Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Chuong i bài giảng môn đường lối cách mạng trong kháng chiến...

Tài liệu Chuong i bài giảng môn đường lối cách mạng trong kháng chiến

.PDF
86
336
117

Mô tả:

1 Bài giảng môn ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 2 CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 3 Học tập chương mở đầu cần nắm 3 nội dung chính:  Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu môn học  Phương pháp nghiên cứu môn học  Ý nghĩa việc học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam B. TÓM TẮT NỘI DUNG : 4 Chương mở đầu bố trí theo 2 nội dung: I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu : 1. Đối tượng nghiên cứu 2. Nhiệm vụ nghiên cứu II. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập môn học: 1. Phương pháp nghiên cứu 2. Ý nghĩa của việc học tập môn học C. NỘI DUNG CƠ BẢN : 5 I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu : 1. Đối tượng nghiên cứu : a. Khái niệm Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3/2/1930, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Từ lúc ra đời Đảng đã đề ra đường lối cách mạng và trực tiếp lảnh đạo cách mạng nước ta. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam mở đầu là cách mạng tháng Tám 1945, tiếp đến đánh thắng các thế lực xâm lược, thống nhất đất nước, tiến hành sự nghiệp đổi mới đưa đất nước hội nhập để phát triển mạnh mẽ, vững chắc và góp phần vào sự nghiệp chung của cách mạng thế giới. 6 I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu : 1. Đối tượng nghiên cứu : a. Khái niệm Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam : Trong tiến trình của cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong đó hoạt động lãnh đạo của Đảng là công việc quan trọng bậc nhất mà vấn đề cơ bản trước hết là đề ra đường lối và hoạch định đường lối.  Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. 7 I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu : 1. Đối tượng nghiên cứu : a. Khái niệm Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam : Đường lối cách mạng của ĐCSVN Quan điểm Mục tiêu Chủ trương Phương hướng Chính sách Giải pháp Cách mạng Việt Nam I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu : 1. Đối tượng nghiên cứu : a. Khái niệm Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt 8 Nam :      Đường lối cách mạng của Đảng bao gồm: Đường lối đối nội:  Đường lối xây dựng đất nước  Đường lối bảo vệ Tổ quốc Đường lối đối ngoại Đường lối chính trị chung, xuyên suốt Đường lối cho từng giai đoạn lịch sử Đường lối trong từng lĩnh vực cụ thể I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu : 1. Đối tượng nghiên cứu : a. Khái niệm Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt 9 Nam : Đường lối cách mạng của Đảng phải phản ánh đúng qui luật vận động của xã hội VN vì vậy từ thực tiễn cách mạng, Đảng thường xuyên, kịp thời điều chỉnh đường lối cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Đó cũng là yêu cầu cơ bản để Đảng giữ vững vai trò lảnh đạo cách mạng. Đường lối đúng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng, uy tín, vị thế của Đảng với dân tộc. Để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng phải xây dựng đường lối đúng đắn. Đường lối trở thành ngọn cờ thức tỉnh, tập hợp quần chúng một cách hiệu quả đưa đến thắng lợi của cách mạng. - 10 I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu : 1. Đối tượng nghiên cứu : b. Đối tượng nghiên cứu của môn học : Môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu đường lối do Đảng đề ra từ năm 1930 đến nay:  Đối tượng nghiên cứu môn học là hệ thống, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng VN từ cách mạng DTDCND đến cách mạng XHCN. I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu : 1. Đối tượng nghiên cứu : b. Đối tượng nghiên cứu của môn học : 11  Quan hệ môn Đường lối cách mạng của Đảng với các môn lý luận chính trị : Với môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: Đường lối của Đảng là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện Việt Nam. Nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin để tìm hiểu về đường lối, chủ trương của Đảng, hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng để kiên định và vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin. Hồ Chí Minh nói: lịch sử của Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng là “Chủ nghĩa Mác-Lênin trong hành động” (Hồ Chí Minh. Diễn văn khai mạc đại hội Đảng lần thứ III. 9/1960) I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu : 1. Đối tượng nghiên cứu : b. Đối tượng nghiên cứu của môn học : 12  Với môn Tư tưởng Hồ Chí Minh : Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn, vì vậy Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam của Đảng. Nắm vững đường lối của Đảng để góp phần làm sáng tỏ vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh. I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu : 2. Nhiệm vụ nghiên cứu : 13    3 nhiệm vụ nghiên cứu của môn học: Một: sự ra đời tất yếu của Đảng Đảng là chủ thể hoạch định đường lối, tìm hiểu đường lối phải làm rõ sự ra đời của Đảng Hai: quá trình hình thành, bổ sung, phát triển đường lối Trọng tâm là đường lối thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản Ba: kết quả thực hiện đường lối. I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu : 2. Nhiệm vụ nghiên cứu : 14   Để thực hiện nhiệm vụ trên yêu cầu : Với người dạy:  Phải nghiên cứu đầy đủ Cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị trong tiến trình của cách mạng, mang tính hệ thống.  Phải làm rõ hoàn cảnh ra đời quá trình bổ sung, phát triển và hoàn thiện đường lối. Với người học:  Phải nắm vững những nội dung cơ bản của đường lối để từ đó lý giải những vấn đề của thực tiễn và vận dụng quan điểm của Đảng vào cuộc sống. Cả dạy và học phải trên cơ sở nắm vững đường lối của Đảng để đóng góp ý kiến cho Đảng nhằm yêu cầu xây dưng đường lối. 15 II. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập môn học : 1. Phương pháp nghiên cứu : Để nhận thức nội dung cơ bản và hiệu quả Đường lối cách mạng của Đảng môn học phải tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sau: a. Cơ sở phương pháp luận:  Đứng trên thế giới quan, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của CNDVBC và CNDVLS.  Lập trường, quan điểm, phương pháp luận Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. b. Phương pháp nghiên cứu :  Hai phương pháp được sử dung phổ biến theo nguyên tắc “nội dung nào phương pháp đó” là: Phương pháp lịch sử, cụ thể Phương pháp lôgic Ngoài ra còn phải sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh sao cho thích hợp với từng nội dung cụ thể. 16 II. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập môn học : 2. Ý nghĩa của việc học tập môn học :    Trang bị cho người học hiểu biết cơ bản về :  Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam .  Đường lối cách mạng của Đảng, trọng tâm là thời kỳ Đổi mới . Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho mỗi người. Vận dụng kiến thức đã học để chủ động giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO, CÂU HỎI ÔN TẬP – CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH HỌC TẬP MÔN HỌC : 17 1. Tài liệu phục vụ môn học : Tài liệu bắt buộc :  Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bộ Giáo dục-Đào tạo. Nxb CTQG. Hà Nội. 2009-2011 Tài liệu tham khảo :  Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.Hội đồng T.W chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các môn khoa học MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.Nxb.CTQG . Hà Nội. 2009  Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Bộ Giáo dục Đào tạo Nxb.CTQG.Hà Nội .2006  Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. Nxb.CTQ. Hà Nội. 2011  Hồ Chí Minh tuyển tập. Nxb.CTQG.Hà Nội. 2011 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO, CÂU HỎI ÔN TẬP – CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH HỌC TẬP MÔN HỌC : 18    2. Câu hỏi chương mở đầu : Câu 1 : Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam ? Câu 2 : Tại sao nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam phải sử dụng phương pháp luận chung và quán triệt nguyên tắc nội dung nào phương pháp nghiên cứu cụ thể đó ? Câu 3 : Ý nghĩa của việc học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam ? D. TÀI LIỆU THAM KHẢO, CÂU HỎI ÔN TẬP – CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH HỌC TẬP MÔN HỌC : 19  3. Chương trình – Kế hoạch học tập môn học : Môn học bố trí 60 tiết x 14 tuần  Tiết lý thuyết : 45 tiết  Tiết thảo luận : 15 tiết  Số tín chỉ : 3 (2.1.4)  MS môn học : 001004  Đánh giá môn học :  Kiểm tra giữa kì : 30%  Thi cuối kì : 70% D. TÀI LIỆU THAM KHẢO, CÂU HỎI ÔN TẬP – CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH HỌC TẬP MÔN HỌC : 20  3. Chương trình – Kế hoạch học tập môn học : Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học bố trí ở 8 chương :  Chương 1 : Đảng ra đời và Cương lĩnh chính trị của Đảng .  Chương 2 : Đường lối đấu tranh giành chính quyền .  Chương 3 : Đường lối kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ .  Chương 4 : Đường lối công nghiệp hóa .  Chương 5 : Đường lối xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN .  Chương 6 : Đường lối xây dựng Hệ thống chính trị .  Chương 7 : Đường lối xây dựng phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội .  Chương 8 : Đường lối đối ngoại .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan