Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Co so phan dinh cac loai hinh tv...

Tài liệu Co so phan dinh cac loai hinh tv

.DOCX
3
495
83

Mô tả:

giới thiệu về các loại hình TV
5.1 Phân định loại hình thư viện 5.1.1 Tầm quan trọng của việc phân định loại hình thư viện - Loại hình thư viện là tập hợp các thư viện vào 1 nhóm theo những dấu hiệu chung nào đó. - Phân định loại hình thư viện là 1 phương pháp nhận thức khoa học dựa trên cơ sở phân chia 1 tổ hợp thư viện ra các nhóm theo những đặc điểm nhất định. Muốn phân định loại hình thư viện phải căn cứ: + Các tiêu chí + Các dấu hiệu quy định + Phát hiện ra các đặc trưng cơ bản, những điểm giống và khác nhau của các thư viện được nghiên cứu. - Xác định được chính xác thư viện thuộc loại hình nào cho phép phân biệt: + Các nhiệm vụ + Chức năng + Mối quan hệ + Mức độ tổ chức của các thư viện tuỳ thuộc vào đặc điểm này hay đặc điểm khác của loại hình. => Đây là 1 trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả công tác thư viện và quản lý hiệu quả sự nghiệp thư viện. - Nhờ có việc phân định loại hình TV: + Hình thành mục tiêu hoạt động cụ thể, rõ rệt, xác định cơ cấu kho tài liệu, bổ sung đúng diện, thoả mãn đúng nhu cầu của người đọc ,nâng cao chất lưọng phục vụ bạn đọc và xác định mối quan hệ với các thư viện khác. + Giúp cho công tác thống kê thư viện; đánh giá hiện trạng của các thư viện; tổ chức và quản lý thư viện trong toàn quốc, từng ngành, từng địa phương 1 cách hiệu quả. 5.1.2 Cở sở phân định phân định loại hình thư viện - Căn cứ vào những điểm giống nhau hay khác nhau của thư viện để phân chúng thành từng loại hoặc từng nhóm. - Những dấu hiệu thường được dùng làm cơ sở để phân loại là: + Chức năng, nhiệm vụ + Nội dung vốn tài liệu + Đối tượng phục vụ + Phương thức phục vụ + Dấu hiệu lãnh thổ + Cách quản lý + Nguồn sở hữu + Loại hình tài liệu... - Nếu căn cứ vào dấu hiệu chức năng, nhiệm vụ của thư viện ta có: + Loại hình thư viện phổ thông (thoả mãn nhu cầu đọc phổ thông, giải trí). + Loại hình thư viện khoa học (thoả mãn nhu cầu NCKH, sản xuất, giảng dạy, đào tạo). + Thư viện quốc gia + Thư viện tàng trữ - Nếu căn cứ vào nội dung vốn tài liệu ta có: + Thư viện công cộng (nội dung vốn tài liệu mang tính tổng hợp). + Thư viện chuyên ngành (tài liệu chuyên ngành). + Thư viện chuyên dạng (các tài liêu chuyên biệt như sáng chế, phát minh...). - Nếu căn cứ vào đối tượng phục vụ ta có: + Thư viện dành cho người lớn. + Thư viện thiếu nhi. + Thư viện cho người tàn tật. + Thư viện cho người mù. - Nếu căn cứ vào phương thức phục vụ ta có: + Thư viện cố định (đọc tại chỗ). + Thư viện lưu động. + Thư viện tra cứu. - Căn cứ dấu hiệu lãnh thổ: TV Quốc gia TV tỉnh, TP TV quận, huyện TV xã, phường + Căn cứ dấu hiệu quản lý: có các TV chuyên ngành (TV quân đội, Tv nông nghiệp, TV y học…) + Căn cứ dấu hiệu sở hữu: TV nhà nước TV của tổ chức chính trị TV của tổ chức chính trị - xã hội TV của tổ chức xãa hội nghề nghiệp TV tổ chức kinh tế, TV dân lập, TV tư nhân - Có thể kết hợp các dấu hiệu khác nhau để phân định loại hình TV: + Phân chia TV truyền thống và hiện đại: căn cứ vào vật mang tin, phương thức phục vụ + Phân chia TV công cộng và TV KH, TV chuyên biệt: căn cứ vào đối tượng phục vụ và nộii dung vốn tài liệu - Cách phân định TV trên thế giới hiện nay vẫn chưa thống nhất, do mỗi nước có nét đặc thù riêng về văn hoá, chính trị, kinh tế, … Ví dụ:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan