Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Vật lý Chuyên đề giải nhanh và chính xác các bài tập sóng cơ...

Tài liệu Chuyên đề giải nhanh và chính xác các bài tập sóng cơ

.PDF
96
628
82

Mô tả:

Chuyên đề giải nhanh và chính xác các bài tập sóng cơ
Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 PT.MPC. NGUYỄN VĂN TRUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ GIẢI NHANH CHÍNH XÁC VẬT LÝ 12 ***** CHUYÊN ĐỀ 2: SÓNG CƠ HỌC 1. Nhận dạy kèm Toán, Lý, Hóa lớp 10, 11, 12 dễ hiểu, dễ nhớ. 2. Nhận dạy kèm Toán, Lý, Hóa luyện thi Đại Học bám sát nội dung đề thi của bộ giáo dục hiện hành với nhiều mẹo, giải nhanh chính xác Toán, Lý Hóa. Do nhà giáo PT.MPC Nguyễn Văn Trung ba năm trung học phổ thông 10, 11, 12 liên tục là học sinh giỏi toàn diện. Bốn năm học Đại học liên tục là sinh viên khá và giỏi với điểm trung bình toàn khóa 7,9 trực tiếp giảng dạy. Địa chỉ: Số 133/8, Nguyễn Tri Phương nối dài, Phường Xuân An, Thị xã Long Khánh-Tĩnh Đồng Nai Mọi chi tiết xin liên hệ: 0917.492.457 DÙNG CHO HỌC SINH LỚP 12-LTTN-CĐ-ĐH-NĂM 2013 TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ PT.MPC Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 1 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 LỜI NÓI ĐẦU **** Chuyên đề Sóng cơ học là một trong hệ thống các chuyên đề giải nhanh, chính xác Vật Lý 12 do PT.MPC Nguyễn Văn Trung trực tiếp phát hành. Tài liệu được trình bày rất công phu, rất dễ hiểu và dễ nhớ từ dễ đến khó gồm ba phần: Phần A: Tóm tắt kiến thức cần nhớ Phần B: Các dạng câu hỏi lý thuyết. Phần C: Các bài toán cơ bản và nâng cao. Sóng cơ là một trong các chương thường gây không ít khó khăn cho các thí sinh trong kì tuyển sinh Đại học & cao đẵng. Để giũp các thí sinh làm tốt được các câu hỏi lý thuyết và bài toán cơ bản và nâng cao về sóng cơ tôi đã hệ thống, phân loại các dạng câu hỏi lý thuyết và các bài toán từ cơ bản đến nâng cao một cách dễ hiểu nhất. Đây là tài liệu rất hay, rất bổ ích thiết thực đối với học sinh lớp 12, luyện thi tốt nghiệp THPT (chỉ cần làm và hiểu 10% nội dung của chuyên đề) và đặc biệt là tài liệu luyện thi vào các trường Đại học – Cao đẵng trên toàn quốc. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do tuổi đời còn trẻ, công việc bận rộn và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót khi biên soạn và in ẩn, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu và chân thành của bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi qua email: [email protected]. Hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 917.492.457 . Chúc các bạn học sinh học tập đạt kết quả cao PT.MPC. Nguyễn Văn Trung Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 2 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 CHUYÊN ĐỀ 2: SÓNG CƠ HỌC A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. SÓNG CƠ – PHƯƠNG TRÌNH SÓNG 1. Khái niệm và đặc điểm sóng cơ a. Khái niệm: Là dao động dao động cơ lan truyền trong một môi trường. b. Đặc điểm: - Sóng cơ không truyền được trong chân không. - Khi sóng cơ lan truyền, các phân tử vật chất chỉ dao động tại chổ, pha dao động và năng lượng sóng chuyển dời theo sóng. - Trong môi trường đồng tính và đẳng hướng, sóng lan truyền với tốc độ không đổi. 2. Phân loại sóng cơ a. Sóng dọc: Là sóng cơ có phương dao động trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc truyền được trong chất khí, lỏng, rắn. a. Sóng ngang: Là sóng cơ có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. Sóng ngang truyền được trong chất rắn và trên mặt nước. 3. Các đặc trưng của sóng cơ: a. Chu kì ( tần số sóng): Là đại lượng không thay đổi khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trương khác. b. Biên độ sóng: Là biên độ dao động của một phần tử có sóng truyền qua. c. Tốc độ truyền sóng: là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường. * Đặc điểm: Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào bản chất của môi trường và nhiệt độ của môi trường d. Bước sóng λ( m) * Định nghĩa 1: Là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha với nhau. * Định nghĩa 2: Bước sóng cũng là quãng đường sóng lan truyền trong một chu kì: - Công thức: λ = vT = v : Với v(m/s); T(s); f(Hz) ⇒ λ( m) f *Chú ý: +Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng, dao động cùng pha là λ . +Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng, dao động ngược pha là λ 2 . Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 3 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 +Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng, dao động vuông pha là λ 4 . e. Năng lượng sóng: Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. 4. Phương trình sóng: a. Phương trình sóng tại tâm sóng O: u0 = acosωt b. Phương trình sóng tại M cách O một đoạn x: x và λ = v.T ) v x t x 2πx uM = A cos ω (t − ) hay uM = A cos 2π ( − ) hay u M = A cos(ωt − ) v T λ λ u M = A cos ω (t − ∆t ) với ( ∆t = Trong đó: uM là li độ tại điểm M có tọa độ x vào thời điểm t. c. Chú ý: *Tại điểm M cách sau nguồn một khoảng x theo chiều dương: uM = Acos(ωt – 2π x / λ) hoặc uM = Acos(ωt –ωx / v) *Tại điểm M phía trước nguồn một khoảng x theo chiều âm: uM = Acos(ωt + 2π x / λ) hoặc uM = Acos(ωt + ωx / v) *Độ lệch pha giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng: ∆ϕ = 2π (d 2 − d 1 ) λ = 2π .∆d λ -Hai dao động cùng pha khi: ∆ϕ = 2kπ - Hai dao động ngược pha khi: ∆ϕ = (2k + 1)π - Hai dao động vuông pha khi: ∆ϕ = (2k + 1) π 2 II. GIAO THOA SÓNG 1. Hiện tượng giao thoa sóng : Là sự tổng hợp của 2 hay nhiều sóng kết hợp trong không gian, trong đó có những chỗ biên độ sóng được tăng cường (cực đại giao thoa) hoặc triệt tiêu (cực tiểu giao thoa). 2. Hai nguồn kết hợp thỏa mãn hai điều kiện: - Dao động cùng tần số, cùng phương dao động. - Có độ lệch pha không đổi theo thời gian. +) Hai sóng do hai nguồn kết hợp tạo ra là hai sóng kết hợp. 3. Điều kiện xảy ra hiện tượng giao thoa: Hai sóng là hai sóng kết hợp 4. Vị trí cực đại, cực tiểu giao thoa: * Xét hai sóng kết hợp dao động cùng pha: u1= u2 = Acos 2π t (cm) T Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 4 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 - Vị trí các điểm dao động với biên độ cực đại , có hiệu đường đi bằng số nguyên lần bước sóng: d2 – d1 = k.λ : k = 0, ±1, ±2…. - Vị trí các điểm dao động với biên độ cực tiểu, có hiệu đường đi bằng một số nửa 1 2 nguyên lần bước sóng:: d2 – d1 = (k + )λ ; k = 0, ±1, ±2… * Khoảng vân giao thoa: Là khoảng cách giữa hai cực đại hoặc hai cực tiểu liên tiếp trên đoạn nối hai nguồn kết hợp S1S2 là i = λ 2 * Biên độ tổng hợp tại một điểm M là AM = 2A cos π (d 2 − d1 ) ∆ϕ =2A cos λ 2 III. SÓNG DỪNG 1. Phản xạ sóng : - Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ cùng tần số, cùng bước sóng và luôn luôn ngược pha với sóng tới. - Khi phản xạ trên vật tự do, sóng phản xạ cùng tần số ,cùng bước sóng và luôn luôn cùng pha với sóng tới. 2. Hiện tượng tạo ra sóng dừng: - Sóng tới và sóng phản xạ truyền theo cùng một phương, thì có thể giao thoa với nhau, và tạo ra một hệ sóng dừng. - Trong sóng dừng có một số điểm luôn luôn đứng yên gọi là nút, và một số điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại gọi là bụng sóng. 3. Đặc điểm của sóng dừng: - Sóng dừng không truyền tải năng lượng. - Biên độ dao động của phần tử vật chất ở mỗi điểm không đổi theo thời gian. - Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp (2 bụng) liên tiếp thì bằng nửa bước sóng λ . 2 - Khoảng cách giữa một nút và một bụng kề nhau bằng một phần tư bước sóng 4. Điều kiện có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi. a. Sợi dây có hai đầu cố định: - Hai đầu là hai nút sóng. Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 5 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 - Chiều dài của sợi dây bằng số nguyên lần nửa bước sóng : l = k λ 2 Trong đó: k = số bụng sóng = số nút sóng -1 b. Sợi dây có một đầu tự do: - Đầu tự do là bụng sóng. - Chiều dài của sợi dây bằng một số lẻ một phần tư bước λ 1 λ 2 2 sóng: l = (2k + 1) =(k+ ) 4 Trong đó: k = số bụng sóng - = số nút sóng -1 5. Ứng dụng của sóng dừng: Đo tốc độ truyền sóng : v = λf = λ T . Lưu ý: - Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng ∆t = T/2 - Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp một điểm thuộc bụng sóng đi qua VTCB là T/2 - Nếu dây được nối với cần rung được nuôi bằng dòng điện xoay chiều có tần số của dòng điện là f thì dây sẽ dung với tần số 2f IV. SÓNG ÂM 1. Âm, nguồn âm. a. Sóng âm: Là sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn (Âm không truyền được trong chân không) - Trong chất khí và chất lỏng, sóng âm là sóng dọc. - Trong chất rắn, sóng âm gồm cả sóng ngang và sóng dọc. b. Âm nghe được có tần số từ 16Hz đến 20000Hz mà tai con người cảm nhận được. Âm này gọi là âm thanh. - Siêu âm : là sóng âm có tần số > 20 000Hz - Hạ âm : là sóng âm có tần số < 16Hz c. Nguồn âm là các vật dao động phát ra âm. d. Tốc độ truyền âm: - Trong mỗi môi trường nhất định, tốc độ truyền âm không đổi. - Tốc tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi, mật độ của môi trường và nhiệt Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 6 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 độ của môi trường. - Tốc độ vrắn > vlỏng > vkhí 2. Các đặc trưng vật lý của âm.( tần số, cường độ (hoặc mức cường độ âm), năng lượng và đồ thị dao động của âm.) a. Tần số của âm. Là đặc trưng quan trọng. - Khi âm truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số không đổi, tốc độ truyền âm thay đổi, bước sóng của sóng âm thay đổi . b1. Cường độ âm : Cường độ âm I tại một điểm là đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian; đơn vị W/m2. Biểu thức: I= W P = tS S Trong đó: P: Công suất truyền sóng (năng lượng dao động sóng truyền sóng trong 1s); S(m2): Diện tích b2. Mức cường độ âm: - Đại lượng L(dB) =10 lg I I0 hoặc L(B) = lg I I0 với I0 là cường độ âm chuẩn (thường lấy chuẩn cường độ âm I0 = 10-12W/m2 với âm có tần số 1000Hz) gọi là mức cường độ âm của âm có cường độ I. - Đơn vị của mức cường độ âm là ben (B). Trong thực tế người ta thường dùng ước số của ben là đêxiben (dB): 1B = 10dB. c.Đồ thị dao động âm: là đồ thị của tất cả các họa âm trong một nhạc âm gọi là đồ thị dao động âm. 3. Các đặc trưng sinh lí của âm. - Độ cao của âm gắn liền với tần số của âm. ( Độ cao của âm tăng theo tần số âm) - Độ to của âm là đặc trưng gắn liền với mức cường đô âm( Độ to tăng theo mức cường độ âm) - Âm sắc gắn liền với đồ thị dao động âm, giúp ta phân biệt được các âm phát ra từ các nguồn âm, nhạc cụ khác nhau. - Âm sắc phụ thuộc vào tần số và biên độ của các hoạ âm. Đặc trưng sinh lí Độ cao Âm sắc Độ to Đặc trưng vật lí f A, f L, f -Ngưỡng nghe: Âm có cường độ bé nhất mà tai người nghe được, thay đổi theo tần số của âm. Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 7 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 -Ngưỡng đau: Âm có cường độ lớn đến mức tai người có cảm giác đau ( I > 10W/m 2 , ứng với L = 130dB với mọi tần số). -Miền nghe được là giới hạn từ ngưỡng nghe đến ngưỡng đau. Chú ý: *Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động, các phần tử vật chất dao động tại chỗ. * Khi I tăng lên 10n lần thì L tăng thêm 10n (dB) * Sóng cầu thì S là diện tích mặt cầu S=4πR2 * Cường độ âm tại A, B cách nguồn O: I A OB 2 = I B OA 2 B. CÁC DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT Dạng 1: Khái niệm và đặc điểm của sóng cơ Câu 1: (TNPTL1-2008) Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai? A. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không. B. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang C. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất D. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc. Câu 2: Chọn câu đúng. Sóng cơ học là: A. sự lan truyền dao động của vật chất theo thời gian. B. những dao động cơ học lan truyền trong một môi trường vật chất theo thời gian. C. sự lan toả vật chất trong không gian. D. sự lan truyền biên độ dao động của các phân tử vật chất theo thời gian Câu 3: Sóng cơ học truyền được trong các môi trường: A. Rắn và lỏng. B. Lỏng và khí. C. Rắn, lỏng và khí. D. Rắn và khí. Câu 4: Chọn phát biểu đúng khi nói về sóng cơ học. A. Sóng cơ học là quá trình lan truyền trong không gian của các phần tử vật chất. B. Sóng cơ học là quá trình lan truyền của dao động theo thời gian. C. sóng cơ là những dao động động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian. D. Sóng cơ học là sự lan truyền của biên độ theo thời gian trong môi trường vật chất đàn hồi. Dạng 2: Phân loại sóng cơ Câu 1: (TNPTL1-2007) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học? A. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng. B. Sóng âm truyền được trong chân không. C. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng. D. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. Câu 2: (TNPTL2-2008) Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai? Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 8 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 A. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng. B. Sóng cơ không truyền được trong chân không. C. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng. D. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng. Câu 3: (TNPT-2009)Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai? A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau. B. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc. C. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang. D. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử môi trường. Câu 5: Sóng dọc là sóng các phần tử vật chất trong môi trường có phương dao động A.hướng theo phương nằm ngang B.cùng vói phương truyền sóng C.Vuông góc với phương truyền sóng D.hướng theo phương thẳng đứng. Câu 6: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào: A. Vận tốc truyền sóng và bước sóng. B. Phương truyền sóng và tần số sóng. C. Phương dao động và phương truyền sóng. D. Phương dao động và vận tốc truyền sóng. Câu 7: Chọn câu đúng. Sóng ngang là sóng: A. được truyền đi theo phương ngang. B. có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. C. được truyền theo phương thẳng đứng. D. có phương dao động trùng với phương truyền sóng. Câu 8: Chọn câu đúng. Sóng dọc là sóng: A. được truyền đi theo phương ngang. B. có phương dao động trùng với phương truyền sóng. C. được truyền đi theo phương thẳng đứng. D. có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. Câu 9: Chọn phát biểu đúng về sóng dọc. A. Chỉ truyền được trong chất rắn. B. truyền được trong chất rắn lỏng khí C. Truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không. D. Không truyền được trong chất rắn Câu 10: Sóng ngang là sóng: Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 9 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 A. Có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường, luôn hướng theo phương nằm ngang. B. Có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường, luôn trùng với phương truyền sóng. C. Có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường, luôn vuông góc vớiphương truyền sóng. D. Cả A, B, C đều sai. Dạng 3: Khái niệm bước sóng Câu 1: (TNPTL1-2007) Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là A. vận tốc truyền sóng. B. độ lệch pha. C. chu kỳ. D. bước sóng. Câu 2: (ĐHKA -2008) Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha. B. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. Câu 3: (CĐKA-2011) Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động. A. Cùng pha. B. Ngược pha. C. lệch pha π 2 D. lệch pha π 4 Câu 4: (ĐHKA- 2011) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ? A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. B. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc. C. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang. D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. Câu 5: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: A. Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kỳ dao động của sóng. B. Đối với một môi trường nhất định, bước sóng tỷ lệ nghịch với tần số của sóng. C. Những điểm cách nhau một số nguyên lần bước sóng trên phương truyền sóng thì dao động cùng pha với nhau. D. A, B, C đều đúng. Câu 6: Bước sóng được định nghĩa: A. Là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động cùng pha. B. Là quáng đường sóng truyền đi được trong một chu kì. C. Là khoảng cách giữa hai nút sóng gần nhau nhất trong hiện tượng sóng dừng. D. Cả A và B đều đúng Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 10 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 Câu 7: Điều nào sau đây đúng khi nói về bước sóng. A. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì. B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha nhau trên phương truyền sóng. C. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau trên phương truyền sóng dao động cùng pha. D. Cả A và C Câu 8: Chọn câu đúng. Bước sóng là: A. khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha. B. khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha trên phương truyền sóng. C. khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động ngược pha. D. quãng đường sóng truyền được trong một đơn vị thời gian. Dạng 4: So sánh vận tốc sóng trong các môi trường Câu 1: (TNPT-2010) Một âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1,v2, v.3. Nhận định nào sau đây là đúng A. v1 >v2> v.3 B. v3 >v2> v.1 C. v2 >v3> v.2 D. v2 >v1> v.3 0 Câu 2: (TNPT-2011) Cho các chất sau: không khí ở 0 C, không khí ở 250C, nước và sắt. Sóng âm truyền nhanh nhất trong A. không khí ở 250C B. nước 0 C. không khí ở 0 C D. sắt Câu 3: Vận tốc truyền âm tăng dần trong các môi trường theo thứ tự A. Rắn, khí và lỏng. B. Khí, lỏng và rắn. C. Rắn, lỏng và khí. D. Lỏng khí, rắn. Câu 4:Vận tốc truyền sóng cơ học phụ thuộc cào yếu tố nào? A. Tần số sóng. B. Bản chất của môi trường truyền sóng. C. Biên độ của sóng. D. Bước sóng. Câu 5: Vận tốc truyền sóng tăng dần khi lần lượt qua các môi trường. A. Rắn, khí và lỏng. B. Khí, lỏng và rắn. C. Rắn, lỏng và khí. D. Lỏng khí, rắn. Câu 6: Vận tốc truyền sóng cơ học giảm dần trong các môi trường: A. Rắn, khí và lỏng. B. Khí, lỏng và rắn. C. Rắn, lỏng và khí. D. Lỏng khí, rắn. Câu 7: Vận tốc âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất? A. Môi trường không khí loãng. B. Môi trường không khí. C. Môi trường nước nguyên chất. D. Môi trường chất rắn. Dạng 5: Liên hệ giữa bước sóng, vận tốc với chu kì hoặc tần số Câu 1: (TNPTL1-2007) Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng và bước sóng; đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là A. bước sóng. B. tần số sóng. C. biên độ sóng. D. vận tốc truyền sóng. Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 11 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 Câu 2: (TNPTL1-2007) Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng là A. f = 1 v = T λ 1 f B. v = = T λ C. λ = T f = v v D. λ = v = v.f T Câu 3: (TNPTL1-2008) Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng và bước sóng; đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là A. tần số sóng. B. biên độ sóng. C. vận tốc truyền sóng. D. bước sóng. Câu 4: Đại lượng nào sau đây của sóng âm không chịu ảnh hưởng khi tính đàn hồi của môi trường thay đổi? A. Tần số B. Bước sóng C. Biên độ D. Cường độ. Câu 5: Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với vận tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công thức A. λ = v. f B. λ = v / f C. λ = 2v. f D. λ = 2v / f Câu 6: Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với vận tốc v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng A. Tăng 4 lần B. Tăng 2 lần C. Không đổi D. Giảm 2 lần. Câu 7: Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với vận tốc v không đổi, khi giảm tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng A. Tăng 4 lần B. Tăng 2 lần C. Không đổi D. Giảm 2 lần. Dạng 6: Khái niệm và điều kiện giao thoa sóng Câu 1: (TNPTL2-2008) Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động A. lệch pha nhau góc π/3 B. cùng pha nhau C. ngược pha nhau. D. lệch pha nhau góc π/2 Câu 2: (TNPT-2011) Hiện tượng nhiễu xạ và giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng A. có tính chất hạt. B. là sóng dọc. C. có tính chất sóng. D. luôn truyền thẳng Câu 3: ( ĐHKA-2010) Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian B. cùng tần số, cùng phương C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian Câu 4: Giao thoa là hiện tượng A.giao thoa của hai sóng tại một điểm trong môi trường. B.Cộng hưởng của hai sóng kết hợp truyền trong môi trường . C.các sóng triệt tiêu khi gặp nhau D.gặp nhau của hai sóng kết hợp trong không gian ,trong đó có những chỗ hai sóng tăng cường hoặc giảm bớt Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 12 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 Câu 5: Giao thoa sóng là hiện tưọng A.giao nhau của hai sóng tại một điểm trong môi trường . B.cộng hưởng của hai sóng kết hợp truyền trong môi trường . C.các sóng triệt tiêu khi gặp nhau. D.gặp nhau của hai sóng kết hợp trong không gian , trong đó có những chỗ hai sóng tăng cường hoặc bị giảm bớt. Câu 6: Chọn câu đúng. Nguồn kết hợp là hai nguồn dao động: A. Cùng tần số. B. Cùng pha. C. Cùng tần số, cùng pha hoặc độ lệch pha không đổi theo thời gian. D. Cùng tần số, cùng pha và cùng biên độ dao động. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Hiện tượng giao thoa sóng chỉ xảy ra khi hai sóng được tạo ra từ hai tâm sóng có các đặc điểm sau: A. cùng tần số, cùng pha. B. cùng tần số, cùng pha. C. cùng tần số, lệch pha nhau một góc không đổi. D. cùng biên độ, cùng pha. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại. B. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động. C. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động với biên độ cực đại tạo thành các vân giao thoa. D. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động mạnh tạo thành các đường thẳng cực đại. Câu 9: Chọn câu sai. Sóng kết hợp là sóng được phát ra từ các nguồn: A. có cùng tần số, cùng phương truyền. B. có cùng tần số và có độ lệch pha không thay đổi theo thời gian. C. có cùng tần số và cùng pha hoặc độ lệch pha không thay đổi theo thời gian D. có cùng tần số và cùng pha. Câu 10: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự giao thoa sóng? A. Giao thoa sóng là sự tổng hợp các sóng khác nhau trong không gian. B. Điều kiện để có giao thoa là các sóng phải là sóng kết hợp nghĩa là chúng phải cùng tần số, cùng pha hoặc có hiệu số pha không đổi theo thời gian. C. Quỹ tích những điểm dao động cùng pha là một hyperbol. D. Điều kiện để biên độ sóng cực đại là các sóng thành phần phải ngược pha. Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Hiện tượng giao thoa sóng chỉ xảy ra khi hai sóng được tạo ra từ hai tâm sóng có các đặc điểm sau: A. Cùng tần số, cùng pha. B. Cùng tần số, ngược pha. Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 13 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 C. Cùng tần số, lệch pha nhau một góc không đổi. D. Cùng biên độ cùng pha. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng. A. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng chuyển động ngược chiều nhau. B. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau. C. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ. D. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha. Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại. B. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động. C. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm không dao động tạo thành các vân cực tiểu. D. Khi xảy ra hiện thượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động mạnh tạo thành các đường thẳng cực đại. Câu 14: Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải có: A. Cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha. B. Cùng tần số, cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian. C. Cùng tần số và cùng pha. D. Cùng tần số và hiệu số pha không đổi dọc theo thời gian. Câu 15: Nguồn sóng kết hợp là các nguồn sóng có: A. cùng tần số. B. cùng biên độ. C. Độ lệch pha không đổi theo thời gian D. Cả A và C đều đúng. Dạng 7: Biên độ dao động của điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của nguồn Câu 1: (TNPTL1-2007) Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động theo phương thẳng đứng, cùng pha, với cùng biên độ a không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Khi có sự giao thoa hai sóng đó trên mặt nước thì dao động tại trung điểm của đoạn S1S2 có biên độ A. bằng a B. cực tiểu C. bằng a/2 D. cực đại Câu 2: (TNPTL1-2008) Tại hai điểm A, B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, cùng biên độ, cùng pha, dao động theo phương thẳng đứng. Coi biên độ sóng lan truyền trên mặt nước không đổi trong quá trình truyền sóng. Phần tử nước thuộc trung điểm của đoạn AB A. dao động với biên độ nhỏ hơn biên độ dao động của mỗi nguồn. B. không dao động. Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 14 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 C. dao động với biên độ cực đại. D. dao động với biên độ bằng biên độ dao động của mỗi nguồn. Câu 3: (ĐHKA-2007) Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ A. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại B. dao động với biên độ cực tiểu C. dao động với biên độ cực đại D. không dao động Câu 4: Chọn câu đúng. Thực hiện thí nghiệm giao thoa trên mặt nước: A và B là hai nguồn kết hợp có phương trình sóng tại A, B là: uA = uB = asinωt thì quỹ tích những điểm đứng yên không dao động là: A. họ các đường hyperbol nhận A, B làm tiêu điểm và bao gồm cả đường trung trực của AB. B. họ các đường hyperbol có tiêu điểm AB. C. đường trung trực của AB. D. họ các đường hyperbol nhận A, B làm tiêu điểm. Câu 5: Tại hai điểm S1 và S2 trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng phương với phương trình lần lượt là u S1 = Α cos ω t và u S2 = Α cos(ω t + π ) . Biết vận tốc và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình sóng truyền. Trong khoảng giữa S1 và S2 có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm của đoạn S1S2 dao động với biên độ bằng A. 0 B. a 2 C. a D. 2a Câu 6: Chọn câu đúng. Thực hiện thí nghiệm giao thoa trên mặt nước: A và B là hai nguồn kết hợp có phương trình sóng tại A, B là: uA = uB = asinωt thì quỹ tích những điểm dao động với biên độ cực đại bằng 2a là: A. họ các đường hyperbol nhận A, B làm tiêu điểm và bao gồm cả đường trung trực của AB. B. họ các đường hyperbol có tiêu điểm AB. C. đường trung trực của AB. D. họ các đường hyperbol nhận A, B làm tiêu điểm. Dạng 8: Điều kiện hiệu đường đi của hai sóng để các phần tử nước dao động với biên độ cực đại hoặc triệt tiêu Câu 1: (TNTX-2012) Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Trên mặt nước, trong vùng giao thoa, phần tử tại M dao động với biên độ cực đại khi hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn truyền tới M bằng A. một số lẻ lần nửa bước sóng. B. một số nguyên lần bước sóng. Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 15 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 C. một số nguyên lần nửa bước sóng. D. một số lẻ lần một phần tư bước sóng. Câu 2: (CĐKA -2009) Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acosωt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng A. một số lẻ lần nửa bước sóng. B. một số nguyên lần bước sóng. C. một số nguyên lần nửa bước sóng. D. một số lẻ lần bước sóng. Câu 3: Trong hiện tượng giao thoa sóng, những điểm trong môi trường sóng là cực đại giao thoa khi hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn kết hợp tới là:(với k∈Z): λ λ 2 2 A. d 2 − d1 = k . B. d 2 − d1 = (2k + 1) .C. d 2 − d1 = kλ . D. d 2 − d1 = (2k + 1) λ 4 Câu 4: Trong hiện tượng giao thoa sóng, những điểm trong môi trường sóng là cực tiểu giao thoa khi hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn kết hợp tới là (với k∈Z): λ λ λ 2 2 4 A. d 2 − d1 = k . B. d 2 − d1 = (2k + 1) . C. d 2 − d1 = 2kλ D. d 2 − d1 = (2k + 1) Dạng 9: Khoảng cách giữa các điểm dao động cùng pha hoặc ngược pha và khoảng cách giữa các nút, các bụng hoặc giữa nút và bụng Câu 1: (TNPTL2-2007)Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng A. hai bước sóng. B. một bước sóng. C. một phần tư bước sóng. D. nửa bước sóng. Câu 2: (TNPTL2-2007) Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng A. một số nguyên lần bước sóng. B. một nửa bước sóng. C. một bước sóng. D. một phần tư bước sóng. Câu 3: (TNPTL1-2007) Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng A. một số nguyên lần bước sóng. B. một phần tư bước sóng. C. một nửa bước sóng. D. một bước sóng. Câu 4: (TNPTL12-2008) Quan sát trên một sợi dây thấy có sóng dừng với biên độ của bụng sóng là A. Tại điểm trên sợi dây cách bụng sóng một phần tư bước sóng có biên độ dao động bằng A.a/2 B. 0 C. a/4 D. a Câu 5: (CĐKA-2011) Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút đến một bụng kề nó bằng A. Một nửa bước sóng. B. hai bước sóng. C. Một phần tư bước sóng. D. một bước sóng. Câu 6: (CĐ+A1-2012) Trên một sợi dây có sóng dừng với bước sóng là λ . Khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề là Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 16 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 A. λ 2 . B. 2 λ . C. λ 4 D. λ . . Câu 7: Hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng bao nhiêu ? A. Bằng hai lần bước sóng. B. Bằng một bước sóng. C. Bằng một nửa bước sóng. D. Bằng một phần tư bước sóng. Câu 8: Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt nước với cùng tần số và cùng pha. Biết bước sóng là λ . Khoảng cách giữa một điểm dao động cực đại trên S1S2 với điểm dao động với biên độ cực tiểu cũng trên S1S2 gần nó nhất là: A. λ 8 B. λ 4 C. λ 2 D. 4 λ Câu 9: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng A. một phần tư bước sóng B. một bước sóng C. nửa bước sóng D. hai bước sóng Câu 10: Khi xảy ra hiện tượng sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là: A. hai lần bước sóng. B. một bước sóng. C. một nửa bước sóng. D. một phần tư bước sóng. Câu 11: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng A. một số nguyên lần bước sóng B. một nửa bước sóng C. một bước sóng D. một phần tư bước sóng Câu 12: Chọn câu đúng. Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là vận tốc truyền sóng, f là tần số của sóng. Nếu d = (2n + 1) v ; (n = 0, 1, 2f 2,...), thì hai điểm đó: A. dao động cùng pha. B. dao động ngược pha. C. dao động vuông pha. D. Không xác định được. Câu 13: Chọn câu đúng. Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là vận tốc truyền sóng, T là chu kỳ của sóng. Nếu d = nvT (n = 0,1,2,...), thì hai điểm đó: A. dao động cùng pha. B. dao động ngược pha. C. dao động vuông pha. D. Không xác định được. Câu 14: Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất mà chúng dao động cùng pha là A.Một lần bước sóng B. Nửa lần bước sóng C. Một phần tư bước sóng D. Hai lần bước sóng Câu 15: Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất mà chúng dao động ngược pha là A.Một lần bước sóng B. Nửa lần bước sóng C. Một phần tư bước sóng D. Hai lần bước sóng Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 17 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 Câu 16: Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất mà chúng dao động vuông pha là A.Một lần bước sóng B. Nửa lần bước sóng C. Một phần tư bước sóng D. Hai lần bước sóng Câu 17: Trong hiện tượng giao thoa trên mặt nước nằm ngang của hai sóng cơ học được truyền đi từ hai nguồn A và B thì khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên đoạn AB dao động với biên độ cực đại là A. λ/4. B. λ/2. C. bội số của λ/2. D. λ. Dạng 10: Độ lệch pha của hai sóng Câu 1: (TNPTL2-2007) Một sóng cơ học có bước sóng λ truyền theo một đường thẳng từ điểm M đến điểm N. Biết khoảng cách MN = d. Độ lệch pha ∆ϕ của dao động tại hai điểm M và N là A. ∆ϕ = 2πd λ B. ∆ϕ = πd λ C. ∆ϕ = πλ d D. ∆ϕ = 2πλ d Câu 2: (CĐKA-2011) Độ lệch pha của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và ngược pha nhau là π A. (2k + 1) (với k = 0, ±1, ±2, ....). B. (2k + 1)π (với k = 0, ±1, ±2, ....). 2 C. kπ (với k = 0, ±1, ±2, ....). D. 2kπ (với k = 0, ±1, ±2, ....). Câu 3: Chọn câu đúng. Trong quá trình giao thoa sóng. Gọi ∆ϕ là độ lệch pha của hai sóng thành phần. Biên độ dao động tổng hợp tại M trong miền giao thoa đạt giá trị nhỏ nhất khi: A. ∆ϕ = 2nπ B. ∆ϕ = (2n + 1)π C. ∆ϕ = (2n + 1) π D. ∆ϕ = (2n + 1) 2 v 2f Câu 4: Một sóng cơ học có bước sóng λ truyền theo một đường thẳng từ điểm M đến điểm N. Biết MN = d. Độ lệch pha ∆ϕ của dao động tại hai điểm M và N là A. ∆ϕ = πλ . d B. ∆ϕ = πd . λ C. ∆ϕ = 2πλ . d D. ∆ϕ = 2πd . λ Câu 5: Chọn câu đúng. Trong quá trình giao thoa sóng. Gọi ∆ϕ là độ lệch pha của hai sóng thành phần. Biên độ dao động tổng hợp tại M trong miền giao thoa đạt giá trị cực đại khi: A. ∆ϕ = 2nπ B. ∆ϕ = (2n + 1)π C. ∆ϕ = (2n + 1) π 2 D. ∆ϕ = (2n + 1) v , Với n = 0, 1, 2, 3 ... 2f Dạng 11: Khái niệm sóng dừng –sóng tới –sóng phản xạ Câu 1: (CĐKA+A1-2012) Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới. B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ. Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 18 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới. D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ Câu 2: Sóng dừng là trường hợp đặc biệt của giao thoa sóng vì: A. sóng dừng xuất hiện do sự chồng chất của các sóng có cùng phương truyền sóng. B. sóng dừng xuất hiện do gặp nhau của các sóng phản xạ. C. sóng dừng là sự giao thoa của hai sóng kết hợp trên cùng phương truyền sóng. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3: Sóng dừng là A. Sóng không lan truyền nữa do bị một vật cản chặn lại. B. Sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong môi trường. C. Sóng được tạo thành do sự giao thoa của hai sóng kết hợp truyền ngược nhau trên cùng một phương truyền sóng. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 4: Sóng phản xạ: A Luôn bị đổi dấu. B. luôn luôn không bị đổi dấu. C. Bị đổi dấu khi phản xạ trên một vật cản cố định. D. Bị đổi dấu khi phản xạ trên một vật cản di động được. Câu 5: Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì: A. tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động. B. nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động. C. trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên. D. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu. Câu 6: Khi có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi thì: A. tất cả các điểm của dây đều dừng dao động. B. nguồn phát sóng dừng dao động. C. trên dây có những điểm dao động với biên độ cực đại xen kẽ với những điểm đứng yên. D. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới thì dừng lại. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động. B. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động. C. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên. D. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu. Câu 8: Sóng dừng trên dây là sóng có đặc điểm A. vận tốc truyền sóng của sóng tới và sóng phản xạ đều bằng 0 B. các đặc điểm trên dây không dao động C. nút và bụng cố định trong không gian Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 19 Nguyễn Văn Trung-Số 133/8-Nguyễn Tri Phương-Long Khánh-Đồng Nai- 917.492.457 D. khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha gần nhất bằng một bước sóng Câu 9: Điều nào sau đây là SAI khi nói về sóng dừng? A. trên các dây đàn có sóng dừng thuộc loại sóng ngang B. trong các cột khí của sáo và kèn, có các sóng dừng thuộc loại sóng dọc C. vì các sóng thành phần không dịch chuyển nên sóng tổng hợp của chúng được gọi là sóng dừng D. điểm dao động với biên độ cực đại gọi là bụng Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng dừng? A. Khi một sóng tới và sóng phản xạ của nó truyền theo cùng một phương, chúng giao thoa với nhau và tạo thành sóng dừng. B. Nút sóng là những điểm dao động với biên độ cực đại. C. Bụng sóng là những điểm đứng yên không dao động. D. Các bụng sóng cách nhau một số nguyên lần bước sóng. Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng dừng? A. Sóng dừng là sóng có các bụng và các nút cố định trong không gian. B. Khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng bước sóng λ. C. Khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng λ 2 D. Trong hiện tượng sóng dừng, sóng tới và sóng phản xạ của nó thoả mãn điều kiện nguồn kết hợp nên chúng giao thoa với nhau. Câu 12: Chọn câu đúng. Khảo sát hiện tương sóng dừng trên dây đàn hồi AB = l. Đầu A nối với nguồn dao động, đầu B cố định thì sóng tới và sóng phản xạ: A. Cùng pha. B. Ngược pha. C. Vuông pha. D. Lệch pha π 4 . Câu 13: Chọn câu đúng. Khảo sát hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi AB = l. Đầu A nối với nguồn dao động, đầu B tự do thì sóng tới và sóng phản xạ: A. Cùng pha. B. Ngược pha. C. Vuông pha. D. Lệch pha π 4 . Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì tất cả các điểm trên dây điều dừng lại không dao động. B. Khi sóng dừng trên dây đàn hồi thì nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động. C. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên. D. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu. Dạng 13: Điều kiện xảy ra sóng dừng Câu 1: (TNPT-2011) Sóng truyền trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do. Muốn có sóng dừng trên dây thì chiều dài của sợi dây phải bằng A. một số chẵn lần một phần tư bước sóng. B. một số lẻ lần nửa bước sóng. Dạy kèm Toán, Lý, Hóa dễ hiểu với nhiều mẹo giải nhanh và chính xác - Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan