Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục bão, lũ...

Tài liệu Công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục bão, lũ của các đơn vị quân đội trên địa bàn nam bộ hiện nay

.DOC
254
1293
78

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc, cã nguån gèc, xuÊt xø râ rµng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vũ Hồng Tú MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5 10 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG NHIỆM VỤ PHÒNG, CHỐNG, KHẮC PHỤC BÃO, LŨ CỦA CÁC ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN NAM BỘ 1.1. Các đơn vị quân đội và nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục bão, lũ của các đơn vị quân đội trên địa bàn Nam Bộ 1.2. Những vấn đề cơ bản về công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục bão, lũ của các đơn vị quân đội trên địa bàn Nam Bộ Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG NHIỆM VỤ PHÒNG, CHỐNG, KHẮC PHỤC BÃO, LŨ CỦA CÁC ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN NAM BỘ 2.1. Thực trạng công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục bão, lũ của các đơn vị quân đội trên địa bàn Nam Bộ 2.2. Nguyên nhân và những kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục bão, lũ của các đơn vị quân đội trên địa bàn Nam Bộ Chương 3 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG NHIỆM VỤ PHÒNG, CHỐNG, KHẮC PHỤC BÃO, LŨ CỦA CÁC ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN NAM BỘ HIỆN NAY 3.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục bão, lũ của các đơn vị quân đội trên địa bàn Nam Bộ hiện nay 3.2. Những giải pháp tăng cường công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục bão, lũ của các đơn vị quân đội trên địa bàn Nam Bộ hiện nay KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 28 28 43 68 68 91 104 104 113 152 155 156 172 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Ban Chấp hành Trung ương Bão, lũ Chính trị Quốc gia Các đơn vị quân đội Cán bộ, chiến sĩ Công tác đảng, công tác chính trị Cứu hộ, cứu nạn Địa bàn Nam Bộ Đảng ủy Quân sự Trung ương Lực lượng vũ trang Nam Bộ Phòng, chống, khắc phục bão, lũ Phương tiện, trang bị kỹ thuật Quân đội nhân dân Quân đội nhân dân Việt Nam Quân ủy Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh Thiên tai, thảm họa Tìm kiếm, cứu nạn Tổng cục Chính trị Chữ viết tắt BCHTW BL CTQG CĐVQĐ CBCS CTĐ,CTCT CHCN ĐBNB ĐUQSTW LLVT NB PCKPBL PTTBKT QĐND QĐNDVN QUTW TP HCM TTTH TKCN TCCT 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Địa bàn NB hàng năm phải hứng chịu hàng chục cơn bão, lũ, hậu quả của nó tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Là cán bộ quân đội, nhiều lần cùng bộ đội thực hiện nhiệm vụ PCKPBL trên ĐBNB, nhiều lần đối mặt với những hiểm nguy đe dọa đến tính mạng của CBCS, những mất mát về người và của của các tổ chức, cá nhân đã thôi thúc cá nhân tôi trong nghiên cứu tìm hiểu lý luận, thực tiễn CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ này. CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng và nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ PCKPBL. Tuy nhiên, hoạt động CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu linh hoạt, sáng tạo, tính hiệu quả chưa cao; hậu quả của bão, lũ vẫn còn rất nặng nề... Điều đó, làm cho tác giả luôn trăn trở nghiên cứu, tìm hiểu lý luận, thực tiễn; nghiên cứu, đề xuất những giải pháp tăng cường CTĐ,CTCT để nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ PCKPBL. Đề tài luận án “Công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục bão, lũ của các đơn vị quân đội trên địa bàn Nam Bộ hiện nay” góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn; đề xuất những giải pháp tăng cường CTĐ,CTCT trong PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB hiện nay và những năm tới. Luận án dựa trên nền tảng lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chủ trương, giải pháp về PCKPBL của Đảng và Nhà nước; sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình có liên quan đã được công bố trong những năm gần đây. Đồng thời, tác giả tiến hành khảo sát thực tế CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL và nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB hiện nay để nghiên cứu, luận giải những vấn đề cơ bản sau: 6 Một là, nghiên cứu tình hình địa hình, khí hậu, thủy văn, đặc điểm bão, lũ trên ĐBNB; quan niệm, nội dung, đặc điểm nhiệm vụ PCKPBL của các đơn vị quân đội trên ĐBNB. Hai là, xác lập, luận giải quan niệm, nội dung, hình thức, biện pháp, vai trò, những vấn đề có tính nguyên tắc, tiêu chí đánh giá CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB. Ba là, đánh giá thực trạng, khái quát những kinh nghiệm CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB. Bốn là, dự báo những yếu tố tác động đến CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB. Năm là, xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp tăng cường CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB hiện nay. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Do vị trí địa lý khí hậu, thời tiết, môi trường và tình hình phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên, sự tác động của biến đổi khí hậu...Việt Nam đang phải đối mặt với tình hình thiên tai ngày càng phức tạp và gia tăng. Đặc biệt, hiê n tượng bão, lũ… đã gây ra những thiê t hại rất lớn ê ê cả về tính mạng, tài sản của cá nhân và xã hội. Nghị quyết Đại hô i Đảng toàn ê quốc lần thứ XII chỉ rõ: “Việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng; thiên tai ngày càng bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản” [86, tr.140-141] đang đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta những yêu cầu mới trong sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước. Địa bàn Nam Bộ mỗi năm có hàng chục cơn bão, lốc xoáy, lũ, triều cường… hậu quả của nó đã làm chết, bị thương rất nhiều người, làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Vì vậy, PCKPBL là vấn đề thường trực, diễn ra quanh năm, với nhiều hình thức, biện pháp đa dạng, phong phú. Các đơn vị quân đội trên ĐBNB luôn luôn là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ PCKPBL thiết thực góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa quân và dân; giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới. 7 CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nhằm quán triê t, thực hiện đường lối, chính sách của ê Đảng, Nhà nước, nhiê m vụ của quân đô i; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức ê ê chiến đấu của các tổ chức đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của người chỉ huy, phát huy phẩm chất, năng lực của CBCS của các đơn vị quân đội trên ĐBNB tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiê n có hiê u quả nhiệm vụ PCKPBL. ê ê Những năm qua, CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL đã được CĐVQĐ trên ĐBNB đă c biê t quan tâm,thu được nhiều kết quả quan trọng, kịp thời đô ng ê ê ê viên cán bô , chiến sĩ dũng cảm, mưu trí, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn, thử ê thách, thực hiê n thắng lợi nhiệm vụ PCKPBL. Tuy nhiên, hoạt động CTĐ,CTCT ê trong nhiệm vụ này còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, có mặt chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Nhận thức về vị trí, vai trò; cách thức tiến hành CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL chưa thực sự thống nhất, có lúc, có nơi hoạt động còn chồng chéo, kém hiệu quả; viê c thực hiê n chính sách, chế đô ê đãi ngô ê đối với ê ê cán bô , chiến sĩ làm nhiệm vụ PCKPBL có mă t chưa bảo đảm.Lý luận và thực ê ê tiễn CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB đang đặt ra không ít vấn đề mới mẻ, phức tạp cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết. Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề: “Công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục bão, lũ của các đơn vị quân đội trên địa bàn Nam Bộ hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. Đây là vấn đề cơ bản, cấp thiết, góp phần tăng cường CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án * Mục đích nghiên cứu của luận án: Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn CTĐ, CTCT, trên cơ sở đó, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 8 - Luận giải làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB. - Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, tổng kết một số kinh nghiệm CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB. - Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án * Đối tượng nghiên cứu của luận án: CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB là đối tượng nghiên cứu của luận án. * Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luâ ên án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn, giải pháp CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB. Phạm vi và đối tượng điều tra khảo sát thực tế tập trung chủ yếu là CBCS ở các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và tương đương trên ĐBNB (gồm Quân khu 7, 9; Quân đoàn 4; Bộ đội Biên phòng; Bộ Tư lệnh vùng 3 Cảnh sát biển; Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân; Trường Sĩ quan Lục quân 2). Tài liê êu, số liê êu tổng kết, điều tra và khảo sát thực tế chủ yếu từ năm 2005 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận của luận án: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luâ n của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan ê điểm, chủ trương của Đảng Cô ng sản Viê êt Nam về nhiệm vụ PCKPBL và ê CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL. * Cơ sở thực tiễn của luận án: Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB; đồng thời, luận án sử dụng có chọn lọc các số liệu, tài liệu đánh giá tổng kết của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan chính trị các cấp và kết quả điều tra khảo sát thực tiễn của tác giả về CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB. 9 * Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, luâ n án sử dụng các phương pháp của ê khoa học xã hội và nhân văn, chú trọng các phương pháp lôgic – lịch sử, phân tích, tổng hợp, trao đổi tọa đàm, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia và sử dụng phương pháp toán học xử lý các số liê êu để bảo đảm tính khách quan của kết quả nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận án - Khái quát và luận giải nội hàm quan niệm CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB. - Tổng kết những kinh nghiệm CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB. - Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, thiết thực, khả thi tăng cường CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần làm rõ và phong phú thêm lý luận về CTĐ,CTCT trong các nhiệm vụ của quân đội, trực tiếp là những vấn đề lý luận về CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL của CĐVQĐ trên ĐBNB. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp thêm luận cứ khoa học giúp cấp ủy đảng, cơ quan chính trị và đô iê ngũ chính ủy, chính trị viên, cán bô ê chỉ huy CĐVQĐ trên ĐBNB trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ nói chung và CTĐ,CTCT trong nhiệm vụ PCKPBL nói riêng. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn CTĐ,CTCT ở các nhà trường quân đội. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, 3 chương (6 tiết), kết luận, những công trình tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục bão, lũ của các đơn vị quân đội trên địa bàn Nam Bộ 1.1. Các công trình nghiên cứu về thiên tai, thảm họa; biến đổi khí hậu: D.Giuchelend, Thế giới xung quanh ta, [98], Phan Minh Anh dịch, Nxb Cà Mau ấn hành năm 2003. Với dung lượng 159 trang, cuốn sách bàn về những vấn đề thách thức của khí thải công nghiê êp, của thiên tai, thảm họa, của sóng thần, đô ng đất trên thế giới hiê ên nay và dự báo về thế kỷ XXI của ê chúng ta sẽ phải đối mă t với những diễn biến phức tạp, thất thường, khó ê lường của nó. Tác giả D.Giuchelend cho rằng viê êc phòng chống thiên tai, thảm họa cần sự nỗ lực rất lớn của cả cô êng đồng thế giới, của mọi quốc gia, mọi tổ chức và cá nhân sinh sống trên trái đất. A.I.Eepilasep, Dự báo thảm họa toàn cầu và việc tổ chức tìm kiếm, cứu nạn của các quốc gia trên thế giới, [94]. Cuốn sách dày 183 trang do Nxb Khoa học xã hô i lược dịch và ấn hành năm 2001. Sách đề câ p vấn đề thảm họa ê ê toàn cầu đã, đang và sẽ tác đô ng đến môi trường sinh thái của con người và ê cô ng đồng các quốc gia, dân tô c. Tác giả cho rằng, viê c chống lại những thảm ê ê ê họa của toàn cầu cần có sự đoàn kết của toàn nhân loại thông qua nhiều cách thức, biê n pháp; trong đó cần chú trọng đến công tác tổ chức tìm kiếm, cứu nạn ê và yêu cầu các quốc gia, dân tô c phải có sự chuẩn bị tốt nhất về vấn đề này. ê Yves Sciama, Biến đổi khí hậu một thời đại mới trên trái đất, [124]. Sách dày 187 trang, do Thuý Quỳnh dịch, Nxb Trẻ TP HCM phát hành năm 2010, cuốn sách gồm 4 phần. Tác giả bàn về vấn đề nguyên nhân, tác hại của hiệu ứng nhà kính; những thách thức đặt ra đối với khí hậu. Từ những tác động của hiệu ứng nhà kính, tác giả dự báo diễn biến tình hình khí hậu của 11 toàn cầu trong tương lai và đề xuất những hành động mà con người phải thực hiện để bảo vệ khí hậu trái đất. Fiona Farley, Hướng dẫn giáo viên về nâng cao nhận thức môi trường và biến đổi khí hậu, [95]. Sách do Chu Văn Cường, Nguyễn Thị Việt Phương dịch, Nxb Đại học Sư phạm TP HCM ấn hành năm 2013, gồm 3 quyển. Quyển 1 có 67 trang, quyển 2 có 89 trang, quyển 3 có 65 trang. Tập sách giới thiệu về biến đổi khí hậu, vai trò của đa dạng sinh học và sự tác động của rác thải đối với biến đổi khí hậu; những tác động của biến đổi khí hậu đối với toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng; hướng dẫn những hoạt động của giáo viên trong quá trình giáo dục gắn kết với chủ đề biến đổi khí hậu, chủ đề đa dạng sinh học và chủ đề rác thải trong quá trình giảng dạy. Trung tâm Phòng chống Thiên tai Châu Á (ADPC), Nâng cao năng lực phòng chống lụt bão, [155]. Tài liệu hướng dẫn tập huấn, Dành cho Hướng dẫn viên (bản tiếng Việt). Tài liệu gồm 4 chương. Chương I, giới thiệu một số kĩ năng và phương pháp sư phạm cơ bản. Chương II, trình bày các khái niệm về quản lý nguy cơ thảm họa, các cơ cấu và mô hình quản lý nguy cơ thảm họa. Chương III, và IV hướng dẫn việc xây dựng bài giảng theo từng đề mục của công tác quản lý thiên tai lũ lụt như: giới thiệu về quan lý nguy cơ thảm họa dựa váo cộng đồng; ngăn ngừa và giảm nhẹ thảm họa; ứng phó khẩn cấp; nhiệm vụ của tình nguyện viên trước, trong, sau thảm họa và phát triển kế hoạch phòng ngừa thảm họa cho cấp xã. 1.2. Các công trình nghiên cứu của Quân đội nhân dân Lào và Trung Quốc về công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ Trong bài “Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với vấn đề xây dựng, phát triển nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, ngày 04/01/2011 [50], tác giả Bun thoong Chítmany cho rằng, để nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng phải nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở ở nông thôn. Theo đó, phải hoàn thiện các khâu 12 nhận xét, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ; tổ chức thi tuyển công chức; tăng cường tiếp nhận bố trí những sinh viên người địa phương đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học làm công chức cơ sở để tạo nguồn cán bộ chủ chốt; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá; lắng nghe ý kiến của nhân dân… La Chay Sinhsuvan, “Đổi mới hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay”, Luận án tiến sĩ chính trị học, chuyên ngành xây dựng Đảng đề cập đến xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở [125]. Theo tác giả, để đổi mới hệ thống chính trị cơ sở cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Do đó, phải nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng; phải lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng những người ưu tú, có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt nhất trong cộng đồng các bộ tộc Lào ở cơ sở. Vấn đề này phải được coi là giải pháp cơ bản đổi mới hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay. Điều lệ Công tác chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc [93], gồm 10 chương, 106 điều. Trong Mục 8, Điều 12, Chương II quy định nội dung chủ yếu công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Trung Quốc xác định: “Động viên bộ đội chi viện, giúp đỡ sự nghiệp xây dựng kinh tế quốc gia, tham gia cứu hộ, cứu nạn và công ích xã hội”; trong Chương III quy định chức trách chủ yếu của Tổng bộ chính trị xác định: “Tiến hành công tác cứu hộ, cứu nạn, xóa đói giảm nghèo, giúp khắc phục khó khăn” [94, tr.18]. Trong Chương VII, quy định các cơ quan, đơn vị chính trị cấp quân khu; cấp quân đoàn, sư đoàn; cấp lữ đoàn, trung đoàn đều xác định nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn là chức trách của các cơ quan chính trị ... Như vậy, Quân đội nhân dân Trung Quốc xác định công tác chính trị trong nhiệm vụ PCKPBL là một nội dung quan trọng; đòi hỏi cơ quan chính trị các cấp phải tổ chức tuyên truyền, giáo dục động viên cán, chiến sỹ thực hiện tốt nhiệm vụ này. Giáo trình Công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, dùng trong các học viện, nhà trường trong thời kỳ mới [97], do Chương 13 Tư Nghị Chủ biên. Ở Chương 33, Bài 4 (từ trang 651 đến trang 654) bàn về “Công tác chính trị trong trường hợp cấp cứu” giáo trình đã tập trung làm rõ vai trò của việc khắc phục TTTH. Tác giả cho rằng: Cấp cứu là trách nhiệm vinh quang vì nghĩa không thể chối từ của quân đội nhân dân. Thực tiễn đã chứng minh, đối với tai họa mang tính phóng xạ, tai họa hóa học, tai họa thứ sinh gây nên trên diện tích rộng và các loại tai họa đặc chủng, do các đặc điểm của trang bị, khí tài, kỹ thuật chuyên nghiệp, v.v... nó có địa vị và vai trò đặc biệt trong việc cấp cứu trong thời kỳ hòa bình. Để đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ mới, hình thức mới, phải nghiên cứu làm tốt công tác chính trị trong cứu giúp nhân dân bị thiên tai. Nội dung tiến hành công tác chính trị trong nhiệm vụ cấp cứu. Phải sử dụng những tấm gương tiên phong gương mẫu của Bộ đội Phòng hóa trong cấp cứu, cứu giúp nhân dân bị thiên tai làm tài liệu giảng dạy, tiến hành giáo dục sứ mệnh đặc biệt, phải giáo dục chiến sĩ quen với nghiệp vụ chức vụ của mình, tin tưởng vào khí tài có trong tay, thiết lập tư tưởng khí tài trang bị hiện đại có thể hoàn thành nhiệm vụ cấp bách. Yêu cầu các chiến sĩ phải có tinh thần “một, không sợ khổ”, “hai, không sợ chết”. Công tác chính trị phải nắm chắc trọng điểm giáo dục tư tưởng, coi trọng tinh thần hiến thân, tinh thần chịu thiệt; triển khai rộng rãi các hoạt động học tập, noi gương các anh hùng, làm cho trong tư tưởng mỗi chiến sĩ đều có lắng đọng các hình tượng anh hùng; làm tốt công tác tư tưởng cá biệt, làm cho họ dù cách xa với lãnh đạo vẫn có thể đơn độc hoàn thành nhiệm vụ. Thông qua giáo dục, cần làm cho mỗi chiến sĩ xây dựng dũng khí và tư tưởng “Ba dám”: Nhìn thấy nhân dân gặp nạn, dám nhảy vào nước sôi lửa bỏng, xông ra gánh vác; trong tình huống cấp bách, dám lái xe thông đường, một mình nắm tình hình, cứu dân khỏi lũ lụt, thể hiện bản lĩnh một lòng vì dân; trong thiên tai nghiêm trọng, dám dùng thân báo quốc, vì dân quên mình, dùng hành động thực tế nêu cao hình tượng người lính trong quần chúng nhân dân. Công tác chính trị trong cứu giúp nhân dân bị thiên tai khẩn cấp, thông thường chia làm 3 giai 14 đoạn: Giai đoạn 1: Trước khi xuất phát nhận nhiệm vụ. Giai đoạn 2: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Giai đoạn 3: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ. 2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục bão, lũ của các đơn vị quân đội trên địa bàn Nam Bộ 2.1. Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu ngoài quân đội Lê Thị Thanh Hà, Chủ động ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, [100, tr.96-100]. Tác giả đã khái quát tình hình khí hậu, thời tiết của nước ta 50 năm qua nhiệt độ trung bình hàng năm tăng lên 0,5C-0,7C. Trong khi đó, lượng mưa giảm 2%/năm... nhiều cơn bão có đường đi bất thường gây khó khăn cho công tác dự báo. Tác giả khẳng định biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển nông nghiệp và thủy sản; ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp, giao thông, năng lượng và du lịch; ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và sức khỏe của cộng đồng. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số nhiệm vụ cần quan tâm giải quyết là thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, [106]. Sách có 227 trang do Nxb CTQG in năm 2013, gồm 11 bài của các nhà khoa học (Trần Quốc Toản, Trần Thục, Nguyễn Thế Chinh, Nguyễn Văn Cư…) đã đi sâu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của biến đổi khí hậu, chỉ ra những tác hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với kinh tế - xã hội; dự báo tình hình khí hậu, thời tiết, thủy văn; tình hình thiên tai có thể xẩy ra trong thời gian tới; từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Trần Hồng Hà, Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, [99, tr.5-8]. Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 10/2013. Tác giả cho rằng: chủ 15 động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Theo tác giả, trong những năm qua, nhận thức rõ tầm quan trọng và những nguy cơ, thách thức của biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết đề cấp đến các vấn đề trên. Tuy nhiên, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và người dân về biến đổi khí hậu chưa đầy đủ, chưa thống nhất, hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng, thiếu đồng bộ, công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai chủ yếu vẫn tập trung vào ứng phó và khắc phục hậu quả mà chưa chú trọng đúng mức đến chủ động phòng ngừa. Phạm Hoài Giang, Vấn đề đặt ra từ diễn tập ứng phó thảm họa, cứu trợ nhân đạo khu vực ASEAN năm 2013, [96, tr.12-14]. Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 12/2013. Tác giả cho rằng: hiện nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, số vụ thiên tai, thảm họa có chiều hướng gia tăng, với tính chất ngày càng nghiêm trọng, tác động xấu tới nhiều nước; trong đó, Việt Nam là một trong những khu vực chịu tác động nặng nề. Từ kết quả của cuộc diễn tập ARDEX – 13 tác giả nêu ra 4 vấn đề cần tập trung giải quyết đó là: tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và toàn dân; nâng cao hiệu quả phối hợp, hiệp đồng giữa lực lượng của các nước thành viên cả trước, trong và sau TTTH; tăng cường công tác huấn luyện, đào tạo chuyên ngành về công tác quản lý, ứng phó TTTH theo hướng có cơ quan chuyên trách và lực lượng chuyên nghiệp. Các công trình trong quân đội nghiên cứu về biến đổi khí hậu Võ Văn Cổ, Chủ trì nhiệm vụ Điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động quân sự của Quân khu 7 và đề xuất các giải pháp ứng phó giảm thiểu, [56] Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ ứng phó 16 với biến đổi khí hậu. Đề tài đã khái quát về đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; về tổ chức biên chế, hoạt động và quy hoạch các công trình quốc phòng; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động quân sự trên địa bàn Quân khu 7; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Nội dung tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho lực lượng vũ trang Quân khu 7, [47] cuốn sách dày 104 trang, gồm 4 phần. Phần 1 bàn về biến đổi khí hậu toàn cầu, tác động và các chiến lược ứng phó. Phần 2 bàn đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Phần 3 bàn về kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Phần 4 bàn về biến đổi khí hậu ở Quân khu 7; phần này sách làm rõ đặc điểm địa lý tự nhiên; khí hậu thời tiết và các kịch bản biến đổi khí hậu trên địa bàn Quân khu 7 trên cơ sở đó định hướng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu với hoạt động của lực lượng vũ trang quân khu. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong quân đội, do TCCT chủ trì [150] gồm có các bài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động quân sự, quốc phòng và biện pháp khắc phục của Nguyễn Đức Hải [150, tr.23-30]; Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu của Bùi Quang Cường [150, tr.31-35]; Vai trò của nhà trường quân đội trong ứng phó với biến đổi khí hậu của Lê Văn Làm [150, tr.40-44]; Định hướng nhiệm vụ, giải pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với quân đội của Cấn Anh Tuấn [150, tr.53- 57]; Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến công trình và hoạt động quân sự trên địa bàn Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, của Nguyễn Thế Tiến [150, tr,301-308]; Tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến công trình và hoạt động quân sự của các lực lượng vũ trang quân khu 9, của Cục Chính trị - Quân khu 9, [150, tr.312-320]; Tác động của biến đổi khí hậu đến công trình và hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương, của Phòng Chính trị - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương [150, tr.331-336]; Vùng 3 Hải quân chủ động động ứng phó trước hiện tượng biến đổi khí hậu. nước biển 17 dâng ngày càng nghiêm trọng hiện nay, của Phòng Chính trị - Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, [150, tr.419-423]. Các công trình khoa học đã khái quát sự tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Đối với lĩnh vực quân sự, quốc phòng; các tác giả đều thống nhất nhận định: Biến đổi khí hậu, thiên tai tác động, ảnh hưởng rất lớn đến công tác quân sự, quốc phòng và trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quân đội. Trên cơ sở đó, các tác giả nêu lên một số giải pháp khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến hoạt động quân sự, quốc phòng, quân đội: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quân đội về ứng phó với biến đổi khí hậu; chủ động nghiên cứu đánh giá và dự báo chính xác những tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động quân sự, quốc phòng; chủ động thích ứng, giảm thiểu tác động, ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến hoạt động quân sự, quốc phòng; phát huy vai trò lực lượng chuyên trách, nòng cốt của quân đội trong phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm - cứu nạn; mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động quân sự, quốc phòng… 2.2. Các công trình nghiên cứu về phòng, chống, khắc phục bão, lũ, tìm kiếm - cứu nạn Các công trình nghiên cứu về hoạt động phòng, chống, khắc phục bão, lũ, tìm kiếm - cứu nạn ngoài quân đội Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải Đường thủy I, Chương trình bồi dưỡng tìm kiếm – cứu nạn [156] Nxb QĐND ấn hành năm 2008. Cuốn sách có 4 phần gồm những kiến thức cơ bản về điều khiển phương tiện đường thủy trong công tác tìm kiếm - cứu nạn; luật lệ đường thủy nội địa; an toàn sơ cứu; tổ chức và nhiệm vụ tìm kiếm – cứu nạn. Cuốn sách dùng để làm tài liệu huấn luyện nâng cao trình độ mọi mặt nhất là những kiến thức cơ bản về điều khiển phương tiện thủy trong công tác tìm kiếm – cứu nạn; về luật lệ đường thủy nội địa; về một số 18 động tác cấp cứu, vận chuyển nạn nhân và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân khi tham gia tìm kiếm – cứu nạn. Cuốn sách Vận dụng phương châm bốn tại chỗ trong phòng chống thiên tai, NXB QĐND, H 2009, do Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu chủ biên gồm có các bài: Quảng Trị với công tác phòng tránh và khắc phục bão, lũ của Lê Hữu Phúc, [103, tr.62]; Công tác phòng chống và khắc phục hậu quả lụt, bão ở thành phố Đà Nẵng, của Trần Văn Minh, [103, tr.221]; Các bài viết trên đã làm rõ kết cấu địa lí, tình hình địa hình, thời tiết, khí hậu khu vực Quảng Trị, Đà Nẵng; từ đánh giá ưu, khuyết điểm của nhiệm vụ PCKPBL của quân và dân khu vực Quảng Trị, Đà Nẵng trong những năm qua; trên cơ sở đó các tác giả đã đề xuất mô t số giải pháp nâng cao hiê êu quả hoạt đô ngPCKPBL ê ê như: củng cố và lập thêm hệ thống thông tin liên lạc, các điểm quan trắc thủy văn phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo; hàng năm tổ chức diễn tập triển khai các phương án PCKPBL; các địa phương chủ động phối hợp với các lực lượng liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá các công trình để có biện pháp xử lý ngăn chặn sự cố xẩy ra; mở các lớp tập huấn về PCKPBL cho cán bộ cơ sở; tổ chức tuyên truyền giáo dục cho nhân dân để nâng cao nhâ n thức, tạo cho ê dân có ý thức chủ động tự phòng ngừa; phải kiên quyết trong công tác chi huy, điều hành; vận dụng linh hoạt phương châm bốn tại chỗ trong phòng, chống thiên tai ở các đại phương; huy động tổng lực hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt. Dự án tăng cường năng lực quản lý rủi ro thiên tai, Tài liệu hướng dẫn quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng – Hướng dẫn về nguy cơ tiềm ẩn của lũ và các biện pháp phòng tránh, [74]; Hướng dẫn tổ chức diễn tập ứng phó với lũ lụt tại cộng đồng, [75]. Tài liệu nêu lên những nguy hiểm mà người dân thường gặp khi xuất hiện lũ, từ đó khẳng định: Muốn thắng giặc lũ lụt thì phải chuẩn bị sẵn phương án ứng phó. Có phương án mà không tổ chức diễn tập cho thuần thục thì khi xẩy ra lũ lớn không tránh khỏi lúng túng, bị động, quá trình 19 diễn tập phải tuân thủ theo các giai đoạn trước, trong và sau diễn tập. Đồng thời, tài liệu đề xuất các biện pháp phòng tránh nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của tổ chức và cá nhân khi có lũ. Trong đó, tập trung đề xuất những công việc cần làm làm trước khi lũ đến; những việc cần làm và không nên làm trong mùa lũ; những công việc cần làm và không nên làm sau khi lũ đi qua. Các công trình nghiên cứu về hoạt động phòng, chống, khắc phục bão, lũ, tìm kiếm - cứu nạn trong quân đội Nguyễn Đức Soát, Quân đội nhân dân Việt Nam với nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu, [126] Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 6 năm 2007. Nguyễn Sơn Hà, Thực hiện có hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, [101] Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 8 năm 2009. Nguyễn Huy Hiệu, Phương châm 4 tại chỗ cần phát huy mọi lúc mọi nơi và Quân đội nhân dân với nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, [103, tr.9]. Nguyễn Trung Thu, Binh đoàn Tây Nguyên tích cực, chủ động trong phòng chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn, [103, tr.211]. Nguyễn Văn Hiến, Hải quân nhân dân Việt Nam làm tốt công tác phòng chống lụt bão, khắc phục hậu quả thiên tai, [103, tr.172]. Huỳnh Ngọc Sơn, Công tác phòng tránh, tìm kiếm, cứu nạn và khắc phục bão, lũ của lực lượng vũ trang Quân khu 5, [103, tr.184]. Đoàn Sinh Hưởng, “Ba bám”, “Năm cùng” với dân khắc phục hậu quả thiên tai, giúp dân ổn định cuộc sống, [103, tr.200]. Hoàng Ngọc Thái, Lực lượng vũ trang Ninh Thuận với công tác phòng chống, khắc phục thiên tai, [103, tr.129]. Trần Quang Khuê, Nâng cao khả năng phòng chống thiên tai, bão lũ, tìm kiếm cứu nạn của quân đội trong tình hình mới, [109] Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 5 năm 2010. Nguyễn Doanh Trữ, Những vấn đề đặt ra trong bảo đảm hậu cần phục vụ nhiệm vụ phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn của lực lượng vũ trang quân khu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, [157] Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Quân sự - Hải Phòng – PKHCNMT/QK3 2011 – Số 1. Lê Nguyên Dự, QĐNDVN nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai – tìm kiếm cứu nạn, [71, tr.96-98] Tạp chí Khoa học Quân sự số 6 – 2012. Phạm Văn Tỵ, Nâng cao 20 hiệu quả phòng, chống thiên tai, sự cố, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong quân đội, [158, tr.9-11] Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 4/2012. Các tác giả khái quát đặc điểm địa hình; tình hình thời tiết, khí hậu nước ta hàng năm phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai, thảm họa như: lụt, bão, giống tố, ngập úng, sạt lở, lũ ống, lũ quét đầu nguồn… làm thiệt hại nhiều tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Trước tình hình đó, quân đội cùng với các lực lượng khác và nhân dân đã tích cực tham gia công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa – tìm kiếm - cứu nạn bước đầu đã thu được nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá. Trên cơ sở đó tác giả khẳng định: phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai – tìm kiếm, cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng cấp thiết đối với toàn quân. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống, khắc phục thiên tai – tìm kiếm, cứu nạn cần thực hiện một số giải pháp cơ bản: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBCS trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai - tìm kiếm cứu nạn; Quán triệt sâu sắc và triển khai đồng bộ có hiệu quả các thông tư, hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Quốc phòng về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai - tìm kiếm, cứu nạn trong mọi tình huống; tổ chức diễn tập, huấn luyện nâng cao trình độ và khả năng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai - tìm kiếm, cứu nạn của các lực lượng quân đội; Từng bước hoàn thiện cơ chế tổ chức, điều hành và xã hội hóa, phát triển nguồn nhân lực trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai - tìm kiếm, cứu nạn; Tăng cường đầu tư mua sắm các trang, thiết bị chuyên dụng và mở rộng hợp tác quốc tế về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai - tìm kiếm, cứu nạn. Phòng Cứu hộ, Cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Chuyên đề nghiên cứu, đánh giá về thiên tai, thảm họa, sự cố môi trường ở các tỉnh Nam Bộ trên địa bàn Quân khu 7, [117]. Khi đánh giá về tình hình bão, lũ trên địa bàn quân khu, chuyên đề cho rằng: trước đây tại nước ta bão thường xảy ra theo quy luật khoảng tháng 5, 6, 7 xảy ra ở ven biển Bắc Bộ; tháng 8, 9 xảy ra ở ven biển Trung Bộ; tháng 10, 11,12 xảy ra ở NB. Theo thống kê từ năm 1962 đến năm 2010, trên vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có 17 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan