Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách phát triển ngành sản xuất thép việt nam...

Tài liệu Chính sách phát triển ngành sản xuất thép việt nam

.PDF
75
710
133

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ VÂN HÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT THÉP VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số : 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Ngọc Hải HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Học viên Nguyễn Thị Vân Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH .......................................... 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản và tiêu chí đánh giá ...................................................... 6 1.2. Lịch sử hình thành, phát triển của ngành sản xuất thép ........................................ 9 1.3. Vị trí, vai trò của ngành sản xuất thép trong nền kinh tế ...................................... 15 1.4. Khung phân tích .................................................................................................... 15 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT THÉP VIỆT NAM............................................................................................... 19 2.1. Thực trạng ngành sản xuất thép Việt Nam giai đoạn 2006-2015 ......................... 19 2.2. Các chính sách phát triển ngành sản xuất thép Việt Nam .................................... 35 Chương 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐẾN NGÀNH SẢN XUẤT THÉP VIỆT NAM ...................................................................... 47 3.1. Tác động của các chính sách phát triển đến ngành sản xuất thép Việt Nam: phân tích SWOT........................................................................................................... 47 3.2. Định hướng chính sách phát triển ngành sản xuất thép trong thời gian tới .......... 57 3.3. Đánh giá hiệu quả của ngành sản xuất thép Việt Nam ......................................... 61 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 67 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACFTA ASEAN – China Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATIGA ASEAN Trade in Goods Agreement Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế SEAISI South East Asia Iron and Steel Institue Viện nghiên cứu thép Đông Nam Á SWOT Strengths,Weakness, Opportunities, Threats Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức VSA Viet Nam Steel Association Hiệp hội thép Việt Nam WSA World Steel Association Hiệp hội thép Thế giới DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sản xuất và tiêu thụ thép thô thế giới năm 2010-2015 ......................................... 10 Hình 1.2: Sản lượng thép thô thế giới năm 2015.................................................................. 11 Hình 1.3: Tỷ lệ tiêu thụ thép thế giới năm 2014................................................................... 13 Hình 2.1: Năng lực sản xuất các sản phẩm thép năm 2010 và năm 2015 ............................ 21 Hình 2.2: Sản xuất thép thành phẩm của các quốc gia ASEAN ........................................... 21 Hình 2.3: Nhập khẩu thép phế các năm 2007-2015 ............................................................. 26 Hình 2.4: Sản xuất và nhập khẩu phôi thép giai đoạn 2006-2015 ........................................ 27 Hình 2.5: Sản lượng các sản phẩm thép giai đoạn 2006-2015 ............................................. 28 (Nguồn: VSA ) ..................................................................................................................... 28 Hình 2.6: Tiêu thụ thép biểu kiến ......................................................................................... 29 Hình 2.7: Tiêu thụ biểu kiến theo từng loại sản phẩm thép.................................................. 30 Hình 2.8: Tiêu thụ thép biểu kiến của các nước ASEAN ..................................................... 30 Hình 2.9: Tiêu thụ thép bình quân đầu người của các nước ASEAN năm 2014 ................. 31 Hình 2.10: Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam ...................................................................... 32 Hình 2.11: Nhập khẩu sắt thép các loại từ một số quốc gia ................................................. 33 Hình 2.12: Một số thị trường xuất khẩu thép chính ............................................................. 34 Hình 2.13: Sản lượng xuất khẩu sắt thép sang các nước ASEAN........................................ 35 Hình 2.15: Xuất khẩu thép của Trung Quốc - Top mười quốc gia nhập khẩu lớn nhất ....... 43 Hình 2.16: Top 5 quốc gia nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc theo sản phẩm năm 2016 44 Hình 2.17: Xuất nhập khẩu sản phẩm sắt thép với các nước ASEAN ................................. 45 Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng ngành thép (%)...................................................................... 49 Hình 3.2: Năng lực sản xuất thép thô của ASEAN-6 ........................................................... 50 Hình 3.3: Nhu cầu thép thành phẩm ..................................................................................... 50 Hình 3.4: Dự báo sản lượng sản xuất và nhu cầu thép thành phẩm theo đầu người trong thời gian tới .................................................................................................................................. 51 Hình 3.5: Lượng thép xuất khẩu vào các nước ASEAN ...................................................... 54 Hình 3.6: Nhập khẩu thép từ Trung Quốc ............................................................................ 56 Hình 3.7: Xuất khẩu thép của 6 nước ASEAN ..................................................................... 63 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Năng lực sản xuất thép của các nước không thuộc OECD .................................. 11 Bảng 1.2: Bảng phân tích SWOT ......................................................................................... 16 Bảng 1.3: Bảng kết hợp 4 yếu tố S-W-O-T trong phân tích SWOT .................................... 16 Bảng 1.4: Bảng phân tích SWOT cho ngành sản xuất ......................................................... 17 Bảng 1.5: Bảng kết hợp 4 yếu tố S-W-O-T cho ngành sản xuất .......................................... 18 Bảng 2.1: Công suất thiết kế của một số dự án .................................................................... 20 Bảng 2.2: Công nghệ sản xuất thép trên thế giới .................................................................. 22 Bảng 2.3: Dung tích các lò cao ở Việt Nam ......................................................................... 23 Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp theo công suất cán thép .................................................. 24 Bảng 2.5: Bảng chỉ tiêu sản xuất thép giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2020 (Theo Quy hoạch 145) ....................................................................................................................................... 36 Bảng 2.6: So sánh chỉ tiêu trong Quy hoạch 145 với thực hiện năm 2010 .......................... 36 Bảng 2.7: Bảng so sánh chỉ tiêu sản xuất thép giai đoạn đến 2020, có xét đến 2025 .......... 37 Bảng 2.8: So sánh chỉ tiêu trong Quy hoạch 694 với thực hiện năm 2015 .......................... 38 Bảng 2.9: Chính sách ưu đãi về tín dụng .............................................................................. 39 Bảng 2.10: Chính sách bảo hộ trong ngành sản xuất thép .................................................... 40 Bảng 2.11. Xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc vào khu vực ASEAN ............... 43 Bảng 3.1: Phân tích SWOT ngành sản xuất thép Việt Nam ................................................. 48 Bảng 3.2: Cơ cấu sản phẩm thép giai đoạn 2006-2015 ........................................................ 53 Bảng 3.3: Bảng kết hợp 4 yếu tố S-W-O-T cho ngành sản xuất thép Việt Nam .................. 58 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua gần 60 năm hình thành và phát triển kể từ năm 1960, ngành thép Việt Nam từ chỗ dựa chủ yếu vào nguồn thép viện trợ của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa (trước những năm 1990) đã vươn lên trở thành quốc gia đứng đầu về sản xuất thép thô và xuất khẩu thép lớn nhất khu vực ASEAN vào năm 2014. Chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng (thời kỳ sau chiến tranh), chính sách “Đổi mới” của Nhà nước năm 1986 và chính sách phát triển ngành thép 1 ở các năm tiếp theo đã có những tác động tích cực đến ngành thép Việt Nam. Sản lượng thép tăng nhanh qua các năm, ngày càng đa dạng về chủng loại sản phẩm và có sự tham gia sản xuất của tất cả các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sản lượng của ngành thép vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong nước, xuất khẩu những sản phẩm có giá trị không cao (như thép xây dựng, tôn mạ, v.v.), trong khi phải nhập khẩu những sản phẩm thép chất lượng cao mà trong nước chưa sản xuất được hay năng lực còn hạn chế (như thép dẹt dùng trong công nghiệp chế tạo). Giá thành cao (cao hơn thép nhập khẩu từ Trung Quốc đến 10% - Hiệp hội thép Việt Nam), sử dụng công nghệ lạc hậu và trung bình vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (gần 90%), các nhà máy chỉ duy trì khoảng 60% công suất2, v.v. là những bất lợi của ngành thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Những bất lợi kể trên cho thấy các chính sách phát triển ngành sản xuất thép thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập và đặc biệt vẫn duy trì chính sách bảo hộ cao đối với ngành. Từ những lý do trên cần có nghiên cứu đánh giá thực trạng về sự phát triển của ngành sản xuất thép Việt Nam dưới tác động của các chính sách hiện hành; chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành và gợi ý một số chính sách về phát triển ngành sản xuất thép trong giai đoạn tới. Chiến lược phát triển sản xuất thép tới năm 2010 (1995); Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đến năm 2010 (2001); Quy hoạch ngành thép giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2020 (2007); Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến 2025 (2013) và Phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã khẳng định ngành thép Việt Nam là một ngành công nghiệp quan trọng và nhận được chính sách ưu đãi của nhà nước. 2 Theo VSA 1 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hoàng Đức Thân (2002, 2003) chỉ ra giá trị nhất định của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự cần thiết của nhập khẩu công nghệ mới và vai trò chủ lực của Tổng công ty Thép Việt Nam trong sự nghiệp phát triển công nghiệp thép. Đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của chính sách bảo hộ theo từng giai đoạn nhất định nhằm khuyến khích cải cách công nghiệp. Nguyễn Xuân Chiến (2006) đã có những đánh giá và phân tích cụ thể về ngành thép trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những biến động liên tục cùng với những nhân tố mới nảy sinh khiến cho những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khó dự báo. Mặt khác, vì vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ ngành rất có tính thời sự, nên một số bất cập mới nảy sinh trong ngành thép như quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, sự bảo hộ ngành thép, mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp, cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nghiên cứu của Nozomu Kawabata (2007) với tựa đề “Công nghiệp Gang thép Việt Nam: Một giai đoạn phát triển và chuyển đổi chính sách mới” đã đưa ra những mô tả và đánh giá về các dự án đầu tư quy mô lớn của nước ngoài vào ngành thép, về hướng đi của doanh nghiệp nhà nước (cụ thể là Tổng công ty thép Việt Nam), chiến lược thay thế nhập khẩu phôi thép. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mới, đã chú trọng đến việc tận dụng lợi thế về công nghệ của các doanh nghiệp FDI để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa thể hiện ở việc phê duyệt các dự án sản xuất thép quy mô lớn. Trịnh Vũ Minh (2008) đã nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam, chỉ ra được nguồn nguyên liệu phong phú nhưng khai thác chưa triệt để; thiết bị và công nghệ quy mô nhỏ, tiêu hao cao; và đưa ra giải pháp đầu tư sản xuất nhà máy sản xuất phôi thép, quy hoạch xây dựng một khu sản xuất thép liên hợp quy mô lớn với trang thiết bị công nghệ hiện đại. Nghiên cứu của Trần Thanh Hương (2012) đã chỉ ra được những xu hướng biến động của thị trường phôi thép thế giới kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 20082009. Nghiên cứu đi vào phân tích thực trạng ngành sản xuất thép xây dựng Việt Nam và qua đó làm rõ được các tác động của thị trường phôi thép thế giới đến sự phát triển 2 của ngành sản xuất thép xây dựng trong nước. Đồng thời cũng đề xuất được một số giải pháp phát triển cân đối, bền vững của ngành sản xuất thép xây dựng Việt Nam đến năm 2020. Nghiên cứu của Thái Hà (2015) cho thấy doanh nghiệp thép Việt Nam chịu áp lực rất cao từ các sản phẩm thép nhập khẩu trong bối cảnh gia nhập và ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Một số nước xuất khẩu thép mạnh như Nga, Trung Quốc sẽ ồ ạt đổ bộ vào và có thể “bóp nghẹt” sản xuất trong nước. Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn và Đinh Công Khải (2015) chỉ ra kinh nghiệm của Hàn Quốc với sự phát triển thần kỳ của Posco là bài học đắt giá cho Việt Nam về việc phát triển ngành thép không chỉ dựa vào doanh nghiệp nhà nước với chủ chốt là Tổng công ty Thép Việt Nam mà cần phải dựa vào khu vực tư nhân và điều chỉnh lại chính sách cho 2 khu vực này. Bên cạnh đó, chính sách về khai thác và sử dụng quặng sắt vẫn còn nhiều bất cập. Các mỏ quặng thường được giao cho các doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân khai thác nên tình trạng khai thác tràn lan và không theo một chiến lược phát triển bài bản và ổn định. Chính sách cấm xuất khẩu quặng sắt thay vì tạo điều kiện cho ngành thép phát triển đã tạo điều kiện tham nhũng cho một số nhóm lợi ích gây thất thu nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình kim cương của M.Porter để đánh giá và cho thấy khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam là rất yếu. Nghiên cứu cũng chỉ ra được sai lầm của ngành thép Việt Nam chính là việc dựa vào Trung Quốc để phát triển và chính sách thất thường thiếu nhất quán đã tạo ra môi trường kinh doanh hết sức rủi ro. Nguyễn Thị Khánh Ly (2015) thực hiện nghiên cứu về quản lý nhà nước trong hoạt động nhập khẩu thép phế liệu. Nghiên cứu đã hệ thống hóa lại toàn bộ các vấn đề cơ bản của thép phế liệu, nhập khẩu thép phế liệu và quản lý của nhà nước đối với hoạt động này. Qua đó chỉ ra được một số hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế trong Quản lý nhà nước về nhập khẩu thép phế liệu ở Việt Nam giai đoạn 2009-2014 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống Quản lý nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu thép phế liệu đến năm 2020. Các nghiên cứu trên nêu lên vấn đề về thực trạng ngành sản xuất thép Việt Nam ở các khía cạnh khác nhau: về vai trò của nhà nước, về thu hút vốn FDI, về tiến trình 3 hội nhập quốc tế của ngành, về khả năng cạnh tranh của ngành được đánh giá bằng mô hình kim cương M.Porter hay đi sâu vào phân tích một ngành cụ thể của ngành sản xuất thép. Em chưa thấy có nghiên cứu nào có đánh giá về các chính sách phát triển ngành sản xuất thép nói chung và sử dụng phân tích SWOT cho ngành sản xuất thép nói riêng. Do đó, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Chính sách phát triển ngành sản xuất thép Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá tác động của các chính sách phát triển đến thực trạng ngành sản xuất thép Việt Nam, từ đó đưa ra được một số hàm ý chính sách. Mục tiêu cụ thể: - Đưa ra một bức tranh tổng quát về thực trạng ngành sản xuất thép Việt Nam - Tổng quan các chính sách hiện hành có tác động đến ngành sản xuất thép Việt Nam - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành sản xuất thép dưới tác động của các chính sách hiện hành, đồng thời đưa ra một số gợi ý về chính sách phát triển ngành sản xuất thép Việt Nam trong giai đoạn tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: chính sách phát triển ngành sản xuất thép Việt Nam • Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Nghiên cứu về chính sách phát triển ngành sản xuất thép Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015 vì đây là giai đoạn có nhiều biến động về sản xuất cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ. - Về các chính sách: Phân tích một số chính sách có tác động trực tiếp tới phát triển ngành sản xuất thép trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015: + Quy hoạch và chiến lược phát triển ngành thép: Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007- 2015 có xét đến năm 2020; Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến 2025. + Chính sách hỗ trợ phát triển và bảo hộ: chính sách bảo hộ, chính sách hỗ 4 trợ, chính sách tự vệ thương mại,… + Chính sách hội nhập quốc tế: Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam thì ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của thép Việt Nam (chiếm khoảng 80% sản lượng thép xuất khẩu) và nhập khẩu chủ yếu thép từ Trung Quốc (năm 2015 lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 61,3% tổng sản lượng thép nhập khẩu). Do đó, đề tài sẽ lựa chọn để đánh giá tác động của việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (nhấn mạnh vào Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - ATIGA), Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc (ACFTA) 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT). Bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu tài liệu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đề tài có ý nghĩa thực tiễn là cung cấp một tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về ngành sản xuất thép của Việt Nam, nhìn thấy được những điểm mạnh điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của ngành để từ đó đưa ra được các quyết sách phù hợp cho ngành cũng như cho doanh nghiệp. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và khung phân tích Chương 2: Thực trạng và chính sách phát triển ngành sản xuất thép Việt Nam Chương 3: Đánh giá tác động của chính sách phát triển đến ngành sản xuất thép Việt Nam 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 1.1. Một số khái niệm cơ bản và tiêu chí đánh giá 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Hiện nay có rất nhiều khái niệm về Chính sách và chưa có sự thống nhất chung: Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm (Anderson 1984). Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó3 (Wikipedia). Chính sách là quá trình mà một xã hội tạo ra và quyết định có tính bắt buộc những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào không (Wheelan 2011). Như vậy, Chính sách là các chủ trương và hành động mang tính quyền lực của nhà nước có mục đích, mang tính bắt buộc những hành vi nào được chấp nhận, hành vi nào không nhằm giải quyết các vấn đề mà xã hội quan tâm nhằm thúc đẩy một giá trị ưu tiên. - Phát triển theo quan điểm của phép duy vật biện chứng thì khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. - Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hay trao đổi trong thương mại4 (Wikipedia) - Ngành thép Việt Nam là ngành sản xuất thép và những sản phẩm từ thép từ những nguyên liệu đầu vào như quắng sắt và sắt phế liệu, than cốc, đá vôi và khí oxy. Ngành thép Việt Nam gồm 2 phần ngành chính: thép dài và thép dẹt. Thép dài là các loại thép được sản xuất từ phôi vuông, dùng trong xây dựng. Thép dẹt là các loại thép 3 4 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_s%C3%A1ch https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A3n_xu%E1%BA%A5t 6 được sản xuất từ phôi dẹt, bao gồm thép cuộn nóng (HRC), thép cuộn nguội (CRC), ống thép, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu5. Như vây, Chính sách phát triển ngành sản xuất thép Việt Nam là hành động mang tính quyền lực của nhà nước có mục đích làm cho các sản phẩm thép và các sản phẩm từ thép được sử dụng và trao đổi trong thương mại, vận động theo chiều hướng đi lên từ trình độ sản xuất thấp lên trình độ sản xuất cao hơn. 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạch định và thực thi chính sách • Yếu tố khách quan: là các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến việc tổ chức thực thi chính sách và độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý. Các yếu tố này thường vận động theo quy luật khách quan, ít tạo sự biến đổi nên các nhà quản lý thường ít chú ý đến nhưng lại có tác động mạnh đến quá trình thực thi chính sách. Các yếu tố đó là: - Yếu tố thực thi chính sách: là yếu tố liên quan đến đối tượng của hoạch định và thực thi chính sách. Nếu chính sách liên quan đến ít đối tượng thì sẽ đơn giản và dễ thực thi. - Yếu tố môi trường hoạch định và thực thi chính sách: là các yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Có nghĩa là môi trường kinh tế, chính trị ổn định ít biến đổi sẽ đưa tới sự ổn định về hệ thống chính sách và thực thi thuận lợi. - Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách: chính là sự thống nhất hay không thống nhất về lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách. Đây chính là sự phối hợp giữa các bên có liên quan đến việc thực thi chính sách. • Yếu tố chủ quan: là các yếu tố thuộc về cơ quan hoạch định và thực thi chính sách. Điều này phụ thuộc rất lớn vào trình độ, sự hiểu biết và sự công tâm trong việc hoạch định và thực thi chính sách của các cán bộ công chức thuộc các cơ quan công quyền. 1.1.3. Tiêu chí đánh giá ngành sản xuất thép Trên cơ sở quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2025 được ban hành theo Quyết định số 694/QĐ- Theo báo cáo ngành thép Việt Nam của Công ty chứng khoán Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tháng 03-2016 5 7 BCT ngày 31/01/2013 của Bộ Công Thương đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển của ngành sản xuất thép Việt Nam như sau: - Năng lực sản xuất: chính là tổng công suất lắp đặt của toàn bộ các nhà máy sản xuất thép trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong quy hoạch đã quy định rõ về công suất cho từng loại sản phẩm. - Trình độ công nghệ sản xuất: Áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại với suất tiêu hao nguyên liệu, điện năng thấp, đảm bảo các yêu cầu về phát thải, thân thiện với môi trường, lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối với khí thải: công nghệ lò cao thì dung tích tối thiểu 500 m3 đối với khu vực không có nguồn quặng sắt tập trung, 700 m3 với khu vực có nguồn quặng sắt tập trung, 100 m3 đối với dự án sử dụng quặng sắt nhập khẩu bố trí tại khu vực ven biển; công nghệ lò hồ quang điện công suất tối thiểu 70 tấn/mẻ, công nghệ lò thổi oxy tối thiểu 50 tấn/mẻ; dây chuyền cán thép tối thiểu 500.000 tấn/năm. - Quy mô và phân bố sản xuất: phân bố năng lực sản xuất thép theo 6 vùng lãnh thổ: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long. - Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất: cần xác định được trữ lượng tin cậy của nguồn quặng sắt, đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài; đảm bảo cung cấp thép phế ổn định trong nước, tham gia nhập khẩu phế liệu theo đúng quy định của pháp luật. - Cơ cấu, chủng loại sản phẩm: phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm như thép xây dựng, thép cán nguội, thép tấm cán nóng, thép mạ kim loại. Đặc biệt khuyến khích chế tạo thép hợp kim phục vụ cơ khí chế tạo, công nghiệp đóng tàu để thay thế nhập khẩu. Ưu tiên đầu tư sản xuất gang, phôi thép từ quặng sắt, một số chủng loại sản phảm thép tấm cán nóng, thép hợp kim, thép không gỉ, v.v… - Tiêu thụ biểu kiến các sản phẩm thép: dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thép tăng qua từng giai đoạn với năm 2015 tổng nhu cầu tiêu thụ thép trong nước là 16 triệu tấn, năm 2020 là 24 triệu tấn và năm 2025 là 37 triệu tấn. - Hoạt động xuất – nhập khẩu: Tăng dần tỷ lệ xuất khẩu thép các loại với tỷ lệ xuất khẩu năm 2015 khoảng 15%, năm 2025 khoảng 20%, năm 2025 khoảng 25% so 8 với sản lượng. Giảm dần tỷ lệ nhập khẩu sản phẩm thép các loại: với tỷ lệ nhập khẩu năm 2015 khoảng 35%, năm 2020 khoảng 25% và năm 2025 khoảng 15% so với nhu cầu tiêu thụ trong nước. 1.2. Lịch sử hình thành, phát triển của ngành sản xuất thép Ngành thép ra đời đã làm thay đổi cục diện của thế giới, góp phần lớn vào quá trình phát triển của nhân loại. Thép đã dần thay thế các nguyên vật liệu khác trong ngành xây dựng, cầu đường, đóng tàu, ô tô,… bởi khả năng chịu lực, chịu uốn, độ bền cao hơn và trọng lực nhẹ hơn. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ngành thép trong phát triển kinh tế, các quốc gia đều có các chính sách tập trung phát triển ngành thép trong các giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Ngành sản xuất thép ra đời từ cách đây khoảng 4000 năm và chỉ phát triển mạnh kể từ khi quy trình sản xuất thép Bessemer6 được phát minh năm 1856 đã giúp giảm giá thành sản xuất thép - một lý do mà thép không được sử dụng rộng rãi trước đó vì giá thành quá cao so với các vật liệu khác. Ngành sản xuất thép phát triển nhanh với tốc độ trung bình khoảng 5,1% đến 7,4%/năm trong các năm từ năm 1950 đến năm 1970. Trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2000, ngành sản xuất thép sụt giảm nghiêm trọng với tốc độ tăng trưởng chỉ rơi vào khoảng dưới 2,5%/năm, thâm chí có lúc là âm 0,5%/năm. Bước sang giai đoạn năm 2000 đến năm 2005 là giai đoạn ngành thép phát triển khá mạnh, với tốc độ tăng trung bình 6,2%/năm và tiếp tục phát triển khá cho đến năm 2010, với tốc độ tăng trung bình là 4,5%/năm. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, ngành thép có tốc độ phát triển chững lại chỉ khoảng 3,8%/năm và có xu hướng sụt giảm ở những năm tới, nguy cơ khủng hoảng thừa đã xảy ra trong vòng 2 năm trở lại đây. Tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu thép xảy ra trên toàn thế giới. Kể từ năm 2000, có rất nhiều dự án sản xuất thép được xây dựng và sản xuất các sản phẩm 6 Henry Bessemer (Henry Bét-xơ-me, hoặc Bét-xmơ theo tiếng Anh) sinh ngày 19 tháng 1 năm 1813, mất ngày 15 tháng 3 năm 1898,là một kĩ sư,nhà phát minh nổi tiếng người Anh, sinh ra tại Charlton (một quận ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh). Cả cuộc đời ông có hơn 100 phát minh, trong đó nổi bật nhất là phát minh ra phương pháp luyện thép mang tên ông - phương pháp Bessemer. Theo thông tin truy cập tại https://vi.wikipedia.org/wiki/Henry_Bessemer 9 thép để cung ứng cho nhu cầu xây dựng cơ bản và hoạt động sản xuất khác, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi. Chính việc tiếp tục tăng đầu tư các dự án thép trong những năm qua và sự chững lại của nền kinh tế thế giới làm tiêu thụ thép có xu hướng giảm đi là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng dư thừa công suất trong ngành thép diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Hình 1.1 cho thấy sản lượng thép thô luôn cao hơn nhu cầu tiêu thụ, khoảng cách này có thu hẹp lại vào năm 2015 do các nhà sản xuất đã cắt giảm bớt sản lượng. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội thép các nước OECD thì trừ Châu Âu là không có thêm dự án sản xuất thép, các khu vực còn lại đều có thêm các dự án sản xuất mới, đặc biệt là tập trung nhiều ở khu vực Châu Á. Nghiên cứu này cũng cho thấy các dự án mới ở các quốc gia Châu Phi, Trung Đông và Ấn Độ đều sử dụng công nghệ lò hồ quang điện (EAF); trong khi đó ở các khu vực còn lại đa số các dự án mới đều sử dụng công nghệ lò thổi oxy (BOF) – gia tăng nhu cầu sử dụng quặng sắt và các nguyên liệu thô ở các khu vực này. Hình 1.1: Sản xuất và tiêu thụ thép thô thế giới năm 2010-2015 (Nguồn: WSA) Theo thống kê của Hiệp hội thép Thế giới (World Steel Association – WSA), hiện có năm quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Ấn Độ và Nga chiếm khoảng 72% tổng lượng thép thô toàn cầu vào năm 2015 7. Trong đó, riêng Trung Quốc sản xuất khoảng 800 triệu tấn thép thô, chiếm 50% tổng lượng thép thô sản xuất toàn cầu (xem hình 1.2). 7 Theo số liệu thống kê của WSA năm 2015 10 Hình 1.2: Sản lượng thép thô thế giới năm 2015 Nguồn: WSA (thống kê 66 quốc gia sản xuất 99,99% sản lượng thép toàn cầu) Tổng công suất sản xuất thép của nền kinh tế không thuộc các nước OECD tăng nhanh chóng trong thập kỷ qua từ 760 triệu tấn năm 2005 lên 1.650 triệu tấn năm 2014, tốc độ tăng trưởng 17,1%. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia tăng mạnh nhất từ 423 triệu tấn năm 2005 lên 1.140 triệu tấn năm 2014, chiếm trên 80% tổng lượng tăng chung của các nước không thuộc OECD. Bảng 1.1: Năng lực sản xuất thép của các nước không thuộc OECD đvt: triệu tấn 2005 2007 2009 2012 2014 Tăng trưởng giai đoạn 2005 2014 (%) Châu Âu không 7,6 7,6 7,6 8,3 8,3 9,2 125,2 134,70 141,50 144,40 146,70 17,2 61,10 67,30 68,10 32,2 thuộc OECD Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) Châu Mỹ La Tinh 51,50 56,60 11 Châu Phi Trung Đông Trung Quốc Ấn Độ Các quốc gia châu 27,70 29,80 30,60 30,80 33,90 22,4 19,70 22,20 28,80 42,70 57,60 192,4 423,80 588,50 718,00 959,90 1.140,00 169,0 52,00 60,00 75,00 96,50 108,00 107,7 53,40 59,10 67,00 79,50 89,60 67,8 Á khác Non-OECD Total 760,90 958,50 1.129,60 1.429,40 1.652,20 117,10 Nguồn: OECD Các số liệu được minh họa ở trên cho thấy ngành sản xuất thép thế giới phụ thuộc khá nhiều vào ngành sản xuất thép Trung Quốc khi 50% sản lượng thép toàn cầu là do Trung Quốc sản xuất. Bên cạnh đó, số liệu của Hiệp hội thép Thế giới cũng cho thấy Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ thép lớn nhất thế giới, chiếm 46% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu (xem hình 1.3). Trong năm 2015, lượng thép tiêu thụ của Trung Quốc giảm từ 710 triệu tấn năm 2014 xuống còn 680 triệu tấn năm 2015, tương đương với giảm khoảng 4%. Nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm mạnh, sản lượng sản xuất giảm không đáng kể dẫn đến lượng thép dư thừa là khá lớn và để giải quyết vấn đề này Trung Quốc đã có chính sách khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu thép ra thị trường thế giới với lượng thép xuất khẩu đạt kỷ lục năm 2015 ở mức 112 triệu tấn thép8. 8 Theo WSA 12 Hình 1.3: Tỷ lệ tiêu thụ thép thế giới năm 2014 (Nguồn: WSA) Lịch sử hình thành và phát triển ngành sản xuất thép Việt Nam Ngành thép Việt Nam được hình thành từ đầu những năm 1960 với sự ra đời của khu liên hợp gang thép Thái Nguyên. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, sản lượng của ngành thép rất thấp, chỉ duy trì ở mức 40 nghìn đến 85 nghìn tấn/năm. Đến trước những năm 1990, nhu cầu thép cần thiết cho nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn thép viện trợ từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Từ cuối những năm 80, nguồn viện trợ thép bị cắt do sự sụp đổ của Liên xô và Đông Âu buộc nhà nước phải tìm nguồn thép đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Chính sách “Đổi mới” kinh tế với mục đích chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường và chính sách công nghiệp của Việt Nam đã giúp ngành thép bước đầu có tăng trưởng với sản lượng thép sản xuất trong nước vượt trên 100 nghìn tấn. Bước vào giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000, ngành thép Việt Nam đã có nhiều biến đổi và có những bước phát triển mạnh mẽ.Đánh dấu đầu tiên là sự ra đời của Tổng công ty Thép Việt Nam vào năm 1990.Tiếp sau đó là sự hình thành của các công ty liên doanh và công ty tư nhân sau khi Luật đầu tư nước ngoài (năm 1987) và Luật công ty (năm1990) có hiệu lực.Tính đến năm 1995 sản lượng thép cả nước đã đạt 470 nghìn tấn, cao gấp hơn 4,5 lần so với năm 1990 và bằng lượng thép nhập khẩu từ 13 Liên Xô trước năm 1990. Sản lượng thép cán của cả nước đã đạt 1,57 triệu tấn vào năm 2000, cao gấp 3,5 lần so với năm 1995 và gấp hơn 15 lần so với năm 1990.Tính đến năm 2000, sản lượng thép sản xuất trong nước đã đáp ứng được gần 50% nhu cầu thép của nền kinh tế9. Từ năm 2000 đến năm 2010 là giai đoạn chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ vượt bậc của ngành thép Việt Nam, với sản lượng thép tăng từ 2,4 triệu tấn (năm 2000) lên đến 7,8 triệu tấn (năm 2010). Tuy vậy, tình trạng nhập khẩu ròng các sản phẩm thép thành phẩm, đặc biệt là thép dẹt, vẫn tiếp tục diễn ra do trong nước chưa sản xuất được. Nhập khẩu thép dẹt vẫnchiếm trung bình 70% tổng lượng nhập khẩu ròng10. Trong giai đoạn này, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp mới năm 1999 đã làm xuất hiện một số công ty thép tư nhân mà sau này chiếm thị phần khá lớn như: Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (2001), Công ty cổ phần thép Hòa Phát (2007 - triển khai khu liên hợp sản xuất gang thép Kinh Môn tại Hải Dương), v.v... Trong giai đoạn từ năm 2010 cho đến nay, mặc dù phải chịu tác động tiêu cực từ suy thoái của nền kinh tế toàn cầu và trong nước, các doanh nghiệp trong ngành thép vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 ở mức khoảng 12%/năm11. Năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước đã đáp ứng được 100% nhu cầu thép cho hầu hết các chủng loại thép xây dựng. Tuy nhiên, ngành thép vẫn còn nhập một lượng lớn thép nguyên liệu và một số chủng loại thép chưa sản xuất được ở trong nước như thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, v.v... Không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước, ngành thép còn xuất khẩu thép ra nước ngoài với sản lượng xuất khẩu tăng từ 1,36 triệu tấn năm 2010 lên 2,88 triệu tấn năm 201512. Hiện tại, mức tiêu thụ thép bình quân ở Việt Nam (khoảng 160kg/người) vẫn thấp so với mức bình quân của thế giới (hơn 200kg/người). Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng đang diễn ra ở Việt Nam tiếp tục là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu sử dụng thép và mang lại triển vọng cho sự phát triển của ngành thépViệt Nam. 9 Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam 11 Theo tính toán từ số liệu của Hiệp Hội thép Việt Nam 12 Theo số liệu của Hiệp hội thép Đông Nam Á 10 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan