Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay...

Tài liệu Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay

.DOC
36
390
57

Mô tả:

CHUYỆN NGỤ NGÔN CHO THỜI HIỆN NAY (Chuyện đồng thoại dành cho người lớn) Tác giả : Hạnh Lâm Tử Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. Dịch và viết suy tư Lời giới thiệu “Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay” là của nữ văn sĩ Hạnh Lâm Tử, người Đài Loan. Bà cảm nghiệm được triết lý sống qua cảnh vật thiên nhiên, dùng những cảnh sinh hoạt của loài vật mà nhân cách hoá câu chuyện, để trở thành những chuyện ngụ ngôn có tính giáo dục cao. Những câu chuyện này có thể gợi ý làm bài giảng, dạy giáo lý hoặc dùng để suy tư, cũng rất có ích cho mọi người. Sau mỗi câu chuyện có một đoạn ngắn chia sẻ suy tư của người dịch, xin được giới thiệu cùng bạn đọc. -----------------------------1. NGỰA TRẮNG, NGỰA ĐEN Chuyện ngựa trắng và ngựa đen kéo xe, tranh chấp không hơn nhau, bèn cùng nhau gặp Đấng tạo hóa, xin Ngài quyết định. Đấng tạo hóa nói: - “Một con ngựa đi nhanh, một con ngựa đi chậm, chiếc xe nhất định phải đổ nhào. Một con ngựa đi về bên trái, một con ngựa đi về bên phải, chiếc xe nhất định rệu rã năm bè bảy mảng. Chỉ có hai con ngựa cùng bước đi nhịp nhàng, nhanh chậm giống nhau, có mục tiêu và phương hướng giống như nhau, thì chiếc xe mới có thể đi được vừa nhanh vừa nhẹ nhàng”. Một tấm chăn không đắp được hai người khác nhau, một chiếc thuyền không lắp hai lái. Tâm địa không giống nhau, không nên mang cùng một ách. Suy tư 1: Thói thường người cùng bè cánh với nhau, thì khi làm việc tương đối dễ chịu hơn. Thế giới này chiến tranh liên miên cũng chỉ vì ý thức hệ khác nhau. Các phe phái kình chống nhau, dùng mọi thủ đoạn để công kích nhau, cũng chỉ vì không đồng chính kiến với nhau, người ta dùng mọi phương tiện có thể, để lật nhào nhau cũng chỉ vì lòng dạ quá nhỏ nhen. Thói thường là như thế. Nhưng tinh thần bác ái của Chúa Ki;-tô thì không phải như vậy, “bác” là rộng lớn, “ái” là yêu, tình yêu rộng vô biên, cho nên mới có thể chứa đựng những chính kiến khác nhau, những bất đồng khác nhau. Giáo Hội của Chúa Ki-tô không phải là một chứng minh hùng hồn của bác ái sao? Giáo Hội không phải là gồm mọi dân tộc trên thế giới sao? Giáo Hội không phải là đủ mọi màu da, chủng tộc sao? Ấy vậy mà vẫn hiệp nhất, vẫn cộng tác với nhau, vẫn thăng tiến thế giới, vẫn trường cửu vững bền cho đến ngày Chúa lại đến. Một cộng đoàn trưởng thành là một cộng đoàn, mà trong đó, mỗi cá nhân đều quên mình đi, để vì anh em chị em mà phục vụ. Như vậy, không còn ngựa trắng hay ngựa đen nữa, mà chỉ có một mục tiêu mà mỗi phần tử trong cộng đoàn đều hướng đến: Bác ái. 2. MÂU THUẪN Con người ta khi đến bước đường cùng cho đến khi mù tịt không biết gì, thì quay lại cầu xin Đấng tạo hóa thương xót. Đấng tạo hóa nói đúng điểm then chốt giả dối của con người: “Các ngươi gọi Ta là Chúa, nhưng không kính trọng Ta là Chúa; các ngươi cầu mong Ta làm Chúa, nhưng lại oán trách Ta làm Chúa”. Suy tư 2: Con người ta khi nghèo quá, thì lại oán trách ông trời sao lại để cho mình nghèo như thế ? Con người ta khi giàu có quá dư thừa, no đủ, thì Thiên Chúa cũng không tránh khỏi bị chửi: sao ông trời để tôi đánh bạc thua, để tôi bị mất tiền, để tôi bị chúng lừa… Thất vọng: oán trách Thiên Chúa. Đã được thoả mãn: quên mất Thiên Chúa. Chỉ có những ai biết nhìn đến những việc mà Thiên Chúa đã làm cho mình, mới không ngớt lời cảm tạ tình yêu của Ngài mà thôi. 3. MỐT THỊNH HÀNH Một trận gió, trong rừng rậm đột nhiên nổi lên một trận phong ba, rất nhiều động vật đều say đắm trong tử vi, bói toán, coi sao trên trời, địa lý, vui vẻ không biết mệt nhọc. Đấng tạo hóa nhìn thấy hiện tượng quái lạ này, than thở, nói: “Bói toán mê tín, là vì thiếu lòng tin đối với mình. Các ngươi dùng phương trình để thiết kế mình, để suy ra quá khứ và tương lai của mình. Kết quả là dễ bị vây trong cảnh hỗn loạn, vừa khóc vừa cười, vừa vui vừa sầu”. Suy tư 3: Hồi còn nhỏ, mỗi ngày tôi đều có học giáo lý, nhưng lúc đó nơi quê tôi gọi là học kinh nghĩa, cho đến bây giờ, sau hơn ba mươi năm, tôi vẫn còn thuộc làu câu giáo lý của kinh nghĩa: Hỏi: “Hỏi dị đoan là gì? Thưa: “Thưa là những sự đơm tế quảy lạy ông bà cha mẹ, tin bói khoa nham độn, cậy phù thuỷ pháp môn nhan, tướng mạo, chọn ngày giờ, chạp giỗ, lên đồng xuống đồng, thờ tiên sư, thổ công..., đặt bài vị cây nêu… …đốt giấy tiền vàng bạc, khi chiêm bao mộng huyễn, gặp đàn ông đàn bà bàn luận tốt xấu, cùng là tin chim kêu gà gáy chuột túc, nhện sa, rằng thiên rằng thính và mọi điều khác như vậy”. Ngày nay người ta coi tử vi bằng máy vi tính. Người ta tính chuyện hôn nhân cũng bằng máy tính điện tử. Làm nhà, mở công xưởng, đi du lịch, đi làm ăn cũng “hỏi” máy vi tính. Người ta hiện đại hoá dị đoan. Người ta quên mất nguồn gốc, nguyên nhân của hiện tại, quá khứ và tương lai là Thiên Chúa. Như thế cũng đủ biết con người ta tin thật nhiều điều nhảm nhí, và cũng có những người công giáo vừa tin vào Thiên Chúa, vừa tin vào những điều gọi là dị đoan ở trên. 4. BỐN QUÂN TỬ. Mai, Lan, Cúc, Trúc, vì để tranh giành chức vị vua trong các loài hoa, nên chúng nó đều sử dụng các loại thủ đoạn để chèn ép lẫn nhau, giở mọi thủ đoạn xấu xa. Chim hạc hỏi Đấng tạo hóa: “Lạ thật, họ không phải là bốn quân tử sao? Bình thường thì phong độ thanh thoát, khiêm tốn hoà nhã có lễ nghĩa, tại sao bây giờ lại biến thành như thế chứ?” Đấng tạo hóa trả lời: “Phải hay không phải là quân tử, chỉ có để cám dỗ ra trước mặt thì bản tính tự nhiên sẽ lòi ra”. Suy tư 4: Người ta thường nói, đừng lấy thước mà đo lòng quân tử, thước đây chính là ám chỉ đến tiền tài, danh vọng, quyền uy. Có quân tử không chết vì tiền, nhưng chết vì sắc đẹp; có quân tử không chết vì sắc đẹp, nhưng lại chết vì danh vọng; cũng có hạng quân tử không chết vì danh vọng, nhưng lại “nghẻo” vì một tiếng khen… lãng nhách. Có người bộ dáng bên ngoài thì như là quân tử chính hiệu “con nai vàng”, chẳng có chi làm lung lay được họ, nhưng khi đụng chạm đến quyền lợi cá nhân thì họ biến thành “con chó sói” chính hiệu, giương nanh vuốt móng, nhìn thấy mà ghê. Nhạc Bất Quần được giới võ lâm tặng cho danh hiệu cao quý: quân tử kiếm, thế nhưng vì pho võ công “Tịch tà kiếm pháp” mà ông ta đã đánh mất tất cả, mất nhân cách, mất nhân phẩm, giết đệ tử, lừa bạn bè, đến nỗi bà vợ chịu không nỗi hành vi tiểu nhân hèn hạ của ông nên đã tự tử… Vậy thì ai là người quân tử? Thưa, chính là người biết “kính mến Thiên Chúa và yêu thương anh em như chính mình vậy”. Thật, làm người quân tử khó lắm thay! 5- ÁI TÌNH CỦA PHONG TÍN TỬ [1] Phong Tín Tử nhìn thấy cái bóng xa xa của con bươm bướm, tình cảm liên miên, bèn nói: “Các anh coi, con bướm vừa đẹp đẽ lại vừa dịu hiền, hơn nữa phong cách lại thanh thoát. Không như con ong mật chỉ biết kêu vù vù, mà lại còn mang thêm một cái kim châm, đốt người khắp nơi, thật là đáng ghét chết đi được”. Hoa sen trêu chọc : “Ấy là vì anh thích con bướm, người mà anh thích thì tất cả khuyết điểm đều thành ưu điểm. Người mà anh không thích thì ngay cả ưu điểm của họ [anh] nhìn cũng không thấy”. Suy tư 5: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Khi yêu thì trái ấu cũng tròn, khi ghét thì trái bồ hòn cũng méo”- Trái ấu thì ai cũng biết nó “méo” đến thậm tệ, nhưng thật ra nó không phải méo, mà là hình thù chẳng ra cái gì cả; còn trái bồ hòn “tròn” đến mức độ nào thì ai mà chẳng biết, khỏi nói. Nhưng cái đáng nói ở đây chính là: yêu và ghét đều có thể làm cho tròn biến thành méo, và từ méo biến thành tròn, đúng là vĩ đại. Chỉ có tình yêu của Chúa Ki-tô mới có đủ sức làm méo ra tròn. Chỉ có sự ganh ghét của ma quỷ mới làm cho tròn thành méo. Ôi ! Yêu và ghét đều là do cái tâm mà ra cả. 6. NÔ LỆ CHO THÓI QUEN Có một thời, hoa sen rất được mọi người tán thưởng, nhưng đến khi tiếng vỗ tay dần dần chấm dứt, thì nó lại như mất cái gì đó, bản thân không được thoải mái. Đấng tạo hóa nói: “Người nát rượu chìm trong cồn, người đánh bạc lạc mất giữa những con số, con chữ. Lúc nào con đắm đuối trong thói quen, thì trở thành nô lệ cho thói quen”. Suy tư 6: Cũng là chuyện thường tình của con người mà thôi, mấy cô gái khi nghe ai khen mình đẹp thì khoái tít lên chứ, ai khen mình tài giỏi thì cũng sung sướng hơn được điểm mười. Nhưng nếu nhìn một cô gái mà nói: cô xấu như quỷ dạ xoa thì có nước mà chết sớm, cô ta sẽ la toáng lên, nào là có mắt như đui, nào là mắt không tròng, nào là… Con người ta ai cũng thích được kẻ khác khen, dù là khen dối trá, khen để lấy lòng, khen để hưởng xái vài chút danh quyền, chút tình yêu còm cỏi, vì thế, khi người ta không còn khen nữa thì lại buồn rầu, lại trách móc và…hận đời. Khen hay chê, không phải tự nhiên mà có, nhưng bởi tại mình mà ra. Mình làm tốt: khen Mình làm dở: chê, đó là chuyện thường tình của người đời, chẳng có chi lạ cả. Nhưng cái lạ chính là: khi người ta khen hay chê mà mình vẫn vui tươi, cười sung sướng, coi họ là anh em, cái đó đúng là “ngược đời”, là môn đệ của Đức Ki-tô vậy. 7. LÒNG KHÔNG BỐ TRÍ PHÒNG THỦ Hoa hải đường ôm tâm nhĩ bị nghiến đau và chảy máu, đau khổ nói với Đấng tạo hóa: - “Người lạ làm tổn thương con, con có thể quên đi rất nhanh, tại sao người càng thân cận, càng làm cho con không thể chịu đựng được?” Đấng tạo hóa thở dài, nói: - “Thân cận không nhất định là thân mật, thân mật không nhất định là thân yêu. Người càng thân cận thường làm tổn thương cho nhau càng sâu. Trước mặt người chí thân, chí cận, chí ái, thì trong lòng mình không bố trí phòng thủ, cho đến nỗi bị vết thương đã sâu mà lại lớn. Suy tư 7: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”. Thật là đúng trăm phần trăm, không chê vào đâu được. Các cặp vợ chồng trước khi ly dị, không phải là họ đã có thời kỳ yêu nhau lắm sao? Các bạn trẻ thanh niên nam nữ, trước khi chia tay nhau “đường ai nấy đi”, không phải đã có lần họ đã bất chấp những nghề nghiệp tương lai mà bố mẹ định sẵn cho họ, để đi theo tiếng gọi tình yêu của người bạn gái [trai] sao? …………………………… Họ đã có một thời bất chấp mọi thứ trên đời: khen chê, thù ghét, đau khổ, vui buồn, sung sướng, phớt lờ mọi sự để được: YÊU. Nhưng cái đau khổ nhất của họ chính là bị phản bội, bởi càng yêu thương tin tưởng bao nhiêu, đến khi tan vỡ, thì sự thù ghét cũng theo đó mà nhân lên cho đầy bấy nhiêu. Con người ta mà đã như thế huống chi là Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa không xử sự như con người, nghĩa là Ngài không thù hận, không oán ghét, không “yêu nhau lắm, cắn nhau đau”, nhưng Ngài càng yêu thì càng xoá bỏ những khuyết điểm, càng ban ân sủng, càng chờ đợi. Ngài sẽ buồn biết bao, khi chúng ta lừa dối và phản bội Ngài. 8. CON DIỆC THÍCH KIỆN. Con diệc quen thói cáo trạng trong khi cầu khẩn : - “Đấng tạo hóa ạ, Ngài xem, con chim bay không trồng cũng không thu, nhưng lại sống nhàn nhã thoải mái, không phải lo ăn mặc, thật quá lười biếng. Hoa bách hợp không kéo sợi cũng không dệt, từ sáng đến tối chỉ làm đỏm cho mình, thật là rất dễ hao kiệt [tinh thần]. Ngài có nên cho họ một bài giáo huấn để họ tỉnh táo chăng?” Đấng tạo hóa thở dài, nói: - “Người tự cho mình là nhân nghĩa ơi, khuyết điểm lớn nhất của con chính là: thích đóng người khác vào thập giá”. Suy tư 8: Người biệt phái vào cầu nguyện trong đền thờ (Mt 18, 9-12), đã tố cáo người thu thuế đang qùy cầu nguyện ở phía sau: “Lạy Chúa, con không như cái thằng thu thuế tội lỗi kia, nó không ăn chay mỗi tuần, nó không bố thí mà chỉ biết bóc lột, nó…” Có những tín hữu khi vào toà xưng tội nhưng không chấp nhận tội của mình, mà cứ đổ tội cho người khác: “Thưa cha, nếu con mẹ ấy không chửi con thì con sẽ làm ngơ. Thưa cha, nếu thằng cha đó không có chọc ghẹo con, thì con không có mắng nó là đồ tồi, đồ dơ dáy…” Có những người lúc cầu nguyện mà cứ phân bì với người khác: “Lạy Chúa, sao Chúa cho nó giàu có thế, tiền dư bạc thừa để nó ăn chơi đàng điếm, nếu Chúa cho con thì con không như nó đâu, con sẽ bố thí cho người nghèo, con sẽ dâng cho nhà thờ, con sẽ…” Nếu trong khi cầu nguyện mà chúng ta biết nói: “Lạy Chúa, con cám ơn Chúa vô cùng, vì Chúa đã ban cho con như con đang có, nếu con giàu có, thì chắc con sẽ kiêu ngạo vô cùng; nếu con hơn mọi người, thì chắc là con coi trời chằng có ki-lô-gam nào cả. Lạy Chúa, Chúa ban cho anh [chị] ấy nhiều thứ quá, tiền bạc, danh vọng, vợ đẹp con ngoan, xin Chúa cho họ biết sử dụng những thứ ấy để làm sáng danh Chúa và có ích cho họ, cho mọi người…” 9. BIẾT BAY Con chim nói: “Tôi biết bay” Hoa sen nói: “Tôi cũng biết bay”. Con chim khinh miệt không thèm nhìn hoa sen, nói: - “Mày (nói) có sai không? Mày đã bị đóng chết trên mặt đất, làm thế nào mà bay được chứ?” Hoa sen vui vẻ, sung sướng trả lời rất tự nhiên: - “Anh sử dụng cánh để bay, còn tôi dùng quả tim để bay”. Suy tư 9: Thiên Chúa ban cho mỗi người tài năng tri thức không giống nhau: có người thông thạo thiên văn địa lý, có người dạy học, có người làm hoạ sĩ, có người làm ruộng chân lấm tay bùn, có người buôn bán, có người làm linh mục, có người làm dì phước.v.v… Ai cũng có tư cách và nhân phẩm của mình. Ai cũng có khối óc để suy tư và quả tim để yêu thương. Vậy thì, không có lý do gì mà ngăn cấm anh chị em thăng tiến, bay cao. 10. TÌM TÒI VẬN MỆNH Chim quạ rất lưu tâm đến cái gọi là “vận mệnh”. Nó cũng không ngừng trưng cầu cách nhìn của người khác đối với “vận mệnh”. Con cáo nói nó cũng không dám nghĩ đến vấn đề này, càng nghĩ càng hồ đồ; mà con rái cá có một bộ dạng mù tịt không biết tí gì, tự nó còn lo cho mình qua ngày đoạn tháng cũng chưa xong, vậy mà con chim quạ cũng mê hoặc nó. Rốt cuộc, có hay không có “vận mệnh” chứ, tại sao càng tìm tòi, càng cảm thấy nó thất thường bất đắc dĩ ? Suy tư 10: Con người ta từ cổ chí kim, giàu hay nghèo, có học hay không có học, cũng đều muốn biết vận mệnh của mình như thế nào? Vì thế, họ tìm cách sửa đổi vận mệnh cho họ. Nhưng chẳng mấy ai biết vận mệnh là gì cả. Họ chỉ biết lúc nào làm ăn thua lỗ thì cho là vận xui; lúc nào công ty sạt nghiệp thì cho là thời vận chưa tới, vận xui; lật xe, con chết, vợ theo trai, họ cũng cho là vận xui. Có người vì thấy thời vận của mình quá đen, quá hắc ám, nên không ngần ngại bỏ tiền ra để mua vận mệnh hên, nhưng rốt cuộc tiền mất mà vận xui vẫn cứ đuổi không đi. Đố ai mà biết được vận mệnh của mình? Trên đời này từ xưa đến nay chẳng có một người nào biết cả, ngoại trừ Thiên Chúa. Nhưng cho dù là chúng ta không biết vận mệnh của mình ra sao, thì chúng ta cũng có thể an vui đi theo vận mệnh, đó là thực hành ý Chúa mọi ngày trong cuộc sống của mình. 11. CHIM CÚ KHÔNG GẶP VẬN MAY Chim cú bay đến trên sân thượng của nhà người ta kêu “ố ồ”, làm cho con người vừa chửi, vừa lấy đá ném nó. Chim cú mình đầy thương tích, buồn bã khóc tấm tức : - “Chúa ạ, con thật là vật chẳng lành sao?”. - “Đương nhiên là không phải, bé con.”- Đấng tạo hóa hiền hoà nói tiếp: “Nhưng nhân loại chỉ quen đem mình hạn chế trong quan niệm bất di bất dịch, đem yêu thích của mình để làm yêu thích, đem tiêu chuẩn của mình để làm tiêu chuẩn, ấn định cho thế giới nầy rất nhiều đẳng cấp…” Suy tư 11: Con cú mèo đối với con người có ích lắm chứ. Nầy nhé, nó bắt mấy chú chuột phá hoại mùa màng. Tôi còn suy ra thêm một đức tính của chim cú nữa, đó là hy sinh. Bạn đừng vội cười, ban ngày, khi bạn vui vẻ học hành, khi bạn đi làm việc kiếm tiền, khi bạn dung dăng dung dẻ dắt bồ đi phố xá coi xe coi cộ, mua sắm hàng hoá, thì con cú kiếm một hốc cây nào đó để nghỉ ngơi, chẳng màng đến chuyện phù vân của con người. Ban đêm, khi bạn đang ngon giấc với nhiều mộng đẹp, nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, thì chim cú lại đi làm công việc thanh trừng chuột là những kẻ phá hoại mùa màng của con người… Ấy vậy mà con người lại ghét nó chứ, đúng là không công bằng, và con người quả có thành kiến rất đáng sợ. Vì thành kiến với ai đó, cho nên thấy họ làm gì, hay dở chưa biết cứ chê đã, đôi lúc cái hay của họ rõ rõ ràng ràng như thế, mà vẫn cứ chê. Thành kiến là căn bệnh bất trị của con người, chỉ có tinh thần bác ái của Đức Ki-tô mới xoá bỏ thành kiến trong chúng ta mà thôi. 12. KHÔNG OÁN TRÁCH Hoa sen ấm ức hỏi Đấng tạo hóa: - “Con đem hương thơm thấm tận tim gan của con, bộ mặt đẹp đẽ của con cho người thưởng thức, thân rễ dành để cho người làm thức ăn, nhuỵ hoa có thể dùng làm thuốc. Con đem cuộc đời của con ra cống hiến mà không giữ lại một chút gì cả, Ngài còn muốn con như thế nào nữa chứ?” Đấng tạo hóa trả lời : - “Ta muốn con không oán trách”. Suy tư 12: Cây đèn cầy khi nó toả sáng chiếu soi, thì tự nó hao đi nhưng nó không oán trách, vì đó là bổn phận của nó, nó tự hủy mình để mọi người được vui vẻ và hân hoan. Khi chúng ta đã dốc toàn lực ra để làm tròn bổn phận, mà chẳng có nhận được một lời khen thưởng hay động viên, chúng ta đừng than thở nản chí, vì việc chúng ta đang làm là làm cho Chúa, vì Chúa. Mà đã làm cho Chúa thì cần gì phải trông mong một lời khen của người đời chứ? 13. TÌNH KHỐN ĐỐN Cây trinh nữ vì tình mà khốn đốn, ngày càng tiều tuỵ, cô ta tấm tức hỏi: - “Không yêu, khổ. Yêu, cũng khổ, thì phải nên như thế nào?” Đấng tạo hóa nói: - “Không yêu thì không buồn, mà yêu thì không oán trách”. Suy tư 13: Có những bạn trẻ nói với tôi: “Thưa thầy, yêu thì khổ, mà không yêu thì lỗ, con thà chịu khổ hơn là chịu lỗ”. Các bạn ấy đã hiểu một nửa của tình yêu, một nửa còn lại thì phải kết hôn rồi mới biết được. Yêu là chọn lựa, mà có chọn lựa tức là có hy sinh. Có mười chàng trai tất cả đều xuất sắc, cùng yêu một cô gái, cô ta không thể lấy cả mười anh chàng này làm chồng, cô phải chọn một, thế là có hy sinh. Yêu và hy sinh giống như hình với bóng, không thể lìa nhau được; yêu mà không hy sinh là ích kỷ; hy sinh mà không yêu là rô-bô, là hành động của chủ nhân ông. Thà chịu khổ hơn là chịu lỗ, nhưng đây là cái khổ của hạnh phúc, xin chúc mừng các bạn trẻ. 14. NHÌN SOI Hoa sen muốn đến gần nước để soi dung nhan của mình, không ngờ hồ nước chỉ là một vũng nước hổn độn, không khỏi ngạc nhiên, nó giận dữ nói: - “Ngài xem, hồ nước ô nhiễm như thế, bảo con làm thế nào nhìn rõ mình chứ?” Đấng tạo hóa nhẹ lời nói: - “Bé con, nhìn rõ hay không nhìn rõ mình, không ở tại nước trong hay đục, mà là ở tại nơi sự trong đục của tâm hồn”. Suy tư 14: Các cô gái thích soi gương đã đành, vì trời phú cho như thế để làm đỏm làm dáng chứ ! Ấy vậy mà các chàng trai coi bộ cũng thích soi gương và chải tóc luôn, như các cô nàng vậy đó. Mỗi ngày, con gái con trai đều có soi gương để coi mặt mũi của mình ngày hôm nay ra sao, họ chỉ coi được phía trước mặt, tức là thấy được mắt, mũi, miệng, lông mày, lông mi, chứ sau ót sau lưng thì làm sao mà thấy được? Nhưng nếu mọi ngày, con trai, con gái và hết mọi người, đều soi lòng mình bằng chính lời của Chúa, thì chắc chắn khuôn mặt của tâm hồn họ sẽ đẹp hơn, dịu dàng hơn, khả ái hơn và hấp dẫn hơn. Đúng là Lời Chúa hấp dẫn thật. 15. ĐỐI THOẠI VỚI BÙN [1] Có người hỏi bùn: - “Anh lấy toàn bộ sinh mệnh bồi bổ cho sen, sen cao quý đẹp đẽ, hưởng hết vinh hoa phú quý của nhân gian, mà anh thì lại chịu đựng đủ điều chế giễu ghẻ lạnh, anh không ghen ghét, không vì thế mà uất ức sao?” Bùn nói: - “Xưa nay chưa từng có ai làm mẹ mà ghét bỏ con gái đi lấy chồng; cũng như từ trước đến nay không ai làm bố mà ghen ghét thành tựu của con cái vượt qua mình”. Trong tình yêu nếu không có bao dung, thì yêu không trọn vẹn. Suy tư 15: Chữ “bao 包”, có nghĩa là ôm, gói, bọc, đùm… Chữ “dung 包”, có nghĩa là chứa, đựng và cũng có nghĩa là dung thứ… Giải thích theo nghĩa của tình yêu, bao dung là tha thứ, là khoan dung. Vợ hoặc chồng dung thứ cho nhau nhiều lắm là ba lần, qua lần thứ tư thì đem nhau ra tòa ly dị. Bố mẹ dung thứ cho con cái ngỗ nghịch, nhiều hơn vợ chồng dung thứ cho nhau nhiều lần, nhưng đứa con nào quá quắc, chịu không nỗi, bố mẹ mới đăng báo từ con. Nhưng sự bao dung của Thiên Chúa thì không thể kể hết được, sư bao dung của Ngài rộng lớn vô cùng, trời đất vạn vật không thể chứa nỗi. Chúng ta luôn xúc phạm đến tình yêu của Ngài, luôn ngỗ nghịch với Ngài, nhưng Ngài chẳng đăng báo từ con, cũng chẳng đưa ra toà ly dị, trái lại, Ngài vẫn luôn đợi chờ chúng ta, sẵn sàng đưa tay ra ôm chúng ta vào lòng. Sự bao dung của Thiên Chúa thật là quá lớn, cho nên tình yêu của Ngài cũng vô bến bờ. 16. ĐỐI THOẠI VỚI BÙN [2] Có người hỏi bùn: - “So với sen, nó có ngoại hình đẹp đẽ, nó có hương vị thơm tho, nó có dáng điệu lộng lẫy. Từ xưa đến nay, trong nước, ngoài nước, bao nhiêu tao nhân mặc khách ngâm thơ làm nhạc tán tụng nó; bao nhiêu hoạ gia, nghệ nhân miêu tả nó; bao nhiêu người thưởng thức nó; bao nhiêu người yêu thích nó, còn anh, anh cái gì cũng không có…” Bùn nói: - “Anh sai rồi, tôi có trải qua toàn bộ sinh trưởng của sen, tôi đã chia sẻ mầm sống mới của nó; sự vui mừng, lo sợ, kinh ngạc trong thời gian thanh xuân của nó, tôi hiểu biết sự buồn khổ của nó; nơi sự thẹn thùng đãi phóng của nó, tôi chia sẻ những sự việc giấu trong lòng của nó; tài hoa nhất đời của nó, tôi mặc hưởng vinh dự và tiếng vỗ tay của nó; lúc sảng khoái thành thục, chúng tôi cùng hoan hô vui mừng được mùa. Nó đi thẳng một mạch đến khô tàn tử vong, tôi vẫn vì nó mà gánh vác trách nhiệm chăm bón thế hệ sau. Anh biết không, tất cả cái mà các anh biết, bất quá chỉ là hình tượng bên ngoài của sen, mà tôi thì lại có đủ toàn bộ cuộc sống của nó”. Suy tư 16: Con người ta hay ghen ghét, thấy ai hơn mình điều gì thì chịu không nỗi, tìm mọi cách để hạ bệ, để công kích. Có người xét bụng ta ra bụng người, mình không thích nhưng thường mượn lời anh em để nói xấu người khác. Câu chuyện của bùn chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn, nhưng có tính giáo dục cao. Càng hiểu anh chị em, thì càng yêu mến anh chị em nhiều hơn; biết người anh em chị em có những khuyết điểm, thì càng thương yêu giúp đỡ nhiều hơn nữa. Có người nói tôi rất hiểu bạn tôi, chẳng ai hiểu nó bằng tôi, nhưng lại thường hay chỉ trích, nói xấu và luôn luôn không bằng lòng người anh em chị em của mình. Trước khi nói mình hiểu người khác, thì nên hiểu mình trước. 17. ĐỐI THOẠI VỚI BÙN [3] Có người hỏi bùn: - “Anh không cảm thấy mình dơ bẩn hay sao?” Bùn nói: - “Nếu trong lòng anh sạch sẽ, thì sẽ nhìn thấy sự sạch sẽ của tôi; nếu trong lòng anh không sạch sẽ, thì trời đất vạn vật không gì là không dơ bẩn”. Suy tư 17: Các thánh nhân đi đến đâu đều mang quà tặng đến đó phân phát cho mọi người. Quà đây chẳng phải là tiền bạc, quà cáp, danh vọng mà là niềm vui, niềm hạnh phúc. Tại sao vậy, bởi vì các ngài nhìn mọi việc, mọi người bằng con mắt của Thiên Chúa. Nghĩa là đối với các ngài, ai cũng là đẹp, ai cũng đáng yêu, dù họ là hạng người nào đi chăng nữa, vì chính họ là hình ảnh của Thiên Chúa. Các ngài không lấy “bụng ta đo bụng người”, nhưng các ngài đã lấy tình yêu của Chúa Ki-tô mà nhìn mọi việc. Xấu thì làm cho tốt, tốt thì càng tốt hơn, tốt hơn thì trở nên như các ngài là những sứ giả của Thiên Chúa, là môn đệ của Đức Ki-tô. Đừng so sánh ai với mình, cũng đừng lấy ai để so sánh, nhưng chỉ nhìn vào Đức Ki-tô và các thánh nhân là những hoa quả của Ngài vậy. 18. ĐỐI THOẠI VỚI BÙN [4] Có người hỏi bùn: - “Anh dốc lòng với đất, im hơi lặng tiếng, bị người giày xéo, áo ngoài lại không màu sắc, anh không cảm thấy buồn phiền chút nào cả sao?” Bùn nói: - “Khôn ngoan chân chính là (che giấu) ở bên trong, tài hoa chân chính là ở chổ trầm mặc; tôi để cỏ hoa cây cối sinh trưởng tràn trề, chất dinh dưỡng cung ứng cho chúng nó không thiếu, sinh mệnh của tôi thì vô cùng, sức mạnh còn chưa lộ ra rõ ràng đó sao? Suy tư 18: Bố mẹ thường lo âu khi thấy con cái tài hoa phát tiết hết cả ra ngoài, đó là quan niệm của dị đoan: “Đa tài bạc mệnh, hồng nhan đa truân”. Con nít mà ăn nói hơi chút rõ ràng, nhanh nhẹn, thì nói là con nít ranh, lém… Thanh thiếu niên mà ăn nói chững chạc, có chút hiểu biết, thì cũng nói: thằng lõi đời. Sự khôn ngoan của vua Sa-lô-mon thì chẳng có ai thấy, chỉ đọc trong thánh kinh một vài câu chuyện. Khôn ngoan của người đời là để làm lợi cho mình, tìm danh vọng địa vị, tiền tài, do đó mà nó chóng qua mau tàn. Khôn ngoan đích thực của chúng ta là thập giá của Đức Ki-tô. Khôn ngoan không bộc lộ ra bên ngoài, đi đâu cũng ngẩng cái mặt lên: ta là khôn ngoan, là cái rốn của tụi bây. Khôn ngoan không phải là nói những lời cao siêu không ai hiểu, mà chính là những lời mộc mạc, phát xuất từ sự yêu mến lời Thiên Chúa, thấm nhuần lời của Thiên Chúa. Bởi vì sự khôn ngoan của Thiên Chúa thì khác với sự khôn ngoan của loài người. 19. ẨN TRỐN Cú mèo, vì để tìm tòi bản chất của sinh mệnh và các định vị trong vũ trụ, bèn quyết định đóng cửa một năm, nó triệu tập hội nghị ký giả, chiêu đãi đặc biết, nói rõ lý do bế quan [của mình], và yêu cầu mọi người không nên quấy rầy tâm trạng của nó. Không hẹn mà gặp, cò trắng cũng đúng lúc, vì để điều chỉnh quan hệ với Đấng tạo hóa, theo đuổi sự yên lặng cho tâm hồn, nghĩ rằng cần phải lui đến một nơi linh tu để tĩnh tâm. Trước khi đi, nó kính nhờ mỗi một bạn hữu quen hay không quen nó: “Lần này tôi phải nhịn ăn bảy ngày, nhất định các anh phải cầu xin cho tôi”. Con thỏ không hiểu nói: - “Kỳ cục, có phải chúng nó ẩn trốn không, làm cái gì mà chúng nó náo loạn cả lên, thiên hạ đều biết thế!” Suy tư 19: Có người khi ăn chay thì la toáng lên: “Tôi đang ăn chay”, có người khi làm được việc gì cho anh chị em thì “khiêm tốn” kể cách vô tư cho người khác nghe. Ăn chay không phải là ăn ít đi, nhưng là ăn những cái mà ngày thường mình không thích. Có những người đến ngày ăn chay thì không đi làm việc, vì đang giữ chay, sợ đói. Có người thích kể cho người khác nghe chuyện ăn chay của mình, tiên tri Giona đã nói: “Hãy xé lòng, đừng xé áo”. Nhưng có người đâu có lòng nữa mà xé, vì mọi thứ họ có thì họ đều để cả bên ngoài bộ mặt rồi. Như vậy có phải là họ không có tấm lòng không ? 20. NGỖNG TRỜI KIÊU NGẠO Ngỗng trời từ lúc du học trở về nước, càng ngày càng cảm thấy cha mẹ là đạo đức giả khó mà thông cảm, những lời nhạt nhẽo của bạn bè cùa xã hội là lỗi thời. Quả thật, nó không thể chịu đựng nổi, và không ngừng chỉ trích trách móc: - “Trời ạ, thế giới này sao lại trở thành ngu đần như thế, vô tri như thế chứ?” - “Bé con, sửa đổi lại không phải là thế giới này, mà chính là nhà ngươi đó”. Đấng tạo hóa nhẹ lời nói tiếp: “Nếu tri thức để cho người kiêu ngạo, thì tri thức sẽ làm cho người ấy té nhào. Nếu học vị để cho người ham hư vinh, thì học vị giống như một bức tường vậy, đem người ta đóng kín ở bên trong…” Suy tư 20: Có người được may mắn đi học nước ngoài, vinh vang tự đắc coi bạn bè không ra gì. Có người ra nước ngoài học được vài chữ, thì khoe khoang khắp cùng bờ cõi trái đất: “Tôi học ở một ngôi trường nổi tiếng, ở đây giáo sư dạy giỏi…”. Nhưng thực chất họ học hành chẳng ra cái giống gì cả. Các bạn trẻ thường có tính sính ngoại, đồng ý là các nước ấy văn minh, tiến bộ, nhưng ta nên học những cái hay của họ, để áp dụng cho mình, cho cộng đoàn và cho tổ quốc. Có người mới học được vài chữ, nói nôm na bình dân theo kiểu Việt Nam mình là “chữ nghĩa không đầy lá mít”, mà đã chê bai sách nầy viết chẳng ra gì, sách kia viết chẳng ra hồn, chê luôn cả những tác phẩm giá trị về văn học, tôn giáo và khoa học. Tôi nghiệm thấy rằng, họ chê vì họ không đủ trình độ để hiểu, đọc mà chẳng hiểu gì, đọc như trẻ em tiểu học đọc sách đại học, đọc được mặt chữ, còn ý nghĩa thì như người mù sờ voi. Lúc nào đọc mà không hiểu gì cả, thì nên khiêm tốn nói: tôi không hiểu gì cả, có lẽ phải học thêm, thì đã tiến bộ rồi vậy. - Khiêm tốn mà học hỏi thì như than hồng âm ĩ cháy mãi không thôi. - Học hỏi trong khiêm tốn, thì như mặt trời từ từ ló dạng ở phương đông, cho đến lúc toả sáng, đem lại ánh quang cho mọi người. Chúa Giê-su đã nói Nước Trời không mạc khải cho những kẻ thông thái khôn ngoan đó sao ? Đố các bạn biết tại sao? Đơn giản là: tâm hồn của họ đã chứa đầy mọi thứ thông thái khôn ngoan của thế gian rồi, còn chỗ đâu nữa để chứa những sự vĩ đại của Nước Trời chứ! 21. CÂY CỎ NHỎ KHÔNG ĐẦU HÀNG Thần của vận mệnh vội vàng muốn đoạt đi sinh mệnh của cây cỏ nhỏ. Ông ta dùng ánh mặt trời gay gắt đốt cháy, dùng mưa rào làm ngập lụt, dùng gió tuyết ức hiếp, cuối cùng cây cỏ nhỏ bị che mất hơi thở. Thần vận mệnh cười độc ác: - “Cuối cùng mày cũng phải đầu hàng”. Cây cỏ nhỏ lấy hơi thở cuối cùng nói: - “Sự sống cho ông, sự cao quý thì giữ lại”. Suy tư 21: Trước gươm đao, các vị tử đạo không biết đầu hàng, thà chết chứ không bỏ đạo, chối Chúa. Bảy anh em và bà mẹ thời Cựu ước đã thà chịu chết chứ không lỗi lề luật của cha ông (2 Mcb 7, 1-41). Đọc hạnh các thánh, càng đọc càng thấy các ngài thật anh hùng, và ước gì mình cũng được tử đạo như các ngài… Nhưng có thứ tử đạo nhẹ nhàng mà hiệu quả không kém, đó là tử đạo cho “cái tôi” của mình, nghĩa là từ bỏ cái ý riêng của mình để bắt nó đi theo hướng khác, hướng về Nước Trời. Cách tử đạo này không đổ máu, không có lý hình roi vọt, nhưng khó mà vượt qua nỗi, nếu chúng ta không biết trang bị cho mình bằng thứ vũ khí: Cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện. 22. SỰ SỐNG CỦA CÂY CỎ NHỎ Mùa xuân này, cỏ nhỏ mọc đầy cả một đồng bằng rộng lớn, một vùng phơi phới đi lên. Thần vận mệnh ngạc nhiên nói: - “Tụi bây không phải đã chết hết rồi hay sao?” Cỏ nhỏ trả lời: - “Ông bóp nghẹt được sinh mệnh, nhưng không bóp nghẹt được sức sống”. Suy tư 22: Ba trăm năm đạo Chúa bị bách hại ở Rô-ma, tưởng chừng như… tuyệt chủng, thế nhưng trong âm thầm nó vẫn lớn mạnh, đến khi được tự do giữ đạo, thì đã trở thành cây cổ thụ lớn. Giáo Hội Việt Nam cũng đã điêu đứng dưới thời các vua chúa, các quan quyền ngoại đạo đã hớn hở vui mừng, vì đã tiêu diệt được đạo “Gia-tô”, nhưng khi cơn bách hại qua đi, thì hạt giống đức tin đã tràn lan khắp nước… Thế gian có thể cướp mất mạng sống của chúng ta, nhưng sức sống thì nó không làm gì được, càng giết thì càng sống, càng cấm càng bành trướng, bởi chính Thiên Chúa là nguồn sống, mà ai giết được Thiên Chúa chứ? Không ai có thể giết được Thiên Chúa, nhưng thế gian có thể giết Thiên Chúa trong tâm hồn của chúng ta, nghĩa là nó dùng những cám dỗ đam mê xác thịt, tiền tài danh vọng và những tội trọng… 23. NGUYÊN TẮC CỦA CON ẾCH Con ếch khinh miệt nói với con thỏ mà không thèm để ý: - “Anh xem, con trăn dáng bộ ra vẻ vênh vang, nhưng thực ra tài năng của nó là giả dối, loại người ấy, thật tôi nhìn không được”. Nói qua nói lại, tự nhiên có con trăn đi qua trước mặt chúng nó, con ếch vừa thấy, lập tức bỏ mũ hỏi thăm: - “Anh trăn, anh khoẻ chứ ? Anh vừa thay quần áo mới thật là phù hợp, vừa rất mốt lại vừa đẹp nữa ạ!” Suy tư 23: Mỗi quốc gia đều có luật lệ riêng. Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng. Mỗi gia đình có gia phong riêng. Mỗi cá nhân có cách sống không giống nhau. Chúng ta gọi đó là nguyên tắc. - Nguyên tắc sống của người thông minh là dành nhiều thời gian để học hành, đọc sách, nghiên cứu. - Nguyên tắc làm việc của người buôn bán là: khách hàng + lợi nhuận = làm giàu. Ai cũng có nguyên tắc của mình, nhưng người quân tử thì khác tiểu nhân, nguyên tắc của người quân tử là mực thước, nguyên tắc của tiểu nhân là… nịnh. Chúng ta –những người Kitô hữu- có nguyên tắc riêng mà người đời nghe qua đều ngạc nhiên, thấy qua là giật mình, nguyên tắc đó là: “Có thì nói có, không thì nói không” (Mt 5, 37), và “ai tát má bên phải, thì giơ cả má bên trái ra nữa…” (Mt 5, 39). Đúng là một nguyên tắc mà ai cũng phải thán phục. 24. ĐẸP XẤU CỦA HOA SEN. Mùa hè, Hoa sen thật tươi đẹp, liếc xéo nhìn mấy cây cỏ nực hôi mùi cỏ, nó không chịu được, vẻ mặt dương dương tự đắc, thế là hỏi Đấng tạo hóa: - Ngài nhìn con thế nào ?” - Ta chỉ nhìn thấy vẻ xấu xí của con!” Mùa thu, Hoa sen đã già khô, héo tàn, vẻ tươi tốt đã cực kỳ tàn tạ, nhè nhẹ than thở, nói: “Bây giờ tôi vừa già vừa xấu xí”. Đấng tạo hóa nói: - “Không, Ta cảm thấy con rất đẹp!” Sen không hiểu bèn hỏi: - “Tại sao lúc con nở rộ, dáng điệu muôn vẻ, Ngài lại nhìn con xấu xí. Nhưng khi con buồn bã, thế lực đang tàn tạ, thất bại, thì Ngài lại cho rằng con đẹp đẽ?” Đấng tạo hóa mĩm cười, nói: - “Bé con, lúc con tự cho rằng mình đẹp đẽ, là lúc Ta nhìn thấy hư vinh và kiêu ngạo của con. Và lúc nầy, ta nhìn được sự chân thành và thẳng thắn của con!” Suy tư 24: Mỗi người điều có những quan niệm và suy tư không giống nhau, nếu có giống nhau thì không phải là thế giới của loài người nữa. Và cách nhìn cũng không hoàn toàn giống nhau. Cách nhìn đây không phải đứng nhìn một bông hoa rồi nói nó là hoa, cũng chẳng phải đứng nhìn một toà cao ốc rồi phán một câu nó là nhà cao tầng. Cách nhìn đây bao gồm cả tri thức, lý luận, suy tư, thẩm mỹ, tâm lý… Thiên Chúa là Đấng vĩ đại, vì Ngài có cách nhìn vĩ đại, bao trùm trong ngoài vạn vật, quá khứ, hiện tại và tương lai. Các nhà khoa học thì có cách nhìn của nhà khoa học. Các triết gia thì có cách nhìn rắc rối của triết gia. Các thánh thì nhìn mọi sự đều tốt đẹp. Người thế gian thì nhìn mọi vật đều theo cái thích của họ. Người đời chỉ nhìn vẻ bên ngoài rồi khen và chê. Nhưng Thiên Chúa thì nhìn cả bên trong lẫn bên ngoài, mà không hề khen chê, Ngài chỉ nói: “Điều gì con muốn người ta làm cho mình, thì con hãy làm cho người ta trước” (Mt 7, 12). 25. ĐẤT DUNG THÂN Vịt rừng tự nhận là mình có tài cao “bá cháy” , nhưng vì không có người thưởng thức, nên than thở vì có tài trong bụng mà không có dịp (thi thố): - “Thiên hạ to lớn, không có chỗ để cho tôi đặt chân chăng?” Đấng tạo hóa nhè nhẹ thở dài: - “Thiên hạ to lớn, chỗ này không phải nơi để ngươi đặt chân là gì à?” Suy tư 25: Người kiêu ngạo thì giống như toà nhà cao ốc xây trên cát, nguy hiểm vô cùng, và chẳng có ai muốn ở trong đó bởi vì trước sau nói cũng đổ nhào.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan