Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Chuyên đề vấn đề toàn cầu hóa trong nền kinh tế xã hội thế giới hiện nay ...

Tài liệu Chuyên đề vấn đề toàn cầu hóa trong nền kinh tế xã hội thế giới hiện nay

.DOC
13
438
73

Mô tả:

Chuyên đề: Vấn đề toàn cầu hóa trong nền kinh tế - xã hội thế giới hiện nay (2 tiết) Lý do xây dựng chuyên đề: - Toàn cầu hóa (TCH) là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới hiện nay - TCH là chủ đề có liên quan đến nội dung kiến thức của 2 bài học trong chương trình địa lý 11 (bài 2,4) - TCH có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT-XH của tất cả các nước trên TG, đặc biệt là các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá. Hệ quả của toàn cầu hoá và khu vực hóa - Biết được lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. - Hiểu được những cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển trên TG 2. Kỹ năng - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực. - Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực. 3. Thái độ, hành vi - Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. - Xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương 4. Định hướng năng lực được hình thành 4.1. Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT và TT, sử dụng ngôn ngữ, tính toán... 4.2. Năng lực chuyên biệt - Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ 1 - Năng lực sử dụng số liệu thống kê - Năng lực sử dụng bản đồ - Năng lực sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, video clip, mô hình. II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hoá 2. Những cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH 1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành. Nội Nhận biết Thông hiểu dung/chủ Vận dụng Vận dụng cao thấp đề/chuẩn 1. Xu - Trình bày được - Hiểu được lí do So sánh số Ảnh hưởng hướng các biểu hiện và hình thành tổ chức dân và GDP của TCH và TCH, hệ quả KVH cầu hoá kinh tế của toàn liên kết kinh tế khu của các tổ KVH đối với vực và một số tổ chức liên kết Việt Nam - Hệ quả của khu chức liên kết kinh tế kinh tế khu vực hóa 2. Cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển khu vực. vực Hiểu được những cơ Liên hệ được TCH có ảnh hội và thách thức của cơ hội của hưởng lớn đối TCH đối với các Việt Nam khi với nước đang phát triển tham trên TG ASEAN môi gia trường và sự phát triển bền vững của các nước đang phát triển trên TG Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, tính toán - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 2. Câu hỏi và bài tập. 2 2.1. Nhận biết Câu 1. Nối các ý ở cột bên trái với cột bên phải cho đúng với quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới: 1. Thương mại thế giới phát triển mạnh A.Biểu hiện 2. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu 3. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh 4. Khai thác triệt để khoa học công nghệ 5. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng B. Hệ quả 6. Đẩy nhanh đầu tư 7. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn 8. Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo Hướng dẫn trả lời: A (1, 3, 5, 7); B (2, 4, 6, 8) 2.2. Thông hiểu Câu 1: Kể tên các tổ chức liên kết kinh tế khu vực tiêu biểu trên TG. Cho biết lí do hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên TG Hướng dẫn trả lời - Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực tiêu biểu trên TG: APEC, ASEAN, NAFTA, EU, MERCOSUR - Lí do hình thành các tổ chức liên kêt kinh tế khu vực trên TG: + Sự phát triển kinh tế không đều + Sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên TG + Các quốc gia có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu,lợi ích phát triển đã liên kết với nhau để hình thành các tổ chức liên kết kinh tế Câu 2. Bằng kiến thức đã học, phân tích hệ quả của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên TG. Hướng dẫn trả lời KVH có tác động lớn đến nhiều mặt của nền kinh tế xã hội các nước trên TG - Tác động tích cực: + Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau đã tạo nên động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng 3 cường tự do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực với nhau, góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên. + Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, tăng cường quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới. - Tác động tiêu cực: xu hướng khu vực hoá cũng đặt ra không ít vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết, như tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia, gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. Câu 3: “TCH là quá trình liên kết các quốc gia trên TG về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học....”. Hãy phân tích những cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển trên TG. Hướng dẫn trả lời * Cơ hội: - Tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông rộng rãi - Tạo điều kiện để các quốc gia trên thế giới rút ngắn được thời gian phát triển đất bước nhờ đi tắt đón đầu được công nghệ hiện đại - Tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học công nghệ, về tố chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh với tất cả các nước - Tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương hoá quan hệ quốc tế… * Thách thức: - KH&CN đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế TG. Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh đòi hỏi các nước phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn. - TCH khiến các giá trị đạo đức của nhân loại có nguy cơ bị xói mòn. - Gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên 2.3. Vận dụng thấp Câu 1. Quan sát biểu đồ Qui mô GDP của các khối liên kết kinh tế năm 2004, hãy nhận xét qui mô GDP của các khối liên kết kinh tế khu vực tiêu biểu trên TG 4 Hướng dẫn trả lời - Qui mô GDP của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên TG có sự khác nhau - Thứ tự xếp hạng theo tổng GDP từ cao tới thấp được thể hiện như sau: + Cao nhất: APEC (DC) + Tiếp đến là NAFTA, EU (DC) + Thấp nhất MERCOSUR (DC) và ASEAN (DC) Câu 2 : Dựa vào bảng 2 tr.11 sgk địa lý 11(CTC) so sánh số dân và GDP của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Rút ra nhận xét. Hướng dẫn trả lời. Tổ chức có số dân đông nhất Tổ chức có số dân thấp nhất Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhất APEC MERCOSUR APEC, NAFTA, EU, ASEAN, MERCOSUR Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông nhất APEC Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất NAFTA Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất ASEAN Câu 3: Trong xu thế TCH và KVH Việt Nam đã và đang tích cực chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Quan sát các hình ảnh sau và kiến thức, hãy phân tích những cơ hội của Việt Nam khi tham gia ASEAN. 5 Hướng dẫn trả lời - Nâng cao vai trò, vị thế của VN trong KV và trên TG... - Thu hút đầu tư nước ngoài... - Học tập được kinh nghiệm quản lý, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ... - Mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu ... (Học sinh có thể nêu các đáp án khác nhưng phù hợp vẫn đạt điểm tối đa) 2.4. Vận dụng cao Câu 1: Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội TG hiện nay đã và đang có ảnh hưởng lớn đối với môi trường và sự phát triển bền vững của các nước trên TG, đặc biệt là các nước đang phát triển. Hãy chứng minh TCH gây áp lực nặng nề đến môi trường và sự phát triển bền vững của nước ta. Hướng dẫn trả lời 6 - Trong quá trình đổi mới công nghệ các nước phát triển đã chuyển sang các nước đang phát triển (trong đó có VN) các công nghệ lỗi thời, lạc hậu =>gây ô nhiễm môi trường - Các nước phát triển đầu tư chủ yếu vào các ngành sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu => tài nguyên thiên nhiên suy giảm nhanh => Gia tăng thiên tai : Bão, lũ lụt, hạn hán... Câu 2: Sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên TG, những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội ....đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù. Hãy CM Ảnh hưởng của KVH đối với Việt Nam Hướng dẫn trả lời - Tích cực : + Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP khá nhanh và ổn định (giai đoạn 2001- 2005: 6,9%/n – đứng thứ 2 trong khu vực sau Xin ga po; năm 2014: 5,9% - đứng thứ 2 TG sau Trung Quốc) + Tăng cường tự do hóa thương mại và mở rộng thị trường: VN là bạn hàng của hầu hết các nước trong KV và trên TG (năm 2014 VN có quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 10 quốc gia) + VN đã ra nhập các tổ chức ASEAN, APEC, WTO... Góp phần tăng cường quá trình TCH kinh tế TG - Tiêu cực: Đặt ra các vấn đề như sức ép cạnh tranh và mở rộng thị trường, suy thoái nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường..... IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP. Hoạt động 1: Khởi động 1. Mục tiêu: GV nêu các mục tiêu học phải đạt được sau chuyên đề (về kiến thức, kỹ năng, thái độ... ;định hướng các năng lực được hình thành) 2. Nội dung: Giới thiệu chủ đề học tập (tên, thời gian thực hiện, yêu cầu cần đạt..) 3. Hình thức: Cả lớp Bước 1. Giao nhiệm vụ (trước khi thực hiện chủ đề) - GV yêu cầu học sinh tìm hiểu các nội dung : + Khái niệm, biểu hiện, hệ quả của TCH 7 + Ảnh hưởng của TCH đối với các nước đang phát triển + Nguyên nhân hình thành và hệ quả của KVH Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao (HS thực hiện trước khi học tập chủ đề) Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị: HS báo cáo trước khi GV nêu mục tiêu Bước 4. GV nhận xét, đưa ra mục tiêu cần đạt của chủ đề và giới thiệu những nội dung chính của chủ đề. Hoạt động 2. Tìm hiểu xu hướng toàn cầu hóa 1. Mục tiêu: HS trình bày được: - Khái niệm TCH - Các biểu hiện và hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế 2. Nội dung: Tìm hiểu biểu hiện và hệ quả của xu hướng TCH kinh tế 3. Hình thức: Cá nhân/cặp/lớp Bước 1. Tìm hiểu khái niệm và biểu hiện của TCH - GV yêu cầu HS: nhắc lại tác động của cuộc CMKH và CN hiện đại đến nền kinh tế - xã hội TG - GV chuẩn kiến thức và làm rõ nguyên nhân của TCH. Sau dó dẫn dắt HS cùng phân tích các biểu hiện của TCH kinh tế và hệ quả của nó đối với nền kinh tế TG và của từng quốc gia. Yêu cầu HS lần lượt trả lời câu hỏi: ? Nối các ý ở cột bên trái với cột bên phải cho đúng với quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, từ đó rút ra biểu hiện và hệ quả của TCH kinh tế 1. Thương mại thế giới phát triển mạnh 8 A. Biểu hiện 2. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu 3. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh 4. Khai thác triệt để khoa học công nghệ 5. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng B. Hệ quả 6. Đẩy nhanh đầu tư 7. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn 8. Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo Bước 2: HS nghiên cứu sgk, thảo luận, thống nhất nội dung trả lời vào phiếu học tập Bước 3: HS báo cáo kết quả thảo luận, Bước 4: - Các cặp đối chiếu và trao đổi kết quả thảo luận; GV đánh giá kết quả thảo luận =>GV cung cấp thông tin phản hồi: A (1, 3, 5, 7); B (2, 4, 6, 8) và yêu cầu học sinh lấy VD chứng minh làm rõ biểu hiện và hệ quả của TCH - GV cung cấp thông tin chuẩn kiến thức cho hoạt động 2. I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế 1. Khái niệm: (sgk tr.10) 2. Biểu hiện của TCH kinh tế: a. Thương mại thế giới phát triển mạnh b. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng d. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn 3. Hệ quả của TCH kinh tế a. Tích cực - Thúc đẩy sx phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu - Đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế. b. Tiêu cực: Làm tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước H/động 3: Tìm hiểu xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Mục tiêu: HS hiểu được: 9 - Lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. - Hệ quả của khu vực hóa. 2. Nội dung: Tìm hiểu nguyên nhân hình thành và hệ quả của xu hướng khu vực hóa kinh tế. 3. Hình thức: Cá nhân/cặp/nhóm Bước 1: Tìm hiểu lí do hình thành và hệ quả của xu hướng khu vực hóa kinh tế - GV yêu cầu HS đọc kênh chữ SGK, tìm hiểu lí do hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Trả lời câu hỏi sau: ? Kể tên các tổ chức liên kết kinh tế khu vực tiêu biểu trên TG. Cho biết lí do hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên TG. ? Bằng kiến thức đã học, cho biết hệ quả của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên TG. - GV chia lớp thành các cặp nhóm, yêu cầu các nhóm dựa vào bảng 2 trang 1; quan sát biểu đồ: ? So sánh số dân và GDP của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Rút ra nhận xét. Bước 2: HS làm việc cá nhân và thảo luận theo cặp, nhóm hoàn thành các nội dung theo yêu cầu của HĐ3 Bước 3. HS báo cáo kết quả Bước 4. Đánh giá kết quả 10 - HS tự đánh giá lẫn nhau - GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm - GV cung cấp thông tin chuẩn kiến thức cho hoạt động 3 II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực a. Nguyên nhân hình thành: + Sự phát triển kinh tế không đều + Sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên TG + Các quốc gia có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu,lợi ích phát triển đã liên kết với nhau để hình thành các tổ chức liên kết kinh tế b. Đặc điểm của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực: Tổ chức có số dân xếp từ cao nhất đến thấp nhất APEC, AESAN, EU, Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhất NAFTA, MERCOSUR APEC, NAFTA, EU, Tổ chức có số thành viên cao nhất Tổ chức có số thành viên thấp nhất Tổ chức có số dân đông nhất Tổ chức có số dân ít nhất Tổ chức được thành lập sớm nhất Tổ chức được thành lập muộn nhất Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông nhất Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất 2. Hệ quả của KVH kinh tế: ASEAN, MERCOSUR EU NAFTA APEC MERCOSUR EU NAFTA APEC NAFTA ASEAN - Tích cực: + Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế + Tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư DV + Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường từng nước -> Tạo lập những thị trường KV rộng lớn -> Thúc đẩy quá trình TCH. - Tiêu cực: đặt ra nhiều vấn đề: Tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia... Hoạt động 4: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển 11 1. Mục tiêu: HS hiểu được: - Những cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển trên TG - Liên hệ thực tế, tìm hiểu về những cơ hội và thách thức của TCH đối với Việt Nam - Sản phẩm cần đạt: Báo cáo của HS về những cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển. 2. Nội dung: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển. 3. Hình thức: Cặp/nhóm/cá nhân 3.1. Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển Bước 1: - HS xác định yêu cầu của bài thực hành - GV đưa một số hình ảnh liên quan đến nội dung của bài hộc và một số thông tin về tác động của TCH đối với các nước trên TG nhất là các nước đang phát triển. - GV yêu cầu HS đọc thông tin ở các ô kiến thức trong SGK, dựa vào tài liệu tham khảo và kiến thức đã học để rút ra các kết luận về các đặc điểm của nền kinh tế TG. Lấy VD minh hoạ. - GV lưu ý HS các kết luận phải xoay quanh những cơ hội và thách thức của TCH đang đặt ra cho các nước đang phát triển. - GV chia lớp thành 4 nhóm, học sinh chọn nhóm trưởng và thư kí của mỗi nhóm. Các nhóm xác định những cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển. Lấy VD Bước 2: HS làm việc cá nhân rút ra kết luận cho từng ô kiến thức =>thảo luận nhóm hoàn thành nội dung theo yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện 2 nhóm trình bày - Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung. Bước 4: - GV kết luận đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. 12 2. Viết và trình bày báo cáo. Bước 1: - GV yêu cầu HS trên cơ sở kết quả thảo luận nhóm mỗi học sinh viết một bản báo cáo ngắn khoảng từ 15 – 20 dòng theo chủ đề “ Những cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển’’ - Lưu ý HS: Trong báo cáo nên có VD minh họa Bước 2: HS viết báo cáo Bước 3: GV gọi 2-3 HS trình bày; HS trong lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: GV nhận xét các báo cáo được trình bày, đánh giá kết quả GV đưa thông tin phản hồi cho HĐ4, HS hoàn thiện báo cáo III. Những cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển 1. Cơ hội: - TCH tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông rộng rãi - TCH tạo điều kiện để các quốc gia trên thế giới rút ngắn được thời gian phát triển đất bước nhờ đi tắt đón đầu được công nghệ hiện đại - TCH tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học công nghệ, về tố chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh với tất cả các nước - TCH tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương hoá quan hệ quốc tế… 2. Thách thức: - KH&CN đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế TG. Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh đòi hỏi các nước phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn. - TCH khiến các giá trị đạo đức của nhân loại có nguy cơ bị xói mòn. - TCH gây áp lực nặng nề đối với tụ nhiên V. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan