Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Chuyên đề cơ cấu công nghiệp việt nam ...

Tài liệu Chuyên đề cơ cấu công nghiệp việt nam

.DOC
17
414
81

Mô tả:

TÊN CHUYÊN ĐỀ: CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Thời lượng: 2 tiết) Lí do: Liên kết và cấu trúc lại nội dung, kiến thức trong các bài học thành một chuyên đề. Trong quá trình học lí thuyết cơ cấu ngành công nghiệp cần lồng ghép nội dung cho học sinh thực hành để khắc sâu kiến thức và định hướng phát triển năng lực. I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong chuyên đề, học sinh đạt được: 1. Kiến thức - Trình bày và nhận xét được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ và nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. - Liên hệ thực tế ở địa phương. 2. Kĩ năng - Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ về các ngành công nghiệp. - Sử dụng bản đồ và Atlat để phân tích cơ cấu ngành của một số trung tâm công nghiệp - Phân tích bản đồ Công nghiệp chung để trình bày về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp. 3. Thái độ - Nhận thức đúng đắn về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta. 4. Định hướng năng lực hình thành - Tư duy tổng hợp lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh; sử dụng số liệu thống kê. - Năng lực giao tiếp, hợp tác, quản lí, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Nội dung 1: Cơ cấu công nghiệp theo ngành 2. Nội dung 2: Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ 3. Nội dung 3: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CTGDPT 1. Bảng mô tả Nội Dung Nhận biết Nêu được khái niệm cơ cấu Cơ cấu công ngành. nghiệp theo Trình bày được cơ cấu công nghiệp ngành theo ngành. Thông hiểu Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Vận dụng thấp Vận dụng cao Vẽ và phân tích Liên hệ cơ cấu biểu đồ, số liệu CN địa phương thống kê, sơ đồ về cơ cấu ngành công nghiệp. Sử dụng bản đồ Công nghiệp hoặc Atlát Địa lí Việt Nam để phân tích cơ cấu ngành của một số trung tâm Cơ cấu CN Trình bày được cơ cấu công nghiệp theo lãnh theo lãnh thổ. thổ Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu CN theo lãnh thổ. Cơ cấu CN Trình bày được cơ Giải thích được cấu công nghiệp nguyên nhân dẫn theo thành theo thành phần đến sự thay đổi phần kinh tế kinh tế. cơ cấu CN theo thành phần kinh tế. công nghiệp (một số trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam với các ngành chuyên môn hóa). Phân tích bản đồ Liên hệ thực tế Công nghiệp chung địa phương. để trình bày về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp. Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, quản lí, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt:- Tư duy tổng hợp lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh, video; sử dụng số liệu thống kê. 2. Câu hỏi bài tập 2.1. Câu hỏi nhận biết Câu 1: Dựa vào sơ đồ và hình ảnh hãy: - Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng. CƠ CẤU CN THEO NGÀNH CN CHẾ BIẾN CN KHAI THÁC CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ 23 NGÀNH CN DẦU KHÍ CN SẢN XUẤT PHÂN PHỐI ĐIỆN KHÍ ĐỐT VÀ NÝỚC CN CHẾ BIẾN THỦY SẢN 4 NGÀNH 2 NGÀNH CN DỆT MAY NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ KHAI THÁC THAN Câu 2. Chọn đáp án đúng trong các câu sau : Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có: A. 2 nhóm với 19 ngành công nghiệp. B. 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp. C. 4 nhóm với 23 ngành công nghiệp. D. 5 nhóm với 32 ngành công nghiệp. Hướng dẫn trả lời: B 2. 2. Câu hỏi thông hiểu Câu 3 : Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực. Nguyên nhân của sự chuyển biến đó ? Hướng dẫn trả lời - Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực: + Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành có chuyển dịch (dẫn chứng). + Trong cơ cấu các ngành công nghiệp, nổi lên các ngành công nghiệp trọng điểm (dẫn chứng). - Nguyên nhân: - Do tác động của công cuộc đổi mới nền kinh tế-xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp CNHHĐH đất nước. - Các nguồn lực phát triển công nghiệp được phát huy. - Các nguyên nhân khác: thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, tăng nhanh nguồn nhân lực có kĩ thuật cao,... Câu 4. Dựa vào Atlat trang Công nghiệp chung hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta. Nguyên nhân ? Hướng dẫn trả lời a. Công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. - Hoạt động công nghiệp chủ yếu tập trung ở một số khu vực: + Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp tỏa theo một số hướng chính với các trung tâm (quy mô khác nhau) có chuyên môn hóa khác nhau (dẫn chứng) + Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm lớn như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hóa rất đa dạng (chứng minh). + Dọc theo Duyên hải miền Trung ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất còn có một số trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,...). - Các khu vực còn lại, nhất là vùng núi công nghiệp chậm phát triển, phân bố rời rạc, phân tán. b. Nguyên nhân của sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta - Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với: + Có vị trí địa lý thuận lợi. + Tài nguyên thiên nhiên phong phú; đặc biệt là tài nguyên khoáng sản. + Nguồn lao động dồi dào và có tay nghề. + Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. + Kết cấu hạ tầng tốt (đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước). - Ngược lại những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải còn kém phát triển. Câu 5. Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở ĐBSH. Giải thích vì sao ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. a. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở ĐBSH: - ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. - Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá: + Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí. + Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD. + Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí. + Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy. + Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện. + Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện. b. ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, vì: - Vị trí điạ lí thuận lợi: nằm trọng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng. - Cơ sở nguyên liệu : (nằm trong vùng trọng điểm LTTP lớn thứ 2 cả nước nên có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản...) - Nguồn nguyên, nhiên liệu. năng lượng: Vùng nằm liền kề TDMNBB vùng giàu có tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. - Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến đường giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt.... - Tập trung nhiều đô thị lớn, đông dân với nguồn lao động kỹ thuật đông đảo. - Cơ cấu ngành CN khá đa dạng. - Vốn đầu tư.. Câu 6. Trình bày sự phân hóa lãnh thổ CN ở vùng Đông Nam Bộ ? Giải thích vì sao ĐNB là vùng CN phát triển nhất nước ta ? a. Trình bày : - Là khu vực có mức độ tập trung CN cao (So với ĐBSH, vùng có mật độ các trung tâm CN thấp hơn, nhưng quy mô lại lớn hơn) - Các TTCN lớn : ...... - Hình thành dải phân bố CN với các TTCN hàng đầu của nước ta như TP. HCM (lớn nhất cả nước); Biên Hòa, Vũng Tàu (2 TTCN lớn), Thủ Dầu Một. - Cơ cấu ngành và hướng chuyên môn hóa đa dạng, trong đó có các ngành CN tương đối non trẻ nhưng lại phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện từ khí… b. Giải thích : ĐNB là vùng công nghiệp phát triển nhất nước ta Vì: ĐNB hội tụ đầy đủ các nhân tố thuận lợi cho phát triển công nghiệp. - Vị trí địa lí thuận lợi: ĐNB nằm liền kề với các vùng có nhiều tiềm năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho vùng ĐNB phát triển công nghiệp chế biến như: + Giáp ĐBSCL – Vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta. + Giáp Tây Nguyên- Vùng nhiều gỗ, lâm sản, vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 của cả nước và là vùng giàu tiền năng thuỷ điện. + Giáp DH Nam Trung Bộ- vùng giàu tiềm năng về hải sản. - Là vùng có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu dồi dào: Dỗu khí, cây công nghiệp. - Có nguồn lao động kỹ thuật đông nhất nước ta, người lao động năng động thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật vững mạnh. Sân bay quốc tế Tân Sơn nhất và cảng Sài Gòn là 2 cơ sở hiện đại nhất nước ta. TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn nhất phía Nam và là đầu mút của tuyến đường xuyên á. - Là vùng thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong các vùng (từ 1988-2006 vùng thu hút 53,7% vốn FDI - Cơ chế chính sách phát triển năng động. 2.3. Câu hỏi vận dụng Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung và kiến thức đã học, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ và cơ cấu ngành công nghiệp ở mỗi trung tâm. Hướng dẫn trả lời * Các trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu. * Cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp trong vùng: – TP. Hồ Chí Minh: sản xuất ôtô, luyện kim đen, luyện kim màu, nhiệt điện, cơ khí, điện tử, hoá chất, phân bón, đóng tàu, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, giấy, xen lulô. – Biên Hoà: cơ khí, điện tử, hoá chất, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, giấy, xen lulô. – Vũng Tàu: luyện kim đen, nhiệt điện, cơ khí, hoá chất, đóng tàu, chế biến nông sản, dệt, sản xuất vật liệu xây dựng. – Thủ Dầu Một: cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, giấy, xen lulô. Câu 8: Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp thành phần kinh tế (giá thực tế) (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Thành phần KT Nhà nước 1996 2005 74161 209085 Ngoài nhà nước (tập thể, 35682 308854 tập thể, cá thể) Khu vực có vốn đầu tư 39589 433110 nước ngoài - Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất CN phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1996 và 2005 - Nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất CN phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 1996 – 2005 2. 4. Câu hỏi vận dụng cao Đọc đoạn thông tin sau: Phát triển công nghiệp trên cở sở phục vụ cho các ngành kinh tế khác và có ưu thế của tỉnh như thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp hàng hóa, công nghiệp phục vụ các yếu tố đầu vào khác như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở nhu của tỉnh là chủ yếu. (Cục thống kê tỉnh Điện Biên, (2009), “ Báo cáo thực hiện phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006- 2010 tỉnh Điện Biên”) Kể tên một số ngành CN và điểm CN ở Điện Biên? Qua đó rút ra nhận xét gì về cơ cấu ngành và sự phân hóa lãnh thổ CN ở Điện Biên? Giải thích tại sao? 2. 5. Câu hỏi định hướng năng lực IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP Khởi động: GV giới thiệu cơ cấu ngành CN là một trong những nội dung quan trọng của địa lí CN và những khía cạnh được địa lí học quan tâm: cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế. Tiết 1: Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ cấu công nghiệp theo ngành 1. Tìm hiểu khái niệm cơ cấu ngành công nghiệp Hình thức: Cá nhân - Bước 1: + Dựa vào SGK nêu khái niệm cơ cấu CN theo ngành + Quan sát biểu đồ sau hãy: Đọc cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta năm 2010. Công nghiệp năng lượng 13.1 Công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử-tin học, hoá chất 18.7 Công nghiệp dệt may 24.9 25.9 9.2 Công nghiệp vật liệu xây dựng Công nghiệp lương thực thực phẩm 8.1 Công nghiệp khác Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp, năm 2010 (đơn vị: %) - Bước 2: HS trả lời, hs khác nhận xét bổ sung. - Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Khái niệm: cơ cấu CN theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành CN 2. Tìm hiểu cơ cấu công nghiệp theo ngành Hình thức: nhóm Kĩ thuật khăn trải bàn Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ a. Dựa vào sơ đồ và hình ảnh hãy: - Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng. - Nêu khái niệm ngành CN trọng điểm? - Kể tên một số ngành CN trọng điểm ở nước ta? CƠ CẤU CN THEO NGÀNH CN CHẾ BIẾN CN KHAI THÁC CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ 23 NGÀNH CN SẢN XUẤT PHÂN PHỐI ĐIỆN KHÍ ĐỐT VÀ NÝỚC CN CHẾ BIẾN THỦY SẢN 4 NGÀNH 2 NGÀNH CN DẦU KHÍ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ CN DỆT MAY KHAI THÁC THAN b. Dựa vào biểu đồ: Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất CN theo giá trị thực tế phân theo 3 nhóm ngành ở nước ta giai đoạn 1996 – 2005. - Bước 2: Các nhóm thảo luận - Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành công - Cơ cấu ngành CN nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới: nghiệp quan trọng thuộc 3 nhóm chính: + Tăng tỉ trọng nhóm ngành CN chế biến. + CN khai thác + Giảm tỉ trọng nhóm ngành CN khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. + CN chế biến + CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. - Trong cơ cấu ngành CN nổi lên một số ngành trọng điểm + Khái niệm: CN trọng điểm là ngành + Có thế mạnh lâu dài + Có hiệu quả kinh tế cao + Có tác động đến các ngành khác + Các ngành trọng điểm: CN năng luợng, CN chế biến l.thực – thực phẩm, CN dệt – may, CN hóa chất –pbón – cao su, CN vật liệu xây dựng, CN cơ khí – điện tử…. - Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp. + Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với điều kiện Việt Nam, thích ứng với nền kinh tế thế giới. + Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm. + Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ và cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế (Cá nhân) Bước 1: GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung sgk về cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ và cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế theo dàn ý sau: * Cơ cấu CN theo lãnh thổ a) Dựa vào bản đồ CN chung hãy: Nhận xét về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta. - Hoạt động CN tập trung: … . . . - Hoạt động CN còn hạn chế: - Dựa vào bảng số liệu, hãy: + Nhận xét về cơ cấu và xu hướng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất CN theo vùng lãnh thổ công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1996 - 2005. +Giải thích tại sao ĐNB là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất CN lớn nhất cả nước Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ ở nước ta năm1996 và 2005 (%) Các vùng 1996 2005 Cả nước 100 100 Trung du miền núi phía Bắc 17,1 4,6 Đồng bằng sông Hồng 6,9 19,7 Bắc Trung Bộ 3,2 2,4 Duyên hải Nam Trung Bộ 5,3 4,7 Tây Nguyên 1,3 0,7 Đông Nam Bộ 49,6 55,6 Đồng bằng sông Cửu Long 11,2 8,8 Không xác định 5,4 3,5 b) Nguyên nhân phân hóa lãnh thổ CN: c) Làm bài tập 2, 3 sgk trang 129 (hướng giải quyết bài tập) * Cơ cấu theo thành phần kinh tế - Bài tập 1 sgk trang 128 (hướng giải quyết bài tập) - Nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu CN theo thành phần kinh tế ở nước ta. Bước 2: GV phân nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Nhóm 1, 3: Tìm hiểu cơ cấu CN theo lãnh thổ - Nhóm 2, 4: Tìm hiểu cơ cấu CN theo thành phần kinh tế. PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1,3 Tìm hiểu cơ cấu CN theo lãnh thổ Tên nhóm:……………………………………………………………………………………… Các thành viên:……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Nhiệm vụ: HS dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, thông tin SGK, bảng số liệu thống kê trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1 Nội dung Dựa vào bản đồ CN chung hãy: a) Nhận xét chung về sự phân hóa lãnh thổ CN ở nước ta. - Hoạt động CN tập trung: … - Hoạt động CN còn hạn chế: b) Trình bày sự phân hóa lãnh thổ CN: - Ở ĐBSH và vùng phụ cận + Mức độ tập trung CN + Từ HN CN tỏa đi theo những hướng nào? Các ngành CMH chủ yếu của từng trung tâm CN. - Nam bộ: Kể tên các trung tâm CN, hướng CMH của các trung tâm. - Duyên hải MT: Kể tên các trung tâm CN, hướng CMH của các trung tâm. 2 Dựa vào bảng số liệu, hãy: - Nhận xét về cơ cấu và xu hướng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất CN theo vùng lãnh thổ công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1996 - 2005. - Giải thích tại sao ĐNB là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất CN lớn nhất cả nước Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ ở nước ta năm1996 và 2005 (%) Các vùng 2005 1996 Cả nước 100 100 Trung du miền núi phía Bắc 17,1 4,6 Đồng bằng sông Hồng 6,9 19,7 Bắc Trung Bộ 3,2 2,4 Duyên hải Nam Trung Bộ 5,3 4,7 Tây Nguyên 1,3 0,7 Đông Nam Bộ 49,6 55,6 Đồng bằng sông Cửu Long 11,2 8,8 Không xác định 5,4 3,5 3 Nguyên nhân phân hóa lãnh thổ CN. PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 2,4 Sự Tìm hiểu cơ cấu CN theo thành phần kinh tế Tên nhóm:……………………………………………………………………………………… Các thành viên:……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Nhiệm vụ: Câu Nội dung hỏi 1 Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp thành phần kinh tế (giá thực tế) (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Thành phần KT Nhà nước Ngoài nhà nước (tập thể, tập thể, cá thể) Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1996 2005 74161 209085 35682 308854 39589 433110 - Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất CN phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1996 và 2005 - Nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất CN phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 1996 – 2005 2 Nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu. Bước 3: Các nhóm trao đổi làm việc, GV quan sát về ý thức thái độ tinh thần hợp tác vầ hỗ trợ các nhóm (nếu cần) Bước 4: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, trao đổi nhận xét lẫn nhau Bước 5: GV nhận xét về kết quả mỗi nhóm, chỉnh sửa những nội dung chưa đạt, yêu cầu động viên các nhóm có thành tích tốt. Hoạt động 3: Các nhóm báo cáo, giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức THÔNG TIN PHẢN HỔI PHIẾU HỌC TẬP 1, 3 CƠ CẤU CN THEO LÃNH THỔ 1. Nhận xét về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta: CN nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. - Hoạt động công nghiệp chủ yếu tập trung ở một số khu vực: + Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp tỏa theo một số hướng chính với các trung tâm (quy mô khác nhau) có chuyên môn hóa khác nhau (dẫn chứng) + Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm lớn như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hóa rất đa dạng (chứng minh). + Dọc theo Duyên hải miền Trung ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất còn có một số trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,...). - Các khu vực còn lại, nhất là vùng núi công nghiệp chậm phát triển, phân bố rời rạc, phân tán. 2. Nhận xét bảng số liệu: Sự phân hóa lãnh thổ CN theo vùng - Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ ở nước ta năm1996 và 2005 có sự chuyển dịch: + Vùng tăng nhanh nhất... + Vùng giảm mạnh nhất... - Cơ cấu giá trị sản xuất CN không đều giữa các vùng. + Các vùng có tỉ trọng lớn nhất(dẫn chứng) + Các vùng có tỉ trọng nhỏ(dẫn chứng...) 3. Nguyên nhân của sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta - Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với: + Có vị trí địa lý thuận lợi. + Tài nguyên thiên nhiên phong phú; đặc biệt là tài nguyên khoáng sản. + Nguồn lao động dồi dào và có tay nghề. + Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. + Kết cấu hạ tầng tốt (đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước). - Ngược lại những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải còn kém phát triển. THÔNG TIN PHẢN HỔI PHIẾU HỌC TẬP 2, 4 CƠ CẤU CN THEO TPKT - Cơ cấu Công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. - Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng. - Xu hướng chung: giảm tỷ trọng khu vực Nhà nước (25,1%-năm 2005), tăng tỷ trọng khu vực ngoài Nhà nước (31,2%), đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (43,7%). - Sự chuyển trên là tích cực, phù hợp với đường lối mở cửa, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế của Đảng ta.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan