Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách phát triển nhân lực làm công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay...

Tài liệu Chính sách phát triển nhân lực làm công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay

.PDF
82
447
61

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI TRẦN THỊ HƢƠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN THỊ AN HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn “Chính sách phát triển nhân lực làm công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc trích dẫn tài liệu. Nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở công trình, đề tài nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Tác giả luận văn Trần Thị Hƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO .................................................................................... 8 1.1. Những khái niệm cơ bản ............................................................................ 8 1.2. Khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam và đặc điểm của đối tượng trong quản lý nhà nước về tôn giáo ............................................................................ 9 1.3. Vai trò, đặc điểm và yêu cầu đối với nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ................................................................................................ 15 1.4. Chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta hiện nay ..................................................................................... 20 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở NƢỚC TA ..................................................................................................................... 36 2.1. Thực trạng nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo từ năm 2004 đến 2016 ................................................................................................... 36 2.2. Thực trạng việc ban hành chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ............................................................................ 39 2.3. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ......................................................................................... 40 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ............................................................................... 54 3.1. Mục tiêu, định hướng hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo....................................................................... 54 3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta hiện nay ............................................. 57 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 72 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Bảng 2.1a: Tổng hợp số liệu nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp năm 2004 .................................................................................... 38 Bảng 2.1b: Tổng hợp số liệu nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp năm 2016 .................................................................................... 38 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Hiện nay trên cả nước có 40 tổ chức và 01 pháp môn tu hành thuộc 15 tôn giáo đã được nhà nước cấp đăng ký hoạt động và công nhận về tổ chức, với khoảng 25 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số cả nước). Tôn giáo ở Việt Nam có chiều hướng phát triển ngày càng nhanh, các tôn giáo đều đẩy mạnh hoạt động nhằm mở rộng tổ chức, thu hút tín đồ, mở rộng các hình thức sinh hoạt theo hướng nhập thế. Các tổ chức tôn giáo trong nước có mối quan hệ rộng rãi với các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài. Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo có vị trí quan trọng trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo đang thu hút sự chú ý của dư luận cả trong và ngoài nước. Những năm gần đây, các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện ngày càng nhiều và bức tranh tôn giáo ở Việt Nam trở nên đa dạng, đời sống tôn giáo ngày càng phức tạp. Tình hình đó đang đặt ra những yêu cầu và thách thức lớn đối với đội ngũ nhân lực làm công tác tôn giáo, đòi hỏi phải có đủ phẩm chất, năng lực thực thi công vụ. Đặc biệt, trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, khách thể quản lý là chức sắc, chức việc của các tôn giáo - những người tổ chức thực hiện các hoạt động tôn giáo, có ảnh hưởng lớn đối với tín đồ tôn giáo - phần lớn là những trí thức được đào tạo cơ bản, có trình độ, am hiểu sâu về tôn giáo và am hiểu rộng về đời sống xã hội. Chính vì thế, để quản lý tốt công tác tôn giáo, đòi hỏi phải có một đội ngũ làm công tác tôn giáo có trình độ và kinh nghiệm thì mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. 1 Đứng trước tình hình tôn giáo hiện nay, phát triển nhân lực làm công tác tôn giáo có vị trí vô cùng quan trọng. Đây là đội ngũ hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; phải từ việc hướng dẫn các tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động dưỡng đạo, hành đạo, quản đạo, truyền đạo trong khuôn khổ pháp luật, nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân để góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. Trong thời gian qua, nguồn nhân lực làm công tác tôn giáo từng bước đã được quan tâm hơn từ khâu quy hoạch, đến đào tạo, bồi dưỡng; trình độ kiến thức được nâng lên; chế độ chính sách cũng đã được xây dựng. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác xây dựng, phát triển và quản lý nguồn nhân lực, việc tuyển chọn, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực vẫn còn nhiều bất cập. Trong khi đó, chúng ta vẫn chưa có những chính sách cụ thể, thống nhất về phát triển nhân lực làm công tác tôn giáo khiến cho mỗi địa phương lại có sự triển khai, vận dụng theo một cách khác nhau. Thực tế cho thấy, nơi nào có nhận thức đúng đắn về công tác tôn giáo thì vấn đề nhân lực được quan tâm và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo sẽ tốt hơn. Ngược lại, nơi nào chưa có sự nhận thức đúng đắn về công tác tôn giáo thì vấn đề nhân lực chưa được quan tâm và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo chưa tốt. Chính vì vậy, chính sách cụ thể về việc phát triển nhân lực làm công tác tôn giáo không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ làm công tác tôn giáo và còn tạo cơ sở pháp lí cần thiết ở một lĩnh vực khó khăn và đặc thù này. Vì vậy, việc nghiên cứu để phát triển nhân lực làm công tác tôn giáo có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ là việc làm có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2 Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Chính sách phát triển nhân lực làm công tác tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay” để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những năm qua, đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, với những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Các công trình tiêu biểu trong số đó có thể kể đến là: Bài viết “Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực” (2010) của tác giả Võ Xuân Tiến đưa ra những nhận định về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cũng như yêu cầu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.[39] Bài viết “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” (2015) của tác giả Đặng Xuân Hoan đã nêu những lý luận cơ bản nhất về phát triển nhân lực, đồng thời đánh giá thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước để phát triển nhân lực trong thời gian tới.[26] Bài viết “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để tham gia nền kinh tế tri thức” của tác giả Bùi Việt Phú đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nền kinh tế tri thức với đào tạo nhân lực trình độ cao và bài viết nêu quan điểm cho rằng, việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện tiếp cận với nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực trình độ cao, vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao là một việc làm cần thiết. [32] Cuốn sách “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI” của tác giả Trần Khánh Đức đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục, quản lý giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Những vấn đề về 3 khoa học giáo dục và phát triển nguồn nhân lực được quan tâm, đầu tư nghiên cứu sâu sắc trên mọi bình diện theo hướng tiếp cận hệ thống, phức hợp, liên ngành và xuyên ngành. [23]; Bài viết “Quan điểm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực và nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội ở nước ta hiện nay” (2011) của tác giả Nguyễn Ngọc Phú đã nêu ra những quan điểm truyền thống của ông cha ta về chăm lo xây dựng, phát triển nhân tài của đất nước, đồng thời đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về phát triển nguồn nhân lực, nhân tài đất nước. [33] Bài viết “Đổi mới công tác quản lý nhân lực ngành quản lý nhà nước về tôn giáo” (2013) của tác giả Phạm Dũng đưa ra 5 giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Đó là: 1. Chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng; 2. Đổi mới công tác tuyển dụng công chức; 3. Đổi mới việc thi nâng ngạch công chức ngành quản lý nhà nước về tôn giáo như các cơ quan hành chính khác trên cơ sở cạnh tranh; 4. Cải cách đánh giá công chức ngành quản lý nhà nước về tôn giáo; 5. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ công chức ngành quản lý nhà nước về tôn giáo. Đây là tài liệu có ý nghĩa lớn cho việc nghiên cứu của đề tài. [19] Mỗi công trình, bài viết đề cập đến các khía cạnh khác nhau, nhưng điểm chung đều khẳng định vị trí của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tếxã hội. Nhìn chung, các công trình đã khái quát được những vấn đề cơ bản về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Đến nay, trong các công trình nghiên cứu, tác phẩm, bài viết khoa học, các tác giả đã nêu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về phát triển nguồn nhân lực và chính sách phát triển nhân lực ở nước ta trong thời gian qua và đề xuất 4 những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước để phát triển nhân lực trong thời gian tới. Tuy vậy, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về chính sách phát triển nhân lực làm công tác tôn giáo ở nước ta nói chung và chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng. Vì vậy, thực hiện đề tài này tác giả muốn phân tích làm rõ thực trạng chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; trên cơ sở đó đề ra các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ các cơ sở lý luận về chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. - Phân tích, đánh giá thực trạng nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nhân lực làm công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay gồm: nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn 5 giáo-Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố, phòng tôn giáo, bộ phận phụ trách tôn giáo thuộc Phòng nội vụ và Ủy ban nhân dân xã); nhân lực làm công tác đảm bảo an ninh tôn giáo (công an); nhân lực làm công tác tôn giáo của các ngành có liên quan (Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên, quân đội, đội ngũ cán bộ, giảng viên thuộc các Viện nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng). Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo các cấp (cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo từ khi có Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (năm 2003) và Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo (năm 2004) đến nay (năm 2016). 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận Khoa học chính sách công: phân tích chu trình chính sách từ: phát hiện vấn đề, xây dựng chính sách, ban hành, kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả, phát hiện vấn đề và tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Khoa học quản lý: phân thích các nội dung, vấn đề như chủ thể quản lý, khách thể quản lý, phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý,... Văn hóa học: phân tích các thành tố cấu thành đời sống tín ngưỡng, tôn giáo như niềm tin, phong tục, nghi lễ và lễ hội...trong mối quan hệ với đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 6 - Thu thập và phân tích thông tin thứ cấp từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề chính sách phát triển nhân lực làm công tác tôn giáo nói chung và nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng. - Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh và thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn nghiên cứu về chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo và đề xuất giải pháp xây dựng chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học và thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh chính sách và tổ chức thực hiện chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương một cách hiệu quả. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được cơ cấu thành 3 chương. Chương 1: Những vấn đề chung về tôn giáo và chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta hiện nay 7 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Công tác tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo Công tác tôn giáo là hệ thống công tác liên quan đến lĩnh vực tôn giáo, bao gồm nhiều nội dung như: xây dựng chính sách, vận động quần chúng, quản lý nhà nước, an ninh trong tôn giáo,... trong đó công tác vận động quần chúng là cốt lõi, đặc biệt là công tác vận động, tranh thủ chức sắc tôn giáo. Quản lý nhà nước về tôn giáo là một dạng quản lý nhà nước, tổ chức và điều chỉnh hoạt động tôn giáo của các tổ chức tôn giáo và cá nhân tôn giáo bằng quyền lực nhà nước. Cá nhân tôn giáo gồm chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong bối cảnh hiện nay cực kỳ khó khăn và gian khổ bởi tính phức tạp đa dạng, nhạy cảm của đối tượng bị quản lý đồng thời cũng bởi quan điểm, nhận thức đối với tôn giáo chưa được thống nhất của một số lãnh đạo các cấp ủy Đảng và chính quyền. Từ đó dẫn đến những bất cập luôn tồn tại trong công tác này. Nói đến công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là nói đến một hệ thống các quan điểm, biện pháp, công tác của Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện đường lối của Đảng về công tác tôn giáo. 1.1.2. Nhân lực và chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nhân lực. Theo Tổ chức Liên hợp quốc, “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm , năng lực và tính sang tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển 8 của mỗi cá nhân và của đất nước”. [37]. Còn Ngân hàng thế giới thì cho rằng: “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên”. [37]. Nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Họ là lực lượng lao động nòng cốt, có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực tôn giáo, với nhiệm vụ thực thi công vụ, thực thi quyền lực nhà nước, đồng thời cũng đóng vai trò tham mưu, đề xuất xây dựng hệ thống pháp luật về tôn giáo nhằm giúp cho công tác quản lý nhà nước đạt được hiệu lực và hiệu quả cao. Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý về nhà nước về tôn giáo như sau: Chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là tập hợp các quyết định có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với các giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo theo mục tiêu đã xác định. 1.2. Khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam và đặc điểm của đối tƣợng trong quản lý nhà nƣớc về tôn giáo 1.2.1. Khái quát tình hình các tôn giáo ở Việt Nam ViÖt Nam lµ quèc gia cã nhiÒu lo¹i h×nh tÝn ng-ìng, t«n gi¸o. Hiện nay, Việt Nam có 15 tôn giáo với 40 tổ chức tôn giáo và 01 pháp một tu hành được Nhà nước cấp đăng ký hoạt động và công nhận về tổ chức. gồm: PhËt gi¸o, C«ng gi¸o, Tin lµnh, Phật giáo Hßa H¶o, Cao §µi, Håi gi¸o, TÞnh ®é C- sü PhËt héi ViÖt Nam, T«n gi¸o Baha’ i, §¹o Tø ©n HiÕu NghÜa, 9 Böu S¬n Kú H-¬ng, Gi¸o Héi phËt ®-êng Nam t«ng Minh S- §¹o, Héi th¸nh Minh Lý §¹o-Tam T«ng MiÕu, Ch¨m Bµ-La-M«n (Bµ-La-M«n gi¸o), Gi¸o héi C¸c th¸nh h÷u Ngµy sau cña chóa Giª Su Ky T«, PhËt gi¸o HiÕu nghÜa Tµ L¬n. Mỗi tôn giáo ở nước ta đều có lịch sử du nhập, hình thành và phát triển khác nhau. Như vậy, tôn giáo ở Việt Nam rất đa dạng về hình thức và nội dung hoạt động, phức tạp về các mối quan hệ. Đa số các tôn giáo và các tổ chức tôn giáo chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, song cũng có không ít chức sắc, nhà tu hành, tín đồ của một số tôn giáo hoạt động trái pháp luật, tác động xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Những vấn đề đó cần được giải quyết trong tổng thể công tác tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Nó đòi hỏi nhân lực làm công tác tôn giáo nói chung và làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng, có đủ trình độ hiểu biết về các tôn giáo và pháp luật để làm tốt công tác tôn giáo. 1.2.2. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam hiện có 15 tôn giáo và nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian khác nhau. Sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề đã và đang đặt ra cho Đảng, Nhà nước những khó khăn, phức tạp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo cụ thể nói riêng. Thứ hai, các tôn giáo ở Việt Nam có sự đan xen, hòa đồng và không có xung đột tôn giáo Các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, có nguồn gốc khác nhau, phương châm hành đạo không giống nhau, nhưng không vì thế mà có sự xung đột lẫn nhau, ngược lại quan hệ giữa các tôn giáo luôn có sự gắn 10 kết, giao lưu, tìm hiểu về nhau. Trong một cộng đồng dân cư có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đan xen tồn tại, song họ sống hòa hợp với nhau trong tình làng, nghĩa xóm, dòng họ. Điều này đã minh chứng về sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của người Việt Nam và tinh thần đoàn kết dân tộc. Thứ ba, đại bộ phận đồng bào các tôn giáo là nông dân, có lòng yêu nước, gắn bó với dân tộc Người nông dân Việt Nam vốn cần cù lao động, giản dị trong lối sống, có tinh thần yêu thương, gắn bó và tính cố kết cộng đồng lớn. Tuy nhiên, do đời sống dân sinh, trình độ dân trí thấp, nên họ có niềm tin tôn giáo sâu sắc. Họ còn có lòng yêu nước, gắn bó với dân tộc, đây là một phẩm chất tốt đẹp của đồng bào các tôn giáo. Phẩm chất này càng được nâng lên khi đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước khơi gợi phát huy được vai trò của họ trong đạo và đời, trở thành một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, họ cũng là đối tượng mà các thế lực thù địch nhắm đến để kích động, lôi kéo, mua chuộc nhằm chống phá lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Thứ tư, các tôn giáo ở Việt Nam có đội ngũ chức sắc, nhà tu hành, những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp đông đảo Các chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo ở Việt Nam phần lớn là trí thức được đào tạo quy mô, bài bản ở các cơ sở tôn giáo trong và ngoài nước, có năng lực quản trị giáo hội và khả năng tổ chức các hoạt động xã hội cao. Phần lớn chức sắc tôn giáo đã có tinh thần yêu nước, đồng hành cùng dân tộc. Đây lực lượng quan trọng trong mối quan hệ giữa giáo hội với nhà nước và là đầu mối trong quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, cũng có một số chức sắc tôn giáo vẫn còn thành kiến, thậm chí đố kỵ với cách mạng. 11 Thứ năm, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam có đông là người các dân tộc thiểu số Việt Nam là quốc gia có đông đồng bào dân tộc thiểu số, theo thời gian, các tôn giáo dần dần xâm nhập vào những vùng đồng bào dân tộc thiếu số hình thành các cộng đồng tôn giáo, như: Dân tộc Khơ-me theo Phật giáo Nam tông; Hồi giáo gắn liền với dân tộc Chăm; Đồng bào dân tộc Tây Nguyên, Tây Bắc theo Công giáo, Tin lành. 1.2.3. Đặc điểm của đối tượng quản lý nhà nước về tôn giáo Đối tượng quản lý nhà nước về tôn giáo bao gồm hoạt động của các tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, các tổ chức hoạt động các tổ chức tôn giáo, cơ sở thờ tự vừa mang những đặc điểm chung của người Việt Nam, đồng thời mang những đặc điểm riêng của người có tín ngưỡng, tôn giáo. 1.2.3.1. Đặc điểm của tín đồ tôn giáo Thứ nhất, tín đồ tôn giáo là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận. Thứ hai, tín đồ các tôn giáo chịu sự chi phối mạnh mẽ của thần quyền, giáo lý, giáo luật và lễ nghi tôn giáo Thứ ba, đa số tín đồ các tôn giáo là nhân dân lao động, có tinh thần yêu nước, luôn gắn bó với dân tộc. Bên cạnh đó, một số do trình độ dân trí và nhận thức còn hạn chế nên dễ bị lôi kéo, kích động bởi các thế lực thù địch. Nhìn chung, đại bộ phận tín đồ tôn giáo có tinh thần yêu nước, gắn bó với dân tộc. Trong suốt lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp quan trọng về sức người, sức của, góp phần đấu tranh thống nhất đất nước. Trong quá trình phát triển đất nước, tín đồ các tôn giáo càng 12 nhận thức rõ lợi ích quốc gia, dân tộc, đã và đang nỗ lực cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng đất nước. 1.2.3.2. Đặc điểm của chức sắc tôn giáo Chức sắc tôn giáo là những người được tổ chức tôn giáo lựa chọn, được đào tạo cơ bản, được tổ chức tôn giáo phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử nên họ cũng có những đặc điểm riêng so với tín đồ là giáo dân. Thứ nhất, chức sắc tôn giáo là rường cột của mỗi giáo hội, là người trực tiếp chăm lo đời sống tôn giáo cho các tín đồ. Chức sắc các tôn giáo có vị trí quan trọng trong các hoạt động tôn giáo và tổ chức giáo hội, họ có ảnh hưởng lớn đối với tín đồ. Chức sắc tôn giáo là người đại diện cho tổ chức tôn giáo trong quan hệ với chính quyền để giải quyết những công việc có liên quan đến tôn giáo. Đối với tín đồ, họ là những người gần gũi, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng và họ rất có uy tín và ảnh hưởng lớn đối với tín đồ. Thứ hai, chức sắc các tôn giáo được đào tạo cơ bản có trình độ cao, am hiểu nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Chức sắc các tôn giáo được đào tạo cơ bản ở trong nước và ngoài nước, có hiểu biết rộng và sâu về giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo của mình. Họ không chỉ giỏi về thần học, mục vụ mà còn giỏi cả việc đời. Họ có năng lực quản trị giáo hội và khả năng tổ chức các hoạt động xã hội, am hiểu nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa, xã hội. Thứ ba, bên cạnh những chức sắc có tinh thần yêu nước, vẫn còn một số ít chức sắc tôn giáo đi ngược lại với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ở một số nơi, do lịch sử để lại, có những chức sắc các tôn giáo vẫn còn tư tưởng mặc cảm thành kiến với chính quyền, vẫn còn khoảng cách với dân tộc, chưa thực sự tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Một 13 số chức sắc tôn giáo có tư tưởng vọng ngoại, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo đi ngược lại với truyền thống của chính các tôn giáo và đi ngược lại với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 1.2.3.3. Đặc điểm của tổ chức tôn giáo Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người có cùng một đức tin, cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận. Tổ chức tôn giáo có những đặc điểm sau: Thứ nhất, tổ chức tôn giáo điều hành các hoạt động tôn giáo, trong quan hệ nội bộ, có tổ chức tôn giáo có thiết chế rất chặt chẽ, nhưng có tổ chức lại rất lỏng lẻo. Thứ hai, hệ thống tổ chức của tôn giáo được quy định trong hiến chương, điều lệ và được nhà nước công nhận. Thứ ba, đa số các tổ chức tôn giáo có mối quan hệ quốc tế rộng rãi, mối liên hệ đồng đạo với tổ chức tôn giáo nước ngoài Thứ tư, các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận đều có đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. 1.2.3.4. Đặc điểm của cơ sở thờ tự, đất đai tôn giáo Thứ nhất, cơ sở thờ tự tôn giáo là nơi sinh hoạt tôn giáo của cộng động giáo dân, phân bố không đồng đều. Thứ hai, cơ sở thờ tự tôn giáo mang những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật. Thứ ba, tượng thờ, tranh ảnh, đồ dùng việc đạo như kinh sách mang ý nghĩa thần học đan xen ý nghĩa lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Ngày nay do chính sách tôn giáo cởi mở của Nhà nước ta, các cơ sở tôn giáo không ngừng được cải tạo, xây dựng với quy mô hoành tráng. Bên cạnh đó, một số cơ sở thờ tự trước đây đã được sử dụng vào các mục đích xã hội 14 công cộng, nay một số tổ chức tôn giáo có yêu cầu xin lại làm nảy sinh những vấn đề phức tạp. Từ tình hình, đặc điểm của các tôn giáo ở Việt Nam và đặc điểm của đối tượng quản lý nhà nước đối với tôn giáo, cho thấy những đặc điểm này tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo, đòi hòi các nhà quản lý nhà nước cần nắm vững và có những biện pháp, cách thức để công tác quản lý nhà nước đạt hiệu quả. Để làm được điều này, đòi hỏi nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo phải có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ lý luận, trình độ chuyên môn và các kỹ năng trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo. 1.3. Vai trò, đặc điểm và yêu cầu đối với nhân lực làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo 1.3.1. Vai trò của nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo Nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tôn giáo, các tôn giáo bình đẳng, được tổ chức sinh hoạt tôn giáo, thực hiện lễ nghi tôn giáo, hoạt động dưỡng đạo, hành đạo, quản đạo, truyền đạo trong khuôn khổ pháp luật. Nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo động viên các tín đồ và tổ chức tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo góp phần quan trọng vào việc đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, để thực hiện các âm mưu chính trị, chống đối Đảng và Nhà nước, nhằm giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan