Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Chính sách tỷ giá hối đoái của trung quốc trong khủng hoảng tài chính và suy tho...

Tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái của trung quốc trong khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. bài học đối với việt nam

.PDF
10
98
87

Mô tả:

Nhóm 6 – CH18G                                                                           Bài tập Kinh tế Quốc  tế BÀI TẬP NHÓM 6 MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ Đề   tài:   Chính   sách   tỷ   giá   hối   đoái   của   Trung  Quốc trong khủng hoảng tài chính và suy thoái  toàn cầu. Bài học đối với Việt Nam. GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Nhóm 6: 1. Trịnh Thị Lan Hương                 2. Mai Lan Hương                 3. Phan Thu Huyền                 4. Phạm Duy Khánh Lớp : CH 18G 1 Nhóm 6 – CH18G                                                                           Bài tập Kinh tế Quốc  tế LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế và hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện   nay, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế  ngày càng lớn. Một trong những   liên hệ mật thiết về kinh tế giữa các nước chính là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái   là một phạm trù kinh tế  tổng hợp, là một công cụ  có hiệu lực, có hiệu quả  trong  việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia, đồng thời là yếu tố  cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia. Đặc biệt trong nền kinh tế  mở, việc xác định một chính sách tỷ giá phù hợp đối với từng giai đoạn phát triển  của một quốc gia có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập   khẩu tư bản và đến giá hàng hóa trong nước… Đợt khủng hoảng tài chính và suy   thoái toàn cầu giai đoạn vừa qua đã tác động mạnh mẽ  đến nền kinh tế  toàn thế  giới. Thế  nhưng, cũng chính trong thời gian này, nền kinh tế  Trung Quốc nổi lên  như  một điểm sáng của nền kinh tế thế giới, hứa hẹn một “sức bật” lớn. Để  có  được thành công đó, một trong những chính sách hiệu quả đã được Trung Quốc áp   dụng   chính   là   chính   sách   tỷ   giá   hối   đoái   phù   hợp.   Những chính sách tỷ giá đó được đánh giá là có hiệu quả cao và có tầm ảnh hưởng  trên toàn thế giới. 2 Nhóm 6 – CH18G                                                                           Bài tập Kinh tế Quốc  tế Là nước láng giềng của Trung Quốc với khá nhiều điểm tương đồng về  kinh tế,  việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và sâu sắc các chính sách tỷ  giá của Trung  Quốc trong thời kỳ khủng hoảng là rất cần thiết để Việt Nam tìm ra chính sách tỷ  giá phù hợp nhất đối với nền kinh tế. Cũng chính vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Chính sách tỷ giá   hối đoái của Trung Quốc trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh   tế toàn cầu. Bài học đối với Việt Nam”.  2. Mục đích nghiên cứu Không nằm ngoài mục đích tìm ra một chính sách tỷ  giá thích hợp nhất đối với  Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng, trong quá trình nghiên  cứu đề tài, nhóm chúng tôi luôn hướng đến mục tiêu tìm ra những kinh nghiệm làm   nên thành công của chính sách tỷ giá của Trung Quốc cũng như những hạn chế của  các chính sách này để vận dụng vào Việt Nam một cách có hiệu quả nhất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề  tài là các chính sách tỷ  giá mà Trung Quốc đã sử  dụng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, cụ thể hơn   là từ năm 2007 cho đến nay. Bài viết sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, thống kê mô tả, phân tích   quy nạp, so sánh chéo… để phân tích và nghiên cứu các hiện tượng kinh tế. 4. Kết cấu đề tài Ngoài các phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề  tài được nghiên cứu   theo ba nội dung chính: ­ Chương I: Một số  khái niệm về  tỷ  giá hối đoái và nhận định chung về  tình hình khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế 3 Nhóm 6 – CH18G                                                                           Bài tập Kinh tế Quốc  tế ­ Chương II: Các chính sách tỷ  giá hối đoái của Trung Quốc trong khủng  hoảng ­ Chương III: Bài học đối với Việt Nam Dưới sự  hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, nhóm tôi đã   cố  gắng để  hoàn thành bài viết. Tuy nhiên, do sự  hạn chế  về  thời gian, thông   tin, trình độ lý luận nên trong quá trình viết không tránh khỏi những sai sót nhất  định. Chúng tôi mong nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô, bạn bè  để hoàn thiện hơn trong việc học tập và nghiên cứu của mình. 4 Nhóm 6 – CH18G                                                                           Bài tập Kinh tế Quốc  tế CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ NHẬN ĐỊNH  CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY GIẢM KINH TẾ 1.1. Một số khái niệm về tỷ giá hối đoái 1.1. 1. Tỷ giá hối đoái  Tỉ  giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ  giá) là sự  so sánh về  mặt giá cả  giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể  gọi tỷ  giá hối đoái là   giá của một đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác. Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn  vị đồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị  đồng tiền của   nước kia. Ví dụ: tỷ  giá hối đoái giữa  Đồng Việt Nam  và  Dollar Mỹ  là 16045  VND/USD  hay   giữa  Yen   Nhật  và   Dollar   Mỹ   là   116,729  JPY/USD  hay   giữa  Dollar Mỹ và Euro là 1,28262 USD/Euro.  Đồng tiền để   ở  số  lượng một đơn vị  trong các tỷ  lệ  như  những ví dụ  trên   gọi là đồng tiền định danh hay đồng tiền cơ sở. Vì thế, khi cần thể hiện một   cách nghiêm ngặt và chính xác, người ta thường nói: "Tỷ  giá hối đoái giữa   Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ trên thị  trường ngoại hối định danh bằng Dollar  Mỹ là 16015 Đồng bằng 1 Dollar" hoặc "Tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam   và  Dollar Mỹ   trên  thị  trường  ngoại hối   định danh  bằng  Đồng Việt Nam  là  0,0000624 Dollar bằng 1 Đồng". 1.1.2. Các loại tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái chính thức và Tỷ giá hối đoái song song Tỷ giá hối đoái có thể được quy định bởi thị trường trong chế độ tỷ giá hối  đoái thả nổi, và được gọi là tỷ giá thị trường. Tỷ giá hối đoái cũng có thể được  quy định bởi các cơ  quan hữu trách trong chế  độ  tỷ  giá hối đoái cố  định.  Ở  nhiều nước, cả  thị trường lẫn cơ quan hữu trách cùng tham gia quy định tỷ  giá  hối đoái. Tỷ  giá hối đoái khi đổi tại  ngân hàng thương mại và quầy giao dịch  ngoại hối phục vụ  khách hàng lẻ  thường chênh lệch so với tỷ  giá công bố  có   5 Nhóm 6 – CH18G                                                                           Bài tập Kinh tế Quốc  tế thể vì một trong hai lý do sau: (1) đã được tính gộp cả phí dịch vụ; (2) có hai tỷ  giá đồng thời, một tỷ  giá hối đoái chính thức (có thể  do cơ  quan hữu trách qui  định, hoặc do cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách quy định) và một tỷ giá không  chính thức (còn gọi là  tỷ  giá hối đoái song song  hay  tỷ  giá chợ  đen) do thị  trường quyết định. Ở  Việt Nam, ngay cả  tỷ  giá hối đoái chính thức cũng có vài loại:  tỷ  giá bình  quân liên ngân hàng, tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu , tỷ giá giao dịch của ngân  hàng thương mại, và tỷ giá hạch toán. Tỷ giá mua vào và bán ra ngoại tệ niêm  yết tại một số ngân hàng để phục vụ khách đổi tiền là tỷ giá giao dịch của ngân   hàng thương mại có tính thêm phí dịch vụ. Còn tỷ giá đổi tiền tại các cửa hàng  kinh doanh vàng bạc ngoại tệ của tư nhân hay khi đổi tiền trong nhân dân chính   là tỷ giá hối đoái song song. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và Tỷ giá hối đoái thực tế Tỷ giá hối đoái danh nghĩa : là mức giá thị trường của một đồng tiền này  tính bằng đồng tiền khác vào một thời điểm nhất định. Tỷ  giá hối đoái  danh nghĩa không xét đến tương quan giá cả, tương quan lạm phát và các  nhân tố khác giữa hai nước. Tỷ  giá hối đoái thực tế :là tỷ  giá phản ánh sức mua tương quan của hai   đồng tiền,phản ánh trong tỷ giá. Tỷ giá hối đoái thực tế có xét đến tương  quan giá cả, tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nước. Quan hệ giữa hai loại tỷ giá này được thể hiện qua cách tính sau: Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá nước ngoài / Giá nội  địa = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Tỷ lệ lạm phát nước ngoài / Tỷ lệ lạm phát  trong nước. Tỷ giá hối đoái song phương và Tỷ giá hối đoái hiệu lực Tỷ  giá  hối đoái giữa  hai  đồng tiền  được gọi  là tỷ  giá hối đoái song   phương. 6 Nhóm 6 – CH18G                                                                           Bài tập Kinh tế Quốc  tế Tỷ giá hối đoái hiệu lực là tỷ lệ trao đổi giữa một đồng tiền X với nhiều   đồng tiền khác cùng lúc (thông thường là đồng tiền của các bạn hàng  thương mại lớn). Tỷ  giá này được tính dựa trên giá trị  bình quân gia quyền  của các tỷ  giá song  phương giữa đồng tiền X với từng đồng tiền kia. Tỷ giá hối đoái hiệu lực cũng   có loại danh nghĩa và loại thực tế. 1.1.3. Các chế độ tỷ giá hối đoái Tỷ giá cố định Tỷ  giá hối đoái cố  định, đôi khi còn được gọi là  tỷ  giá hối đoái neo, là  một kiểu chế  độ  tỷ  giá hối đoái trong đó giá trị  của một đồng tiền được gắn   với giá trị  của một đồng tiền khác hay với một rổ  các đồng tiền khác, hay với   một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc  giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng  chế  độ  tỷ  giá hối đoái cố  định gọi là  đồng tiền cố  định. Tỷ  giá hối đoái cố  định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi. Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả  nổi sẽ hạn chế khả năng  của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy  trì  ổn định kinh tế  trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ  vẫn thích  chế  độ  tỷ  giá hối đoái cố  định bởi nó tạo ra sự   ổn định. Trong lịch sử, từ  sau   Chiến tranh Thế giới thứ hai đã từng tồn tại hệ thống Bretton Woods cho phép  Tây Âu và Nhật Bản có được tỷ giá cố định so với dollar Mỹ cho đến tận năm  1970. Gần đây,  Trung Quốc,  Hong Kong  và  Malaysia  đã rất thành công trong  việc duy trì tỷ  giá hối đoái cố  định để  giữ   ổn định kinh tế  trong nước. Đồng   euro hiện nay cũng có thể được xem là một chế độ tỷ giá hối đoái cố định giữa   các quốc gia châu Âu tham gia. Nhiều quan điểm cho rằng tỷ  giá hối đoái cố  định quá cứng nhắc nên che  mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng. Đó là vì   7 Nhóm 6 – CH18G                                                                           Bài tập Kinh tế Quốc  tế đồng tiền không còn thể  hiện giá trị  thị  trường thực của chúng. Sự  che đậy   thông tin nào tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ  đầu cơ "tấn công"  các đồng tiền cố  định và nhiều nước sẽ  mất sạch cả   dự  trữ  ngoại hối khi cố  gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứ không chịu để nó  mất giá. Thái Lan trong  cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là một trường hợp như vậy. Chế  độ  tỷ  giá thả  nổi  hay còn gọi là chế  độ  tỷ  giá linh hoạt là một  chế  độ  trong đó giá trị  của một đồng tiền được phép dao động trên thị  trường  ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền  thả nổi. Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ  tỷ  giá thả  nổi tốt hơn chế độ  tỷ  giá cố  định bởi vì tỷ  giá thả  nổi nhạy với  thị  trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ  kinh doanh nước ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế. Thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ  thả nổi và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn,  nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả  nổi hoàn toàn, vì nó   quá bất ổn định. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc   thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương  đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế  độ  này làm cho chính sách tiền tệ  trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng  chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế  độ  tỷ  giá thả  nổi, nhưng chính phủ  sẽ  can thiệp  để  tỷ  giá không hoàn toàn  phản ứng theo thị trường. 1.1.4. Vai trò của tỉ giá Tỉ giá hối đoái có tác động đến tất cả  các hoạt động kinh tế vĩ mô, các cân   đối vĩ mô. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính  sách tiền tệ, nó là mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng   8 Nhóm 6 – CH18G                                                                           Bài tập Kinh tế Quốc  tế tới. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy  trì, mở  rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tê, giúp  cho nền kinh tế  trong nước có điều kiện hội nhập khu vực và thế  giới ngày   càng mạnh mẽ hơn. Trong thương mại quốc tế, tỷ  giá hối đoái đóng vai trò chính. Nó cho phép   so sánh giá cả  của các hàng hóa và dịch vụ  sản xuất trên các nước khác nhau.  Giá hàng xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu   nếu biết tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước. “Khi đồng tiền của một  nước mất giá, người nước ngoài nhận ra rằng, giá hàng xuất khẩu của nước   này rẻ đi, và người dân trong nước nhận thấy hàng nhập từ nước ngoài đắt lên.   Sự lên giá có hiệu quả ngược lại: người nước ngoài sẽ phải trả nhiều hơn cho  sản phẩm của nước này, và người dân trong nước phải trả ít hơn cho hàng hóa   của nước ngoài”. Chính vì điều này mà tỷ  giá hối đoái được sử  dụng để  điều   tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Tỷ  giá hối đoái chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó hai nhân tố  quan   trọng nhất là sức mua của đồng tiền và tương quan cung cầu ngoại tệ. Khi lạm   phát tăng, sức mua đồng nội tệ  giảm so với ngoại tệ, làm cho tỷ  giá hối đoái  của đồng ngoại tệ  so với nội tệ  tăng (hay tỷ  giá đồng nội tệ  so với ngoại tệ  giảm) và ngược lại.  ­ Nếu giá đồng nội tệ  giảm, đồng nghĩa với  tỷ  giá hối đoái cao sẽ  kích  thích các hoạt động xuất khẩu, hạn chế  nhập khẩu, góp phần tăng thu  ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán. Kích thích tăng trưởng và việc   làm, nhưng đồng thời cũng  tạo nên áp lực làm gia tăng lạm phát. Tỷ  giá  hối đoái cao sẽ khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế các hoạt   động chuyển ngoại tệ  ra nước ngoài, kết quả  là làm cho sức mua của  đồng nội tệ  tăng lên. Tuy nhiên nó sẽ  làm giảm cạnh tranh hàng hóa và  9 Nhóm 6 – CH18G                                                                           Bài tập Kinh tế Quốc  tế dịch vụ, làm thâm hụt cán cân vãng lai; cũng có thể  dẫn đến hậu quả  giảm tăng trưởng.  ­ Đồng nội tệ  lên giá có thể  làm giảm lạm phát. BOP thặng dư, tăng dự  trữ. Tuy nhiên khi đồng bản địa yếu, sẽ  phải đối mặt với nguy cơ  nợ  nước ngoài tăng do tỉ  giá giữa đồng bản tệ  so với đồng ngoại tệ  tăng.  Giá trị tài sản quốc gia giảm, nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn… Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác như: Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia. Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước. Những dự đoán về tỷ giá hối đoái. Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế. Sự can thiệp của chính phủ.  o Can thiệp vào thương mại quốc tế. o Can thiệp vào đầu tư quốc tế. o Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối. Các nhân tố khác như: khủng hoảng kinh tế, xã hội, đình công,thiên tai... 1.2. Nhận định chung về  tình hình khủng hoảng tài chính, suy giảm   kinh tế toàn cầu Khủng hoảng tài chính 2007­2010 là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự  đổ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt   giá chứng khoán và mất giá tiền tệ với quy mô lớn xảy ra ở nhiều nước trên thế  giới, mà nguồn gốc của cuộc  khủng hoảng này  bắt nguồn từ  khủng hoảng  tài  chính ở Hoa Kỳ. Sau những năm tăng trưởng cao, kinh tế thế giới năm 2008 và 2009 bước  vào suy thoái với sự đổ vỡ của nhiều nền kinh tế lớn. Khởi nguồn là những bất  10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan