nóng và thời gian lưu lại của sản phẩm trong khuôn ép dưới áp suất, cũng như chu kỳ ép. + Năng suất cao hơn do độ chính xác cao hơn dạng bột. Ngoài ra do sự đốt nóng có hiệu quả và đồng đều hơn nên sản phẩm gia công từ dạng hạt có chất lượng tốt hơn, năng lượng nung nóng giảm 50%, phế phẩm giảm 2 ÷ 3%. Nhược điểm của việc sử dụng vật liệu dạng hạt là đòi hỏi phải có máy tạo hạt. Tuy nhiên nếu tính về kinh tế thì sử dụng vật liệu dạng hạt vẫn có lợi hơn.  Nung nóng sơ bộ Việc nung nóng sơ bộ vật liệu trước khi cho vào khuôn thường được thực hiện ở các nhà máy ép nhựa nhiệt rắn, vì nó cho phép rút ngắn chu kỳ ép và tăng chất lượng sản phẩm. Việc nung nóng sơ bộ thường được thực hiện trên các thiết bị chuyên dùng nên hiệu quả gia nhiệt sẽ tốt hơn là gia nhiệt trên khuôn. Cho nên nó sẽ tăng chất lượng sản phẩm, và tiết kiệm năng lượng. Các dạng vật liệu thường được sử dụng cho phương pháp gia công ép nóng: - SMC (Sheet Moulding Compound): dạng tấm, thường được đan bằng sợi thủy tinh, bên ngoài có phủ lớp nhựa polyester, và trong vật liệu SMC người ta có cho thêm chất độn. Bên ngoài vật liệu SMC thường được bao bởi lớp nhựa mỏng. 1.3.4. Ép sản phẩm Sau khi đong lường, vật liệu được cho vào khuôn ép và tiến hành quá trình ép: + Đối với vật liệu đã được nung nóng sơ bộ cần phải cho vào khuôn nhanh và cho chày ép vào ngay để tránh sự mất nhiệt và vật liệu hút ẩm trở lại. + Đối với vật liệu chưa gia nhiệt thì cần phải tiến hành quá trình nung nóng trong khuôn ép trước khi đóng kín khuôn. Tốc độ và thời gian đóng khuôn cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình ép, nó chịu ảnh hưởng của tính chất vật lý vật liệu, cũng như hình dáng sản phẩm. Vật liệu dạng bột phải được đóng khuôn thật chậm để vật liệu không bị trào ra khỏi khuôn. Đối với vật liệu chứa nhiều chất bay hơi thì cần phải đóng mở khuôn vài lần trước khi ép kín để các chất dễ bay hơi thoát ra. Đối với sản phẩm có nhiều chi tiết phức tạp, phải tiến hành đóng khuôn chậm để vật liệu phân phối đều vào các chi tiết đó. 12 Thông thường khi chày ép tiếp xúc với vật liệu trong khuôn, máy thuỷ lực sẽ hoạt động với áp suất thấp, tốc độ cao cho đến khi vật liệu khít lại nhau (vật liệu bị nén chặt lại) thì áp suất của máy ép mới tăng lên giá trị cài đặt và giữ ở giá trị này cho đến khi kết thúc quá trình ép. Các thông số kỹ thuật quan trọng ở giai đoạn này cũng là thông số quan trọng của quá trình gia công, đó là: + Nhiệt độ ép + Áp suất ép + Thời gian lưu sản phẩm lại trong khuôn Ba thông số này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và việc chọn lựa bộ 3 thông số này là vấn đề mà nhà kỹ thuật phải giải quyết để có được một sản phẩm chất lượng cao và hiệu quả kinh tế cao nhất.  Nhiệt độ ép Nhiệt độ ép quyết định vận tốc đóng rắn của vật liệu và cơ chế của các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình đóng rắn cho nên ảnh hưởng đến thời gian đóng rắn và tính chất của sản phẩm. Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến đường cong đóng rắn của vật liệu: thời gian đóng rắn, độ linh động của vật liệu thay đổi theo nhiệt độ. Nhiệt độ gia công tăng sẽ rút ngắn thời gian đóng rắn. Tuy nhiên, nhiệt độ ép có giới hạn trên và giới hạn dưới: + Nếu vượt quá giới hạn trên của nhiệt độ, tính chất của sản phẩm sẽ suy giảm do phản ứng phân huỷ xảy ra và độ linh động giảm nhanh theo thời gian nên khó gia công, lượng phế phẩm tăng. + Nếu nhiệt độ dưới giới hạn dưới thì sản phẩm có kết cấu không chặt chẽ (do quá trình đóng rắn chưa hoàn toàn) nên tính chất cơ lý giảm, bên cạnh đó thời gian đóng rắn kéo dài.  Áp suất ép Giúp khối vật liệu kết dính thành khối liên tục và tạo lực đẩy khối vật liệu lỏng lấp đầy vùng tạo hình của khuôn. Trong quá trình ép cần phải duy trì áp suất ép nhằm ngăn cản sự tạo xốp ở sản phẩm do khí thoát ra khỏi các phản ứng đóng rắn và các chất dễ bay hơi có trong vật liệu. Áp suất ép có quan hệ mật thiết với nhiệt độ ép và thường được xác định bằng thực nghiệm. Áp suất ép phụ thuộc vào tính chất vật liệu ở nhiệt độ gia công như: độ linh 13 động, tốc độ đóng rắn. Ngoài ra, áp suất ép còn phụ thuộc vào hình dáng sản phẩm (càng phức tạp thì áp suất càng lớn). Trong điều kiện gia công nhất định, sự khiếm khuyết hình dạng của sản phẩm, sản phẩm có khối lượng riêng thấp thì một trong các nguyên nhân có thể là áp suất ép không đạt. Trái lại, áp suất ép quá cao thường tạo nhiều ba via trên sản phẩm và làm khuôn mau hư hỏng. Khi tính áp suất ép cho quá trình gia công, cần chú ý là diện tích bề mặt ép sẽ bao gồm diện tích bề mặt chiếu đứng của sản phẩm, kể luôn cả các bề mặt chịu lực khác. Ví dụ: bề mặt chiếu đứng của vùng đệm trong khuôn nữa kín. Sau khi khuôn đã được khép kín, áp suất ép gia tăng đến trị số cần thiết và áp suất này phải được duy trì trong một thời gian nhất định để ngăn cản sự tạo xốp ở trong khuôn và để sản phẩm được định hình chắc chắn đạt các tính năng cao trước khi lấy ra khỏi khuôn. Thời gian này gọi là thời gian lưu sản phẩm trong khuôn.  Thời gian lưu sản phẩm trong khuôn Được tính từ lúc chày ép tiếp xúc với vật liệu ép trong khuôn (khi áp suất cực đại) đến khi lấy sản phẩm khỏi khuôn. Đây là thời gian đóng rắn của vật liệu, nó phụ thuộc vào tốc độ đóng rắn của vật liệu và thông thường phụ thuộc vào bề dày của sản phẩm. Trường hợp vật liệu được nung nóng sơ bộ bằng dòng điện cao tần thì thời gian lưu sản phẩm trong khuôn không phụ thuộc vào bề dày sản phẩm và được rút ngắn lại rất nhiều. 1.3.5. Lấy sản phẩm Việc lấy sản phẩm có thể tiến hành trong hoặc ngoài máy ép. Công đoạn này cần tiến hành nhanh để tránh khuôn bị nguội. Để lấy sản phẩm ra khỏi khuôn mà không bị biến dạng thì phải lựa chọn phương pháp lấy sản phẩm thích hợp, việc lựa chọn này phụ thuộc vào: + Số lượng khuôn và cách bố trí lỗ khuôn + Hình dạng sản phẩm + Loại khuôn ép + Bề dày sản phẩm ∗ Lấy sản phẩm bằng thanh đẩy (Ejector Pin) Khi dùng thanh đẩy để lấy sản phẩm, thanh đẩy cần đặt tại phần có bề dày nhất của sản phẩm. Thường thì thanh đẩy ăn sâu vào sản phẩm khoảng 4 mm để không có vết lồi 14 trên bề mặt sản phẩm. Đôi khi thanh đẩy được sử dụng làm lõi tạo hình. Vì thanh đẩy có thể di chuyển lên xuống trong chày ép hoặc khuôn nên sẽ làm mòn phần tiếp xúc giữa 2 bộ phận này và có thể tạo rìa do vật liệu đi vào khe hở ở phần này. ∗ Lấy sản phẩm bằng mâm trượt (EjectorRail) Đối với sản phẩm đòi hỏi không có vết tì của thanh đẩy thì người ta có thể dùng mâm trượt để lấy sản phẩm khỏi khuôn. Khi đó sản phẩm được thiết kế dính lại trên chày ép khi ở khuôn, mâm trượt được bố trí trên chày ép. Do mâm trượt tác dụng đồng đều lên sản phẩm ít bị biến dạng. 1.3.6. Làm sạch khuôn ép Sau khi lấy sản phẩm ra khỏi khuôn, cần phải tiến hành làm sạch khuôn trước khi chu kỳ tiếp theo. Mục đích của công đoạn này là làm cho bề mặt bóng đẹp. Mặt khác, khuôn ép sạch cũng giúp cho vật liệu dễ chảy vào khuôn ép. Việc làm sạch khuôn có thể tiến hành bằng tay, không khí nén và đôi khi khuôn còn được phủ thêm lớp bôi trơn. 1.4 Hình thức tổ chức sản xuất của công ty 1.4. 1. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Là một công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng giống như những đơn vị sản xuất khác Hình 1.1: Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh Nhận đơn đặt hàng (1) Chuyển cho nhà PP và Khách hàng (6) Lập dự toán nguyên vật liệu (2) Nghiệm thu SP đưa vào kho (5) Đưa vào dây truyền sx (3) Kiểm tra sản phẩm đầu ra (4) 1.4.2. Quy trình bán hàng và hệ thống kênh phân phối Do đặc thù sản phẩm dịch vụ là nhà ở và khu đô thị do đó công ty cũng đã có nhiều phương thức bán hàng một cách linh hoạt và hợp lý: 15 Khách hàng mua nhà sẽ đóng tiền theo nhiều đợt, theo tiến độ công trình thi công của dự án. Luôn đảm báo đúng tiến độ và chất lượng của công trình. Bán nhà chìa khóa trao tay, với việc hoàn thiện toàn bộ công trình sau đó bàn giao cho khách hàng mua nhà. Hệ thống kênh phân phối cũng có nhiều thay đổi theo chiều hướng là hướng tới phục vụ tối đa và mang lại những tiện ích cho khách hàng. Công ty sử dụng hệ thống kênh phân phối thông qua các sàn giao dịch bất động sản là công ty liên kết trực thuộc của Công ty Trường Hải. 1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty Hình 1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TGĐ ĐIỀU HÀNH PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ MARKETING TƯ VẤN THIẾT KẾ KINH DOANH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CHI NHÁNH MIỀN TRUNG KHO VẬT TƯ XƯỞNG SẢN XUẤT CÁC ĐỘI THI CONG TRỰC THUỘC SÀN GIAO DỊCH BĐS (Nguồn : Phòng hành chính nhân sự của Công ty) 16 15.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban công ty Trường Hải Nhìn vào sơ đồ bộ máy của công ty ở trên ta thấy bộ máy quản lý của công ty được cấu tạo gống như bộ máy của các công ty cổ phần nói chung nhưng chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận lại có những điểm khác biệt để phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty : - Đại hội đồng Cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng Cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty, quyết định định hướng phát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát. - Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra. có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông. Ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch HĐQT Ông Trần Việt Cường – Thành viên HĐQT Ông Nguyễn Chí Hải – Thành viên HĐQT Ông Cao Chí Hòa – Thành viên HĐQT - Ban kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ông Nguyễn Trung Dũng - Trưởng BKS Ông Nguyễn Đức Phúc - Thành viên BKS Ông Nguyễn Phương Thúy - Thành viên BKS Ông Nguyễn Thị Hoa- Thành viên BKS - Ban Giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Cơ cấu Ban Tổng Giám đốc hiện tại như sau: Ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch HĐQT Ông Cao Châu Tuệ - Tổng giám đốc Ông Đặng Vũ Dương– Phó tổng giám đốc 17 Ông Đoàn Hòa Thuận– Phó tổng giám đốc Ông Trần Việt Cường– Phó tổng giám đốc Ông Hứa Vĩnh Cường– Phó tổng giám đốc Ông Lương Mạnh Hùng– Phó tổng giám đốc Ông Vũ Anh Tuấn– Phó tổng giám đốc Ông Nguyễn Văn Toán– Kế toán trưởng Bà Tăng Bích Trâm – Phó kế toán trưởng - Phòng Kỹ thuật – Vật tư: là phòng nghiệp vụ, tham mưu giúp việc Tổng giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật công trình và sản phẩm, giám định chất lượng sản phẩm và vật tư, quản lý sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu công nghệ mới phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng kinh doanh: Tổng Giám đốc công ty trong lĩnh vực lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch tác nghiệp trong ngắn hạn, nghiên cứu, mở rộng thị trường. Phòng còn chịu trách nhiệm trong mọi công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu của công ty, hoạt động marketing trong lĩnh vực xây lắp. - Phòng kinh tế kế hoạch đầu tư: chịu trách nhiệm triển khai nghiên cứu thực hiện các dự án đầu tư và đầu tư chứng khoán. - Phòng Tài chính – kế toán : Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, chứng từ tài chính, thống kê, lưu dữ tài liệu liên quan đến kế toán, đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán và hệ thống quy tắc của Công ty. Phòng kế toán có 3 nhân viên, tất cả nguồn nhân viên của phòng kế toán đều được đào tạo từ các trường đại học thuộc khối kinh tế của Việt Nam ở Hà Nội, ngoài ra nguồn nhân lực của phòng kế toán đề được công ty đào tạo thêm qua các quý, các năm cụ thể. Những cuộc đào tạo thêm này đều do công ty tự tổ chức và mời các chuyên gia, các thầy giỏi kế toán ở các trường để về dạy thêm cho các nhân viên kế toán và các nhân viên của phòng khác trong công ty. - Phòng Tổ chức hành chính : là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp việc Tổng giám đốc công ty trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự, giải quyết các chính sách xã hội liên quan tới quyền lợi của người lao động, quản lý lao động, tiền lương và các công tác hành chính khác. Hơn ai hết công ty hiểu giá trị của câu chuyện bó đũa, khi các bộ phận trong cùng một tổng thể đoàn kết, sẽ có sức mạnh không gì phá vỡ. Công ty tự 18 hào là một mắt xích không thể thiếu trong sự phát triển của công ty. Phòng hành chính đã gắn bó với công ty ngay từ khi mới thành lập, cùng công ty vượt qua mọi khó khăn để xây dựng thương hiệu NHG –SCR composite Trường Hải lớn mạnh. Phòng hành chính tập hợp đội ngũ nhân viên năng động, kiên trì khéo léo, ngoại giao tốt, đồng thời nắm rõ các nghị quyết, thông tư có liên quan đến ngành quảng cáo. Công ty đã chứng tỏ tính chuyên nghiệp trong hoạt động chuyên môn, tính chính xác và kịp thời về các thủ tục hành chính như xin giấy phép quảng cáo, tổ chức sự kiện, đăng ký bản quyền…. đảm bảo cho chương trình hoạt động thuận lợi. Phòng hành chính nỗ lực để đảm bảo cho mọi hoạt động của công ty gắn với đời sống, luật pháp, công ty vẫn tự gọi vui là “người nâng cánh diều nghệ thuật quảng cáo từ mặt đất”.  Phòng thiết kế Phòng thiết kế tập hợp đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, ham mê sáng tạo, đầu óc bùng nổ và đổi mới, tốt nghiệp từ các trường đại học nổi tiếng : Mỹ thuật công nghiệp, Mỹ thuật Hà nội, Kiến trúc, Sân khấu điện ảnh… . Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để truyền tải trọn vẹn mong muốn của khách hàng trong sản phẩm, đem đến dịch vụ với chất lượng hoàn hảo nhất. Cùng sự am hiểu sâu sắc về chuyên môn, công ty đã chứng tỏ được năng lực trong việc thiết kế và thể hiện maquette của các dự án về hội chợ – triển lãm, sự kiện, quảng cáo, truyền thông, lên các ý tưởng thiết kế các sản phẩm Composite độc đáo cho công ty. Đồng thời công ty cũng nghiêm túc thực hiện việc giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện sản xuất tại nhà máy và hiện trường. Trong năm vừa qua, phòng thiết kế đã tham gia thành công vào một số dự án lớn. Tạo nên phần hồn cho nghệ thuật quảng cáo là phương châm của phòng thiết kế. Công ty quan niệm “ Khi máy tính kết hợp với một cái đầu bùng nổ, sẽ làm nên sức mạnh của đẳng cấp.”. Công ty đang nỗ lực cố gắng hoàn thiện từ cá nhân đến tập thể, phấn đấu để phòng thiết kế trở thành một trong những phòng chủ lực trong quá trình phát triển của công ty. 19 - Xưởng sản xuất : được thành lập song hành với sự ra đời của công ty, với mục đích chủ động cung cấp cho khách hàng nhưng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, kịp thời nhất . Cùng với sự phát triển liên tục cùa công ty, nhà máy đã có những bước phát triển lớn mạnh và vững chắc. Từ năm 2006 khi mới thành lập chỉ với 8 công nhân , tới nay đã có hàng trăm công nhân đảm trách toàn bộ các khâu sản xuất và lắp đặt tại hiện trường cho các sản phẩm mà Ait cung cấp. Năm 2008, nhà máy đã được đầu tư xây dựng quy mô trên diện tích 1500m2 với nhà xưởng và máy móc thiết bi hiện đại , có khu nhà nghỉ dành cho công nhân , tăng thêm quyền lợi và sự gắn bó của công nhân với nhà máy và công ty. Với đội ngũ cán bộ dầy dạn kinh nghiệm, các tổ nhóm sản xuất đầy đủ năng lực, cùng đội ngũ công nhân gắn bó lâu năm và lành nghề, và các trang thiêt bi máy móc và các loại xe máy chuyên dùng , năng lực cung cấp cũng như đáp ứng của nhà máy đã được nâng lên một bước rõ rệt . Sự chuyên nghiệp được thể hiện trong từng khâu của sản xuất và cung cấp dịch vụ , luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Hiện nay, nhà máy đang cung ứng ra thị trường các sản phẩm chính sau : - Nắp hố ga – song chắn rác - Vật liệu trang trí nội và ngoại thất bằng Composite - Showroom trưng bày và giới thiệu sản phẩm - Sứ điện dùng cho ngành điện lực - Nắp bể chứa xăng dầu - Sản phẩm chưa rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Trong nhiều năm qua , xưởng sản xuất đã đạt được những thành công đáng chú ý như : - Thi công lắp đạt nhiều công trình đường bộ, nhà chung cư… trong các điều kiện thi công khó khăn như trên nóc dưới các cống thoát có kích thước lớn và ngần dưới lòng đất …. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan