Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Sinh học Chuyên đề 2 các đặc điểm hệ sinh thái và tiềm năng sinh học của tràm chim đồng t...

Tài liệu Chuyên đề 2 các đặc điểm hệ sinh thái và tiềm năng sinh học của tràm chim đồng tháp

.DOCX
74
341
146

Mô tả:

Chuyên đề 2 các đặc điểm hệ sinh thái và tiềm năng sinh học của tràm chim đồng tháp
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG 09KMT ---------- CHUYÊN ĐỀ 2 CÁC ĐẶC ĐIỂM HỆ SINH THÁI VÀ TIỀM NĂNG SINH HỌC CỦA TRÀM CHIM ĐỒNG THÁP Trưởng đoàn: PGS.TS Trương Thanh Cảnh GV phụ trách: ThS. Phạm Thị Hồng Liên GV hướng dẫn: CN. Nguyễn Thị Ngọc ThS. Trần Thị Diễm Thúy Nhóm thực hiện: Nhóm 8 TP. HỒ CHÍ MINH 2012 DANH SÁCH NHÓM 8 – 09KMT STT HỌ TÊN SINH VIÊN MSSV 1 Nguyễn Thùy Dung 0917039 2 Lê Thị Khởi 0917147 3 Nguyễn Thị Lan 0917154 4 Lê Thị Mỹ Lài 0917156 5 Phạm Thái Hà 0917075 6 Nguyễn Quốc Hoàn 0917118 7 Hồ Tô Thị Khải Mùi 0917202 8 Trà Nguyễn Quỳnh Nga 0917210 9 Lê Dương Sang 0917278 10 Nguyễn Thị Thảo 0917307 11 Phạm Thị Thu Thảo 0917310 12 Phan Thị Ánh Thơ 0917324 13 Trịnh Thùy Vân 0917402 Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL LỜI CẢM ƠN Chuyến thực địa từ 01/02 – 05/02/2012 về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là những ngày học tập thực tế rất bổ ích cho sinh viên khoa môi trường. Để có chuyến đi thành công này, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong ban chủ nhiệm, thầy cô giảng dạy và các cán bộ trẻ trong khoa. Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Phạm Thị Hồng Liên người đã theo sát, chăm lo cho nhóm trong suốt chuyến đi và những chỉ dẫn tận tình của cô để nhóm hoàn thiện bài báo cáo tổng quan hành trình. Sau khi được quan sát thực tế, báo cáo chuyên đề nhóm sẽ thể hiện thành quả mà chúng em đã học được. Trong quá trình thực hiện, chúng em còn vướng nhiều thiếu sót, nhưng đã khắc phục được phần nào nhờ vào sự hướng dẫn tận tình giáo viên phụ trách chuyên đề. Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Trần Thị Diễm Thúy và CN. Nguyễn Thị Ngọc đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho nhóm hoàn thành chuyên đề. Chúc quý thầy cô sức khỏe và tổ chức thêm nhiều chuyến thực tế bổ ích cho sinh viên khoa môi trường. 1 Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL TÓM TẮT Trong chuyến thực địa đến các tỉnh ĐBSCL của sinh viên khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự Nhiên từ 1/2 – 5/2/2012 đã dừng chân tại các điểm: VQG Tràm Chim, Viện lúa ĐBSCL, Núi Đá Dựng, Thạch Động, Công ty xi măng Holcim Kiên Lương và Công ty nuôi trồng thủy sản BIM Đồng Hòa. Chuyến thực địa này giúp sinh viên nâng cao kĩ năng thực hành thực tế. Tại mỗi địa điểm sinh viên sẽ được nghe giới thiệu, thảo luận, quan sát, tìm hiểu, thu nhận các thông tin thực tế phục vụ cho chuyên đề của nhóm, giúp sinh viên nắm được một số đặc điểm đặc trưng của vùng, vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề. Bên cạnh đó còn có cái nhìn thực tiễn về các vấn đề môi trường và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang diễn ra ở ĐBSCL. 2 Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i TÓM TẮT................................................................................................................ii MỤC LỤC...............................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................vi DANH MỤC BẢNG..............................................................................................vii DANH MỤC HÌNH..............................................................................................viii PHẦN A: TỔNG QUAN.........................................................................................1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG....................................................2 1. Lịch sử hình thành................................................................................................................2 2. Đặc điểm vị trí địa lý.............................................................................................................2 3. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................................3 4. Đặc điểm kinh tế- xã hội.......................................................................................................3 5. Tiềm năng và thách thức......................................................................................................3 CHƯƠNG 1: VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM ĐỒNG THÁP......................................................6 1.1 Giới thiệu...............................................................................................................................6 1.2 Tiềm năng..............................................................................................................................6 1.3 Các vấn đề tổn thất tài nguyên và môi trường phát sinh...................................................8 1.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến khu vực......................................................................10 1.5 Tổng kết...............................................................................................................................10 CHƯƠNG 2: VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG........................................................11 2.1 Giới thiệu.............................................................................................................................11 2.2 Thành tựu của Viện lúa......................................................................................................12 2.3 Các nghiên cứu về ứng phó biến đổi khí hậu....................................................................14 2.4 Bài học nhận thức và kiến nghị..........................................................................................15 CHƯƠNG 3: CÔNG TY NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BIM ĐỒNG HÒA.....................................16 3.1 Giới thiệu.............................................................................................................................16 3.2 Hiện trạng sản xuất.............................................................................................................16 3.3 Các vấn đề môi trường và các giải pháp quản lí ô nhiễm.................................................17 3.4 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm và biện pháp của công ty.....18 3.5 Bài học nhận thức................................................................................................................19 3 Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL CHƯƠNG 4: CÔNG TY HOLCIM KIÊN LƯƠNG........................................................................20 4.1 Giới thiệu công ty Holcim Kiên Lương..............................................................................20 4.2 Công nghệ sản xuất xi măng của công ty...........................................................................20 4.3 Vấn đề môi trường của công ty..........................................................................................22 4.4 Bài học nhận thức................................................................................................................24 CHƯƠNG 5: NÚI ĐÁ VÔI KIÊN GIANG.......................................................................................26 5.1. Quá trình thành tạo............................................................................................................26 5.2. Các giá trị của núi đá vôi ở Kiên Giang.............................................................................28 5.3 Hiện trạng khai thác, các vấn đề về môi trường và kiểm soát tài nguyên.......................30 5.4 Tổng kết...............................................................................................................................31 PHẦN B: CHUYÊN ĐỀ 2.....................................................................................32 GIỚI THIỆU CHUNG.......................................................................................................................33 1. Đặt vấn đề............................................................................................................................33 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................33 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..............................................................................................................34 1.1 Khái quát hệ sinh thái.........................................................................................................34 1.2 Khái quát về tiềm năng sinh học của đất ngập nước........................................................34 1.3 Tổng quan về VQG Tràm Chim Đồng Tháp.....................................................................34 1.3.1 Vị trí địa lí.....................................................................................................................34 1.3.2 Lịch sử hình thành.......................................................................................................35 1.3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng Tràm Chim Đồng Tháp.....................................36 1.3.4 Tầm quan trọng của VQG Tràm Chim trong hệ thống bảo tồn...............................36 1.4 Những nghiên cứu đã thực hiện tại VQG Tràm Chim Đồng Tháp..................................37 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................39 2.1 Nội dung nghiên cứu...........................................................................................................39 2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................................40 3.1 Đặc điểm hệ sinh thái..........................................................................................................40 3.1.1 Môi trường tự nhiên....................................................................................................40 3.1.2 Hệ thực vật...................................................................................................................42 3.1.3 Hệ động vật...................................................................................................................48 3.1.4 Mối quan hệ trong hệ sinh thái...................................................................................52 4 Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL 3.2 So sánh với hệ sinh thái Đồng Hà Tiên..............................................................................53 3.3 Tiềm năng sinh học.............................................................................................................55 3.3.1 Đa dạng sinh hoc:.........................................................................................................55 3.3.2 Ngân hàng gen sống phục vụ cho nghiên cứu và bảo tồn..........................................60 3.3.1 Cung cấp thực phẩm, dược liệu..................................................................................60 3.3.2 Cải tạo môi trường, phòng hộ.....................................................................................61 3.3.3 Du lịch, giải trí..............................................................................................................62 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................63 4.1 Kết luận................................................................................................................................63 4.2 Kiến nghị..............................................................................................................................63 PHẦN C: TỔNG KẾT CHUYẾN ĐI VÀ KIẾN NGHỊ.....................................65 1. Tổng kết....................................................................................................................................66 2. Kiến nghị...................................................................................................................................66 5 Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long VQG VQG 6 Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL DANH MỤC BẢNG Bảng 1 .............................................................................................................................52 Bảng 2..............................................................................................................................54 7 Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL DANH MỤC HÌNH PHẦN A Hình 0.1...............................................................................................................................1 Hình 1.1...............................................................................................................................5 Hình 1.2...............................................................................................................................6 Hình 1.3 ..............................................................................................................................9 Hình 2.1.............................................................................................................................10 Hình 2.2.............................................................................................................................11 Hình 2.3.............................................................................................................................12 Hình 2.4.............................................................................................................................12 Hình 3.1.............................................................................................................................15 Hình 3.2.............................................................................................................................16 Hình 4.1.............................................................................................................................19 Hình 4.2.............................................................................................................................20 Hình 4.3.............................................................................................................................21 Hình 5.1.............................................................................................................................25 Hình 5.2.............................................................................................................................26 Hình 5.3.............................................................................................................................28 PHẦN B Hình 1.1.............................................................................................................................33 Hình 1.2.............................................................................................................................34 Hình 3.1.............................................................................................................................38 Hình 3.2.............................................................................................................................39 8 Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL Hình 3.3.............................................................................................................................40 Hình 3.4.............................................................................................................................40 Hình 3.5.............................................................................................................................41 Hình 3.6.............................................................................................................................41 Hình 3.7.............................................................................................................................41 Hình 3.8.............................................................................................................................42 Hình 3.9.............................................................................................................................42 Hình 3.10...........................................................................................................................42 Hình 3.11...........................................................................................................................43 Hình 3.12...........................................................................................................................44 Hình 3.13...........................................................................................................................44 Hình 3.14...........................................................................................................................45 Hình 3.15...........................................................................................................................46 Hình 3.16...........................................................................................................................47 Hình 3.17...........................................................................................................................48 Hình 3.18...........................................................................................................................56 Hình 3.19...........................................................................................................................56 9 Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL PHẦN A: TỔNG QUAN Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Hình 0.1. Lộ trình chuyến thực địa ĐBSCL 1. Lịch sử hình thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có lịch sử hình thành từ 9000 năm về trước, từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển. Qua từng giai đoạn kéo theo sự hình các giồng cát dọc ven biển. Hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và Long Xuyên - Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. 2. Đặc điểm vị trí địa lý Vùng ĐBSCL còn gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ (miền Tây Nam Bộ), gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. ĐBSCL là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39 747 km 2, nằm liền kề với vùng Đông Nam bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan và phía Đông Nam là Biển Đông. ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Tây Nam và Nam giáp biển với đường bờ biển dài trên 700km. 3. Điều kiện tự nhiên Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL Vùng ĐBSCL có lợi thế về tài nguyên đất đai, sông ngòi, biển và thềm lục địa cũng như điều kiện khí hậu. Tổng diện tích đất đai của vùng chưa kể hải đảo xấp xỉ 4 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước, trong đó loại tốt nhất là đất phù sa chiếm gần 30%. Hiện tượng hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích tạo nên một đặc điểm nổi bật của vùng, một mặt hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây khó khăn lớn cho đời sống dân cư. Sông Mê Kông chảy qua vùng ĐBSCL đem lại một lượng lớn phù sa. Sông Mê Kông là sông quốc tế, chảy qua lãnh thổ nhiều quốc gia, việc khai thác tài nguyên từ con sông này cần có sự hợp tác thống nhất giữa các quốc gia. Khí hậu ổn định, nhiệt độ trung bình 28 oC, chế độ nắng cao, ít xảy ra thiên tai do khí hậu. Có đường bờ biển dài trên 700km, có khu vực đặc quyền kinh tế, tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. 4. Đặc điểm kinh tế- xã hội  Tính đến cuối năm 2010, dân số vùng là 17 272 000 người.  Dân tộc: 80% là dân tộc Kinh, ngoài ra có dân tộc Khơ me, Hoa,…  Văn hoá: nhiều dân tộc cùng sinh sống do đó cùng tồn tại nhiều phong tục tập quán của nhiều dân tộc khác nhau, cùng tồn tại và phát triển.  Kinh tế: trong những năm gần đây, đời sống kinh tế tăng trưởng đáng kể, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống nhân dân được nâng cao.  Những sản phẩm tiêu biểu: cây lúa, nuôi trồng thuỷ sản, nuôi gia súc và gia cầm, cây ăn quả và nông sản được xem là thế mạnh của vùng. 5. Tiềm năng và thách thức 5.1 Tiềm năng 5.1.1 Khí hậu ĐBSCL có một nền nhiệt độ cao, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong toàn vùng. Ít xảy ra thiên tai do khí hậu như bão, thảm thực vật, quần thể động vật phong phú, đa dạng, nhưng có tính tương đối đồng nhất trong vùng, tạo điều kiện thuận lợi tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất lượng thực - thực phẩm, nông - thuỷ - hải sản lớn nhất cả nước. 5.1.2 Nguồn nước Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Kông và nước mưa, đặc trưng theo mùa rõ rệt, phù sa lớn, quá trình bồi tích lâu dài. Hệ thống kênh rạch lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Mùa lũ kéo dài theo định kỳ. 5.1.3 Tài nguyên đất Đất phù sa sông tập trung ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, chúng có độ phì nhiêu cao, có thể canh tác nhiều loại cây trồng. 5.1.4 Hệ sinh thái và động vật Sông Mê Kông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển,… Các vùng ngập nước có chức năng kinh tế và sinh thái quan trọng, mặc khác cũng vô cùng nhạy cảm, dễ bị tác động. 5.1.5 Khoáng sản Có triển vọng dầu khí trong thềm lục địa tiếp giáp thuộc Biển Đông, Vịnh Thái Lan và phía Tây Nam. Đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng Hà Tiên, Kiên Lương với trữ lượng lớn. 5.2 Thách thức Hầu hết các đô thị nằm ở ven sông, ngã ba sông. Phần lớn rác thải, nước thải đều cho xuống sông rạch, chưa nói đến việc lấn chiếm sông rạch làm cho dòng chảy bị nghẽn sinh ra ô nhiễm môi trường. Xây dựng công trình thuỷ lợi ở phần thượng lưu con sông ảnh hưởng đến lụt và thiếu nước ở đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống kênh đào sâu hơn, rộng hơn và dày đặc hơn so với trước kia. Đất đai kém màu mỡ hơn. Đất phèn, đất nhiễm mặn và nhiều loại đất khác: không tốt lắm vì đặc trưng nhiều tính chất xấu như: độ axit cao, độc tố, đất bùn nghèo có nền đất yếu. Hiện tượng phèn gia tăng trong đồng ruộng. Hệ thống tiêu nước nhanh quá và không có nơi tồn trữ nước ngay đầu mùa hạ, đồng thời hiện tượng xâm nhập mặn trầm trọng hơn xưa. Việc trồng lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản hay thành lập các nhà máy khai thác đá, xi măng cũng gây những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường tại đồng bằng sông Cửu Long. Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL CHƯƠNG 1: VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM ĐỒNG THÁP Hình 1.1. VQG Tràm Chim 1.1 Giới thiệu VQG Tràm Chim là một Đồng Tháp Mười thu hẹp với hệ sinh vật phong phú, đa dạng của vùng đất ngập nước, là nơi cư trú gần 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới, điển hình nhất là sếu đầu đỏ, một trong số 15 loài sếu còn tồn tại trên thế giới đang có nguy cơ diệt chủng. Năm 1991 UBND tỉnh quyết định thành lập Trung tâm bảo vệ Sếu và môi trường thiên nhiên Tràm Chim. Ngày 29 tháng 12 năm 1998, theo quyết định 253/1998/TTg của Thủ tướng Chính Phủ nơi đây chính thức trở thành VQG Tràm Chim. Vườn được thành lập với chức năng chính: bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười, bảo tồn các loài chim di trú mà đặc biệt là sếu đầu đỏ (loài có trong sách đỏ), bảo tồn nguồn gen địa phương, phục vụ cho học tập và nghiên cứu. 1.2 Tiềm năng 1.2.1 Tiềm năng sinh học VQG Tràm Chim có tiềm năng sinh học cao, là nơi lưu trữ nhiều nguồn gen quý hiếm. Thảm thực vật đặc trưng là rừng kín lá rộng thường xanh ngập nước theo mùa trên đất chua phèn với 130 loài thực vật bậc cao và 174 loài thực vật phiêu sinh. Hệ động vât: Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL có 198 loài chim trong đó có 16 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở quy mô toàn cầu như: sếu đầu đỏ, ô tác và nhiều loài chim di cư khác. Thủy sinh: đã phát hiện 195 loài thực vật nổi, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật đáy và 55 loài cá. VQG Tràm Chim còn có chức năng quan trọng của hệ sinh thái đất ngập nước là giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước ngầm, lọc sạch nước thải, hạn chế dòng chảy của nước lũ và ngăn cản gió hại. 1.2.2 Tiềm năng du lịch VQG Tràm Chim từ lâu đã nổi tiếng là “ốc đảo xanh” với cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, là nơi lí tưởng cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái như đi xuồng quanh phân khu A1 để thăm vườn, ngắm các loài chim và các quần xã thực vật… Hình 1.2. Tham quan VQG Tràm Chim 1.2.3 Tiềm năng kinh tế - xã hội Hoạt động dịch vụ khoa học, dịch vụ du lịch tạo thêm thu nhập và việc làm cho người dân địa phương, các loại phí cho các hoạt động trên sẽ tạo nguồn kinh phí phục vụ cho công tác bảo tồn, ngoài ra còn quảng bá được hình ảnh của VQG Tràm Chim cũng như vùng Đồng Tháp Mười, thu hút được nguồn tài trợ từ các tổ chức. 1.3 Hiện trạng khai thác Ban quản lý vườn triển khai mô hình kết hợp với cộng đồng để sử dụng các nguồn tài nguyên của vườn một cách hiệu quả và tăng hiệu quả bảo tồn. Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL - Thành lập các nhóm, tổ nông dân có giấy phép khai thác. Từ tháng 8 – tháng 12, người dân có giấy phép vào vườn khai thác cá (vì đầu mùa mưa nước phèn chảy về vườn làm chết cá và các loài thủy sinh khác). Họ được phép thu gom nhánh cây tràm về làm củi, cắt rau cỏ trong vườn, giúp hạn chế được cháy rừng nhờ làm giảm lượng sinh khối thực vật vào mùa khô. - Nhờ được lợi từ khai thác các tài nguyên trong rừng, nhân dân có ý thức hơn về công tác bảo tồn các nguồn tài nguyên đó và tích cực giúp ban quản lí phòng chống cháy rừng. 1.3 Các vấn đề tổn thất tài nguyên và môi trường phát sinh Tràm Chim là một trong những hệ sinh thái ngập nước độc đáo còn giữ được những đặc trưng cơ bản của vùng trũng Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, hiện nay, VQG này đang phải đối mặt với những thách thức lớn đến từ nhiều phía. 1.3.1 Khai thác tài nguyên trong vườn bừa bãi Hiện nay, có khoảng 7000 nông dân nghèo sống xung quanh vườn, mưu sinh chủ yếu bằng việc khai thác tài nguyên sinh vật trong vườn. Chế độ bảo vệ nghiêm ngặt trong nhiều năm qua đã dẫn tới xung đột gay gắt giữa ban quản lí VQG và cộng đồng cư dân. Các hoạt động của người dân khai thác trong vườn:  Chặt trộm cây tràm, săn bẫy chim thú.  Khai thác bừa bãi tận diệt: dùng bình phóng điện để bắt cá, làm chết các loài thủy sinh khác. Ngoài ra còn có tình trạng các cán bộ lợi dụng quyền hạn biến đất của vườn thành đất cá nhân, làm thu hẹp diện tích vườn. Phần đất “bị mất” thuộc tuyến thị trấn Tràm Chim - xã Phú Hiệp, tuyến Nam khu A1 và khu A3. 1.3.2 Vấn đề quản lý nguồn nước Việc quản lý mực nước trong vườn hiện nay rất khó khăn. Nếu giữ mực nước thấp quá dễ dẫn đến cháy rừng; còn nếu giữ mực nước cao liên tục, rừng tràm khó cháy nhưng cây cỏ năng bị ngập nước sẽ không có củ để dẫn dụ đàn sếu. Tiến sĩ Dương Văn Ni, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học – Trường đại học Cần Thơ, cho rằng: “Cần thay đổi cách quản lý và giữ nước ở Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL Tràm Chim. Nên áp dụng cách “lấy lửa trị lửa”, chủ động “đốt” có kiểm soát vào mùa khô. Điều này, giảm nguy cơ cháy rừng mà các loài động thực vật vẫn phát triển tốt”. 1.3.3 Sự xâm lấn của các loài ngoại lai Hiện nay, VQG Tràm Chim đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự xâm lấn của cây mai dương (Mimosa pigra). Đầu tháng 01-2006, loài cây này đã lan ra gần 2.000 ha, gần bằng 1/3 tổng diện tích VQG, ảnh hưởng hưởng đến việc sinh sống của các loài động thực vật nơi đây. Một số loài ngoại lai gây hại khác như ốc bưu vàng, sinh sản nhanh phá hoại các đồng lúa ma, các loại rau cỏ; bèo tây sống thành từng đám trên mặt nước ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh bên dưới (giảm lượng oxy, ánh sáng mặt trời…) 1.3.4 Cháy rừng Việc khai thác bừa bãi của nhân dân trong vườn dễ gây ra cháy vào mùa khô. Tháng 4/2010, một trận cháy lớn bùng phát tại khu A1 của VQG Tràm Chim, thiêu rụi một phần khu rừng A1, rồi lan rộng sang các khu vực xung quanh. Trận cháy đã làm thiệt hại hơn 320 ha rừng tràm và đồng cỏ, trong đó có 70 ha rừng tràm lâu năm. Hình 1.3. Một góc đám cháy VQG Tràm Chim tháng 4/2010 1.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến khu vực Biến đổi khí hậu làm thay đổi nhiệt độ, tạo ra sự phân tầng nhiệt rõ rệt trong các thủy vực làm thay đổi chuỗi thức ăn, gia tăng dịch bệnh, ảnh hưởng đến điều kiện sống của các loài sinh vật trong vườn. Nhiệt độ cao nguy cơ cháy rừng càng lớn. Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL Biến đổi khí hậu có khả năng lượng nước không còn đủ để cân bằng, không đủ độ ẩm cho năng kim phát triển, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sếu. Ngoài ra, còn tạo điều kiê ên thuâ ên lợi cho loài ngoại lai (cây mai dương, ốc bưu vàng, bèo tây) sinh trưởng Lũ lụt gia tăng cũng ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sếu, sau trận lũ lớn năm 2000, 2001 phần lớn các bãi năng kim bị phá hủy thay vào đó là những loài cây, cỏ tạp… Biến đổi khí hậu gây hạn hán làm cho đất phèn ngày càng khô nứt do mực nước ngầm hạ thấp, nhiễm mặn tăng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hê ê sinh thái. 1.5 Tổng kết Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, nhiều loài đô êng, thực vâ êt đă êc hữu có nguy cơ tuyệt chủng nếu không thực hiện các biện pháp phù hợp và kịp thời. Tuy nhiên, nếu chúng ta có những giải pháp khả thi đối phó biến đổi khí hậu và làm giảm tình trạng thì các loài quí hiếm và những hệ sinh thái rừng quan trọng sẽ được bảo tồn và phục hồi. Duy trì và phục hồi các hệ sinh thái rừng sẽ làm tối ưu hóa sức chịu đựng đối với sự tác động của khí hậu, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan