Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách phát triển ngành sản xuất thép việt nam tt...

Tài liệu Chính sách phát triển ngành sản xuất thép việt nam tt

.PDF
26
365
114

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ VÂN HÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT THÉP VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số : 60.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Ngọc Hải Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Trọng Xuân Phản biện 2: TS. Phạm Trung Lương Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học Xã hội... giờ..….ngày 23 tháng 04 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua gần 60 năm hình thành và phát triển kể từ năm 1960, ngành thép Việt Nam từ chỗ dựa chủ yếu vào nguồn thép viện trợ của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa đã vươn lên trở thành quốc gia đứng đầu về sản xuất thép thô và xuất khẩu thép lớn nhất khu vực ASEAN vào năm 2014. Các chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, chính sách “Đổi mới” của Nhà nước năm 1986 và chính sách phát triển ngành thép ở các năm tiếp theo đã có những tác động tích đến ngành thép Việt Nam. Sản lượng thép tăng nhanh qua các năm, ngày càng đa dạng về chủng loại sản phẩm và có sự tham gia sản xuất của tất cả các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sản lượng của ngành thép vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong nước, xuất khẩu những sản phẩm có giá trị không cao, trong khi phải nhập khẩu những sản phẩm thép chất lượng cao mà trong nước chưa sản xuất được hay năng lực còn hạn chế. Giá thành cao, sử dụng công nghệ lạc hậu và trung bình vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (gần 90%), các nhà máy chỉ duy trì khoảng 60% công suất, v.v… là những bất lợi của ngành thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Những bất lợi kể trên cho thấy các chính sách phát triển ngành sản xuất thép thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập và đặc biệt vẫn duy trì chính sách bảo hộ đối với ngành. Do đó, cần có nghiên cứu đánh giá thực trạng về sự phát triển của ngành sản xuất thép Việt Nam dưới tác động của các chính sách hiện hành; chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành và gợi ý một số chính sách về phát triển ngành sản xuất thép trong giai đoạn tới. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có một số nghiên cứu về thực trạng ngành sản xuất thép Việt Nam ở các khía cạnh khác nhau: về vai trò của nhà nước, về thu hút vốn FDI, về tiến trình hội nhập quốc tế của ngành, về khả năng cạnh tranh của ngành được đánh giá bằng mô hình kim cương M.Porter hay đi sâu vào phân tích một ngành cụ thể của ngành sản xuất thép,… Em chưa thấy có nghiên cứu đánh giá về các chính sách phát triển ngành sản xuất thép nói chung và sử dụng phân tích SWOT cho ngành sản xuất thép nói riêng. Do đó, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Chính sách phát triển ngành sản xuất thép Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là đánh giá tác động của các chính sách phát triển đến thực trạng ngành sản xuất thép Việt Nam, từ đó đưa ra được một số hàm ý chính sách. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đưa ra một bức tranh tổng quát về thực trạng ngành sản xuất thép Việt Nam - Tổng quan các chính sách hiện hành có tác động đến ngành sản xuất thép Việt Nam - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành sản xuất thép dưới tác động của các chính sách hiện hành, đồng thời đưa ra một số gợi ý về chính sách phát triển ngành sản xuất thép Việt Nam trong giai đoạn tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Chính sách phát triển ngành sản xuất thép Việt Nam. 2  Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Nghiên cứu về chính sách phát triển ngành sản xuất thép Việt nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015. - Về các chính sách: Phân tích một số chính sách có tác động trực tiếp tới phát triển ngành sản xuất thép trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015: Quy hoạch và chiến lược phát triển ngành thép, chính sách hỗ trợ phát triển, chính sách bảo hộ, tự vệ thương mại,… Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc (ACFTA). 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT). Bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu tài liệu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đề tài có ý nghĩa thực tiễn là cung cấp một tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về ngành sản xuất thép của Việt Nam, nhìn thấy được những điểm mạnh điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của ngành để từ đó đưa ra được các quyết sách phù hợp cho ngành cũng như cho doanh nghiệp. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và khung phân tích 3 Chương 2: Thực trạng và chính sách phát triển ngành sản xuất thép Việt Nam Chương 3: Đánh giá tác động của chính sách phát triển đến ngành sản xuất thép Việt Nam CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 1.1. Một số khái niệm cơ bản và tiêu chí đánh giá 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Chính sách là các chủ trương và hành động mang tính quyền lực của nhà nước có mục đích, mang tính bắt buộc những hành vi nào được chấp nhận, hành vi nào không nhằm giải quyết các vấn đề mà xã hội quan tâm nhằm thúc đẩy một giá trị ưu tiên. - Phát triển theo quan điểm của phép duy vật biện chứng thì khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. - Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hay trao đổi trong thương mại1 (Wikipedia) - Ngành thép Việt Nam là ngành sản xuất thép và những sản phẩm từ thép từ những nguyên liệu đầu vào như quắng sắt và sắt phế liệu, than cốc, đá vôi và khí oxy. Như vây, Chính sách phát triển ngành sản xuất thép Việt Nam là hành động mang tính quyền lực của nhà nước có mục đích làm cho các sản phẩm thép và các sản phẩm từ thép được sử dụng và trao đổi trong thương mại, vận động theo chiều hướng đi lên từ trình độ sản xuất thấp lên trình độ sản xuất cao hơn. 1 https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A3n_xu%E1%BA%A5t 4 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạch định và thực thi chính sách  Yếu tố khách quan: - Yếu tố thực thi chính sách: là yếu tố liên quan đến đối tượng của hoạch định và thực thi chính sách. Nếu chính sách liên quan đến ít đối tượng thì sẽ đơn giản và dễ thực thi. - Yếu tố môi trường hoạch định và thực thi chính sách: là các yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. - Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách: chính là sự thống nhất hay không thống nhất về lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách. Đây chính là sự phối hợp giữa các bên có liên quan đến việc thực thi chính sách.  Yếu tố chủ quan: là các yếu tố thuộc về cơ quan hoạch định và thực thi chính sách. Điều này phụ thuộc rất lớn vào trình độ, sự hiểu biết và sự công tâm trong việc hoạch định và thực thi chính sách của các cán bộ công chức thuộc các cơ quan công quyền. 1.1.3. Tiêu chí đánh giá ngành sản xuất thép Trên cơ sở quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2025 được ban hành theo Quyết định số 694/QĐ-BCT ngày 31/01/2013 của Bộ Công Thương đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển của ngành sản xuất thép Việt Nam như sau: - Năng lực sản xuất - Trình độ công nghệ sản xuất - Quy mô và phân bố sản xuất - Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất - Cơ cấu, chủng loại sản phẩm 5 - Tiêu thụ biểu kiến các sản phẩm thép - Hoạt động xuất – nhập khẩu 1.2. Lịch sử hình thành, phát triển của ngành sản xuất thép Ngành thép Việt Nam được hình thành từ đầu những năm 1960 với sự ra đời của khu liên hợp gang thép Thái Nguyên. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, sản lượng của ngành thép rất thấp, chỉ duy trì ở mức 40 nghìn đến 85 nghìn tấn/năm. Đến trước những năm 1990, nhu cầu thép cần thiết cho nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn thép viện trợ từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Bước vào giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000, ngành thép Việt Nam đã có nhiều biến đổi và có những bước phát triển mạnh mẽ. Đánh dấu đầu tiên là sự ra đời của Tổng công ty Thép (năm 1995) và một số công ty khác đã giúp ngành thép tăng trưởng nhanh. Tính đến năm 1995 sản lượng thép cả nước đã đạt 470 nghìn tấn, cao gấp hơn 4,5 lần so với năm 1990 và bằng lượng thép nhập khẩu từ Liên Xô trước năm 1990. Sản lượng thép cán của cả nước đã đạt 1,57 triệu tấn vào năm 2000, cao gấp 3,5 lần so với năm 1995 và gấp hơn 15 lần so với năm 1990. Tính đến năm 2000, sản lượng thép sản xuất trong nước đã đáp ứng được gần 50% nhu cầu thép của nền kinh tế. Từ năm 2000 đến năm 2010 là giai đoạn chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ vượt bậc của ngành thép Việt Nam, với sản lượng thép tăng từ 2,4 triệu tấn (năm 2000) lên đến 7,8 triệu tấn (năm 2010). Tuy vậy, tình trạng nhập khẩu ròng các sản phẩm thép thành phẩm, đặc biệt là thép dẹt, vẫn tiếp tục diễn ra do trong nước chưa sản xuất được. Nhập khẩu thép dẹt vẫn chiếm trung bình 70% tổng lượng nhập khẩu ròng. Trong giai đoạn từ năm 2010 cho đến nay, ngàn sản xuất thép không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước, mà còn xuất khẩu được 6 một số sản phẩm thép ra nước ngoài với sản lượng xuất khẩu tăng từ 1,36 triệu tấn năm 2010 lên 2,88 triệu tấn năm 2015. Năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước đã đáp ứng được 100% nhu cầu thép cho hầu hết các chủng loại thép xây dựng. Tuy nhiên, ngành thép vẫn còn nhập một lượng lớn thép nguyên liệu và một số chủng loại thép chưa sản xuất được ở trong nước như thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, v.v. Hiện tại, mức tiêu thụ thép bình quân ở Việt Nam (khoảng 160kg/người) vẫn thấp so với mức bình quân của thế giới (hơn 200kg/người). Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng đang diễn ra ở Việt Nam tiếp tục là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu sử dụng thép và mang lại triển vọng cho sự phát triển của ngành thép Việt Nam. 1.3. Vị trí, vai trò của ngành sản xuất thép trong nền kinh tế Ngành sản xuất thép là ngành Công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi đây là ngành sản xuất ra các sản phẩm là vật tư, nguyên liệu chủ yếu, là “đầu vào” của nhiều ngành kinh tế quan trọng như sản xuất công nghiệp khác, quốc phòng, xây dựng. Việt Nam với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH), ngay từ khi cải cách nền kinh tế năm 1986 đã coi ngành sản xuất thép là một trong những ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu phát triển ngành sản xuất thép là nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và xuất khẩu một số sản phẩm thép. Có thể nói ngành sản xuất thép là một ngành công nghiệp còn non trẻ so với các ngành công nghiệp khác nhưng có một vai trò quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH hiện nay. 1.4. Khung phân tích 7 Phân tích SWOT là một công cụ được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) của một tổ chức, một dự án, một ngành, một lĩnh vực hay một cá nhân, v.v… Phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng bảng như sau: Bảng 1.2: Bảng phân tích SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cần được duy trì, sử dụng làm Cần được sửa chữa, thay thế hoặc nền tảng và đòn bẩy chấm dứt Cơ hội (O) Thách thức (T) Cần được tận dụng, ưu tiên, nắm Cần đưa những nguy cơ này vào bắt kịp thời; xây dựng và phát kế hoạch nhằm đề ra các phương triển trên những cơ hội này án phòng bị, giải quyết và quản lý Nếu chỉ dừng lại ở việc đưa ra 4 yếu tố trên thì phân tích SWOT không có nhiều ý nghĩa. Do đó cần có sự kết hợp 04 yếu tố SW-O-T để đưa ra các chiến lược phù hợp cho việc hoạch định đối với cá nhân, một tổ chức, một dự án, một ngành hay một lĩnh vực, v.v…: Bảng 1.3: Bảng kết hợp 4 yếu tố S-W-O-T trong phân tích SWOT Định hƣớng S-O Tận dụng cơ hội bên ngoài để phát huy những điểm mạnh phù hợp, xác định được mục tiêu phát triển, v.v… Định hƣớng S-T Xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra và điều chỉnh lại chiến lược S-O 8 Định hƣớng W-O Vượt qua điểm yếu để tận dụng các cơ hội tốt, đưa ra được các phương án đổi mới, v.v… Định hƣớng W-T Thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài: đưa ra các phương án dự phòng, hướng xử lý và biện pháp ngăn chặn, v.v… Phương pháp SWOT cũng phù hợp với việc phân tích cho một ngành và được sử dụng trong việc quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển và quản lý đối với ngành. Dựa trên các nguyên tắc phân tích SWOT có thể xây dựng Bảng phân tích SWOT và bảng kết hợp 4 yếu tố S-W-O-T cho ngành sản xuất như sau: Bảng 1.4: Bảng phân tích SWOT cho ngành sản xuất - - - Cơ hội (O) Tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương: cơ hội tiếp xúc với nguồn nguyên liệu giá rẻ, tiếp cận các dịch vụ dễ dàng với chi phí thấp hơn,… Sự ra đời của công nghệ mới Chuyển giao công nghệ từ nhà đầu tư nước ngoài Khả năng mở rộng của thị trường Mở rộng quan hệ thương mại với quốc gia khác Điểm mạnh (S) Môi trường chính trị ổn định Những ưu đãi về chính sách: thuế, vốn, … Chính sách thu hút đầu tư FDI Nguồn lao động sẵn có 9 Thách Thức (T) Tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương: sức ép cạnh tranh về giá,… Thay đổi chính sách của Chính phủ Khả năng tiếp thu công nghệ mới Thay đổi về nhân khẩu học Tính dễ bị tổn thương trước những thay đổi của môi trường chính trị - - - Điểm yếu (W) Năng lực cạnh tranh kém Trình độ công nghệ lạc hậu Nguồn lao động eo hẹp Nền tảng xuất phát thấp Năng lực quản lý - Trình độ công nghệ cao - Mối quan hệ với tổng thể nền kinh tế - Hệ thống thông tin nhanh nhạy - Phân bố sản xuất Bảng 1.5: Bảng kết hợp 4 yếu tố S-W-O-T cho ngành sản xuất Định hƣớng S-O - Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI từ các quốc gia có trình độ tiên tiến hơn và đã ký kết các hiệp định thương mại với Việt Nam - Tận dụng lợi thế do các FTA mang lại để tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; - Tận dụng các chính sách ưu đãi để mở rộng quan hệ thương mại với các nước Định hƣớng S-T - Tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng; - Phát triển ngành gắn liền với bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Định hƣớng W-O Định hƣớng W-T - Nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh; - Tập trung xây dựng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng, năng suất lao động; - Đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI tận dụng chuyển giao công nghệ tiên tiến nâng cao năng lực cạnh tranh - Đào tạo đội ngũ lao động quản lý để tiếp cận và sử dụng được công nghệ mới; - Xây dựng mô hình tăng trưởng ngành sản xuất về chất, phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực; CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT THÉP VIỆT NAM 2.1. Thực trạng ngành sản xuất thép Việt Nam giai đoạn 2006-2015 10 2.1.1. Năng lực sản xuất Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp thép ngày càng được mở rộng với những dự án đầu tư dây chuyền sản xuất mới. Tính đến cuối năm 2015, tổng công suất thiết kế của toàn bộ các nhà máy sản xuất thép là 34,72 triệu tấn/năm cao hơn mức 28,45 triệu tấn/năm của năm 2010 là gần 7 triệu tấn. Nhìn vào hình 2.1 có thể thấy, năng lực sản xuất các sản phẩm thép đã tăng trong vòng 5 năm qua (2010 – 2015), trong đó phôi thép và tôn mạ tăng về số lượng nhiều hơn là số lượng tăng của các sản phẩm thép dài – thép dẹt và ống thép hàn. Hình 2.1: Năng lực sản xuất các sản phẩm thép năm 2010 và năm 2015 (Nguồn: VSA) 2.1.2. Trình độ công nghệ sản xuất Trên thế giới hiện đang có 2 loại công nghệ sản xuất thép là công nghệ lò thổi oxy (BOF) và công nghệ lò hồ quang điện (EAF). Nhìn vào bảng 2.2 có thể thấy ở các nước có nền sản xuất thép phát triển mạnh như Trung Quốc và Nhật Bản sử dụng chủ yếu công nghệ BOF với tỷ lệ trên 70% và công nghệ EAF chiếm tỷ lệ dưới 30%. Tương tự, ở Châu Âu công nghệ BOF chiếm khoảng 60% và công nghệ EAF chiếm khoảng 40%. Trong khi đó, ở khu vực Đông Nam Á (không tính Việt Nam) thì sử dụng hoàn toàn công nghệ EAF. 11 Ngành sản xuất thép ở Việt Nam sử dụng 15% công nghệ BOF và công nghệ EAF chiếm tỷ lệ đến 85%. Bảng 2.2: Công nghệ sản xuất thép trên thế giới Nƣớc, khu vực Châu Âu Mỹ Nhật Bản Trung Quốc ASEAN (trừ Việt Nam) Việt Nam Nguồn: WSA Công nghệ BOF 60,1% 39,4% 77,5% 91,2% 0% 15% Công nghệ EAF 39,9% 60,6% 22,5% 8,8% 100% 85% 2.1.3. Quy mô và phân bố sản xuất Đa số các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam đều có quy mô sản xuất trung bình và nhỏ. Năm 2000 chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp sản xuất thép có quy mô trên 50.000 tấn/năm, trong đó có 12 doanh nghiệp có công suất cán từ 100-300 nghìn tấn/năm (xem bảng 2.4). Đến năm 2015, số lượng các doanh nghiệp có quy mô trên 50.000 tấn/năm là 40 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 20 doanh nghiệp cỡ trung bình với công suất từ 120-300 nghìn tấn/năm. Bảng 2.4: Số lƣợng doanh nghiệp theo công suất cán thép Công suất trên 50 nghìn tấn/năm Số lượng doanh nghiệp 2000 20 2015 40 Công suất 100-300 nghìn tấn/năm 2000 12 2015 20 Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê những năm 2000, 2007, 2008 và 2009 cho thấy các nhà máy sản xuất thép được phân bố rải rác ở khắp đất nước nhưng tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực Đông Nam Bộ và khu vực duyên hải 12 miền Trung, trong đó tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Hồng là chủ yếu. 2.1.4. Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất Công nghệ lò BOF sử dụng nguyên liệu đầu vào là quặng sắt và lò EAF sử dụng thép phế làm nguyên liệu đầu vào. Quặng sắt vẫn phải nhập khẩu để phục vụ sản xuất mặc dù trữ lượng cũng khá lớn khoảng từ 1 – 1,2 tỉ tấn với 70% là quặng có hàm lượng sắt cao nhưng chi phí khai thác cao nên giá thành cao hơn quặng sắt nhập khẩu. Các nhà máy sử dụng công nghệ EAF là chủ yếu nên phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là thép phế. Hàng năm, lượng thép phế nhập khẩu vào Việt Nam khá lớn và tăng về lượng qua các năm 2007 đến năm 2014. Năm 2007 lượng thép phế nhập khẩu là 530 nghìn tấn thì đến năm 2015 đã là 3,19 triệu tấn, tăng gần 6 lần trong vòng hơn 10 năm (hình 2.3). Hình 2.3: Nhập khẩu thép phế các năm 2007-2015 (Nguồn: VSA và Tổng cục Hải quan) 2.1.5. Cơ cấu, chủng loại sản phẩm Chủng loại sản phẩm của ngành sản xuất thép từng bước đa dạng và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Những 13 năm trước đây, các cơ sở sản xuất thép chỉ tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm thép dài (thép thanh, thép cuộn, thép hình) phục vụ cho xây dựng, chưa có doanh nghiệp nào sản xuất thép dẹt dùng trong công nghiệp đóng tàu và sản xuất ô tô, thép hợp kim và thép đặc phục vụ cho cơ khí quốc phòng. Hình 2.5 cho thấy cơ cấu của các sản phẩm thép có thay đổi rõ rệt theo từng năm với tỷ trọng ngày càng tăng của sản phẩm thép cuộn cán nguội và sản phẩm thép mạ kim loại và phủ màu trong tổng sản lượng các sản phẩm thép. Hình 2.5: Sản lượng các sản phẩm thép giai đoạn 2006-2015 (Nguồn: VSA) 2.1.6. Tiêu thụ biểu kiến các sản phẩm thép2 Tiêu thụ biểu kiến các sản phẩm thép tăng khá đều đặn qua các năm 2011 – 2015, trong khi giai đoạn trước đó 2006 – 2010 có tốc độ tăng giảm không đều. Xét trong cả giai đoạn 2006 – 2015 có thể thấy 2 Tiêu thụ biểu kiến các sản phẩm thép = (Sản xuất trong nước + Nhập khẩu) – Xuất khẩu 14 tiêu thụ thép biểu kiến có tốc độ tăng khá nhanh từ 6,15 triệu tấn năm 2006 tăng lên đến 17,89 triệu tấn năm 2015, tăng gần gấp 3 lần trong vòng 10 năm (Hình 2.6). Hình 2.6: Tiêu thụ thép biểu kiến (Nguồn: SEAISI) 2.1.7. Hoạt động xuất – nhập khẩu Ngành thép Việt Nam tuy đã có tốc độ phát triển khá nhanh nhưng sản lượng sản xuất trong nước vẫn chưa đáp được nhu cầu thép của toàn xã hội. Để phục vụ đủ nhu cầu sắt thép cho phát triển sản xuất thì vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài (xem hình 2.11) Hình 2.11: Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam (Nguồn: VSA, Tổng cục Hải quan) 15 Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Nga là đối tác xuất khẩu sắt thép các loại lớn nhất sang Việt Nam, chiếm khoảng 70% - 90% tổng lượng sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam trong giai đoạn năm 2006 - 2015. Trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới hơn 60% tổng lượng nhập khẩu sắt thép các loại vào năm 2015. Xét về xuất khẩu thì Việt Nam cũng đã xuất khẩu các sản phẩm thép sang một số thị trường các nước ASEAN, Hàn Quốc, Úc,… Trong đó, khu vực ASEAN là thị trường nhập khẩu chính, chiếm khoảng 50% đến gần 80% tổng lượng xuất khẩu sắt thép các loại. 2.2. Các chính sách phát triển ngành sản xuất thép Việt Nam 2.2.1. Quy hoạch và chiến lược phát triển ngành thép Kể từ năm 2006 đến nay đã có 2 quyết định về quy hoạch và phát triển ngành sản xuất thép, đó là: Quyết định số 145/2007/QĐTTg ngày 04/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2020 (gọi tắt là Quy hoạch 145) và Quyết định số 694/QĐ-BCT ngày 31/01/2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch 694). Với bản Quy hoạch 145 xét đến thời điểm trước khi có bản quy hoạch 694 vào năm 2013 thì về cơ bản đã thực hiện được mục tiêu tổng quát là đáp ứng tối đa nhu cầu thép của nền kinh tế và hướng đến xuất khẩu (Bảng 2.6). 16 Bảng 2.6: So sánh chỉ tiêu quy hoạch 145 với thực hiện năm 2010 TT Tên chỉ tiêu Sản xuất phôi thép Sản xuất thép thành phẩm Xuất khẩu gang thép các loại 1 2 3 Đơn vị Quy hoạch 2010 Thực hiện 2010 Tỷ lệ % thực hiện Triệu tấn 3,5-4,5 3,24 81,00 Triệu tấn 6,3-6,5 8,08 126,25 Triệu tấn 0,5-0,7 1,36 226,67 Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu năm 2015 với quy hoạch trong 694 cho thấy sản xuất phôi thép chỉ đạt được 50% so với quy hoạch do một số nhà máy sản xuất phôi không theo đúng tiến độ (bảng 2.8). Bảng 2.8: So sánh chỉ tiêu quy hoạch 694 với thực hiện năm 2015 TT 1 2 3 Tên chỉ tiêu Sản xuất phôi thép Sản xuất thép thành phẩm Xuất khẩu gang thép các loại Đơn vị Quy hoạch 2015 Thực hiện 2015 Tỷ lệ % thực hiện 12 5,92 50 13 14,99 115,31 1,95 (chiếm 15% sản lượng) 2,88 (chiếm 14% sản lượng) 147,69 Triệu tấn Triệu tấn Triệu tấn 2.2.2. Chính sách hỗ trợ phát triển và bảo hộ Được lựa chọn là ngành công nghiệp ưu tiên phát triển ngay sau khi đất nước thống nhất và là ngành công nghiệp mũi nhọn trong các năm sau này, ngành thép Việt Nam nhận được nhiều ưu đãi của nhà nước. Năm 2009, trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và của ngành thép nói riêng, nhà nước đã có chính sách 17 miễn giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng sắt thép3 có thuế suất 10% trong Thông tư 18/2009/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 01/02/2009 đến hết 31/12/2009 để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thép. Nhà nước cũng đưa ra các chính sách bảo hộ ngành sản xuất thép trong nước trước nguy cơ phá giá của sắt thép nhập khẩu và ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành sản xuất trong nước: Thông tư số 58/2009/TT-BTC ngày 25/03/2009 của Bộ Tài Chính về việc điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng sắt thép trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Quyết định số 7896/QĐ-BCT ban hành ngày 05/09/2014 về quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá. 2.2.3. Chính sách hội nhập quốc tế a. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) Hiệp định ACFTA được bắt đầu thực hiện với việc ASEAN và Trung Quốc ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc vào tháng 11/2002 và đã ký kết Hiệp định thương mại hàng hóa vào tháng 11/2004. Theo Hiệp định này, mặt hàng sắt thép có lộ trình cắt giảm chậm và kết thúc đến hết thời hạn cam kết (năm 2018) với mức thuế giảm dao động từ 10% đến 20% tùy từng mặt hàng. Kể từ khi ACFTA có hiệu lực vào năm 2010, các sản phẩm thép xuất khẩu của Trung Quốc đã có ảnh hưởng rất lớn đến thị 3 thuộc mặt hàng sắt thép phế liệu, sắt thép dạng thỏi, sắt thép dạng bán thành phẩm, sắt thép không hợp kim cán nóng hoặc cán nguội có chiều rộng 600mm trở lên chưa hoặc đã phủ, mạ hoặc tráng 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan