Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề tốt nghiệp tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu tại xã cư huê, huyện...

Tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu tại xã cư huê, huyện eakar, tỉnh đăk lăk

.PDF
63
403
59

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒ TIÊU TẠI XÃ CƯ HUÊ, HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐĂK LĂK Sinh viên : Nguyễn Thị Lương Như Chuyên ngành: Kinh tế Nông Nghiệp K11 Khóa học : 2011 – 2015 ĐăkLăk, .../2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒ TIÊU TẠI XÃ CƯ HUÊ, HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐĂK LĂK Sinh viên : Nguyễn Thị Lương Như Chuyên ngành : Kinh tế Nông Nghiệp K11 Người hướng dẫn: ThS. Vũ Trinh Vương ĐăkLăk, ..../2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp cũng như bài chuyên đề này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các đoàn thể cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo: ThS. Vũ Trinh Vương đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn các cô, chú và các anh chị phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ea Kar, Chi cục Thống kê, UBND xã Cư Huê, ban tự quản các thôn, cùng bà con nông dân xã Cư Huê đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như quá trình thực hiện chuyên đề cuối khóa. Đắk Lắk, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Lương Như i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế BVTV : Bảo vệ thực vật NN : Nông nghiệp TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TMDV : Thương mại dịch vụ TB : Trung bình THCS : Trung học cơ sở PTNT : Phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân XD : Xây dựng ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vii PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 PHẦN HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................3 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3 2.1.1. Lý thuyết về sản xuất hồ tiêu ............................................................................3 2.1.1.1. Khái niệm về sản xuất trồng trọt ....................................................................3 2.1.1.2. Đặc điểm của sản xuất hồ tiêu .......................................................................3 2.1.1.3. Vai trò của sản xuất hồ tiêu............................................................................4 2.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất hồ tiêu ...................................................5 2.1.2. Lý thuyết về tiêu thụ hồ tiêu .............................................................................7 2.1.2.1. Khái niệm về tiêu thụ nông sản......................................................................7 2.1.2.2. Đặc điểm của thị trường nông sản .................................................................8 2.1.2.3. Hệ thống marketing nông sản ........................................................................9 2.1.2.4. Phân loại sản phẩm hồ tiêu ............................................................................9 2.1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hồ tiêu ...................................10 2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................11 2.2.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên Thế giới .........................................................11 2.2.2. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam ...........................................................11 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở Tây Nguyên và Đăk Lăk .................14 PHẦN BA: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................15 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...................................................15 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................15 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................15 3.1.2.1. Phạm vi không gian......................................................................................15 iii 3.1.2.2. Phạm vi thời gian .........................................................................................15 3.1.2.3. Phạm vi nội dung .........................................................................................15 3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................15 3.2.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................15 3.2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................15 3.2.1.2 Điều kiện khí hậu ..........................................................................................15 3.2.1.3. Địa hình ........................................................................................................17 3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................17 3.2.2.1. Kinh tế ..........................................................................................................17 3.2.2.2. Xã hội ...........................................................................................................18 3.2.3. Cơ sở hạ tầng...................................................................................................20 3.2.3.1. Giao thông ....................................................................................................20 3.2.3.2. Thủy lợi ........................................................................................................20 3.2.3.3. Bưu điện .......................................................................................................20 3.2.3.4. Điện ..............................................................................................................20 3.2.4. Tình hình sử dụng đất .....................................................................................21 3.2.5. Đánh giá tổng quan về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu...............................22 3.2.5.1.Thuận lợi .......................................................................................................22 3.2.5.2. Khó khăn ......................................................................................................22 3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23 3.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu.........................................................23 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin......................................................23 3.3.2.1 Số liệu thứ cấp...............................................................................................23 3.2.2.2 Số liệu sơ cấp ................................................................................................23 3.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ....................................................24 3.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................................25 3.3.5.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh tình hình sản xuất hồ tiêu .............25 3.3.5.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh tình hình tiêu thụ hồ tiêu ...............26 PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................27 4.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu của nông hộ tại xã Cư Huê, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.............................................................................................................................27 4.1.1. Diện tích hồ tiêu của xã Cư Huê .....................................................................27 iv 4.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của nông hộ điều tra .....................................28 4.1.3. Chi phí sản xuất hằng năm đối với hồ tiêu kinh doanh...................................29 4.1.4. Kết quả sản xuất ..............................................................................................31 4.1.5. Phân tích SWOT về sản xuất hồ tiêu ..............................................................32 4.2. Tình hình tiêu thụ hồ tiêu của nông hộ địa bàn xã Cư Huê, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk .....................................................................................................................34 4.2.1. Hệ số tiêu thụ hồ tiêu ......................................................................................34 4.2.2. Tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu của nông hộ ..........................................................35 4.2.3. Thời điểm và địa điểm tiêu thụ .......................................................................36 4.2.4. Đối tượng và hình thức tiêu thụ ......................................................................37 4.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hồ tiêu ..............................................38 4.2.5.1. Nguồn cung cấp thông tin ............................................................................38 4.2.5.2. Chất lượng sản phẩm....................................................................................39 4.2.5.3. Biến động giá cả...........................................................................................39 4.2.5.4. Mạng lưới tiêu thụ........................................................................................39 4.2.6. Phân tích SWOT .............................................................................................40 4.3. Các giải pháp để nâng cao năng suất sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu........................................................................................................................42 4.3.1. Các giải pháp để nâng cao năng suất sản xuất hồ tiêu. ...................................42 4.3.1.1. Đối với các nông hộ .....................................................................................42 4.3.1.2. Đối với chính quyền địa phương..................................................................43 4.3.1.3. Đối với cơ quan chức năng ..........................................................................43 4.3.2. Các giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu....................................44 4.3.2.1. Đối với các nông hộ .....................................................................................44 4.3.2.2. Đối với chính quyền địa phương..................................................................44 4.3.2.3. Đối với cơ quan chức năng và các bên liên quan.........................................44 PHẦN V: KẾT LUẬN ..............................................................................................45 5.1. Kết luận ..............................................................................................................45 5.2 Kiến nghị .............................................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................47 PHỤ LỤC v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Giá trị xuất khẩu hồ tiêu qua các năm ........................................................5 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất hồ tiêu của Việt Nam trong những năm qua..............12 Bảng 3.1: Cơ cấu địa hình chính của xã....................................................................17 Bảng 3.2: Về dân số tại các thôn, buôn.....................................................................18 Bảng 3.3: Hiện trạng lao động trên địa bàn xã..........................................................19 Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Cư Huê năm 2014..............................21 Bảng 3.5: Số hộ điều tra............................................................................................23 Bảng 3.6: Phân loại nhóm hộ ....................................................................................24 Bảng 4.1: Diện tích, sản lượng và năng suất của hồ tiêu của nhóm hộ điều tra .......28 Bảng 4.2: Bảng chi phí sản xuất của hộ trồng tiêu ...................................................29 Bảng 4.3: Giá trị sản xuất của các nhóm hộ trên 1ha................................................31 Bảng 4.4: Phân tích SWOT tình hình sản xuất hồ tiêu của nông hộ........................32 Bảng 4.5. Hệ số tiêu thụ hồ tiêu ................................................................................34 Bảng 4.6. Thời điểm và địa điểm tiêu thụ hồ tiêu.....................................................36 Bảng 4.7. Đối tượng và hình thức tiêu thụ................................................................37 Bảng 4.8. Nguồn cung cấp thông tin.........................................................................38 Bảng 4.9: Phân tích SWOT tình hình tiêu thụ hồ tiêu .............................................40 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thị trường xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam năm 2014...............................13 Biểu đồ 2.2. Tình hình xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong những năm qua .......13 Biểu đồ 4.1: Diện tích hồ tiêu của toàn xã ................................................................27 Biểu đồ 4.2. So sánh chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh của ba nhóm hộ.................30 Sơ đồ 4.1: Tình hình tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ..............................................35 vii PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Hồ tiêu là một loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị về mặt kinh tế, là loại gia vị rất phổ biến được nhiều người biết đến. Trên thế giới, hồ tiêu được trồng phổ biến ở một số quốc gia như: Ấn Độ, Brazil, Philippines, Indonesia, Việt Nam… Sản lượng sản xuất của toàn thế giới mỗi năm đạt hơn 300.000 tấn, trong đó sản xuất hồ tiêu của Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần giao dịch toàn cầu. Ở Việt Nam, cây hồ tiêu được trồng vào cuối thế kỷ XIX và bắt đầu phát triển mạnh từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Tuy phát triển sau so với các nước sản xuất hồ tiêu truyền thống, nhưng đã có sự phát triển vượt bậc, từ năm 2003 đến nay Việt Nam là nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 80 nước trên thế giới trong đó có cả những thị trường khó tính như Mỹ, Eu, Nhật Bản….Giá trị xuất khẩu mà ngành hàng hồ tiêu mang lại cho đất nước là rất lớn. Trong năm 2013 là 898,16 triệu USD, tăng so với cùng kỳ năm 2012 là 19,75%. Hiện nay tổng diện tích hồ tiêu cả nước là hơn 60.000 ha, năng suất bình quân đạt 21,6 tạ tiêu khô/ha được xếp vào loại cao nhất thế giới. Ở Tây Nguyên, hồ tiêu được người dân đưa vào trồng đầu thập niên 80 của thế kỷ XX và được trồng phổ biến ở một số tỉnh như Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk. Do phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng nên cây hồ tiêu đã phát triển rất tốt. Tính đến 2013 tổng diện tích hồ tiêu toàn Tây nguyên đã trên 32.400 ha . Chỉ riêng tỉnh Đắk Nông, diện tích hồ tiêu đã là 18.800 ha. Diện tích hồ tiêu của Đắk Lắk là 9.800 ha. Tập trung ở các địa bàn như Ea H’Leo, Krông Buk, Krông Năng, Ea Kar và Cư M’Gar (Tổng cục Thống kê, 2015). Huyện Ea Kar có diện tích tự nhiên là 103.747 ha, trong đó đất đã sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 50.155 ha chiếm 48,34%. Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất và phân bổ trên diện rộng trong vùng, hầu hết diện tích đã được khai thác trồng cây lâu năm như cây điều; cây hồ tiêu; cây cao su; cây cà phê; chè, một số ít được khai thác trồng sắn, mía; thuốc lá, thuốc lào; cây lấy sợi: bông, đay, cói.... cho năng suất cao. Đến năm 2014 toàn huyện Ea Kar có 970 ha trồng cây hồ tiêu chiếm 12,47% tổng diện tích trồng cây hồ tiêu của tỉnh trong đó diện tích thu hoạch 1 là 722 ha với sản lượng đạt 2.570 tấn. Cây hồ tiêu là một trong ba loại cây chủ lực với cây cà phê và điều, là sản phẩm chủ yếu, chiếm hơn 20% giá trị từ sản xuất nông nghiệp, có tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội hàng năm của huyện Ea Kar. Xã Cư Huê, huyện Ea Kar là một xã nằm cách trung tâm thị trấn Ea Kar khoảng 01 km về phía Tây, tổng diện tích tự nhiên 2.786 ha, dân số năm 2014 có 10.594 nhân khẩu với 2.445 hộ. Địa hình tương đối bằng phẳng với thành phần đất chủ yếu là đất nâu đỏ trên đỏ bazan kết hợp với điều kiện như khí hậu, thủy văn đều thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu,…. Việc sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn xã Cư Huê, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên cũng còn tồn tại nhiều khó khăn; là sự tăng nhanh không theo quy hoạch về diện tích do chạy theo giá cả thị trường dẫn đến rừng bị tàn phá, đất bị thoái hoá; sản lượng tăng nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường thấp, hiệu quả kinh doanh mang lại còn ở mức thấp, để tìm hiểu rõ về những mặt thuận lợi cũng như khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ tại xã Cư Huê, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Tôi quyết định chọn đề tài “Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu tại xã Cư Huê, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn xã Cư Huê, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. - Tình hình tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn xã xã Cư Huê, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất một số giải pháp để phát triển sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn xã Cư Huê, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. 2 PHẦN HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Lý thuyết về sản xuất hồ tiêu 2.1.1.1. Khái niệm về sản xuất trồng trọt Sản xuất là một quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường có thu tiền hoặc không thu tiền. Sản xuất trồng trọt là quá trình tác động của người sản xuất lên đối tượng lao động là các loại cây trồng để biến những hao phí lao động thành các loại sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người. 2.1.1.2. Đặc điểm của sản xuất hồ tiêu Hồ tiêu là một loại cây công nghiệp dài ngày, chu kỳ sản xuất của cây tiêu từ 25 – 30 năm, là một thực thể sinh vật học nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. - Sản xuất hồ tiêu mang tính thời vụ: cũng như các loại cây công nghiệp dài ngày khác, hồ tiêu mỗi năm chỉ cho thu hoạch một lần. Hàng năm, ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng thu hoạch hồ tiêu bắt đầu từ tháng 1 cho đến hết tháng 4. - Chu kỳ sản xuất kinh doanh của hồ tiêu là tương đối dài và được tiến hành ngoài trời. Do đó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên là chủ yếu. - Sản xuất hồ tiêu chịu tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện về đất đai, khí hậu... Do vậy, trong quá trình sản xuất cần tính đến sự rủi ro có thể xảy ra và phải có kế hoạch dự phòng. + Nhiệt độ: thích hợp cho cây tiêu là từ 25 – 270C, nếu nhiệt độ cao hơn 490C và thấp hơn 100C thì ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây tiêu. + Lượng mưa: cây hồ tiêu đòi hỏi khí hậu ẩm ướt, lượng mưa cả năm từ 2000 – 3000 mm và phải phân bố tương đối đều. Tiêu có thể chịu đựng được mùa khô nhưng không kéo dài, tạo điều kiện cho trái tập trung và ra hoa đồng loạt vào đầu mùa mưa năm sau. 3 + Độ ẩm: độ ẩm thích hợp bình quân 75 – 90%, ẩm độ cao làm cho hạt phấn dễ dính vào nuốm nhụy cái và thời gian thụ phấn kéo dài do nuốm nhụy trương to khi có ẩm độ, tạo điều kiện cho sự hình thành quả tốt hơn. + Ánh sáng: hồ tiêu là cây ưa ánh sáng, nhất là trong thời kỳ cho quả. Tuy nhiên tiêu cần cây che bóng khi thời tiết nắng gắt. + Gió: hồ tiêu không thích hợp với gió lớn, gió dễ làm đổ nọc tiêu gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tiêu. Trong mùa khô, gió làm bay hơi nước ảnh hưởng bất lợi cho tiêu. Gió lạnh về mùa đông ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả. + Độ cao: hồ tiêu là loại cây thường trồng ở vùng đất thấp, nơi gần xích đạo, tuy nhiên tiêu có thể phát triển và sinh trưởng bình thường ở độ cao so với mặt biển 800 – 900 m. + Đất đai: hồ tiêu có thể trồng trên các loại đất khác nhau. Tại Việt Nam đã được trồng trên các loại đất sau: đất pha cát, đất đỏ Bazan, đất phù sa bồi, đất xám. Tuy nhiên, để trồng được phải có tầng đất sâu 80cm – 100cm, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình dễ thấm và mau thoát nước. - Kỹ thuật chăm sóc: là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất hồ tiêu, đòi hỏi người trồng có sự hiểu biết về quy trình và kỹ thuật chăm sóc thì mới có thể trồng và cho hiệu quả cao. Việc chăm sóc hồ tiêu có rất nhiều công đoạn như: cắt xén nọc cây sống, xén tỉa dây tiêu, đốn tiêu, tủ gốc, bón phân, cột dây, tưới nước… Nếu làm tốt các công đoạn này cây hồ tiêu sẽ cho năng suất khá cao. 2.1.1.3. Vai trò của sản xuất hồ tiêu Hồ tiêu là loại gia vị vua của mọi gia vị, rất quen thuộc và được sử dụng khắp nơi trên thế giới. Giá trị của hồ tiêu được thể hiện qua nhiều lĩnh vực khác nhau như trong thực phẩm hay trong y học. - Trong thực phẩm: là loại gia vị quan trọng không thể thiếu được trong các món ăn, kích thích vị giác và khứu giác của con người, giúp ngon miệng hơn. - Trong y học: theo y học cổ truyền, hạt tiêu có vị cay, tính nóng, có mùi thơm. Có tác dụng trừ hàn, làm ấm bụng, giảm đau, tiêu thực, kích thích sự tiết dịch vị kháng khuẩn, diệt trùng... Thường dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, giảm đau, trị đau bụng do lạnh, tiêu chảy, nôn mửa, sâu răng…. 4 Chính từ những giá trị trên đã làm cho hồ tiêu càng có giá trị cao, đặc biệt là trong chế biến thực phẩm. Trong những năm qua, ngành hồ tiêu đã đem lại nguồn thu không nhỏ cho đất nước. Bảng 2.1. Giá trị xuất khẩu hồ tiêu qua các năm Chỉ tiêu Sản lượng xuất khẩu Giá trị Đơn vị Tấn Triệu USD Năm Năm Năm 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trưởng (%) 2013/2012 2014/2013 110.734 132.637 156.396 119,78 117,91 750 898,16 1210 119,75 134,72 Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam Bảng 2.1 cho thấy, giá trị mà hồ tiêu mang lại ngày càng gia tăng. Năm 2013 (898,16 triệu USD) tăng 19,75% so với năm 2012 (750 triệu USD), năm 2014 (1,210 tỷ USD) tăng 34,72% so với năm 2013. Từ đó có thể khẳng định hồ tiêu là một loại gia vị có giá trị rất nhiều mặt phục vụ cho lợi ích của con người. 2.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất hồ tiêu Việc sản xuất hồ tiêu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. a. Điều kiện tự nhiên Quá trình sản xuất hồ tiêu thường bị ảnh hưởng bởi vị trí, khí hậu, thời tiết, tài nguyên đất… những nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng hồ tiêu. Sản xuất hồ tiêu chỉ thực sự có hiệu quả khi trồng trọt thích ứng với điều kiện tự nhiên, điều này đòi hỏi công tác chọn giống và lựa chọn địa điểm thích hợp là khâu chủ chốt của việc sản xuất hồ tiêu. - Độ cao: tiêu là loại cây trồng ở vùng đất thấp, nơi gần xích đạo. Độ cao thích hợp khoảng 300m là điều kiện tốt cho cây phát triển. Tuy nhiên, cây có thể mọc sinh trưởng và phát triển bình thường ở độ cao từ 0 – 900m. - Đất đai: tiêu có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ Bazan, đất sét pha cát, phù sa bồi, đất xám… Đất dễ thoát nước đặc biệt không úng ngập, mực nước ngầm sâu lớn hơn 1m. Đất giàu mùn, tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến 5 trung bình, giàu dinh dưỡng, độ pH: 5,5 – 7, đất không bị nhiễm mặn trong mùa nắng. - Khí hậu: khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và sản lượng của hồ tiêu. Các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa… nếu không phù hợp cây tiêu sẽ dễ bị dịch bệnh và cho năng suất thấp. b. Kinh tế xã hội - Lao động: công tác trồng và chăm sóc hồ tiêu đòi hỏi cần phải có kỹ thuật cao. Kỹ thuật ở đây là kỹ năng của người lao động để trồng, chăm sóc, tạo hình và tạo tán cho cây. Ngoài ra, cần phải có kiến thức để phòng trừ dịch bệnh làm sao cho cây phát triển tốt nhất và mang lại hiệu quả cao nhất trong suốt quá trình sản xuất của vườn cây. - Vốn đầu tư: để nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu thì phải có vốn đầu tư nhiều, cây tiêu là loại cây công nghiệp có thời kỳ kiến thiết cơ bản tương đối dài, chi phí đầu tư ban đầu cao nên để sản xuất được cần phải có số vốn nhất định. Hiện nay, để trồng được một ha hồ tiêu chi phí đầu tư ban đầu mất khoảng hơn 1 tỷ đồng. Hồ tiêu vào thời kỳ kinh doanh cũng cần có sự đầu tư nhiều như: nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì cây mới cho năng suất cao và ổn định. - Dịch bệnh: hồ tiêu là loại cây trồng có khả năng chống chịu với thời tiết và dịch bệnh tương đối kém nên dễ xảy ra dịch bệnh hàng loạt, khó chữa trị. Chi phí đầu tư cao nhưng nếu dịch bệnh xảy ra không chữa trị được sẽ làm giảm năng suất đáng kể và khó thu hồi lại vốn. Vì vậy, cần phải phòng ngừa thật tốt để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng tiêu. - Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ: là nhân tố tác động mạnh đến năng suất hồ tiêu. Hiện nay, ở Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công chế phẩm sinh học có thể chữa các loại bệnh như: tuyến trùng, nấm trên rễ hồ tiêu, bệnh chết nhanh giúp cho các nông hộ trồng tiêu yên tâm sản xuất để đạt hiệu quả cao. - Nhân tố thị trường: giá cả trong nền kinh tế thị trường biến động thất thường khó có thể dự báo một cách chính xác, do đó mà ứng xử của người sản xuất để thay đổi theo kịp với biến động của thị trường là rất khó. Cây tiêu là một thực thể sinh học cần phải có thời gian sinh trưởng và phát triển dài mất khoảng ba năm thì mới có thể cho thu hoạch, để chờ được đến khi thu hoạch được thì giá cả đã biến động vì 6 vậy mà ảnh hưởng đến người sản xuất. Xuất phát từ vấn đề trên làm sao để cho giá cả ổn định là việc rất cần thiết giúp người sản xuất yên tâm lựa chọn loại hình phù hợp để sản xuất. - Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồ tiêu. Đó là hệ thống các chính sách đầu vào (chính sách tín dụng, chính sách thuế…) và chính sách đầu ra trong sản xuất nông nghiệp (chính sách giá trần giá sàn, trợ giá sản phẩm,…) nhằm giúp đỡ và thúc đẩy nông dân sản xuất. + Chính sách đầu vào: giúp người nông dân có thêm vốn để đầu tư cho sản xuất, các chính sách ưu đãi như miễn thuế nông nghiệp, giảm lãi suất khi vay tiền để đầu tư nông nghiệp sẽ làm giảm chi phí đầu vào làm cho lợi nhuận nông dân thu được cao hơn. + Chính sách đầu ra: nhằm ổn định giá cả các mặt hàng nông sản, hạn chế tối đa sự thao túng thị trường của một số bộ phận làm thiệt hại đến người sản xuất. + Chính sách phát triển kinh tế xã hội: đây là điều kiện cần thiết để nông dân có thể sản xuất và tiêu thụ được hàng hóa sản xuất ra. Nếu không có sự can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế thị trường thì quá trình sản xuất hồ tiêu khó tránh khỏi những rủi ro dẫn đến lãng phí cho nền kinh tế, gây thiệt hại đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Do đó, cần có chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước để định hướng cho quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu. 2.1.2. Lý thuyết về tiêu thụ hồ tiêu 2.1.2.1. Khái niệm về tiêu thụ nông sản Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng… nhằm đạt mục đích hiệu quả cao nhất. Quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự thanh toán giữa người mua người bán và sự chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Đối với các nông hộ, tiêu thụ sản phẩm là sự thanh toán giữa người mua nông sản và nông hộ, ở đây đã diễn ra quá trình chuyển quyền sở hữu nông sản. Đó là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa, quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng hóa sang tiền. Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi được khách hàng thanh 7 toán tiền hàng. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa là sản phẩm sản xuất để bán và thu lợi nhuận. 2.1.2.2. Đặc điểm của thị trường nông sản - Giá cả dễ biến động trong thời gian ngắn: đặc điểm chung của nông sản là tươi sống khó bảo quản nên giá thay đổi theo từng thời điểm. - Tính mùa vụ: nông sản là sản phẩm của các cơ thể sống nên có chu kỳ sinh học nhất định, do đó sản phẩm sẽ tập trung vào một mùa nhất định. - Biến động giá cả giữa các năm cao: thời tiết thất thường, điều kiện tự nhiên không ổn định, sâu bệnh… làm cho sản lượng không ổn định nên giá cả biến động theo. - Rủi ro cao: đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những sinh vật sống nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, do đó chịu rủi ro trong sản xuất là rất cao như thiên tai, dịch bệnh… - Chi phí giao dịch và marketing cao: sản phẩm nông dân sản xuất ra có giá thấp nhưng đến khi đến tay người tiêu dùng thì chi phí trung gian quá cao làm cho giá sản phẩm rất cao. - Thông tin không đầy đủ: tình trạng thiếu thông tin đó là tình trạng chung cho cả đối tượng là nông dân, thương nhân và nhà chế biến; làm cho giá cả và chất lượng sản phẩm không đúng với thực tế. - Phản ứng với giá cả của cung chậm: cây trồng mang đặc điểm sinh học nên nông dân không thể tăng hay giảm sản lượng ngay được mà phải chờ cho tới thời kỳ thu hoạch. Chính vì vậy mà phản ứng của nông dân là rất chậm. - Phản ứng với giá của phía cầu nhanh: người tiêu dùng luôn là người khó tính vì khả năng thanh toán của họ là có hạn nên khi giá cả nông sản quá cao thì người tiêu dùng chuyển sang dùng các mặt hàng thay thế để đảm bảo vấn đề kinh tế của mình. - Giảm giá thực tế trong dài hạn: giá của các mặt hàng nông sản thường giảm đều đặn so với các mặt hàng công nghiệp và dịch vụ. 8 2.1.2.3. Hệ thống marketing nông sản Hệ thống marketing nông sản: là tất cả các tác nhân hoặc thành viên tham gia vào marketing của ngành hàng và các chức năng mà các thành viên này thực hiện khi chuyển đổi ngành hàng đó, đưa hàng từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Hệ thống marketing nông sản bao gồm: - Người thu mua lưu động: là những người thu mua nhỏ, mua hàng từ những hộ nông dân nhỏ lẻ và bán cho người bán buôn hoặc người bán lẻ tại địa bàn của mình. Hàng hóa nông sản do nhóm người này thu mua ít khi được bảo quản dài ngày, phương tiện vận chuyển đơn giản do số lượng vốn hạn chế, số lượng hàng buôn bán không lớn. Sự tham gia của họ vào hệ thống marketing nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ. - Thương nhân đầu mối (người bán buôn sơ cấp): mua hàng từ nông dân và của những người thu mua lưu động rồi bán cho những người bán buôn thứ cấp. Họ là những người thu mua hàng và bán cho những thương nhân lớn, phân bổ ở chợ hoặc thị trấn. Họ có thể sở hữu những phương tiện vận chuyển hiện đại. - Người bán buôn: là những người buôn bán một số lượng hàng lớn và thực hiện chức năng lưu kho. Họ là những người có vốn kinh doanh tương đối lớn, có phương tiện vận chuyển nông sản, có hoặc thuê cơ sở, thiết bị để lưu hàng đề phòng trường hợp giảm hoặc tăng giá. Cung cấp hàng chủ yếu cho các đầu mối bán lẻ hoặc người tiêu dùng hay cho những người bán buôn khác. Nguồn cung cấp hàng chủ yếu của họ là từ thương nhân đầu mối và những người bán buôn khác. - Người bán lẻ: là người phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng, mua sản phẩm và bán cho người tiêu dùng bằng các hình thức tại mọi thời điểm thuận lợi. Đối với người bán lẻ, có nhiều hình thức khác nhau như: siêu thị bán lẻ, cửa hàng nhỏ, người bán hàng rong,… - Các cơ sở chế biến: là các cá nhân hay các công ty tham gia vào sự biến đổi các ngành hàng nông nghiệp, có nhiều loại cơ sở chế biến như: hộ gia đình nhỏ, công ty,… 2.1.2.4. Phân loại sản phẩm hồ tiêu Hồ tiêu trên thị trường có nhiều loại khác nhau như tiêu đen, tiêu trắng, tinh dầu hồ tiêu… nhưng thông dụng nhất là tiêu đen. 9 - Tiêu đen: là loại hồ tiêu dễ chế biến nhất sau khi thu hoạch nông dân chỉ việc phơi dưới ánh nắng mặt trời đủ độ ẩm thì có thể đưa đi tiêu thụ, vì vậy tiêu đen chiếm một tỷ lệ rất lớn trên thị trường, giá thành thấp hơn các loại hồ tiêu khác. - Tiêu đỏ: sản phẩm tiêu đỏ ít được tiêu thụ trên thị trường. Mặc dù cách thức sơ chế tương đối đơn giản nhưng lại mất nhiều công lao động nên sản phẩm tiêu đỏ ít được sản xuất. - Tiêu trắng: là loại hồ tiêu khó chế biến hơn, phải có máy móc thiết bị và công lao động thì mới có thể tiến hành chế biến được. Vì vậy, mà loại hồ tiêu này ít được chế biến mặt dù là giá thành sản phẩm có cao hơn so với tiêu đen. - Tinh dầu hồ tiêu: loại hồ tiêu này được chế biến rất ít, phải có công nghệ máy móc hiện đại thì mới chế biến được. 2.1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hồ tiêu Hồ tiêu là một sản phẩm nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau đây: - Thông tin thị trường, giá cả, công nghệ: là một yếu tố quan trọng cấu thành nên việc tiêu thụ sản phẩm. Có nguồn thông tin cậy thì giữa người mua và người bán mới có được sự thỏa thuận. - Chất lượng hồ tiêu: đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ hồ tiêu. Người tiêu dùng ai cũng muốn mình được sở hữu sản phẩm chất lượng và an toàn. Vì vậy, chất lượng tốt sẽ giúp cho sản phẩm tiêu thụ một cách dễ dàng hơn. Xã hội ngày càng phát triển, người tiêu dùng càng trở nên khó tính trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nên chất lượng sản phẩm làm ra cần phải được đặt lên hàng đầu để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. - Biến động giá cả: là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiêu thụ hồ tiêu, giá hồ tiêu tăng sẽ tác động theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Cụ thể, khi giá bán cao, nông dân sẽ được lợi và có xu hướng đầu tư mở rộng sản xuất. Khi đó, diện tích và sản lượng tăng lên nên giá hạ xuống. Ngược lại, khi giá giảm nông dân có xu hướng chuyển sang trồng các loại cây khác làm cho sản lượng giảm và giá tăng lên ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ hồ tiêu. - Cơ sở hạ tầng: đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho việc lưu thông hàng hóa như thông tin liên lạc, hệ thống maketing nông sản…thì quá trình tiêu thụ sẽ diễn ra thuận tiện và nhanh hơn, hàng hóa không bị ứ đọng, làm giảm chất lượng sản phẩm. 10 - Cầu sản phẩm: phải có cầu sản phẩm thì việc tiêu thụ sản phẩm mới thực hiện được. Hồ tiêu là sản phẩm rất phổ biến trên thế giới nên nguồn cầu sản phẩm là rất lớn. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên Thế giới Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC): Sản lượng tiêu thế giới năm 2009 là 318.000 tấn và 2010 là 316.000 tấn. Tồn kho cuối năm 2008 sang năm 2009 là 135.000 tấn, năm 2009 sang 2010 là 100.000 tấn, năm 2010 sang 2011 là 95.000 tấn. Như vậy, nguồn cung có xu hướng giảm, trong khi đó nhu cầu sử dụng hàng năm vẫn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là nhu cầu thị trường Mỹ và Tây Âu. Đây là điều kiện thuận lợi cho các nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới, trong đó có Việt Nam – một nước sản xuất và xuất khẩu tiêu số một thế giới. Các nước sản xuất và xuất khẩu tiêu chủ yếu trên thế giới là Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Brazil, Srilanka, Malaysia, Trung Quốc (đảo Hải Nam). Về diện tích trồng, Ấn Độ có đến 231.000 ha hồ tiêu với sản lượng là 5.000 tấn. Indonesia là nước có truyền thống trồng và xuất khẩu hồ tiêu cũng có diện tích trồng rất lớn là 171.000 ha với sản lượng là 33.000 tấn. Trong khi đó, các nước còn lại đều có diện tích trồng hồ tiêu không quá 50.000 ha với sản lượng hơn 45.000 tấn. 2.2.2. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam Hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày, đã được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỷ XIX. Cây hồ tiêu được trồng có quy mô ở huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, sau đó đưa vào trồng vùng Đông Nam Bộ và ở Bắc Trung Bộ mà chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị. Các giống tiêu được trồng trong thời gian này là các giống có nguồn gốc từ Campuchia và một số giống địa phương không rõ nguồn gốc. Hiện nay, hồ tiêu đã được nhân rộng và trồng nhiều ở một số tỉnh như: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, diện tích hồ tiêu Việt Nam trong thời gian qua đã tăng mạnh. Năm 1975, Việt Nam chỉ có 500 ha tiêu với sản lượng là 460 tấn thời điểm này chưa có xuất khẩu. Năm 1996, Việt Nam sản xuất được khoảng 7.000 tấn. Năm 2001 đã sản xuất và xuất khẩu đạt 60.000 tấn. Năm 2002, sản lượng và xuất khẩu đạt 70.000 tấn và đã đứng thứ hai trên thế giới sau Ấn 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan