Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần cao su phước hòa...

Tài liệu Chuyên đề phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần cao su phước hòa

.DOC
94
140
87

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................... DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ........................................ LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................... CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH VĨ MÔ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM..................................................................................................................1 1.1.Khái quát quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 1 1.2.Chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011 3 1.2.1. 1.1.1. 1.2.2. Chính sách kích cầu:....................................................................3 Chính sách tài khóa 5 Chính sách tiền tệ.........................................................................7 1.2.Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay 12 1.2.1. Tăng trưởng kinh tế:...................................................................12 1.2.2. Lạm phát....................................................................................18 1.2.3. Cán cân thương mại...................................................................21 1.2.4. Tỷ giá.........................................................................................24 1.2.5. Đầu tư toàn xã hội......................................................................26 1.3.Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020 28 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN..........................30 2.1.Khái quát về ngành cao su tự nhiên của Việt Nam 30 2.2.Phân tích tác động của chu kỳ kinh tế tới sự phát triển ngành cao su tự nhiên của Việt Nam 33 2.3.Phân tích tác động của cấu trúc kinh tế tới sự phát triển ngành cao su tự nhiên của Việt Nam 34 Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 Chuyên đề tốt nghiệp 2.4.Nhận định chu kỳ tăng trưởng của ngành cao su tự nhiên của Việt Nam 36 2.5.Phân tích tác động của 5 lực lượng cạnh tranh tới cao su tự nhiên của Việt Nam 37 2.5.1. Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành......................37 2.5.2. Rào cản gia nhập ngành.............................................................38 2.5.3. Sản phẩm thay thế......................................................................39 2.5.4. Quyền lực trong đàm phán của nhà cung cấp............................40 2.5.5. Quyền lực trong đàm phán của khách hàng...............................41 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA..................................................................................................42 3.1.Khái quát về Công ty cổ phần cao su Phước Hòa 42 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................42 3.1.2. Mô hình kinh doanh...................................................................43 3.1.3. Mô hình quản trị công ty............................................................43 3.1.4. Quy mô hoạt động và cơ cấu vườn cây......................................47 3.1.5. Chiến lược đầu tư và phát triển..................................................48 3.2.Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa 56 3.2.Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa 62 3.2.1. Chỉ tiêu về khả năng hoạt động..................................................62 3.2.2. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán và dòng tiền............................64 3.2.3. Phân tích khả năng cân đối vốn.................................................66 3.2.4. Phân tích khả năng sinh lời........................................................67 3.3.Kết luận về tình hình tài chính 70 Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG IV: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA - PHR.......................................................................................72 4.1.Lựa chọn mô hình định giá 72 4.2.Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) 72 4.3.Định giá theo phương pháp tỷ số 79 4.4.Kết luận và khuyến nghị đối với nhà đầu tư 80 4.4.1. PHR Đánh giá cổ phiếu của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa – 80 4.4.2. Các nhân tố rủi ro tác động........................................................80 4.4.3. Luận điểm đầu tư.......................................................................81 KẾT LUẬN.......................................................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TTCK : Thị trường chứng khoán NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng Nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng CTCK : Công ty chứng khoán CTCP : Công ty cổ phần ƯTH : Ước thực hiện NSNN : Ngân sách Nhà nước DTBB : Dự trữ bắt buộc NĐT : Nhà đầu tư CSTT : Chính sách tiền tệ HĐQT : Hội đồng quản trị BKS : Ban Kiểm soát VĐT : Vốn đầu tư VĐL : Vốn điều lệ CĐKT : Cân đối kế toán TNDN : Thu nhập doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần cao su Phước Hòa...........................44 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011, % so với cùng kỳ, cộng dồn.........................................................................................................12 Hình 1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế các khu vực giai đoạn 2006 - 2011, % so với cùng kỳ, cộng dồn..........................................................................................14 Hình 1.3. Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011..........................................18 Hình 1.4. Thành phần chu kỳ của lạm phát theo tháng, 2006 - 2011..................19 Hình 1.5. Tốc độ tăng trưởng M2 và thành phần xu hướng dài hạn của lạm phát, 2006 - 2011.................................................................................................20 Hình 1.6. Thành phần chu kỳ của lạm phát, 2006 - 2010....................................21 Hình 1.7. Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011(triệu USD)....................................................................................................................22 Hình 1.8. Biến động tỷ giá USD/VND, 2008 - 2011..........................................24 Hình 1.9. Cơ cấu đầu tư toàn xã hội....................................................................26 Hình 1.10. Tăng trưởng kinh tế (so với cùng kỳ, cộng dồn)................................28 Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam (tỷ USD).........................32 Hình 2.2. Chu kỳ kinh doanh của ngành cao su tự nhiên....................................36 Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 Chuyên đề tốt nghiệp Hình 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh (tỷ đồng)..............................................62 Hình 3.2. Giá cao su trên thị trường Tocom, 2008 - 2011...................................63 Hình 3.3. Hệ số nợ của công ty............................................................................66 Hình 3.4. Tỷ suất lợi nhuận biên và tỷ suất lợi nhuận ròng PHR, 2008 - 2011 ..............................................................................................................................67 Hình 3.5. Cơ cấu sản phẩm năm 2011.................................................................69 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thống kê công ty niêm yết và số lượng tài khoản NĐT......................1 giai đoạn 2000 - 2005.............................................................................................1 Bảng 1-2. Thu chi ngân sách giai đoạn 2008 -2011(nghìn tỷ đồng)......................6 Bảng 1.3. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP 2008 – 2011 (điểm phần trăm).....................................................................................................................15 Bảng 1.4. Tăng trưởng sản lượng các ngành công nghiệp (% so với cùng kỳ, cộng dồn)..............................................................................................................15 Bảng 1.5. Tăng trưởng trong ngành nông lâm ngư nghiệp (% so với cùng kỳ, cộng dồn)..............................................................................................................16 Bảng 1.6. Tốc độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ, 2008 – 2011.................17 Bảng 1.7. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại, 2008 – 2011........................23 Bảng 1.8. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư ra nước ngoài, 2008 – 2011 (tỷ USD)...................................................................................................27 Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng, năng suất khai thác cao su giai đoạn 1996 2005......................................................................................................................33 Bảng 2.2. Lượng cao su sử dụng trong các loại lốp xe của Trung Quốc.............39 Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 3.1. Cơ cấu vốn cổ phần tính đến thời điểm ngày 31/12/2011...................45 Bảng 3.2. Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần cao su Phước Hòa..............................46 Bảng 3.3. Sản lượng chế biến hàng năm (tấn).....................................................48 Bảng 3.4. Báo cáo chuẩn năm gốc của BCĐKT..................................................57 Bảng 3.5. Báo cáo chuẩn tỷ trọng của BCĐKT...................................................58 Bảng 3.6. Báo cáo chuẩn tỷ trọng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh..........59 Bảng 3.7. Tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh.......................................61 Bảng 3.8. Chỉ số về hàng tồn kho........................................................................64 Bảng 3.9. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán và dòng tiền......................................64 Bảng 3.10. Lưu chuyển tiền tệ.............................................................................65 Bảng 3.11. Cơ cấu nguồn vốn..............................................................................66 Bảng 3.12. Hệ số về khả năng sinh lời.................................................................68 Bảng 3.13. Phân tích Dupont:..............................................................................69 Bảng 4.1: Dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đơn vị: đồng.........74 Bảng 4.2. Dự phóng bản cân đối kế toán (đơn vị: đồng).....................................75 Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Ngành cao su tự nhiên từ nhiều thập kỷ trở lại đây luôn giữ vai trò là một trong những ngành trọng yếu của nền kinh tếViệt Nam. Trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế với nhiều biến động, ngành cao su nói chung và các doanh nghiệp cao su nói riêng ít nhiều đã phải gánh chịu những tác động tiêu cực. Bước sang giai đoạn hậu khủng hoảng và phục hồi kinh tế, nhiều thách thức đang dần hiện ra trước mắt trong lộ trình phát triển của ngành cao su. Thiết nghĩ, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai, đã đến lúc cần nhìn nhận đánh giá thực trạng, vị thế và triển vọng của ngành cao su nói chung và các doanh nghiệp khai thác và chế biến cao su tự nhiên trong thời gian sắp tới. Hiện nay nước ta đang có 5 doanh nghiệp cao su niêm yết trên sàn. Công ty cổ phần cao su Phước Hòa là công ty có quy mô tương đối lớn. Công suất trên 6000 tấn/ năm, với trên 5000 cán bộ- công nhân viên, có thị trường tiêu thụ rộng khắp, xuất khẩu đi các nước như Pháp, Bỉ, Hà Lan… Năm 2009, cổ phiếu của công ty chính thức được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2011, trước tình hình diễn biến kinh tế vĩ mô có chiều hướng xấu đi, lạm phát cao, thị trường chứng khoán chứng kiến sự sụt giảm mạnh của cả hai chỉ số, Công ty Cổ phần cao su Phước Hòa vẫn có mức tăng trưởng doanh thu khá cao so với các công ty trong ngành. Tuy nhiên, cổ phiếu của một công ty tốt chưa hẳn đã là một khoản đầu tư tốt. Do đó, đề tài: “Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty Cổ phần cao su Phước Hòa”đã được chọn làm báo cáo chuyên đề tốt nghiệp của em. Báo cáo chuyên đề của em gồm có 4 phần như sau: Chương I: Phân tích vĩ mô thị trường chứng khoán Việt Nam Chương II: Phân tích ngành cao su tự nhiên Chương III: Phân tích Công ty cổ phần cao su Phước Hòa 2008 – 2013 Chương IV: Định giá cổ phiếu Công ty cổ phần cao su Phước Hòa - PHR Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 1 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH VĨ MÔ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1.1. Khái quát quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Nhìn lại hơn 11 năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể chia làm ba giai đoạn như sau: Giai đoạn I: từ tháng 7/2000 đến hết năm 2004: Trong bốn năm đầu phát triển, TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định : trên 800 phiên giao dịch liên tục, an toàn, giá trị giao dịch đạt trên 13,000 tỷ đồng; 13 CTCK, 1 công ty quản lý quỹ, 5 ngân hàng lưu ký được thành lập và đi vào hoạt động. Bảng 1.1.Thống kê công ty niêm yết và số lượng tài khoản NĐTgiai đoạn 2000 - 2005 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số lượng công ty niêm yết/ĐKGD 5 5 20 22 26 32 Mức vốn hóa TTCP (%GDP) 0,28 0,34 0,48 0,39 0,64 1,21 Số tài khoản NĐT 2.908 8.774 13.520 15.735 21.616 31.316 (Nguồn: tự tổng hợp) Hoạt động quản lý và vận hành của cơ quan Nhà nước và thành viên có nhiều bước cải tiến và hoàn thiện đáng kể. Nghị định 144/2003/NĐ – CP được ban hành thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ – CP về chứng khoán và TTCK cùng với các thông tư hướng dẫn thi hành, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động trên thị trường. Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 2 Chuyên đề tốt nghiệp Giai đoạn II: từ đầu năm 2005 đến hết năm 2007: đây là thời kỳ bùng nổ của TTCK, giai đoạn này đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và mở rộng các nghiệp vụ của CTCK. Tính đến 2007, số lượng CTCK là 78, giá trị vốn hóa tăng hơn 20 lần so với 2001, và gần 3 lần so với 2005.Chỉ số VN-Index đạt mức đỉnh 1.170 điểm vào 19/3/2007.Năm 2006, Luật chứng khoán chính thức có hiệu lực tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của TTCK. Đây là giai đoạn mà TTCK có những trưởng thành cả về lượng và về chất. Giai đoạn III: từ cuối năm 2007 đến nay:khó khăn trong kinh tế cộng với khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến sự bất ổn và việc phải điều chỉnh mạnh của TTCK.Tính đến năm 2010, chỉ số chứng khoán năm 2008 giảm 65,33% so với mức giảm 35%-45% của các chỉ số lớn trên thế giới. Năm 2009 nhờ có tính hợp lý trong các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước cùng với tác động tích cực của việc sử dụng các công cụ đòn bẩy tài chính, TTCK trong 10 tháng đầu năm đã có những khởi sắc đáng kể. Sáu tháng đầu năm, VN-Index tăng 132,67 điểm (42,03%) so với cuối năm 2008 và vươn tới đỉnh là 624,10 điểm vào 22/10/2009. Năm 2010 cũng là một năm giao dịch đầy biến động của TTCK Việt Nam.Nửa đầu năm, thị trường biến động trong biên độ hẹp 480 - 550, thanh khoản ở mức trung bình. Sáu tháng cuối năm, những bất ổn kinh tế bộc lộ, TTCK sau một tuần rơi mạnh đã phục hồi vào cuối tháng 11, đầu tháng 12. TTCK Việt Nam năm 2011 được kỳ vọng phát triển lớn mạnh hơn sau thời kỳ sụt giảm, tuy nhiên, thực tế thì thì trường có những diễn biến có phần trầm lắng do tác động của sự bất ổn kinh tế thế giới tới nền kinh tế Việt Nam. Năm 2011 là một năm chứng kiến nhiều khó khăn của TTCK. Hai chỉ số chính đều sụt giảm mạnh, chỉ số VN – Index giảm từ 486 điểm xuống 351,6 điểm; chỉ số HNX – Index giảm xuống mức thấp nhất từ khi chỉ số này ra đời, giảm 55,1 điểm xuống 58,7 điểm tính đến 30/12/2011. Đây cũng là năm có nhiều hành vi vi phạm với diễn biến phức tạp. Nhiều CTCK đã bỏ nghiệp vụ môi giới như Công ty cổ phần chứng khoán Đông Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 3 Chuyên đề tốt nghiệp Dương (DDSC), công ty chứng khoán Hà Nội (HSSC); một số CTCK thiếu hụt thanh khoản và kiểm soát rủi ro kém. 1.2. Chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011 1.2.1. Chính sách kích cầu: Nếu như giai đoạn 2005 – 2008 là một giai đoạn phát triển nóng của nền kinh tế Việt Nam thì giai đoạn 2008 – 2011 là giai đoạn mà nền kinh tế có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường.Theo những lý thuyết kinh tế, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, thì chính phủ hay sử dụng hai công cụ như sau. Thứ nhất, Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tiền tệ với các biện pháp tăng giảm lãi suất và một số biện pháp khác nhằm tác động tới cung tiền trong nền kinh tế. Thứ hai, chính sách tài khóa với các chính sách về thuế và chi tiêu của chính phủ (ví dụ như các gói kích cầu). Kích cầu là việc sử dụng chính sách tài khóa, gồm có miễn giảm thuế, gia tăng chi tiêu ròng của Chính phủ, từ đó làm tăng tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Biện pháp này có tác động làm gia tăng tổng cầu trong ngắn hạn, tránh nguy cơ sụt giảm tổng cầu, gây nên đổ vỡ nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn suy thoái thì vấn đề xảy ra là thiếu hụt cầu, chứ không phải là thiếu hụt về năng lực sản xuất của nền kinh tế. Do đó, thực chất biện pháp kích cầu là nhằm tạo ra một đối ứng với năng lực sản xuất hiện tại của nền kinh tế. Nếu năng lực sản xuất tiếp tục rơi vào tình trạng dư thừa, thì những hậu quả nghiêm trọng hơn có thể xảy ra: thất nghiệp gia tăng, thu nhập thực tế và kỳ vọng sụt giảm dẫn đến tiêu dùng giảm. Tiêu dùng giảm dẫn tới doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất và cắt giảm nhiều lao động hơn, điều này sẽ đưa nền kinh tế vào một vòng luẩn quẩn của suy thoái kinh tế. Do đó, mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kích cầu chính là tạo ra công ăn việc làm. Năm 2009, Chính phủViệt Nam đã đưa ra hai gói trợ giúp nền kinh tế. Thứ nhất là gói hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng. Thứ hai, gói kích cầu trị giá 143 nghìn tỷ, bao gồm:  Tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng. Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 4 Chuyên đề tốt nghiệp  Ứng trước ngân sách Nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng.  Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng.  Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng.  Thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng.  Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng.  Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng. Việc áp dụng gói kích cầu năm 2009 đã mang lại những thay đổi tích cực trong nền kinh tế: mức tăng trưởng GDP tăng dần theo quý, và đưa tốc độ tăng trưởng đạt 5,32% trong cả năm. Tuy nhiên, chính sách vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định. Việc áp dụng chính sách kích cầu sẽ gia tăng áp lực lên ngân sách. Ngân sách quốc gia vốn đã căng thẳng do nguồn thu từ thuế giảm, doanh thu của chính phủ bị ảnh hưởng khi mà giá dầu giảm. Trong nỗ lực tìm nguồn tài chính cho những dự án trong gói kích thích kinh tế, Chính phủ đã hai lần phát hành trái phiếu bằng USD nhưng chưa thành công do nhà đầu tư yêu cầu mức lợi tức cao hơn. Gói kích cầu được thực hiện gồm nhiều gói nhỏ. Tỷ trọng lớn nhất của gói kích cầu là dành cho đầu tư công, giá trị bằng 2/3 tổng giá trị gói kích cầu. Do đó, có thể nhận thấy rằng tăng trưởng năm 2009 được dẫn dắt bởi đầu tư, nhưng hiệu quả của đầu tư lại không cao. Một chỉ số được sử dụng để đánh giá mức hiệu quả của đầu tư là hệ số sinh lời trên vốn đầu tư ICOR. ICOR năm 2009 của Việt Nam đã tăng vọt lên tới 8%, mức cao nhất so với mức 5,2 của năm 2007 và 6,66 của năm 2008. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 đã tăng 42,8% từ mức 41,3% của năm 2008, trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP lại giảm từ 6,23% (2008) còn 5,32% (2009) nên ICOR ở Việt Nam là khá cao. ICOR cao thể hiện hiệu quả trên một đồng vốn đầu tư là thấp. Với cơ cấu đầu tư thiên về đầu tư công như ở Việt Nam, việc chuyển dần sang đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân là cần thiết. Điều này góp phần tăng hiệu quả của đồng vốn đầu tư (giảm ICOR), đồng thời Chính phủ có thể sử dụng ngân sách vào những mục tiêu khác của mình. Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 5 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.1. Chính sách tài khóa Năm 2009, để thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính đã tiến hành các biện pháp như sau:  Cắt giảm, giãn nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, điều chỉnh hàng rào thuế quan (trong khuôn khổ cho phép của WTO) nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước. Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 8/2009 thì đã có 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng các ưu đãi về thuế.  Tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản: Bộ Tài chính thông báo ứng trước 31.393 tỷ đồng vốn ngân sách cho các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương, cả năm thực hiện được 80 – 85% số vốn ứng trước; số vốn trái phiếu chính phủ bổ sung ước thực hiện được khoảng gần 70%. Vốn đầu tư thuộc thuộc kế hoạch năm 2008 được phép chuyển sang thực hiện trong năm 2009 vào khoảng 29.673 tỷ đồng, ước tính sẽ được thực hiện hết (Bộ Tài chính, 2009).  Tăng chi cho an sinh xã hội, cụ thể như chi cho Chương trình 134, 135; chi hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn; trợ cấp thường xuyên; cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế và miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho nguời nghèo; hỗ trợ và tặng quà tết; các chương trình huy động “quỹ vì nguời nghèo”, “ngày vì nguời nghèo”; cho vay vốn uu đãi hoặc hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở và sản xuất kinh doanh đối với các hộ nghèo v.v...  Thanh tra giám sát giá cả các mặt hàng thiết yếu trong nền kinh tế, ổn định thị trường. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và nguy cơ suy giảm kinh tế Việt Nam, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2008 vẫn đạt 434,8 nghìn tỷ đồng và tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, tổng chi đạt mức 549,8 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 37,2% so với GDP. Tỷ trọng của khoản thu từ thuế và phí trong GDP đã giảm, trung bình chiếm khoảng 25%, so với mức trên 28% trong giai đoạn 2005 – 2008, thể hiện sự nới lỏng trong chính sách thu của Chính phủ. (xem bảng 1.2) Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 6 Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 1-2. Thu chi ngân sách giai đoạn 2008 -2011(nghìn tỷ đồồng) STT Giá trị (nghìn tỷ đồng) Chỉ tiêu Tỷ trọng trên GDP Quyết ƯTH toán (lần 2) ƯTH Quyết (lần 1) toán ƯTH (lần 2) ƯTH (lần 2008 2009 2010 2011 2008 2009 2010 2011 442,3 559,2 674,5 29,4 26,3 28,7 29.6 1 Tổng thu và viện 434,8 trợ Thu từ thuế và phí 392,5 398,2 510,5 624,4 26,6 23,7 26,2 27.4 2 Thu về vốn 37,6 43,2 44,57 2,2 2,2 2,2 2,0 3 Thu viện trợ 9,4 không lại Thu kếthoàn chuyển 113,8 6,5 5,5 5,5 0,6 0,4 0,3 0,2 26,5 1,0 10,0 7,7 1,6 0,1 0,4 544,6 615,6 732,5 37,2 32,4 31,6 32,2 180,0 171,0 175,0 8,1 10,7 8,8 7,7 2 Tổng chi ngân 549,8 sách(không bao 119,5 Chi đầu tư phát triểnthường xuyên 292,4 Chi 347,4 434,7 535,16 19,8 20,7 22,3 23,5 3 Chi chuyển nguồn 137,9 17,2 22,4 1,0 0,5 4 Dự phòng D Chi trả nợ gốc E A. B. C. 1 31,2 9,3 18,4 40,1 63,44 -75,8 -48,06 -71,4 I Bội chi ngân sách -20,1 thông lệbùQT Nguồn đắp bội 26,7 chi lệ quốc 11,7 Vaythông trong nước 1 Số phát hành 2 Số trả nợ gốc II F 40,9 49,2 0,81 2,8 2,4 2,8 2,2 -1,8 -4,5 -2,8 -2,1 75,8 - 71,4 1,8 4,5 - - 58,5 - 55,1 0,8 3,5 - - 48 88,5 - 92,6 3,2 5,3 - - 36,3 30,0 - 37,6 2,5 1,8 - - 17,3 - 16,3 1,0 1,0 - - 1 Vay nước ngoài 15,0 (1-2) Số phát hành 19,7 27,4 - 28,0 1,3 1,6 - - 2 Số trả nợ gốc 10,1 - 11,7 0,3 0,6 - - G Bội chi ngân sách -67,7 phân Thu loại chi của quảnVNlý 55,8 qua NSNN Vay về cho vay 13,0 -115,9 -111,5 -120,6 -4,6 -6,9 -5,6 -4,9 67,0 62,415 57,4 3,8 4,0 - 2.5 23,7 28,64 0,9 1,4 - 1.3 H I lại 4,6 28,6 (Nguồn: Số liệu ngân sách Bộ tài chính) Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 7 Chuyên đề tốt nghiệp Thực hiện các chính sách kích cầu của chính phủ, tổng chi ngân sách năm 2009 ước thực hiện tăng lên 544,6 nghìn tỷ so với mức dự toán là 456,6 nghìn tỷ đồng. Xét tỷ lệ trên GDP, tổng chi ngân sách năm 2009 đạt 32,4% GDP, chỉ thấp hơn chút ít so với mức 37,2% GDP năm 2008. Chi thuờng xuyên và chi đầu tư phát triển đều tăng so với dự toán, chi thường xuyên đạt 347,4 nghìn tỷ đồng, trong khi chi đầu tư phát triển cũng tăng lên mức 135,5 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách trên GDP đã là cao trong năm 2008, đạt 4,6% trên GDP, nhưng còn tăng lên tới 6,9% vào năm 2009. Bước sang năm 2010, chính sách tài khóa thể hiện quan điểm thắt chặt hơn so với năm 2009.Tỷ trọng của tổng thu trên GDP đã tăng lên 28,7% ; trong đó thu từ thuế và phí cũng tăng lên 26,2%. Bội chi ngân sách năm 2010 ở mức 5,6%, vẫn thấp hơn so với mức bội chi của năm 2009, tuy nhiên vẫn là cao so với giai đoạn 2005 2008 và cao hơn so với thông lệ quốc tế năm 2010 là 2,84%. Năm 2011, nhằm thực hiện Nghị quyết 11 nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa đã được thực hiện chặt chẽ hơn. Theo nguồn số liệu NSNN của Bộ tài chính ước tính lần 1 thì nguồn thu tăng 1,2 lần so với năm trước và chiếm tới 29,6% GDP, đặc biệt nguồn thu từ thuế và phí đã tăng trở về mức 27% như giai đoạn 2005 – 2008. Bội chi ngân sách lên tới 4,9%, cao hơn so với mức 2,1% của thông lệ quốc tế. Có thể thấy nguồn bù đắp cho bội chi ngân sách thì nguồn từ vay trong nước chiếm tỷ trọng lớn hơn trong giai đoạn này, duy chỉ có năm 2008 thì nguồn vay nước ngoài đã chiếm trên 50% trong bù đắp bội chi ngân sách. Trong các năm từ 2009 đến 2011, thường thì nguồn từ vay trong nước sẽ trang trải khoảng trên 2/3 bội chi ngân sách. 1.2.2. Chính sách tiền tệ Năm 2008, nền kinh tế thế giới trải qua nhiều sự kiện phức tạp xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, trước tình hình đó, NHNN đã điều hành CSTT thắt chặt, cụ thể: Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 8 Chuyên đề tốt nghiệp  Tháng 2/2008, NHNN điều chỉnh tỷ lệ DTBB tăng lên 1% áp dụng cho cả tiền gửi bằng VND và ngoại tệ đối với hầu hết các TCTD, đồng thời mở rộng diện tiền gửi phải có DTBB với kỳ hạn từ 24 tháng trở lên. Cuối năm, để hỗ trợ các TCTD cung vốn cho nền kinh tế, NHNN điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống còn 10% - 6% và tiền gửi bằng ngoại tệ từ 11% xuống 9% - 7%.  Phát hành tín phiếu bắt buộc vào tháng 3/2008, khối lượng 20.300 tỷ đồng.  8 tháng đầu năm, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và điều chỉnh giảm các mức lãi suất chỉ đạo trong những tháng cuối năm nhằm hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.  Quy định trần lãi suất huy động ở mức 12% từ ngày 16/2/2008.  Điều hành lãi suất theo quyết định số 16/2008/QĐ – NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam.  Quy định chặt chẽ về điều kiện cho vay, khống chế dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 20% vốn điều lệ của TCTD.  NHNN đã 3 lần mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch giữa VND và USD, đưa biên độ từ ±0,75% lên ±1%, ±2% và ±3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Điều chỉnh tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng từ 25/12/2008 tăng 3% lên mức 16.989 VND/USD. Năm 2009 là năm mà Ngân hàng Nhà nước tiến hành khá nhiều biện pháp nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng:  Nghiệp vụ thị trưởng mở năm 2009 được thực hiện hàng ngày, chủ yếu là các giao dịch mua giấy tờ có giá kỳ hạn ngắn (7 – 14 ngày), phương thức đấu thầu khối lượng, công bố lãi suất và khối lượng nhằm ổn định thị trường.  NHNN đã ban hành thông tư 01/2009/TT – NHNN nhằm hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với các nhu cầu vay phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Thông Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 9 Chuyên đề tốt nghiệp         tư này mở đường cho việc cho vay thỏa thuận với lãi suất cao hơn lãi suất trần. Tháng 1, điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản xuống còn 7% từ mức 8,5% và duy trì cho tới tháng 11. Kiên quyết yêu cầu các ngân hàng tăng vốn điều lệ Thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất trị giá 17.000 tỷ đồng, hướng tới các cá nhân, tổ chức vay vốn để sản xuất kinh doanh. Tháng 2: giảm mức dự trữ bắt buộc (tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng giảm từ mức 5% xuống còn 3%.) Tháng 3, tiến hành điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ mức ±3% lên mức ±5%. Tháng 11/2009, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá chính thức lên 5,5% và giảm biên độ tỷ giá xuống còn ±3%. Tháng 6, trước tình hình căng thẳng trên thị trường ngoại tệ, NHNN đã yêu cầu các NHTM giảm lãi suất huy động bằng đô la để ngăn chặn tình trạng căng thẳng nguồn cung ngoại tệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tiếp cận với nguồn ngoại tệ. Tháng 8: NHNN điều chỉnh giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn từ 40% xuống còn 30% để đảm bảo an toàn hệ thống. Tháng 12: nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% và thực hiện các nghiệp vụ bơm vốn vào hệ thống ngân hàng nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn của các NHTM. Năm 2010 là một năm khó khăn của chính sách tiền tệ. NHNN đã thực hiện các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ như sau:  Đầu năm, NHNN tiến hành giảm tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng ngoại tệ dưới 12 tháng từ 7% xuống 4% (giảm 3%), đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên giảm từ 3% xuống 2% (giảm 1%) để hỗ trợ TCTD tăng cung vốn ngoại tệ nhằm giảm lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ.  NHNN ban hành Thông tư số 07/2010 – TT/NHNN ngày 16/06/2010 và Thông tư số 12/2010/TT – NHNN ngày 14/04/2010 hướng dẫn TCTD cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Theo đó, TCTD Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 10 Chuyên đề tốt nghiệp có thể cho vay với lãi suất thỏa thuận đối với cả món vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.  Ngày 29/09/2010: NHNN ban hành Thông tư 20/2010 – TT/NHNN về hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. NHNN thực hiện hỗ trợ nguồn vốn cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn cho các TCTD thông qua áp dụng tỷ lệ DTBB bằng VND thấp hơn mức tỷ lệ DTBB thông thường, cụ thể: (1) bằng 1/20 so với tỷ lệ DTBB thông thường đối với TCTD có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn từ 70% trở lên tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi; (2) Bằng 1/5 so với tỷ lệ DTBB thông thường đối với TCTD có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thông từ 40% đến 70%.  Tháng 11/2010: NHNN điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành nhằm kiểm soát lạm phát, cân bằng giữa lãi suất VND – lãi suất USD để ngăn ngừa việc dịch chuyển tiền gửi từ VND sang USD, ấn định lãi suất trần huy động là 14%/năm.  Hai lần tiến hành điều chỉnh tỷ giá giữa VND và USD: điều chỉnh tăng lên mức 18.544 VND/USD ngày 11/2/2010 và tăng 2,1% lên mức 18.932 ngày 18/08/2010; biên độ vẫn duy trì ở ±3%. Năm 2011, CSTT được thực hiện theo hướng chặt chẽ ngay từ đầu năm. Ngày 24/2/2011, nghị quyết 11/NQ – CP được ban hành. Nghị quyết này đưa ra các giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.  NHNN đề ra kế hoạch tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng ở mức dưới 20%; tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 – 16% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp.Tuy nhiên, theo Thông cáo báo chí về điều hành CSTT của NHNN năm 2011, NHNN có thừa nhận việc kiểm soát tăng trưởng tín Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50 11 Chuyên đề tốt nghiệp      dụng là chưa phù hợp trong khi mà các TCTD lành mạnh có thể tăng trưởng cao hơn và các TCTD yếu kém sẽ bị hạn chế tăng trưởng. Chuyển cơ cấu tín dụng theo hướng giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất và tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu. NHNN ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN quy định dư nợ cho vay phi sản xuất của TCTD trên tổng dư nợ là 22% đến cuối tháng 6/2011 và giảm còn 16% vào cuối năm 2011. Ngày 11/2/2011, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá USD/VND tăng tới 9,3% và giảm biên độ từ ±3% xuống còn ±1%. Tháng 9, điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn lên 15%/năm và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng lên 16%/năm. Tháng 10, khi nhiều ngân hàng khó khăn về thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng tăng. NHNN ban hành chỉ thị 02 về thiết lập trần lãi suất huy động ở mức 14%/năm. Nguyễn Ngọc Trâm Thị trường chứng khoán 50
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan